logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 24/05/2013 lúc 05:20:58(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Thuận sang Hoa Kỳ cùng ba mẹ và ba người em theo diện HO. Lúc đó em được mười sáu tuổi. Ba của Thuận là một cựu trung úy trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa, đã từng theo học khóa tu nghiệp về truyền tin ở Hoa Kỳ. Do đó, gia đình Thuận hội nhập vào đời sống mới không mấy khó khăn nhờ khả

năng Anh ngữ của ba và của các con mà ông đã chuẩn bị từ ngày còn ở Việt Nam. Năm năm sau, ba Thuận trở thành chủ tiệm grocery, và không bao lâu ông mua thêm tiệm giặt. Cách đây hai năm, ba Thuận lại mua một khu thương mại để cho thuê và căn nhà lớn trong khu vực sang trọng ở Dallas. Nhờ sự cố gắng không ngừng mà ông đã thành công vượt bậc so với nhiều gia đình Việt Nam khác đến Mỹ cùng thời gian.



Nhân dịp gặp Thuận trong bữa tiệc sinh nhật tại nhà một người bạn, Thuận đã thố lộ cùng tôi vài điều về người cha thành đạt của mình. Và điều làm tôi ngạc nhiên là Thuận và các em không theo nghề kinh doanh của cha, mặc dù ông đã đến tuổi về hưu. Ba mẹ Thuận phải chia nhau quản lý các cơ sở thương mại, vì bốn người con không ai chịu nhúng tay vào. Một việc đáng buồn hơn nữa là đứa em kế, nhỏ hơn Thuận năm tuổi, đang học lớp mười hai đã bỏ nhà đi bụi đời sau khi bị ba đánh một trận đòn nên thân vì học bạ điểm thấp. Cậu ta hiện có vợ con, đang sống ở miền Bắc Cali với nghề nail cũng khá giả. Hai cô em gái còn đi học, không nói được tiếng Việt và lối sống như một người Mỹ thứ thiệt.

Khi được hỏi về cảm nghĩ của Thuận đối với ba, em từ tốn trả lời bằng giọng nói buồn buồn:

- Thật ra, em thương ba lắm, nhưng em và ba không hợp nhau. Lúc ba đi học tập về em mới có sáu tuổi. Em còn nhớ, mỗi chiều ba hay chở em trên xe đạp, chạy từ Tân Định ra Sài Gòn, ghé hồ con rùa cho em chạy nhảy vui lắm. Khoảng nửa năm sau thì ba bắt đầu lo làm ăn, từ đó em không còn được ba chở đi chơi nữa. Mỗi ngày, ba đi từ sáng sớm cho đến tối mịt mới có mặt ở nhà. Và năm em lên lớp sáu thì điều ba muốn là, khi về đến nhà phải thấy em ngồi trên bàn học. Ngoài chuyện khảo hạch bài vở, hình như ba không nói với em chuyện gì khác.

- Trước khi rời Việt Nam, cuộc sống gia đình em có khó khăn lắm không?

- Dạ không, nhờ tài tháo vát của ba và sự giúp đỡ của hai bác là anh của ba nên kinh tế gia đình em được xem là ổn định. Chỉ có cái khó là em bị ép vào một đời sống quá kỷ luật. Ban ngày học, ban đêm học. Lúc nào cũng phải học chứ không được chơi. Với cái tuổi còn mê đánh đáo, bắn bi, làm sao em chịu nổi. Bởi vậy, dù cuộc sống vật chất đầy đủ em vẫn không cảm thấy sung sướng chút nào.

- Khi đến Mỹ, đời sống mới có thay đổi nào đáng cho em ghi nhớ không?

- Điều đáng nhớ nhất có lẽ là ba em khó khăn hơn trước nhiều. Ba hay buồn bực khi thấy những người đi trước có nhà lớn, có xe đẹp. Với ba, phải làm sao mau giàu và muốn đạt được điều đó thì phải làm việc và làm việc. Ba đi làm hai job. Mẹ may quần áo ngày đêm. Tụi em, sau giờ học cũng phải phụ vắt sổ. Ba còn có một quy định là, ở nhà phải nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh. Nhưng em lại thích nói chuyện với mẹ bằng tiếng Việt, nhờ vậy mà bây giờ tiếng Việt của em rất rành rẽ. Còn mấy đứa em của em thì như người cà lăm mỗi khi phải sử dụng tiếng mẹ đẻ. Ba mẹ đi làm suốt, nên gia đình em ít có cơ hội ăn cơm chung, mà mỗi khi có dịp ngồi lại với nhau thì ba cũng không nói chuyện gì khác ngoài những lời sai biểu, khiển trách mỗi khi nhắc đến việc học hành của tụi em. Thỉnh thoảng, ba đưa cả nhà đi ăn vào ngày sinh nhật của một đứa nào đó. Nhưng không phải đó là bữa ăn vui vẻ mà thường biến thành lớp học cho cả nhà, nào là phải cố gắng học giỏi để ra trường tìm được việc làm tốt lương cao, nào phải lo làm ăn để không thua nhà ông A, bà B. Đó là những đề tài thường xuyên được ba đề cập đến. Tụi em thì thích nghe những lời ngon ngọt, thương yêu chứ không phải là “thành công, giàu có, người ta cười, người ta nể…” những chữ mà em bị nghe đến ngán ngẩm.

- Nhưng ba em đã thành công thật sự và gia đình em mau chóng giàu có.

- Điều này không sai. Chỉ mới 5 năm mà nhà em có đầy đủ mọi thứ ngoài mơ ước của em. Em còn đi học nhưng có xe “xịn” để chạy, xe của ba mẹ cũng đều là loại đắt tiền. Hai đứa em gái của em theo sát thời trang với các hàng hiệu đắt tiền. Nhưng có một thứ tụi em vẫn thiếu là sự thân mật, gần gũi của ba. Đó là mơ ước mà em không bao giờ có được trong suốt thời gian còn ở chung với gia đình. Em biết ba của vài người bạn, trong đó có Uyên bạn gái của em, căn nhà họ ở không đồ sộ, xe họ chạy chỉ là loại bình thường, nhưng cha mẹ và con cái rất gắn bó, mật thiết. Hai mươi tuổi mà Uyên vẫn còn ngồi trong lòng ba để xem TV, và hầu như đêm nào cha mẹ, con cái cũng trò chuyện vui vẻ với nhau trước khi ngủ. Riêng ba em, một người cha tốt, lúc nào cũng chỉ làm việc cật lực xây dựng sự nghiệp với mong muốn đem đến cho con cái một cuộc sống vật chất đầy đủ và có nhiều của cải để lại cho tụi em sau này, nhưng không đứa nào có ý muốn thừa hưởng những cái mà ông đang có. Em biết, khi đủ trưởng thành, hai đứa em gái cũng sẽ rời ba mẹ để tự tạo sự nghiệp. Ông bà già rồi sẽ ở một mình, vậy thì tại sao ba em cứ phải lao đầu vào công việc để kiếm tiền. Không biết bao giờ ba em mới chịu dừng lại.


* * *


Bạn thân mến,

Điều tôi muốn viết lên đây là câu nói của Thuận “cái mà tụi em thiếu là sự thân mật, gần gũi của Ba… không biết bao giờ ba em mới chịu dừng lại”. Sự thành công về sự nghiệp của ba Thuận không phải là con đường dễ dàng, mà ai cũng làm được. Chắc chắn là ông đã phải đánh đổi biết bao sức lực và tâm trí để đạt cho được những cái ông đang có hôm nay. Nhưng rồi… sau đó là gì? Có khi nào ông biết rõ nhu cầu của những đứa con ông rất thương yêu không chỉ là tiện nghi, vật chất ông đã cho chúng mà còn một thứ khác rất cần thiết đối với mỗi con người, nhất là những đứa trẻ trong lứa tuổi vừa mới lớn. Đó là những ngọt ngào, âu yếm. Tình thương yêu không chỉ biểu lộ bằng việc cung cấp một đời sống vật chất phong phú là đủ, mà chính là sự gần gũi, thân mật với các con -điều quan trọng hơn cả tiền bạc nữa. Nhìn xung quanh, có lẽ chúng ta cũng biết nhiều gia đình không giàu tiền của, nhưng rất giàu tình thương và hạnh phúc. Qua lời Thuận kể, ba của em là người quá cứng rắn, khắt khe, đối xử với con chỉ bằng kỷ luật. Đặc biệt là ông quyết tâm làm giàu để không thua ai, và muốn các con ông cũng phải noi theo quan niệm sống của mình. Ông đã thành công, nhưng liệu ông có đạt được niềm mong ước hay không?Rồi một ngày, khi các con rời xa ông thì cái mớ tài sản, nhà cửa mà ông đã tạo dựng có bảo đảm cho hạnh phúc tuổi già của ông không?

“Biết bao giờ ba dừng lại”, như câu hỏi không được trả lời của Thuận? Không ít người vì quá đam mê kinh doanh trên thương trường với mục đích là lo cho tương lai con cái, mà quên mất nhiệm vụ kinh doanh tâm hồn con cái. Và vô tình người ta đã mang đến cho con sự đau khổ chứ không phải hạnh phúc.



Bạn thân mến, hãy dừng lại để nhận diện hạnh phúc đang trong tay là sự hòa thuận gia đình, là nụ cười tràn đầy yêu thương của vợ chồng, là cử chỉ âu yếm dành cho con cái, chứ không phải là vật chất mà chúng ta đang theo đuổi. Câu nói của Triết gia Sénèque đáng cho ta suy nghĩ: “Nếu anh cho rằng, cái anh có là chưa đủ thì dù có chinh phục được cả thế giới, anh cũng vẫn khốn khổ”.

Tác giả: Trần Yên Hạ

Sửa bởi người viết 24/05/2013 lúc 05:57:48(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.058 giây.