logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 18/12/2016 lúc 07:05:43(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thằng Hai cầm đồ cắt móng tay, đi lại gần Thầy Chín:

– Thưa Ba, cho con cắt móng tay.

– Ờ, con cắt giúp giùm Ba.

Thầy Chín dễ dãi đưa bàn tay ra cho con.

Dựa người vào lưng ghế, Thầy nheo nheo đôi mắt ngó cái đồng hồ treo trên tường:

– Mấy giờ rồi, Hai, …hình như đã chiều xuống rồi phải không con !

Thầy Chín thường hay quên là mắt mình đã kém nhiều rồi, đến lúc nhìn không thấy rõ mấy con số trên mặt đồng hồ, mới quay sang hỏi con cháu giờ giấc. Thằng Hai nhìn theo ánh mắt của cha đang bâng khuâng dọ dẫm bên ngoài khung cửa. Đây đó trên sân còn vương những chiếc lá đã thâm úa. Lòng người con nghe trĩu buồn:

– Dạ, gần bốn giờ, Ba ạ!

– Vậy mà, Ba thấy như đã đến giờ tan sở!

Thằng Hai định nói với cha, ngày nơi đây còn đang ngắn, ngày ngắn cho đến hết mùa đông; nhưng chợt nhớ, Thầy Chín vừa nhắc đến mấy chữ ”giờ tan sở”, nên thôi, không nói gì thêm.

Thầy Chín đã quen, hay dùng nhóm chữ “giờ tan sở”, dù mình đã bỏ nhiệm sở, rời trường lớp, về nông thôn làm ruộng.

Thằng Hai thấy xót xa ái ngại, biết là cha mình đang nhớ quê hương; nhớ nơi có mồ mả của tổ tiên, có hàng xóm láng giềng đầy chân tình đùm bọc lẫn nhau. Thầy Chín nhớ đất nước Việt Nam ngày xưa của Thầy lắm. Nhớ cái thời còn được đi dạy học, nhớ trường lớp, nhớ những đứa học trò, nhớ những bài công dân, lịch sử…

Cầm mấy ngón tay của cha, thằng Hai nghe xót xa trong lòng. Thời gian, tạo hóa, cuộc đời đã khắc nghiệt chay khô lớp da, khúc khuỷu các lóng xương tay của một người vốn là thầy giáo, học sinh với thỏi phấn, cây viết.


Hồi còn được đi học, khi hay tin cha qua đời đột ngột, Thầy Chín phải từ giã thầy lớp. Bỏ dở dang kỳ thi cuối năm, cậu học trò chuyển sang học cầm cái cày, học cuốc đất làm vườn, làm ruộng để phụng dưỡng mẹ.

Rồi chiêu bài “yêu nước” lại được nhà cầm quyền treo lên cùng với lá cờ đỏ sao vàng. Tiếng kèn thúc quân “bảo vệ dân tộc” đã lừa lọc dân làng, thúc đẩy hàng triệu thanh niên miền Bắc xả thân vào cuộc chiến tranh ruột thịt tương tàn. Những khẩu hiệu sắt máu cột treo khắp đường phố, cùng với lời “thề phanh thây uống máu quân thù” trong quốc ca, đã biến các thế hệ Việt Nam thành những con thiêu thân lao vào lò lửa, phục vụ cho tham vọng bá quyền của cộng sản Nga và Tàu. “Cách mạng” càng ngày càng lộ rõ ra bộ mặt thật của chủ nghĩa cộng sản đầy man trá, hủy diệt nhân tính cùng nghĩa tình dân tộc. Đêm đấu tranh, đấu tố đồng bào; ngày phơi xác người bị đảng thanh trừng để đe doạ dân lành.

Thầy Chín may mắn đưa mẹ trốn thoát về thành và chọn làm thầy giáo. Một chức nghiệp mà Thầy yêu thích và rất quý trọng, cho đến khi thủ đô Sài Gòn bị đám quân gọi là “cách mạng” cướp đoạt và cưỡng ép phải mang tên cái xác họ Hồ.

Từ đó, chương trình giáo dục đầy tính nhân bản, dân tộc và khai phóng của miền Nam tự do cũng bị nhuộm đỏ bởi chủ thuyết cộng sản bất nhân, vô tổ quốc, cưởng ép bạo ngược. Thầy cô bị chế độ cộng sản cầm quyền buộc phải làm ngơ, để giảng dạy những điều trái với lương tâm chức nghiệp. Họ phải dạy trẻ thơ tập làm toán với các đề tài bắn giết lếu láo và xác người. Họ phải uốn lưỡi để lấp liếm sự thật, phải ngậm miệng dối lòng để đầu độc tuổi thơ với các loại bài học đã bị đảng bóp méo vo tròn sai lịch sử của dân tộc. Họ phải tiếp tay với cộng sản nhồi sọ trẻ thơ để trồng người cho mưu đồ trăm năm của bạo quyền.

Thầy Chín thường xuyên khai bịnh để tránh đi dạy học!

Gom được một mớ giấy chứng của y tá, kẹp cùng với cái đơn, Thầy lọc cọc đạp xe lên Ty để xin thôi việc, xin thôi làm thầy giáo.



Ty Tiểu Học, cũng những tường vách quen thuộc này, nơi mà Thầy và đồng nghiệp, vẫn thường trở về để họp hành, hàn huyên. Nơi đây, khung cảnh sao bổng dưng trông xa lạ, thật ngỡ ngàng.Trên các bàn làm việc hầu như đều có máy phát thanh ra rã kêu léo nhéo các thứ tin hay loại nhạc gọi là “cách mạng”. Lúc này, một giọng nữ đang oang oang đọc cái gì đó của đảng, của nhà nước. Chữ nghĩa của cái gọi là “nhà nước” bây giờ là những thứ ngôn từ: cờ, sờ, vờ, nờ… lờ mờ; cùng với những thứ chữ bị cắt, bị ghép, bị chế biến một cách thật kỳ lạ, ngờ nghệch, bất kể văn phạm. Các thứ ngôn ngữ khó hiểu, nghe chướng tai ấy được lập đi lập lại với giọng điệu kiêu hảnh.

Ngước nhìn quanh tường vách trong căn phòng, chừng như trời cũng vừa đổ mưa trong đây. Thầy chợt thấy không gian quanh Thầy cũng mờ mịt màu cờ đỏ!

– Kiếm ai?

Tiếng hỏi khô cộc không dấu diếm bực dọc, làm Thầy Chín thức tỉnh và nhìn xuống người hỏi. Không biết, vì trời nóng nực hay đây là một cung cách làm việc của những loại con người mới; loại con người đã được cách mạng hóa. Thơ ký mới của Ty Tiểu Học, người phụ nữ trong bộ đồ vải đen, kéo cái chéo khăn rằn quấn trên cổ, quẹt quẹt mồ hôi trên mặt, giương ánh mắt nóng nảy chờ câu trả lời.

Nghe Thầy Chín muốn gặp Trưởng Ty; chẳng cần hỏi lý do, cũng chẳng cần nhiều lời, cô gái hất mặt hướng về cái phòng bên trong, gọn lỏn:

– Đó!

Phòng Trưởng Ty, cửa không đóng, tiếng nói cười ồn ào vang ra bên ngoài. Một nhóm người đang lúm xúm trong phòng. Họ mặc áo tay ngắn, bỏ ngoài quần lè phè, lếch thếch, chân mang “dép râu”. Có người ngồi rút một chân lên mặt ghế. Có người ngồi chồm hổm hẳn trên ghế dựa. Họ bình thản phì phà thuốc lá, cười nói oênh oang, khinh thường sự hiện diện của người khác. Kẻ xưng danh là Trưởng Ty Tiểu Học, chẳng màng bỏ chân xuống để đi lại bàn làm việc. Hắn ta không thèm đọc đơn từ, chỉ lơ đểnh hỏi qua lý do xin nghỉ dạy học. Quay trở lại góp chuyện với đám bạn thêm một lúc, rồi hắn mới cho Thầy Chín biết rằng: “cách mạng” quyết định tịch thu tiền hưu trí vì nghỉ dạy.

Đã từng biết quá rõ về bọn xưng danh là cách mạng yêu nước này, từ thời Thầy Chín còn tham gia Thanh Niên Tiền Phong; khi chúng nó muốn thì không thiếu lý do để chúng nó cướp lấy tài sản hoặc tính mạng con người….

Thầy Chín chấp nhận!

Thế là xong!

Thầy Chín đã trang trọng để lại thỏi phấn trắng bên cạnh cái bảng đen. Nhận chịu hình phạt là bị tịch thu trọn phần hưu bổng của một công chức có thâm niên đến Thượng Hạng Ngoại Hạng sau ba năm.

Thầy Chín không vui lòng làm nghề thầy giáo trong cái gọi là xã hội chủ nghĩa!

Thầy chấp nhận rời nhiệm sở, mà không được phép sờ đến một đồng xu của mình đã chắt chiu dành dụm trong quỹ hưu trí từ khi làm thấy giáo, suốt hơn hai mươi tám năm qua.

Biển dâu!

Có ngờ đâu, bỗng dưng trở nên vô nghề nghiệp, trắng tay.

Lắm người cười, nói Thầy Chín thiếu thức thời, chỉ tự rước khổ vào thân.

Họ rất đúng!

Không những Thầy Chín bị khổ thân, mà vợ của thầy cũng khổ lây.

Ở đâu và ở thời nào, con người cũng gặp lúc khổ tâm hay khổ thân xác. Làm dân sống trong xả hội bị cai trị bởi đảng cộng sản như thế này, ngoài nỗi khổ vì miếng cơm manh áo người ta còn bị khổ vì sự sỉ nhục, khổ vì không được sống như một con người, như mọi người. Người dân bị biến thể thành một thứ đầy tớ mới của thời đại xã hội chủ nghĩa. Thế nhưng, những đầy tớ mới lại được tặng cho danh xưng cao cả là “người chủ đất nước”.

Thật là một sự mỉa mai kỳ đị và cay độc!

Mất việc, vợ chồng Thầy Chín đành bán đồ đạt mà về nông thôn. Bán cây đàn banjo, kỷ niệm của thời còn trai trẻ. Bán đôi nhẫn cưới. Bán bộ lư hương trên bàn thờ, nhưng Thầy Chín cương quyết không bán chữ Tâm. Thầy Chín tâng tiu, gói cất đôi giày bị chê là đã quá mòn đế, không bán được. Thầy Chín vẫn nuôi hy vọng một ngày nào đó còn cơ hội mang lại, đi cùng anh em bè bạn trên lối xưa đường cũ.

Chất mớ đồ đạt còn sót lại lên chiếc ghe tam bản, mượn của hàng xóm. Chồng chèo, vợ bơi phụ. Lần theo con nước, bờ sông, suốt ngày dài. Hai vợ chồng Thầy Chín nhờ trời thương đất độ, nên cũng về đến bến nhà. Từ nay, Thầy Chín cầm lại cái cuốc, làm người nông dân ngờ nghệch, dốt nát chữ nghĩa và rất là mãn nguyện với cái nghề nông của mình; thà dầm mình trong bùn dơ nước đục, mà tạo được hạt gạo trắng sạch để tự nuôi cuộc đời còn sót lại.


Nắng về chiều tuy đã dịu bớt, nhưng cái chói chang vẫn còn trãi lấp lánh trên mặt nước lăn tăn gợn nhẹ sóng. Không khí như lười di động. Cái oi nồng làm người và vật như mệt mỏi hơn sau một ngày vất vả việc đồng áng.

Ông lão ngồi dựa gốc cây phe phẩy nón quạt, nhìn con trâu đang rảo bước ăn cỏ. Nghĩ rằng, chắc nó cũng nóng bức khó chịu như mình. Ông lão đứng dậy đi xuống mé ruộng lấp xấp nước, lấy tay vốc nước hất lên mình con trâu. Chẳng màng cho lắm đến những cụm nước như màn mưa đang rơi phủ trên thân mình, con trâu thở phì phò, uể oải tém nhúm cỏ vào miệng, chậm rãi nhai đôi hàm qua lại. Chừng như thấy đã đủ mát cho trâu, ông lão ngưng tạt nước, lội trở lên trên bờ.

Tay xách theo cái ấm nước, tay lấy cái khăn vải mỏng in sọc đen xám ngang dọc trên vai, vừa đi vừa lau cho khô nước trên mặt, ông lão rảo bước sang đám ruộng nhỏ bên cạnh. Bắt tay làm loa gọi vọng về hướng có hai cha con hàng xóm đang lom khom cuốc để trở đất:

– Thầy Chín ơi!

Hai cha con ngoài kia nghe gọi, ngưng tay, chống cuốc hướng về tiếng gọi. Nhận ra người quen, Thầy Chín vẫy tay chào ông lão:

– Về nghỉ hả anh Một ?

– Dạ chào bác Một! Thằng Hai tiếp lời cha, chào ông lão.

– Mệt chưa cháu!

Lão Một thân thiện thăm hỏi thằng Hai, rồi khom xuống lấy cái ấm nước đưa lên cho hai cha con dưới ruộng thấy:

– Còn ấm trà đây!… hai cha con nghỉ tay đi mà,… lên uống miếng nước với tui, Thầy ơi.

– Cám ơn anh Một, cha con tôi lội lên đây !

Ngó thửa đất cuốc dang dở, Thầy bàn tính với con:

– Chắc cũng phải một ngày nữa mới xong ! … Chiều rồi con, thôi mình lên uống miếng nước với bác Một, rồi con còn phải đạp xe về kẻo tối quá. Ráng giữ mình với chúng nó, con à.



Lấy nấp ấm nước làm chén uống trà.

Thằng Hai không có kinh nghiệm, nên chỉ ngồi lắng nghe Lão Một và Thầy Chín bàn chuyện ruộng nương với nhau, hơn là góp ý.

Lão Một tuổi cao hơn Thầy Chín cả con giáp. Tóc râu Lão Một đã bạc trắng và chỉ còn sót lưa thưa sau ót. Thân người Lão Một gầy dẹp, nhưng cử động vẫn còn nhanh chắc và gọn gàng. Hồi còn trẻ, sau lần vật ngã Tư Cò của đám chăn trâu ở ngang sông, dân làng trong ngoài truyền miệng nhau câu chuyện và rất nể nang Lão Một.

Tư Cò không có chút nào giống như cái tên mang cái hình dạng của loài chim trắng, khoan thai vươn cái cổ ốm dài mò cá, mò tôm ở ngoài đồng ruộng. Ngược lại, da nó thì đen ngâm, dáng người vạm vỡ. Cho nên, dân làng hay gọi Tư Cò là Tư “Cui”, ám chỉ cái sức mạnh và vóc váng của con trâu, trâu cui. Gọi là Tư Cui lâu ngày rồi, người ta như quên mất cái tên Cò của cha mẹ đã đặt cho anh ta.



Vừa nhập trận, Tư Cui ra đòn ngay tức khắc, quờn tay bấu ghịt cổ đối thủ. Lão Một gặp đối thủ to lớn, biết mình không phản đòn nhanh lẹ thì nguy khốn, bèn đảo nhanh hai tay đánh phá bung cái khoá của Tư Cui. Khi hai tay cuộn vòng trở vào trong thì Lão Một đã chuyển sang phản thế; khoá và bẻ lọi hai chỏ của Tư Cui. Giữ chặc khoá tay, Lão Một gài chân lên, xoay người chịu hông, quăng vật Tư Cui xuống. Nhưng thân người của Tư Cui vừa to lớn, vừa nặng và có lẽ Lão Một đã không đủ nhanh khi phản thế, nên Tư Cui đã kịp chịu đòn và ghị lại.

Thấy vậy, Lão Một bèn đảo ngược vòng tay, buông đối phương và lẹ chân nhảy lùi ra, không cho Tư Cui chiếm cơ hội tiếp tục phản thế.

Nhập trận tiếp, lần này tay Tư Cui vừa vớ lấy cổ của Lão Một, đã kéo vít đầu Lão Một vào mình rồi vòng tay lên cặp khóa cổ đối thủ vô hông. Tư Cui có ý nâng thân người Lão Một lên, để rồi đập đối thủ xuống sàn đình. Lão Một người nhỏ hơn Tư Cui cả hơn cái đầu, bị loạng choạng, nhưng vẫn cố ráng trụ người ghị giựt ngược lại. Tưởng dễ thắng, không ngờ gặp đối thủ nhỏ thó mà cứng lì.

Tư Cò từng tự hào với cái tên Cui được dân làng tặng thưởng, nên thấy mình bị mất mặt với đám đông lắm!

Nóng giận quá, Tư Cui bèn ráng sức kéo mạnh Lão Một. Đang ngã người ra sau, cố nhấc đối phương cao lên cho hàng xóm biết cái sức của mình, bất chợt Tư Cui bổng thấy Lão Một trở nên nhẹ hỏng. Biết mình trúng kế của Lão Một, nhưng quá muộn màng; Tư Cui bị chới với, loạng choạng. Đang ráng gắng gượng để trụ người đứng chưa vững thì Tư Cui lại thêm kinh hoảng khi nghe tiếng hét cướp tinh thần của Lão Một. Cùng lúc với tiếng hét, toàn thân người Lão Một chớp nhoáng phóng bật tới, húc mạnh vào Tư Cui.

Đang mất thăng bằng lại bị húc.



Huỵch !



Tấm lưng dềnh dàng của Tư Cui đập lên nền gạch nghe như người ta quăng cái bao gạo xuống sàn đình.

Tư Cui té ngữa và trợt dài ra sau, nghe đau rát khắp mảng lưng. Gắng gượng nhóng giữ cho cái ót đừng bị đập vỡ, chưa kịp hoàn hồn vía thì Tư Cui loáng thoáng thấy cái bóng của Lão Một nương đà, đã lộn tròn ra phía sau đầu của mình. Trong chớp mắt, Lão Một khóa chặt đầu và cánh tay của đối thủ. Tư Cui bị đau tối tăm đầu óc, không nghĩ ra cách phá gỡ cặp đầu gối và đôi tay khóa thật khéo của Lão Một thì Lão Một lại nhóng người cao lên thêm, làm cái đau chói lói càng kinh khiếp hơn ở khớp chỏ. Toàn thân Tư Cui như hoàn toàn tê liệt, rũ cả người xuống, buông xụi cánh tay còn lại trên sàn gạch, nhăn nhó kêu lên xin thua.

Lão Một thả tay ra, nhảy lùi nhanh ra phía sau, đứng nhìn Tư Cui chờ đợi.

Tư Cui ôm cánh tay của mình, xoa bóp nơi khớp xương còn đau nhức, lắc đầu không chịu đấu tiếp.

Sau trận đấu vật, Tư Cui phục tài và cảm mến Lão Một, hay kéo đám bạn bơi sang chơi với đám chăn trâu của Lão Một.



Giặc đến làng của Thầy Chín. Đội tiền phong của làng thành hình. Hầu hết, họ là thanh niên trai trẻ nông dân. Ngoại trừ bầu nhiệt huyết, chẳng mấy ai biết quân sự quyền cước gì cả; vậy mà họ vẫn tay dao tay gậy hăng hái đi đánh Tây. Rồi dân ở tận làng trong cũng kéo sang giúp sức, trong đó có Lão Một và Cui. Hễ rảnh rỗi, Lão Một kéo dân làng ra, dạy cho đánh côn và mã tấu.

Khi được hỏi nhắc đến chuyện luyện võ, Lão Một vỗ đùi cười khoan khoái :

– Thầy Chín dạy anh em tụi tui chữ quốc ngữ là chữ thứ thiệt, còn cái thứ võ nghệ của tui chỉ là giả bộ! Tui bày đặt cái vụ tập luyện võ nghệ là để cho vui thôi, với lại cho bà con mình có mà lên tinh thần mà đánh giặc, chứ tui nào có biết võ nghệ với lại võ hành cái gì đâu! … Thầy dạy võ cho tui là đám bạn chăn trâu, là đào kép, là mấy ông thầy bán thuốc cao đơn hoàn tán…. Không biết sao, cái vụ học chữ, tui vừa lười, mà lại chậm nhớ quá !..

Lão Một cầm cái nấp nước trà, uống rồi đẩy ấm trà sang mời mọi người, nhắc tiếp chuyện:

– Thiệt tình, nhiều anh em trong làng đọc được chữ. Thằng Mẹo còn biết chép mấy câu Kiều trong sách của Thầy để đọc cho con đào nó nghe. Thiệt tình, tui thấy Thầy Chín cũng hết hơi hết sức với tui, vậy mà tui chỉ đọc lõm bõm… Chữ nghĩa tới giờ cũng còn ba mớ lắm! Nhưng mà, hễ bắt chước đánh vật thì tui y như là có khiếu hơn, Thầy ơi!

– Thầy biết mà, hồi nhỏ đi giữ trâu, cả ngày ngoài đồng, bọn tụi tui phải kiếm cái gì đó chơi cho vui chớ!… Hết trò chơi, học lóm nhớ gì thì cứ bày ra trò câu cổ “oánh” vật với nhau cho vui vậy mà.

Lão Một vuốt cái trán trần, cười móm hủm hĩm, hạ giọng:

– Nói chứ!… có khi nổi nóng, thì cũng có oánh thiệt vậy!

Ngó chừng sang con con trâu bên dưới ruộng, Lão Một miên man trở về với thời trẻ nhỏ:

– Hễ mà có gánh hát đến, tụi tui rủ nhau lùa trâu ra ngoài đình cho ăn. Thay phiên nhau, vài đứa giữ trâu. Cái đám còn lại, hết cả đám chui vào phía sau đình để coi tập tuồng. Thấy cái gì hay hay, lạ lạ, thì bắt chước. Bọn tui chặt cây làm côn làm đao, đánh nhau u đầu sứt trán, vậy mà vẫn cười vui. Có điều, Cậu Mợ thấy tui bị thương tích lại sót ruột, bắt tui cúi xuống quất thêm cho mấy roi rát cả mông, rồi mới lôi tui dậy thoa dầu xức muối cho. Tui khoanh tay xin lỗi, hứa chừa. Vậy rồi mấy hôm sau tui lại bị sưng bầm, đi khấp khểnh. Riết rồi, thì Cậu Mợ tui hết thèm thăm hỏi hay đánh khảo tui làm gì cho mệt nữa. Nhưng có hôm, mặt mày tui u có cục, miệng sưng méo mó coi tệ quá nên tui đâu dám vô nhà gặp Cậu Mợ. Tui ra lảng vảng ở ngoài chuồng trâu rồi ngủ ở ngoài đó. Cậu Mợ tui, con cái thì nhiều, chiều về lo miếng ăn cho cả nhà, lo cho Út Chị và Út Em là ổng bả đủ bù đầu óc rồi…. giống như là không cần thiết coi tui có mặt hay không. Chỉ cần thấy sáng trâu đi, chiều trâu có về, ổng bả biết là tui còn sống và chơi quanh quẩn đâu đó là yên tâm rồi!



Thằng Hai thấy cái sống của những anh hùng vô danh sao giản dị, mà cao cả tuyệt vời quá.

Trước nhục nước, Hội Diên Hồng, không hòa, thề quyết chiến, liều thân. Họ ra đi hy sinh mạng sống, giữ nước bảo vệ làng xóm, bình thản như đi làm ruộng, dẫn trâu ra đồng, như bế con, gồng gánh bán buôn.

Bên cạnh xác chồng và thùng lựu đạn. Tay vung lên, chị Phạm Thị Thàng tung từng quả đạn ra ngăn chận biển người của giặc Cộng. Tiếng nổ lấn át cả tiếng khóc của trẻ thơ. Người vợ lính nghĩa quân thủy chung và chiến đấu dũng cảm ở Đồn Giồng Riềng, đã dành lại trái lựu đạn cuối cùng cho chính mình và hai đứa con.



Xong mùa lúa, thằng Hai cũng không còn về làm ruộng.

Nó rời xa Thầy Chín, Lão Một và quê hương; không bao giờ còn cái dịp để đạp xe trở về, uống miếng trà nguội trong cái nắp ấm với Lão Một.

Hương vị trà chát nguội lạnh, nhưng đượm thấm nghĩa tình, không sao quên được.





Lau sạch chút bụi vụn vương trên móng tay, thằng Hai để bàn tay của Thầy Chín xuống:

– Dạ xong rồi Ba. Bây giờ Ba cho con cởi vớ để cắt móng chân.

Nhìn con ngồi trên nền nhà, Thầy Chín khom người xuống, đưa tay vuốt tóc con, thăm hỏi:

– Hai à, năm nay con bao nhiêu tuổi, mà sao tóc con bạc hết rồi vậy con?

Thằng Hai ngước nhìn Thầy Chín, khẻ cười và nói cho cha an tâm:

– Dạ, chắc tại tóc của con bạc sớm đó Ba !

– Ờ,… Ba cũng không nhớ tóc Ba nó bạc tự lúc nào…

Bỏ dở câu nói, Thầy Chín dựa người vào thành ghế yên lặng, mắt vẫn ngó theo mấy cái lá còn sót lại trên cành cây trơ trụi đang chao mình rơi theo cơn gió đông bên ngoài khung cửa.

Ký ức, như là một lối đi xưa, âm thầm đưa dẫn mình trở về miền dĩ vãng!

Xoa bàn chân của cha, cho cha được ấm. Bàn chân gầy, khô cằn nhăn nheo. Thầy Chín như những cội thông, không bao giờ chịu đổi màu lá theo thời tiết, vẫn cố vươn mình đứng thẳng và reo vui trong gió bão của thu đông.

Mang lại đôi vớ cho cha, thằng Hai nén nước mắt, muốn nói với Thầy Chín:

– Con thương Ba!


Tháng Mười, sức khỏe Thầy Chín bắt đầu sa sút.

Tháng Mười năm sau, Thầy Chín phải vào ra bệnh viện mấy lượt.

Tối cuối năm, thằng Hai mất vĩnh viễn một chiến hữu, một người cha, một vị thầy kính mến.



Đã bao lần lá rụng,

Vẫn còn kiếp tha hương.

Nay lá thu lại vàng,

Gió hú gào nhớ thương.



Nhớ cha đi miên viễn.

Thương mẹ già sương mai.

Lặng nghe chim gọi đàn,

Mình còn mất những ai?!



BK Tính
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.363 giây.