logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 18/12/2016 lúc 07:07:53(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Giáng sinh đã về trên vai Hoài Hương, là cháu ngoại tôi. Con bé mặc bộ đồ đỏ từ đầu đến chân, nó tràn vào nhà như cả mùa lễ tràn vào lòng ông ngoại. Nó mọi hôm liếng thoắng, nhưng hôm nay như nũng như hờn. Nhảy xổ vào lòng ông ngoại, rồi ngồi im thin thít, chẳng nói chẳng rằng, hỏi cũng không thưa…

Ông ngoại dỗ mãi mới chịu thút thít… “Tại sao anh Hoài Quốc là con trai thì được chọn giúp lễ cho Cha xứ. Còn con là con gái thì không?”

Lòng ông ngoại nào chả bấn lên khi thấy cháu mình khóc, nhưng tôi chỉ nhớ được chút đỉnh để giải thích cho cháu tôi: “Có thể được chứ cháu, nhưng phải tùy theo nhu cầu, tùy theo sự xét đoán của Giám mục. Dù truyền thống của Giáo Hội vẫn ưu tiên trao sứ mạng này cho phái nam (là con trai), vì phận vụ của người giúp lễ có mối liên hệ chặt chẽ với thừa tác vụ thánh của linh mục…”

Con bé bị bà ngoại giằng lấy vì ngồi trong lòng ông ngoại như thế là đã quá lâu, đến lượt bà ngoại cưng nựng cháu với chứ!

Con bé chắc không hiểu vì cháu còn nhỏ quá. Ngay thằng Hoài Quốc phải sang năm mới thì mới được kể là mười tuổi, nay được chọn làm người giúp lễ cho nhà thờ đã là một vinh dự lớn cho gia đình. Giá bố mẹ tôi còn sống, hai cụ sẽ rất vui với tin này vì thuở tôi còn bé, bố mẹ tôi xin cha xứ mãi cho tôi một chân giúp lễ trong nhà thờ, nhưng cha cố cũng từ chối mãi bởi tôi nghịch quá.

Ôi, Giáng sinh đã về, thêm một năm xa quê nên lòng già vui buồn ngang ngổn. Nhưng nếu có thể lấy một ngày nào trong năm làm ngày lễ chung cho cả nhân loại thì đó chính là ngày Lễ Giáng sinh. Vì khắp nơi trên thế giới, từ những đứa bé như Hoài Hương đến các cụ già trăm tuổi, không ai là không biết đến Lễ Giáng sinh. Ngày Lễ Giáng sinh đã bước ra ngoài một tôn giáo Ki tô Giáo để trở thành ngày lễ cho tất cả mọi người. Trong những ngày cuối năm, đâu đâu cũng nhận thấy được không khí của Lễ Giáng sinh, từ những nước nghèo đến những quốc gia giàu có, hình ảnh của những ngọn đèn xanh đỏ, cây thông Giáng sinh xuất hiện nơi nơi, nhiều gia đình còn bỏ công làm những hang đá xinh xắn với tượng Chúa hài đồng nằm trong máng cỏ.

Ở một số quốc gia Tây phương, trong đó có Hoa Kỳ, dịp Lễ Giáng sinh không chỉ là một hai ngày mà nó kéo dài cả tháng, và vì vậy người Mỹ gọi đây là mùa Giáng sinh (Christmas season) hay nói chung là mùa lễ (holiday season). Đây cũng là dịp người ta tiêu xài mua sắm, như mẹ con Hoài Hương mới đi mua sắm về, lại dấm dúi cho bà ngoại bao nhiêu là quà để bà ngoại cho lại con cháu, người thân, bạn bè của ông bà ngoại. Và vì vậy, Lễ Giáng sinh đóng một vai trò quan trọng cho nền kinh tế vì trong khoảng thời gian này chính là thời điểm bán hàng bận rộn nhất đối với các cửa hàng bán lẻ ở nhiều quốc gia trên thế giới. Sức bán tăng rất cao vì hầu như ai cũng có nhu cầu mua sắm, từ quà cáp đến đồ trang trí và các món hàng khác để mừng lễ.

Tôi đọc báo thấy nói thế thì biết thế! Riêng tại Hoa Kỳ, mùa mua sắm cho Lễ Giáng sinh được chuẩn bị rất sớm. Ngay sau ngày Lễ Ma quỷ (Halloween) vào cuối tháng 10 thì hầu hết các cửa hàng đã bắt đầu cho trưng bày những món hàng Giáng sinh. Người ta tính ra tại Hoa Kỳ, mùa mua sắm trong dịp Lễ Giáng sinh chiếm một phần tư tổng số chi tiêu của người dân Mỹ trong suốt một năm. Theo dữ liệu của Cơ quan Điều tra Dân số Liên bang (USCB) cho thấy mức tiêu xài tại các cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc trong khoảng thời gian giữa tháng 11 và 12, sức mua sắm tăng 100% tại các tiệm sách, và tăng 170% tại các tiệm bán nữ trang. Số nhân viên làm việc tại các cửa hàng bán lẻ ở Mỹ cũng tăng từ 1.8 triệu lên 2.1 triệu trong hai tháng trước Giáng Sinh.

Người ta phỏng đoán trung bình một người Mỹ tiêu xài trong dịp Lễ Giáng sinh vào khoảng $800, trong đó có gần 73% là cho phần quà cáp.

Nhưng tin tức sáng nay tôi đọc chỉ là để biết. Điều tôi cần biết hơn trong hiện tại là tìm hiểu về người giúp lễ để giải thích cho cháu ngoại tôi. Những gì tôi vừa nói với cháu tôi chỉ là trí nhớ đã cùn mòn của ông ngoại. Dù trí nhớ ấy không quá xa hay sai so với những trang nhà của những Giáo xứ mà tôi đọc qua về giáo lý và người giúp lễ, chỉ người giúp lễ đặc biệt mà tôi đọc được trong mùa Giáng sinh này, xin chia sẻ đến mọi người thông điệp về tình yêu thương và ước vọng hòa bình trong mỗi trái tim nhân loại. Bản chất con người là yêu thương nhau, chỉ mặt khuất của sự yêu thương bản chất ấy là bóng tối của phân biệt, hận thù, và kỳ thị… gây ra chiến tranh và chết chóc. Xin mỗi người như cây nến nhỏ, hãy thắp lên nhân Lễ Giáng sinh này để cùng hiệp thông cầu nguyện cho đồng loại không có đức tin, hay cuồng tín đều được bình an trong Lễ Giáng sinh năm nay đã về…

Xin chia sẻ cùng mọi người đoản văn tôi đã đọc được trong mùa Lễ Giáng sinh năm nay,



… Từ bãi biển Normady, chúng tôi tiến quân nhanh qua miền Bắc nước Pháp. Bây giờ thì tiểu đoàn trọng pháo của chúng tôi đóng quân ở một lâu đài bỏ hoang ở bên ngoài một thành phố nhỏ của nước Bỉ. Thật ra chúng tôi chưa nắm vững địa hình địa thế của vùng đóng quân này, không biết rõ nó ở đâu, và do một sai lầm trong việc đọc bản đồ, tới lúc trời sáng tiểu đoàn mới phát hiện ra là mình đang ở gần một đơn vị bộ binh của Đức.

Buổi sáng hôm ấy, tôi thử lang thang ra khỏi tòa lâu đài đóng quân thì nhìn thấy dân chúng địa phương đang đi vào trong làng theo tiếng chuông nhà thờ. Tôi nhớ ra rằng hôm nay là Chủ nhật và mọi người đang trên đường đi lễ ở một nhà thờ Công giáo tại đó. Tôi cũng bước theo họ.

Bên trong giáo đường, khi vị linh mục xuất hiện trước bàn thờ, tôi thấy thiếu người lễ sinh. Năm đó, tôi mới mười chín tuổi, và mới đây thôi, tôi từng là thiếu niên phụ lễ trong nhà thờ ở Philadelphia. Bởi vậy, và cũng là do sự thúc đẩy từ bên trong, tôi tiến lên trước bàn thờ, quỳ xuống bên cạnh Cha và, vẫn mang trên người bộ quân phục, bắt đầu thực hiện các nghi thức của người lễ sinh. Lạy Cha, con thành tâm xưng tội cùng Cha, con dâng lên Cha niềm vui tuổi thanh xuân của con. Cha ơi, Cha là sức mạnh của đời con…

Vị linh mục và tôi thực hành trọn buổi Thánh lễ như thể là chúng tôi đã cùng nhau làm việc này nhiều lần. Như nghi thức đã định, tôi đi trước Cha, tiến vào trước bàn thờ, sau đó tôi đứng sang một bên để Cha hành lễ. Một lúc sau, khi buổi lễ kết thúc, Cha cởi áo choàng và dây thắt lưng ra. Lúc đó, tôi mới thấy bộ đồng phục lính Đức trên người Cha. Tim tôi như ngừng đập. Vị linh mục chính là một sĩ quan Đức. Và mặc dầu ngay từ đầu buổi lễ Cha đã nhìn thấy người phụ lễ bên cạnh mình là một trung sĩ của quân đội Mỹ, thế nhưng suốt trong buổi lễ Cha vẫn không tỏ vẻ gì khác thường cả.

Tiếng Đức của tôi mới chỉ bập bẹ, và câu duy nhất tôi có thể thốt ra là “Gut Morgen,Vater” (Kính chào Cha). Rõ ràng là Cha không biết tiếng Anh, và Cha nhìn tôi hơi bối rối, đoạn mỉm cười. Chúng tôi bắt tay nhau giã từ.

Tôi đi bộ trở lại tòa lâu đài nơi đóng quân, cảm thấy lòng hân hoan. Hai người là thù địch của nhau trong chiến tranh, tình cờ gặp nhau và trong hai mươi phút, không nói với nhau một lời, mà hoàn toàn đồng tâm hiệp ý cử hành Thánh lễ theo đúng truyền thống cổ xưa. Qua hơn năm mươi năm, ký ức ngày nào vẫn còn sống trong tôi. Nó vẫn còn đem đến cho tôi niềm vui mỗi khi nhớ lại, vì tôi biết rằng dẫu trong chiến tranh, tình nhân loại của chúng tôi vẫn vượt qua hận thù và chia cách dưới bóng Thiên Chúa mến yêu.

Giáng sinh vui vẻ. Cầu chúc mọi người bước sang năm mới trong tình yêu thương nhau.

Phan
(Theo Richard H. Kiley)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.062 giây.