logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 23/12/2016 lúc 06:49:03(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Riêng tặng Gs Nguyễn Chính Kết và Ls Nguyễn Văn Thắng (Houston)
Suốt cả tháng 11, thế giới theo dõi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.  Ở Pháp, đa số dân chúng chuộng bà Clinton, ở âu châu đa số chuộng bà Clinton, chê ông Trump vì ông ấy quá “ba láp!?”, chỉ vì bà Clinton đúng “tiêu chuẩn chánh trị hay chánh trị phải đạo-politiquement correct, political correctness”
Người công dân thế giới âu mỹ vốn lo âu cho đời sống cá nhơn, dư luận xã hội đòi Tổng thống tương lai phải lo an sinh xã hội, công ăn việc làm cho người dân. Khi bà ứng cử viên, vốn là một nhà chánh trị lão luyện, nói nhiều về vấn đề xã hội, nói về chánh phủ lo lắng cho công bằng xã hội, bà nhắm vào giới trí thức elite thuộc Đảng dân chủ mở rộng. Trái với ông ứng cử viên Trump, vốn gốc dân Huê kỳ da trắng thứ thiệt, gốc làm ăn tự do, làm ăn cá thể, tự do cá nhơn, tự do tự túc, tự lực cánh sinh, tự tìm việc làm, bổn phận chánh phủ là xây dựng kinh tế cho giàu mạnh, phát triển tốt, (khi kinh tế giàu mạnh thì tự nhiên mọi người đều có công ăn việc làm, sung túc, sung mãn), bảo vệ dân lao động Mỹ - “cổ áo xanh”, bảo vệ công ăn việc làm Mỹ, và ông còn cường điệu, ca bài chủ nghĩa quốc gia, quốc hồn, quốc túy, dân túy, Nước Mỹ Vĩ Đại. Tưởng rằng ông láo lếu? Không ngờ, ông thắng cử thật! Ở Pháp cũng vậy, trong cuộc bầu cử sơ bộ ông Fillon được phe trung hửu chọn làm ứng cử viên tương lai cho phái hữu, cũng nói đúng tim đen những người bị bịt miệng. Một phong trào “bị” gọi là dân túy, nay đang nổi dậy ở khắp thế giới âu mỹ!

1/ Dân Túy:
Dân túy từ Việt dịch của từ âu mỹ populism. Nhưng, từ populism, là một péjoratif, một chê bai, để định nghĩa một luồng tư tưởng chánh trị, “nói thay cho dân”, thường hiểu là mỵ dân! Số là, từ những năm sau thế chiến thứ 2, tư tưởng chánh trị thế giới “bị” chia làm hai phương thức làm “chuẩn”, làm “lệ” đối chọi nhau, không có chổ cho một phương thức thứ ba: hoặc Tư bản chủ nghĩa/Cộng sản chủ nghĩa…hoặc như ở Âu Châu Trái/Phải, Xã Hội, Cấp Tiến/Bảo Thủ, Truyền Thống…Nhưng Dân Túy ngày nay, là một con đường thứ ba, không Tư Bản cũng không Xã hội. Nhưng phải làm sao cho người công dân thật sự hưởng những quyền lợi đúng. Chê họ là ích kỷ, chê họ là kỳ thị. Chả sao! Nhưng phải giải quyết việc nhà trước khi lo việc người. Tài nguyên hạn chế phải liệu cơm gắp mắm. Chớ nên rộng lượng với tiền bá tánh. Cho Dân, Vì Dân, Do Dân. Đó là Dân Chủ! Dân Túy đây là Dân của Công Dân Mình. Cho Dân Mình, Vì Dân Mình, Do Dân Mình!
Xưa kia, thật bất công! Tại sao khi chúng ta nói đến Gia Đình, đến Việc Làm, đến Tổ Quốc (Famille, Travail, Patrie) thì chúng ta bị mắng là phản động? Trong khi Cộng Sản nói đến Đại đồng, đến Quốc Tế họ là người cấp tiến? Nhưng tại sao khi ta nói đến Quốc Gia ta là người phản động? Những câu hỏi nầy đã chia văn hóa, văn minh của thế giới ra làm hai. Chiến tranh lạnh do đó mà ra. Chiền tranh Nam Bắc Việt Nam do đó mà ra. Bao nhiêu triệu nạn nhơn do đó mà ra… Tuy nay, Toàn Cầu hóa đã phá vỡ lằn ranh kinh tế, nhưng vẫn không phá vỡ lằn ranh ý thức hệ.
Sanh hoạt dân chủ, sức sống dân chủ, … phải là một thách thức … do các đòi hỏi của các nhóm thiểu số…Xã hội tương lai không còn là một xã hội tập thể do một nhóm đa số cấm quyền nữa, mà là một xã hội tổng hợp các nhóm thiểu số. Nhiều dân tộc trên thế giới vẫn còn chưa quen hẳn với quan niệm toàn cầu hóa ấy. Mới bước vào toàn cầu hóa kinh tế đã bở ngở rồi. Một thí dụ, Việt Nam chỉ mới bước vào toàn cầu hóa kinh tế, mà các cán bộ đảng Cộng sản đã hô hoán là coi chừng diễn biến hòa bình rồi. Mới bắt đầu toàn cầu hóa thông tin là làm ngay điều luật số 88 “…tuyên truyền chống lại Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa”. Nhưng chưa đủ! Trung quốc tuy tâm mơ, tuy lòng muốn, tham vọng đầy mình, làm đệ nhứt bá chủ hoàn cầu đệ nhứt thiên hạ, nhưng vẫn sợ dư luận thế giới, kiểm soát gắt gao mạng lưới internet, bloggers…sợ chỉ trích, sợ phê phán, nhưng không hiểu rằng, có phê phán, có chỉ trích, có cho điểm, …có tranh luận, … mới có tiến triển, và phát triển.
 

 Và Việt Nam?:
Năm qua, tình hình Việt Nam Cộng sản không có gì thay đổi. Tình hình tham nhũng vẫn chẳng thay đổi, có thay đổi chăng là thay đổi ông trách nhiệm chống tham nhũng: ông Phú Trọng nay làm “xếp phong trào” chống tham nhũng! Nhưng làm gì có tham nhũng mà chống! Tổ chức kinh tài Cộng Sản là cho thầu để lấy tiền cò. Cả nước được Đảng Cộng sản cắt ra từng ô, từng khu, từng khâu… cho thầu để lấy tiền cò. Các nhà thầu, trước để sống, sau là lấy lại sở hụi, phải làm mọi cách thâu lại. Từ anh cảnh sát, từ anh hải quan, đến chị tiếp viên hành không, công sở, xí nghiệp anh công nhơn viên… tùy chổ ngon, chổ dở, đều có giá cả, … Vì vậy ta không lạ gì với phẩm chất hàng hóa Trung Quốc, Việt Nam, nhái, dỏm, rút ruột công trình, phải ăn gian, để vừa có lời, vừa cạnh tranh với hàng tây phương …Hàng dỏm, hàng xấu, hàng độc hại của Trung quốc và Việt Nam do tình trạng tham nhũng mà ra! Chừng nào còn chế độ độc đảng, độc tài, không có các đảng đối lập để kiểm soát (checking) không có nguy hiểm bị thay đổi (balancing) thì tham nhũng sẽ còn. Tham nhũng là một tệ hại, nhưng xài bậy, phung phí cũng là những vấn nạn và tệ hại xã hội. Trong khi Đảng làm đại hội liên hoan, chia quyền, phân lực, thì bỏ quên người dân, mặc cho đời sống dân chúng, ngày thêm cơ cực ; họ bỏ rơi lãnh thổ và lãnh hải quốc gia cho Đại Hán Trung quốc, Tàu Cộng lấn chiếm, mặc cho ngư phủ Việt Nam bi bức hiếp, không còn phương tiện ra khơi mưu sanh trong an toàn sanh mạng và tài sản, mặc cho tiều phu, cho các dân sắc tộc cao nguyên Việt Nam bị ngăn cấm đi lại, không còn đất còn rừng để khai thác làm ăn sanh sống.
Để bảo vệ chế độ, bộ máy đảng Cộng sản Việt Nam đã làm dụng Luật pháp cho công an thẳng tay đàn áp dân chúng. Chánh sách độc tài cầm quyền, độc tài suy nghĩ, kiểm soát tư tưởng, kiểm soát cả đức tin, tín ngưởng và cả tổ chức thờ phượng.

2/ Công Lý và Luật Lệ:

Nếu chúng ta định nghĩa “công bằng pháp luật” là nền tảng của “công lý” và “hệ thống tư pháp” thì ngày nay ở Việt Nam chúng ta nhận xét rằng hệ thống tư pháp phục vụ càng ngày càng “bất công” chẳng những đối với “pháp danh nhơn” (justiciables) nói riêng mà cả đối xã hội nói chung. Nước Việt Nam ngày nay, muốn bước vào thương trường quốc tế, muốn bước vào chánh trường quốc tế, phải có một bộ Luật rõ ràng, phải có một hệ thống Luật pháp rõ ràng.

Ấy là một ưu tư, và đặc biệt cho nước Việt Nam. Hãy cố gắng học hỏi các quốc gia trên thế giới, với những bộ luật “thực nghiệm” có quy ước, quy chế thành văn (như nước Pháp) cho đến các quốc gia với những “luật common law” (án lệ và tục lệ biến thành luật lệ).

Cái gì công bằng, đúng với công lý là phù hợp với luật pháp?
. Nhưng cái khó của luật pháp là các quy chế thành văn thành luật ấy, mặc dù thành văn không thể đo lường trước, tiên liệu, và giải quyết mọi khía cạnh. Các nhà đại luật gia vẫn thường nhắc nhở rằng hãy giữ tinh thần “làm luật” (esprit de loi) hãy giữ những hướng đi, những nguyên tắc của luật học, và đừng đi vào chi tiết của hệ thống sanh hoạt hằng ngày phức tạp của con người. Một luật lệ tốt là một luật lệ muôn thuở, phi thời gian tính và phi nhơn cách (une bonne loi est intemporelle et impersonnelle – câu định nghĩa của một trong những thầy luật của chúng tôi không nhớ của thầy nào). Vì vậy đừng nói đến luật xã hội chủ nghĩa!
 “Mọi hành động xâm phạm đến người khác buộc người xâm phạm phải bồi thường” (Tout fait quelconque de l’homme qui cause à autrui un dommage, oblige celui par la faute duquel il est arrivé, à le réparer): Điều 1383 của bộ Dân luật nước Pháp là một thí dụ, chỉ có hai câu để đưa ra những nguyên tắc.
Công lý không cứ ở bài viết, câu viết. Công lý là ở cái áp dụng từ cái nhản quan, góc độ nhìn của vị thẩm phán, quan tòa, bồi thẩm đoàn với ánh sáng của thực tại.

. Cái khó khăn thứ hai, và là cái ưu tư của nhà luật học ngày nay là một điều luật (thành văn) bất cứ ai cũng viết được và có thể viết một cách bừa bãi.
 Bừa bãi, vô trách nhiệm, chúng tôi muốn nói rằng: đáng lý một điều luật phải được viết trong tinh thần có chiều sâu, phi thời gian tính, minh bạch, rõ ràng, và có tính cách phổ thông, trái lại các luật lệ ngày nay được viết với nhiều chi tiết, nhiều phần linh tinh, bổ túc, biệt lệ, trái với tính cách phổ thông. “Ai cũng phải biết luật” (Nul n’est sensé d’ignorer la loi): nhưng làm sao biết được khi có một sự lạm phát luật lệ, hằng trăm quy ước chồng chất lên nhau, cái nọ bổ túc cái kia, cái nọ phản ý cái kia. Quy chế công nhơn, quy chế công dân, cái gì cũng luật nầy luật nọ, kể cả luật giao thông,.. 

Trong thời gian nhiệm kỳ dân cử, một thời gian nhiệm kỳ Quốc hội là một thời gian để các vị dân cử làm luật. Những luật lệ, những quy chế sanh ra cho một nhiệm kỳ, sống với thời gian của nhiệm kỳ của nhà dân cử làm luật có còn đủ hiệu quả không? Vì ai cũng làm luật được cả.. Làm luật để “giúp chánh phủ phe ta”, nên rất nhiều luật do “chánh phủ tổ chức viết ra”… pháp trị là vậy.
 Vì vậy, luật lệ hiện hành cũng do các nhà chánh trị làm ra. Và chúng ta cũng nhớ lại câu nói bất hủ của anh dân biểu Laignel (đệ tam cộng hòa Pháp) phán cho phe đối lập lúc bấy giờ: “ quý vị sai về mặt luật học, chỉ vì quý vị là một thiểu số chánh trị!  (Vous avez juridiquement tort parce que vous êtes politiquement minoritaires!)”
 
Luật lệ đã biến thành công cụ chánh quyền, và không còn phục vụ công lý và xã hội nữa.
 “Sức mạnh bất công của Luật lệ” Câu nói bất hủ nầy của François Mitterrand, cựu Tổng thống của nước Pháp vào cuối thế kỷ qua đã nói rõ cho chúng ta cái mâu thuẩn giữa luật lệ và công lý. Trong quyển “ Luật lệ, quyền làm luật và nền tự do (Droit, Législation et Liberté)”, Frédérick Von Hayek, một trong những vị thầy về Luật học của chúng tôi cho rằng những quy chế luật pháp đang quản lý đời sống chúng ta không có gì liên hệ đến Luật lệ cả, vì thiếu ánh sáng Công lý. Khủng hoảng về Luật và Công lý là một trong những đề tài Thầy Hayek thường nói đến.
  Những quy chế luật hiện hành (la législation) là luật thực nghiệm (droit positif). Luật thực nghiệm là những đạo luật được đề nghị và đã được thông qua bởi cơ quan lập pháp (và những dân cử lập pháp), và những án lệ biến thành án luật hiện hành.

  Nhưng quy chế luật hiện hành (la législation) bỏ quên tinh thần làm luật bởi hai lẽ: lẽ thứ nhứt là phe phái, lẽ thứ hai là tham vọng.
 
Về phe phái. Nhà làm luật phải bảo vệ phe hành pháp của mình, các người đã bầu cho mình. Như vậy luật lệ biến thành một công cụ chánh trị bảo vệ một nhóm người , một giai cấp, tính chất phổ thông không còn nữa, chỉ còn tính chất đặc biệt: priva lex

Về mặt tham vọng, phức tạp hơn. Nhà chánh trị nào cũng có tham vọng tạo một cuộc cách mạng xã hội, tổ chức lại xã hội, xã hội mới, con người mới. “Phải có danh gì với núi sông”.

Hai lẽ ấy đều nguy hiểm cả, vì nhà làm luật quên đi cái tính chất phổ thông của một điều luật, tính chất phi thời gian tính, phi nhơn cách. Une bonne loi est intemporelle et impersonnelle.

Vì vậy, nếu người làm chánh trị có một ý thức hệ cộng sản làm một bộ luật xâm phạm chủ quyền con người, đời sống, tự do và tư hữu luật ấy có phải là công lý không?
Hỏi tức là trả lời.

Để Kết Luận:

Công lý và luật lệ là những cố gắng tìm những phương cách giải quyết với những đề nghị điều chỉnh, sòng phẳng (solutions ajustées) những liên hệ giữa những con người. Luật lệ giúp đở con người giải quyết những khó khăn ấy. Luật lệ phải là một quá trình tiến triển thận trọng, chín chắn, kiên trì để bảo vệ nhơn cách, nhơn phẩm và tự do cá nhơn. Con người phải là trọng tâm của mọi ưu tư công lý, vì luật lệ, công lý là của con người, cho con người.

Ubi lex, ubi justicia. Ở đâu có luật ở đấy có công lý. Và chúng tôi cũng mong rằng Ubi jus, ubi lex, ở đâu có luật, công lý phải được thực hành. Mong lắm!
  
Hồi Nhơn Sơn, 14 tháng 12 2016, ngày
Giáo sư Nguyễn Chính Kết
đã nối giây tìm lại được bạn tù Phòng 5 Khu C2 T2(1976-1980)
Luật sư Thiện Ý Nguyễn Văn Thắng hiện ở Houston Texas.
Phan Văn Song, Tiến sĩ Công Pháp và Chánh Trị học

Sửa bởi người viết 23/12/2016 lúc 07:01:07(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.132 giây.