logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 02/01/2017 lúc 08:33:33(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nguyễn Thơ Sinh

Nếu có dịp, bỏ chút thời gian tìm đọc tiểu thuyết ngắn của nhà văn Mỹ đoạt giải Nobel văn chương năm 1962 John Steinbeck có tên Of Mice And Men viết năm 1937, được đông đảo bạn đọc Việt biết đến bản dịch có tên Của Chuột Và Người, bạn sẽ không thất vọng. Một câu chuyện cảm động sau nhiều thập niên vẫn giữ nguyên giá trị nhân văn. Một tác phẩm bảo đảm không uổng phí thời gian bạn bỏ ra đọc nó. Một món quà ý nghĩa (mà) bạn có thể tặng riêng cho bản thân mình trong năm nay.
Bạn có thể đọc bản tiếng Anh miễn phí của tiểu thuyết ngắn này tại trang mạng http://eienglish.org/omam.pdf. Đơn giản và dễ nhớ, bạn chỉ cần gõ vào Google mấy từ khóa như read Of Mice and Men for free… Còn nếu muốn đọc bản tiếng Việt, bạn chỉ cần gõ vào Google mấy từ khóa tiếng Việt như Của Chuột Và Người Việt Nam Thư Quán, bạn sẽ đọc được bản dịch của Hoàng Ngọc Khôi và Nguyễn Phúc Bửu.
Tóm tắt nội dung: Của Chuột Và Người kể về hai người bạn đồng hành tên George và Lennie lang thang khắp vùng đồng quê nước Mỹ trong thời kỳ suy thoái kinh tế để tìm việc. Hai người họ là hai phiên bản trái ngược nhau hoàn toàn. George khôn ngoan bao nhiêu thì Lennie ngu ngơ thật thà bấy nhiêu. Họ lang thang khắp nơi hết trang trại này đến trang trại khác để thực hiện mơ ước có một cuộc sống tốt đẹp hơn nhưng Lennie luôn gây ra những phiền toái cho cả hai. Cuốn sách viết về bối cảnh kinh tế suy thoái 1933. Với tiểu thuyết này, John Steinbeck đã vẽ lên một bức tranh số phận trớ trêu của thân phận con người, khắc họa sâu sắc một cõi nhân gian đầy dẫy những khúc quanh nghiệt ngã, lột tả những cung bậc xúc cảm trần trụi nhất, không hề cường điệu hóa chút nào, nhưng đủ mãnh liệt để chạm vào huyệt đạo thẳm sâu nhất của kinh nghiệm mất mát khốc liệt nhất một người có thể trải qua.
Đó là câu chuyện của cuộc đại suy thoái kinh tế thập niên 1930 được mô tả trong tiểu thuyết Của Chuột Và Người. Nhìn lại cuộc sống hôm nay, có thể bề ngoài trước mắt chúng ta là một Hoa Kỳ văn minh phồn thịnh nhưng bên trong lại không hẳn thế. Đời sống xa hoa của những tiệm nail and spa Deluxe và Extravagant sang trọng. Những kiểu tóc cắt uốn nhuộm cầu kỳ. Những chiếc xe đời mới. Những nhà hàng đắt tiền. Món cá nướng da giòn. Sushi và hải sản. Những bữa tiệc linh đình. Nhà to, xe đắt. Quần là áo lượt… Khó có thể tưởng tượng mới cách đây không lâu còn vất vả khổ sở là thế, chân ướt chân ráo, nhưng giờ thì đã khác, đã hoàn toàn lột xác. Người Việt mình đa số là vậy? Còn người Mỹ…
Dân middle class ở Mỹ (và tại các nước phát triển khác của thế giới) đang đối diện với những thử thách lớn lao. Khoảng cách giàu nghèo càng lúc càng giãn căng đến mức báo động khắp nơi. Cuộc bầu cử vừa rồi với kết quả khôi hài khi kẻ thắng hơn 3 triệu phiếu phổ thông phải ngậm ngùi chấp nhận thua cuộc vì không đủ số phiếu cử tri đoàn. Giữa lúc đó các hồi chuông báo động đỏ lên án sử dụng kỹ nghệ tự động hóa (automation) đang đẩy nhân loại vào thảm họa Đại Hồng Thủy lần thứ II. Tương lai của dân middle class rồi đây sẽ có nhiều đổi thay. Còn dân nghèo thì… khỏi nói rồi.
Không biết có phải đây là mối lo xa xôi (kiểu lo bò trắng răng). Hay đây là lời cảnh báo (chẳng mấy ai để ý như bao nhiêu lời cảnh báo khác trước đó). Thiên hạ vẫn dửng dưng. Hay là họ có lo cũng chẳng làm gì khác hơn được. Niềm tin vào chính phủ và những công thức kinh tế cũ càng lúc càng suy kiệt. Người ta chỉ biết thở dài vì nín thở quá lâu, hoặc đã quên đi việc mình cần hít thở. Thôi thì… Đến đâu hay đến đó. Nước nổi, bèo nổi. Năm 2017 trước mắt chẳng ai dám tiên đoán điều gì lạc quan cả. Mr. Donald Trump sẽ tuyên thệ. Sẽ trở thành US President thứ 45. Thế giới nóng lòng ngóng đợi nhiều chuyện lạ nhất định sẽ xảy ra.
Đó là chuyện vĩ mô. Còn chuyện vi mô. Hồ hởi với những tin vui mang tính địa phương. Nhiều nhân viên làm việc cho thành phố Fort Worth, Texas hăm hở vì tin mừng được tăng lương. Có người được tăng gần 1 đôla/giờ. Có người được tăng 50 xu. Có người vỏn vẹn được tăng có 15 xu/giờ. Thôi có còn hơn không. Nhiều chỗ khác chắc cũng tương tự.
Đi thăm bà con xa, nhiều người chợt phát hiện ra giá cả một số hàng hóa (như rượu và thuốc lá) tại một số nơi rẻ đến độ bất ngờ, nhưng dân địa phương lại không có tiền để mua những thứ xa xỉ ấy. Một cây thuốc lá Marlboro ở Atlanta, Georgia bán ra là $56.8. Tại Dallas, Texas cũng cây thuốc đó là $70.0. Ở San Francisco một cây Marlboro khoảng $80.0. Còn tại thành phố New York, tiểu bang New York, một cây Marlboro có chỗ giá bán lên tới $130.0.
Tất nhiên (vẫn còn đó như muôn thuở) nhan nhản những câu chuyện éo le mỗi lần nghe đến lại thấy nhói lòng.
Vẫn biết ở đâu cũng thế cả. Quốc gia nào cũng có người giàu kẻ nghèo. Nhiều nhà ở Việt Nam bây giờ xe to, nhà rộng, tiền bạc rủng rẻng và nhiều kẻ không đủ ăn. Bên Mỹ đầy dẫy những người còn nghèo. Khái niệm sống paycheck-to-paycheck là chuyện thực tế không hề cường điệu hay thổi phồng. Cuộc sống là thế. Ở Mỹ vẫn còn nhiều gia đình không có bảo hiểm sức khỏe. Tất nhiên liệu cơm gắp mắm (như người Việt mình) vẫn sống được. Đi làm lương $10/hr vẫn không thiếu nếu biết thu vén, còn không biết tằn tiện, lương $20-$30/hr thiếu hụt vẫn hoàn thiếu hụt.
Cuối cùng là rơi vào cảnh cạp-đất-mà-ăn – theo như cách nói dân dã của người Việt mình. Thực tế ở Mỹ cảnh túng nghèo không thiếu. Ngày 21 tháng 12 năm nay, riêng tại Fort Worth có đến hơn 400 nhà bị đội ngũ nhân viên phụ trách đồng hồ nước (meter services) đến khóa nước. Sang đến ngày 22 tháng 12, thêm 300 nhà nữa. Có thể tưởng tượng được không? Fort Worth, một thành phố tương đối lớn của Mỹ mà người dân không có tiền trả water bill đến nỗi chỉ hai ngày đã có hơn 700 nhà rơi vào cảnh bị khóa nước! Đó chỉ là một phần của bức tranh xứ Mỹ vài ngày trước Lễ Noel.
Không có tiền đóng tiền nhà sẽ bị landlord tống ra đường. Chẳng thể làm gì được dù có thể nhây nhưa một thời gian. Một số phải bỏ của chạy lấy người sau nhiều tháng ở nhà mà không trả tiền rent cho chủ. Nhiều căn nhà bỏ hoang nhiều ngày vì có trát của cảnh sát, tòa án bắt phải dọn đi… Cuối cùng là phá cửa. Đồ đạc vứt hết ra đường. Những tấm ảnh cưới phóng lớn khuôn mặt đôi tân hôn với nụ cười tràn trề hạnh phúc. Những cuốn album ảnh chất chứa bao kỷ niệm gia đình. Những món vật lưu niệm. Bàn ghế. Nồi niêu xoong chảo. Gối giường. Áo quần, thú nhồi bông, cây kiểng… Ngổn ngang lộn xộn trước cửa nhà.
Và giữa những bừa bộn ấy…
Thật xót xa biết bao nhiêu khi người ta nhìn thấy một con chó bị chủ bỏ rơi.
Con chó đáng thương ngơ ngác ấy hiện giờ không còn ai là người thân ngoài những thứ đồ đạc furniture vô chủ bừa bộn. Còn ngôi nhà thân thương nhiều lần nó đã từng tung tăng chạy ra chạy vào nay đóng chặt cửa lại. Một túi đựng thức ăn khô của chó đã hết sạch, vứt lăn lóc. Trời rét ngọt. Con chó run rẩy trông hết sức bơ vơ lạc lõng. Tiếng bánh xe phanh gấp nghiến ken két tại một khúc đường quẹo gấp. Với cảnh trí xa lạ ấy, cửa nhà đóng im ỉm, con chó cảm nhận được một điều gì đó hết sức khác thường nhưng chỉ biết ngỡ ngàng sủa vu vơ. Lâu lâu ư ử rên vì đói (và vì lạnh lẽo nữa).
Of Dogs And Men…
Chú chó đáng thương ấy tên Ollie, co ro trên chiếc ghế, cố gắng tránh những cơn gió lạnh bằng cách nép vào một góc khuất che bởi những túi rác vứt lộn xộn bừa bãi. Ollie mới được hai tuổi. Khi đưa chú về nuôi, chủ của chú hẳn đã không bao giờ nghĩ đến ngày họ phải bỏ Ollie lại phía sau (trong hoàn cảnh bỏ đi như chạy trốn). Ollie bị bỏ đói nhiều ngày, gầy xơ xác, một chân bị gãy.
Câu chuyện đau lòng về Ollie bất hạnh của chúng ta xảy ra tại Detroit. Một người hàng xóm của Ollie tên Terri Looby kể lại: He waited for his family to come back. And they didn’t want him. They didn’t come back for him. Ollie mòn mỏi chờ đợi chủ về đón mình nhưng mọi người đã quên chú ta, chẳng ai ngó ngàng gì đến chú ta nữa. Chủ của Ollie chỉ ẵm theo một chú chó khác nhỏ hơn. Còn Ollie thì kém may mắn hơn, hẩm hiu hơn, bẽ bàng hơn… chủ của Ollie đã vứt chú ở lại. They did come back for the little dog and then left Ollie.
Đó là câu chuyện của Ollie, dĩ nhiên chẳng ai dám lên án chủ của Ollie. Không ai biết họ nhẫn tâm, hay đơn giản họ đã phải ra đi, bỏ lại Ollie trong nỗi dằn vặt xót xa. Ít nhất Ollie cũng đã từng gắn bó với gia đình họ hai năm ròng. Nay bỏ lại Ollie bị thương tật, đói lạnh, gầy trơ xương, một mình chống chọi với nhiệt độ lạnh cóng dưới không độ C; hẳn nhiên ý nghĩ ấy đã khiến họ chua xót, làm sao có thể nói là dễ chịu, nhẹ nhàng cho được!
Ôi cuộc sống mến thương này. Life is good! Gia đình đã nhận nuôi Ollie có được điều bình thường đó hay không. Họ dọn nhà, bỏ lại cậu ta giữa một đống rác, đói lạnh và thương tật. Mỹ là nơi có truyền thống yêu thương thú vật lắm cơ mà. Hay họ cực chẳng đã mới nhẫn tâm làm thế. Có thực mới vực được đạo. Lực bất tòng tâm. Họ đành phải nhắm mắt, mặc cho lương-tâm-rụng-răng tha hồ cắn rứt (kiểu nào thì cắn).
Hàng năm tại Mỹ có đến hàng triệu gia đình bị tống ra khỏi chỗ ở vì không trả nổi tiền rent cho landlord. Millions of Americans are evicted every year because they can’t make rent. Tại Milwaukee có khoảng 105.000 hộ đi thuê nhà, landlord đã phải đuổi khoảng 16.000 người lớn và trẻ em khỏi nhà đang ở thuê. Tương đương với cứ mỗi ngày sẽ có 16 gia đình bị đuổi ra khỏi nhà vì họ không trả nổi tiền thuê nhà. In Milwaukee, a city of fewer than 105,000 renter households, landlords evict roughly 16,000 adults and children each year. That’s sixteen families evicted through the court system daily.
 Mỹ đấy. Hoa Kỳ đấy. Không xấu xa và tàn nhẫn chút nào. Thực tế cuộc sống là vậy. Phũ phàng và nghiệt ngã nhưng chẳng ai làm gì được. Cuộc sống mà. Bàn tay có ngón dài, ngón ngắn. Giày dép còn có số. Những di dân (nếu) biết sống tằn tiện sẽ tránh được cảnh màn-trời-chiếu-đất (homeless) hoặc không xui xẻo phải ngủ tại những trung tâm shelter center, hoặc vạ vật tá túc nhà người quen sau khi đã hết tiền trả cho motel…
Mr. Trump sẽ đổi thay được điều gì?
Mrs. Clinton sẽ làm được gì khá hơn (nếu như bà đắc cử)?
Có lẽ chẳng dễ dàng gì khi đối diện với những bài toán kinh tế vi mô và vĩ mô hiện tại. Dân Mỹ khá đông cảm thấy ngột ngạt và khắc khoải sau tám năm dưới thời tổng thống Obama. Kinh tế toàn cầu “thiếu máu kinh niên” chứ không riêng gì tại Mỹ. Cuối cùng là đời sống người dân nghèo túng càng lúc càng khổ sở hơn. Mà người khổ thì ắt chó cũng sẽ khổ theo.
Liệu năm 2017 này có gì tươi sáng hơn không? Hay vẫn bổn cũ. Vẫn những “đống rác đồ còn tốt nguyên” vì chủ nhân của chúng bỏ của chạy lấy người, bị tống ra khỏi nhà, vì không có nơi để cất giữ chúng, vì không có tiền để dọn đi nơi khác… Để rồi lâu lâu lại có một chú chó bị bỏ rơi, trong đó có nhiều chú số phận còn thê thảm hơn số phận của chú chó Ollie bị chủ bỏ rơi chúng ta vừa mới nghe qua. 
Nguyễn Thơ Sinh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.067 giây.