logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 28/05/2013 lúc 04:25:08(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Công An ngăn chặn các tín đồ Hòa Hảo rước lễ tại An Giang hôm 20 tháng 12 năm 2008. Photo courtesy of pghh.org

Những tín đồ Phật giáo Hòa Hảo không thuận theo giáo hội do Nhà nước chỉ đạo tiếp tục bị phân biệt đối xử bằng những biện pháp thô bạo.

Tại tù - cấm thăm nuôi
Trong số những tù nhân lương tâm tại Việt Nam, có những người không hề tham gia chính trị mà chỉ là những người tín hữu muốn bảo vệ niềm tin tôn giáo chân truyền không bị những thế lực trần gian khuynh đảo. Nhiều người trong nước đều biết đến những tên tuổi như linh mục Nguyễn Văn Lý, thượng tọa Thích Thiện Minh… là những tù nhân tôn giáo. Ngoài những người này còn có những tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

Ông Bùi Văn Trung, một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo hiện đang phải thụ án tù 4 năm vì kiên trung không chịu tuân thủ những qui định của chính quyền địa phương trong việc hành đạo khiến chính quyền bắt bỏ tù với cáo buộc chống người thi hành công vụ. Nay khi đã ở trong tù vẫn nhất quyết không nhận tội. Điều đó khiến ông bị kỷ luật cắt thăm nuôi.

Một người con của ông là cô Bùi Thị Diễm Thúy, hồi ngày 26 tháng 5 vừa qua đến nhà tù để thăm cha, nhưng bị từ chối. Cô kể lại sự việc và lý do được trại giam nêu ra để cắt thăm nuôi đối với ông này:

“Họ kỷ luật một tháng không cho gặp mặt, gửi đồ thăm nuôi. Người của gia đình hỏi tại sao kỷ luật, họ nói yêu cầu ông Trung ký tên nhận tội nhưng ông không chịu. Lần trước tôi được gặp ông thì ông nói là họ cứ theo dụ hoài, bảo ký tên nhận tội đi thì được giảm án. Nhưng ông nói thà giết ông chứ ông không thể nhận tội, vì đâu có tội gì mà nhận.”
UserPostedImage
Phật giáo Hòa Hảo làm từ thiện giúp đỡ dân nghèo. Hình do độc giả gởi cho RFA
Một đồng đạo của ông Bùi Văn Trung và cũng là cựu tù nhân lương tâm, ông Võ Văn Bửu, cho biết thông tin mà ông này có được về ông Bùi Văn Trung:
“Nhà cầm quyền này đưa mình vào giam giữ họ dùng thế lực áp chế mình nhiều lắm. Tôi có đi thăm anh Trung hai lần. Lần trước cũng vì điều tra, bắt nhận tội mà anh không nhận nên kỷ luật không cho nhận đồ ăn.”

Gần đây vợ anh Trung cũng bị gây khó khăn khi đi làm Chứng minh Nhân dân. Trước đây chị này làm xong rồi, nhưng đến ngày hẹn đưa giấy họ không đưa. Nay để đi thăm chồng phải làm giấy chứng minh nhân dân lại bị phạt 3 triệu mà không làm giấy chứng minh nhân dân mới.

Vừa qua các cháu con anh Trung đi thăm thì vào họ cho biết không cho nhận đồ ăn, không cho thăm gặp vì bị kỷ luật không nhận tội mà còn cự cải trong trại nữa.

Theo ông Võ Văn Bửu vì là người tu đạo nên họ phải ăn chay trường, nếu như không nhận được vật phẩm thăm nuôi từ gia đình bên ngoài gửi vào thì trong tù họ không có gì để ăn.

Bản thân ông Võ Văn Bửu cũng có một người vợ là bà Mai Thị Dung hiện đang bị giam tù ở trại Xuân Lộc, Đồng Nai. Bà này bị bệnh và sức khỏe suy kiệt nhưng vì không chịu nhận tội nên không được cho đi chữa bệnh đúng cách. Ông Võ Văn Bửu nói về tình trạng bệnh tình của người vợ đang trong tù:

“Cô Dung đi ra cũng phải có người kè ra. Chuyến rồi đi thăm ngày 10 tháng 5 tôi đi thăm thấy ra mà tay chân, mặt mày ‘no’ lên, Dung nói qua giai đoạn sưng, sẹp vậy đó. Vợ tôi còn khoảng hơn ba năm nữa; gia đình cũng mang thuốc đến nhưng không biết sao, nếu chết trong tù là do duyên đạo hết rồi.”

Tại ngoại - cấm giao tiếp đạo hữu
Không chỉ người trong tù bị kỷ luật cắt thăm nuôi, thậm chí bị hành hung đánh đập nếu như cương quyết không nhận tội và chấp hành lệnh của giám Thị; người thân của họ ở bên ngoài cũng bị cơ quan chức năng gây khó khăn. Trước hết là giao tiếp với những đồng đạo khác.

Cô Bùi Thị Diễm Thúy trình bày:
“Gia đình bị họ tấn công đàn áp hoài. Có hai người bị bắt rồi, mà giờ mỗi khi có cúng kiến ông bà, cha mẹ họ không cho cúng. Khi nào có đám giỗ họ chặn không cho đồng đạo nào vào nhà hết. Mới ngày 23 tháng 3 vừa rồi họ chặn không cho một người nào vô hết. Mình là người tu theo Hòa Hảo, có bạn đạo Hòa Hảo, cũng như chính quyền họ có bạn chính quyền; nhưng họ không cho mình quyền tự do tín ngưỡng, toàn đàn áp.”

Ông Võ Văn Bửu là một trong những người đến nhà ông Bùi Văn Trung để dự đám giỗ cho biết việc ngăn trở từ phía cơ quan chức năng như sau:

“Dù anh Trung đi tù, nhưng ngày 23 tháng 3 âm lịch vừa rồi gia đình tổ chức cúng giỗ người thân trong nhà, anh em chúng tôi đến dự bị công an chận ba, bốn chặng. Họ giữ giấy tờ xe của mấy chiếc, rồi đưa côn đồ đến hăm dọa, định đánh chúng tôi. Chúng tôi phải làm dữ, nhưng rồi cuối cùng vẫn không thể vào đám giỗ được, chúng tôi phải về. Nhưng đến nay họ vẫn giam giữ xe của một chị ở gần nhà anh Trung.”

Ngoài ra một biện pháp mà cơ quan chức năng ở Việt Nam sử dụng đối với bản thân những người bất đồng chính kiến và gia đình họ là chặn đường sinh kế.

Cô Bùi Thị Diễm Thúy nói về điều này:

“Tôi làm giá thì họ chặn không cho mối đến lấy. Trước đây gia đình làm mười mấy lu giá, nay chỉ còn làm ba lu. Họ tiêu diệt mình, làm ăn gì cũng theo để diệt.”

Một tín hữu khác cũng bị gây trở ngại như thông tin mà ông Võ Văn Bửu cho biết như sau:

“Chị đó lên nhà anh Trung ở để làm ăn mua bán, họ đến nói chị ấy phải về chứ chừng về có thể không có nhà ở. Loay hoay nhà chị đó bị cháy mà không biết nguyên nhân nào. Vì không có chỗ ở, hai anh chị lên ở gần nhà anh Trung. Vào ngày đám giỗ khi chị đi bán bánh mì về, chiếc xe mua trả góp của chị bị chặn làm biên bản, một công an xã giật chìa khóa, một người dắt xe đi. Sau đó đòi phạt mấy trăm ngàn, nhưng chị nói không làm gì sai không nên phạt, và nay đi đe đò để buôn bán.”

Tu đạo bất khuất

Dù có những khó khăn, bức bách đối với người đang bị giam tù cũng như phá bĩnh, đe dọa đối với gia đình, những người trong cuộc đều cho biết họ không vì những gian truân đó mà nản lòng tin vào chính pháp họ đang theo đuổi.

Cô Bùi Thị Diễm Thúy nói về tinh thần của người cha:

“Tinh thần cha rất mạnh, ông nói thà chết vì đạo chứ nhất định không đầu hàng. Ổng nói không có tội thì có giết cũng được, tội của ông là ‘tội tu ‘ thôi.”

Cũng như người em Bùi Văn Thâm của cô đang ở trong nhà tù:

“Anh em đi thăm ra nói, anh sáu Thâm trong tù đối với anh em tốt, nhẫn nhịn lắm; nhưng đối với cán bộ thì anh không nhẫn nhịn được vì họ làm quá.”

Đối với bản thân cô Bùi Thị Diễm Thúy nói:

“Mình cứ bền chí thì có ngày thong thả. Mình cứ việc ngay thẳng mà làm thì không có gì hết.”

Với niềm tin sắt son vào đạo được truyền dạy từ Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ, những tín đồ Phật giáo Hòa Hảo như cô Bùi Thị Diễm Thúy, ông Võ Văn Bửu đều nói sẵn sàng chấp nhận mọi thử thách trong cuộc sống, và thậm chí cái chết cũng được họ đón nhận như một hồng ân.

Trước những cáo giác của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo không chịu tuân theo Ban Trị Sự do Nhà Nước chỉ định như vừa nêu, chúng tôi luôn cố gắng gọi điện hỏi những công an và cơ quan chức năng về tôn giáo địa phương; thế nhưng chúng tôi chỉ nhận được hoặc không trả lời máy, hoặc từ chối trả lời,hoặc chỉ là chống chế cho rằng không hề có vấn đề sách nhiễu và hãy đến tại địa phương để nói chuyện chứ không tiếp qua điện thoại.
Source: RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.069 giây.