logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 28/05/2013 lúc 10:33:04(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Nhà văn Nguyễn Viện sử dụng tên của nhiều nhân vật trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du
Trong phần giới thiệu ngắn gọn, nhà văn Bấm Phạm Thị Hoài viết: “Bạn có thể thích hay ghét, rất thích hay rất ghét, khen hay chê tác phẩm Phản Kiều, hay Tân Đoạn trường tân Thanh này, nhưng tôi tin rằng bạn sẽ không thể dửng dưng với nó”.
Tôi không phải là người thuộc fan hay antifan, nhưng phải nói là tôi không thể dửng dưng.

Trước hết vì cái tên Nguyễn Viện. Ông là một nhà văn tôi cho là thuộc nhóm lạc lõng. Cách viết của ông khiến cho những người đọc “định hướng Khổng tử” và nhất là “định hướng xã hội chủ nghĩa” đều dị ứng.

Ông là nhà văn trên mạng, cũng có thể hiểu là “liều mạng”. Một nhà văn húc đầu vào những vấn nạn bùng nhùng của đất nước, trước những đống đá chực ném vào mình và trước còng số 8, nếu không liều mạng thì là gì?

Cũng có thể bảo rằng ông là nhà văn cách mạng vì đã dám bước qua những định kiến đúc sẵn, những lối mòn xưa cũ, dám đi theo lề của mình chứ không theo lề của những con cừu.

Nhưng dù gì thì cũng có thể khẳng định rằng, ông rất Nguyễn Viện, nghĩa là rất dũng cảm.

Tôi không cho rằng ông xúc phạm một bậc danh nhân văn hóa thế giới, là cụ Nguyễn Du, khi hình thành tiểu thuyết Đĩ Thúi với những nhân vật đình đám trong Đoạn Trường tân thanh.

Cụ Nguyễn đã đem tâm tình để viết lại Kiều, là cái bóng chiếu rọi của chính thân phận mình.
UserPostedImage
'Truyện Kiều' là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Du
'Hiển hiện thế nào?'
Vậy thử xem nàng Kiều của ông hiển hiện như thế nào?

“Nàng đi xuyên suốt dòng lịch sử từ những kỹ viện đầu tiên do Quản Trọng, Tể tướng nước Tề sáng lập khoảng 2700 năm trước đến các khu đèn đỏ đương đại.”
“Nàng là một cô gái xinh đẹp. Nhưng xinh đẹp và e lệ thì cũng đến lúc phải đi tiểu. Tiết tháng ba ở rừng biên cương mát mẻ và phong quang, vì thế nàng đã phải đi hơi xa để tìm một chỗ kín đáo. Kiều Nhi nhìn thấy một gò đất. Và nàng ngồi xuống. Cỏ vàng hiu hiu…”

Đây là Thúc Sinh và Từ Hải:

Từ Hải hỏi Thúc Sinh: “Làm thế nào để sửa sai?”

Thúc Sinh nói: “Có hai cách. Một là ra khỏi Đảng. Hai là xóa bỏ Đảng.”

Từ Hải lắc đầu. Ý nghĩ ấy chưa bao giờ có trong đầu chàng.

Từ Hải hỏi: “Không có cách thứ ba sao?”

Thúc Sinh nói: “Tất cả các cách còn lại đều vô ích.”

Từ Hải hỏi tiếp: “Anh chọn cách nào?”

Thúc Sinh nói: “Không chọn cách nào cả.”

Từ Hải hỏi mà dường như không nhắm vào ai: “Vậy thì chúng ta đang vui chơi, hay làm cách mạng?”

Thúc Sinh cười, nói: “Chúng ta đang kiếm ăn.”

'Bỏ tù lịch sử'
Và đây là Hồ Tôn Hiến:

Hồ Tôn Hiến hỏi Thúc Sinh: “Làm thế nào thoát được việc luận tội của lịch sử?”

Thúc Sinh bảo: “Thì cứ bỏ tù lịch sử.”
Hồ Tôn Hiến lại hỏi: “Làm sao bỏ tù được lịch sử?”

Thúc Sinh cười bảo: “Cũng đơn giản thôi, hãy bỏ tù mấy thằng viết sử. Chúng là các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, nhà báo ngoài lề, các nhân sĩ, trí thức phản kháng…”

Hồ Tôn Hiến nói: “Bọn chúng đông như ruồi. Bắt đứa này nó đẻ ra đứa khác.”

Thúc Sinh bảo: “Phải chuyên chính thôi đồng chí ạ.”

Qua đó chúng ta thấy Thúc Sinh trở thành quân sư quạt mo, Từ Hải tầm thường hèn nhát. Hồ Tôn Hiến hiểm độc, tàn bạo. Còn Sở Khanh thì:

Hồ Tôn Hiến hỏi: “Anh biết việc tôi cần chứ?”

Sở Khanh nhanh nhẩu: “Tìm cho ngài một cô gái?”

Hồ Tôn Hiến hỏi như không nghe Sở Khanh nói gì: “Anh vẫn còn khả năng lừa tình chứ?”

Sở Khanh: “Vâng, đấy là nghề của tôi.”

Hồ Tôn Hiến nói: “Tôi muốn anh lừa cả bầy cừu.”

Sở Khanh: “Thưa được ạ. Nhưng tôi cần chính danh.”

Hồ Tôn Hiến nói: “Thúc Sinh sẽ làm thủ tục cho anh.”

'Tính cách liều mạng'
Một nhân vật khác cũng đình đám không kém, không thể thiếu trong thời đại của chúng ta. Đó là Mã Giám Sinh, một tay kết cấu cùng với Tú Bà, buôn người:

Trên danh thiếp của Mã Giám Sinh có hai chức danh: Giám đốc Công ty Xuất khẩu Lao động và Giám đốc Công ty Cung ứng Nhân sự và Dịch vụ gia đình.
Trên thực tế, Mã Giám Sinh chỉ làm cò cho Thúc Sinh trong vụ việc buôn người này. Hắn về các vùng nông thôn tuyển người và lấy tiền cò cả hai đầu…

Mã Giám Sinh nói với các anh giai và chị gái: “Chỉ cần 2000 đô thế chân, các bạn sẽ đến thiên đường.”

Nghèo không đủ ăn, nhưng bằng cách nào đó, họ cũng xoay sở được 2000 đô nộp mạng cho Mã Giám Sinh.

Đối với các cô gái muốn tìm chồng ngọai, Mã Giám Sinh tuyệt đối trung thành với cam kết “gìn giữ nguyên trạng” của các cô với khách hàng. Nhưng hắn tận dụng ưu thế của mình để kiểm tra “hàng” một cách thích đáng. Các ứng viên được yêu cầu phải tự lột truồng và trình diễn khả năng làm vợ.

Mã Giám Sinh cười: “Hãy nhớ điều này: Đểu cáng thì không ai bằng Mã Giám Sinh.”

Trên đây là những nét chính của những kẻ mà tác giả gọi là những hệ lụy của truyện Kiều. Bọn họ, là những nhân vật tiểu thuyết, cho dù có thể bị làm cho bầm dập nhưng vẫn không chết.

Thường, những nhân vật như thế này khiến người đọc hay liên tưởng đến thằng A, lão B, con C. Nhưng chính vì kỹ thuật biến không thành có, biến có thành không, nên tác giả không để ta đủ thời gian mà định hình một kẻ nào. Đây không phải là tiểu thuyết ám chỉ như đã từng một thời rộ lên ở Hà Nội.

Là tả thực mà không hẳn là thực. Là ảo mà cũng chưa hẳn là ảo. Là kết án nhưng không ra kết án. Là diễu nhại nhưng không phải lúc nào cũng diễu nhại. Và hẳn nhiên là tục nhưng không hẳn tục. Tác giả có vẻ như một nhà ảo thuật. Người xem biết là xạo đó nhưng vẫn cứ trố mắt ra mà xem.

Tôi không rõ tác giả có cảm thán “bất tri tam bách dư niên hậu…” như cụ Nguyễn xưa hay không, nhưng tôi tin nhờ sự tiếp sức của ông, những nhân vật nói trên có thể còn sống mãi với vận mệnh của đất nước.

Thế thì, trong tính cách liều mạng của ông, cũng có cái hay. Phải vậy không?
Source: BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.090 giây.