logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 14/01/2017 lúc 12:16:13(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Thắp nến tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn tại Hồng Kông.
Ảnh : Wikipedia

Le Courrier International tuần này trích dịch bài viết trên trang Duanchuanmei (Đoan Truyện Môi) mang tựa đề « Những hậu duệ của Thiên An Môn ». Bài báo nhận định, trong khi ông Tập Cận Bình siết chặt gọng kềm tại Trung Quốc, những hạt giống nổi loạn lại xuất hiện nhiều thêm. Đã hình thành một lực lượng chính trị mới gồm các cựu sinh viên những trường đại học tên tuổi, đại diện cho giai cấp trung lưu đấu tranh chống bất công xã hội, trong đó thế hệ Thiên An Môn đóng vai trò cố vấn.

Đây là trang mạng thông tin độc lập do một số công dân Hoa lục từng sống ở ngoại quốc lâu năm thành lập vào tháng 8/2015 tại Hồng Kông nhằm tránh né lưỡi kéo kiểm duyệt của Bắc Kinh. Mạng chú trọng đến các bài điều tra và tư liệu. Tác giả bài viết là Lôi Cường (Wu Qiang), tiến sĩ khoa học chính trị chuyên nghiên cứu về các phong trào xã hội tại trường đại học Duisburg-Essen, Đức.

Bài báo nhận định, trong khi ông Tập Cận Bình siết chặt gọng kềm tại Trung Quốc, những hạt giống nổi loạn lại xuất hiện nhiều thêm. Sự kiện Lôi Dương (Lei Yang), một thanh niên tốt nghiệp một trường đại học lớn « tự chết » ở đồn công an, đã gây phẫn nộ trên mạng xã hội. Cũng giống như phong trào Thiên An Môn năm 1989, các sinh viên đã tổ chức phản kháng, nhưng lần này chỉ trên internet.

Từ một vụ « tự chết » trong đồn công an…
Vụ Lôi Dương có thể tóm tắt như sau : 21 giờ tối 07/05/2016, chàng thanh niên 29 tuổi ra khỏi nhà để chuẩn bị ra sân bay đón người thân. Theo chính quyền, 15 phút sau anh bị năm công an bắt giữ khi ra khỏi một cơ sở mát-xa, đưa lên xe về đồn, và lúc gần 23 giờ anh tử vong vì « lên cơn đau tim ». Đến một giờ sáng, công an gọi điện thoại báo cho gia đình. Bạn bè anh phẫn nộ đòi điều tra, vì người được cho là nhân viên mát-xa không mô tả đúng về Lôi Dương. Kết quả giám định tử thi được trao cho gia đình chứ không thông báo cho báo chí.

Đến ngày 23/12/2016, tức một hôm trước lễ Giáng sinh, tòa án quận Phong Đài (Fengtai), Bắc Kinh quyết định không khởi tố năm công an liên can đến cái chết của Lôi Dương. Thông báo này đã gây ra một trận bão phản kháng trong các cựu sinh viên trường đại học Nhân Dân Trung Quốc (còn gọi là Renda), nơi người thanh niên xấu số từng theo học. Lá thư ngỏ gởi đến cơ quan tư pháp đã thu thập được 1.600 chữ ký chỉ trong ba ngày. Trên 800 cựu sinh viên đại học Thanh Hoa (Qinghua) ở Bắc Kinh cũng ký kiến nghị, kéo theo nhiều trường đại học khác. Một phong trào phản kháng chưa từng thấy.

Những người tốt nghiệp đại học chiếm phần lớn giai cấp trung lưu mới nổi tại Trung Quốc. Trường đại học là đòn bẩy để thăng tiến trên thang bậc xã hội, và các trường đại học tên tuổi nhất thủ đô lại càng có giá, vì thường là sau khi ra trường sẽ được các cơ quan nhà nước hay các công ty lớn tiếp nhận.

Các trường Bắc Đại (Beida), Thanh Hoa hay Nhân Dân được coi là các cỗ máy tái lập mối liên hệ giữa giới tinh hoa và bộ máy chính trị. Riêng trường đại học Nhân Dân có lịch sử đặc biệt : thành lập vào thập niên 50 theo mô hình xô-viết, với đường lối giáo dục do đảng Cộng Sản Trung Quốc ở Diên An thời đó quyết định, Nhân Dân được coi như một trường đảng thứ hai để đào tạo cán bộ, do chú trọng đến ý thức hệ và kinh tế kế hoạch hóa.

Ngày nay, khi cơ cấu của các phe phái chính trị truyền thống hay các nhóm lợi ích bị yếu đi do Tập Cận Bình tập trung quyền lực trong tay, các cử nhân ngoan ngoãn này bỗng tỉnh thức nhân một sự kiện đặc biệt. Họ cũng đánh thức cả cộng đồng – cựu sinh viên cùng trường đại học, thành viên cùng giai cấp xã hội, hay cùng chia sẻ một thang bậc giá trị - hình thành một lực lượng chính trị mới.

Thế hệ Thiên An Môn đóng vai trò nòng cốt

Những cựu sinh viên Nhân Dân lên tiếng phản đối đầu tiên là những người hành nghề tự do, vốn dễ bị ảnh hưởng bởi những cú sốc giữa đời thực và chính trị. Hầu hết tốt nghiệp khoa văn chương và khoa học xã hội, rất đoàn kết với nhau từ sau chủ trương mở cửa. Họ đóng vai trò đầu tàu trong việc phản kháng những bất công xã hội, đấu tranh cho các vấn đề chính trị cơ bản như nhân quyền và Nhà nước pháp quyền.

Kể từ thập niên 90, mặc cho xu hướng phi chính trị hóa sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989, giới trí thức đã làm khơi dậy một xã hội dân sự. Họ lập ra các tổ chức phi chính phủ, lao vào các hoạt động như vụ Tôn Chí Cương (Sun Zhigang) năm 2003 (một cử nhân ở Quảng Đông bị công an bắt vì không có giấy chứng nhận tạm trú, bị đánh đập và tử vong). Các nhà tranh đấu, trí thức, thành viên tổ chức phi chính phủ, bảo vệ nhân quyền, truyền thông độc lập thường bị chính quyền trấn áp.

Qua vụ Lôi Dương, các cựu sinh viên trường đại học Nhân Dân đã thành công trong việc liên kết với các luật sư nhân quyền còn sót lại sau đợt bắt bớ gần đây. Các mạng xã hội đã giúp kết nối nhiều khóa sinh viên trước và sau 1989, nhờ đó phong trào có được tư vấn từ thế hệ Thiên An Môn, mang tầm vóc khác hẳn với các phong trào trước đó với khả năng huy động quy mô, bền bỉ và mang đậm tính chính trị hơn.

Thư ngỏ của các sinh viên tốt nghiệp niên khóa 1988 nhấn mạnh, cái chết của Lôi Dương không phải là một tai nạn, mà là bi kịch của chế độ, « một hành động độc ác ngẫu nhiên nhắm vào một người bình thường, vào giai cấp trung lưu thành thị ». Lá thư tố cáo việc tập trung quyền lực vào công an, xóa mờ tính « nhân dân » của chính quyền. Thế nên không có gì là ngạc nhiên khi thư ngỏ được lan truyền rộng rãi trong dân chúng và ngay từ đầu, vụ Lôi Dương đã bị các cấp cao nhất coi là một vụ chính trị theo kiểu « cách mạng màu ». Sau đó, một lá thư ngỏ mới do các khóa 1977 và 1978 cùng ký tên lại phá vỡ sự im lặng, các cựu sinh viên gây ngạc nhiên vì dám ký tên thật trên mạng.

Cựu sinh viên : Đại diện cho giai cấp trung lưu mới tại Trung Quốc

Các khóa sinh viên thập niên 80 là lực lượng chủ lực. Họ cố gắng tìm ra sự thật và công lý, theo con đường của Nhà nước pháp quyền. Từ sáu tháng qua, phong trào ngày càng có tổ chức và lớn mạnh dần. Lời kêu gọi quyên góp được đưa ra, và ngay trong ngày đầu tiên đã nhận được 430.000 nhân dân tệ (gần 60.000 euro). Trên 1.400 cựu sinh viên đóng góp được 1,3 triệu nhân dân tệ (138.000 euro) giúp cho gia đình nạn nhân.

Qua mạng WeChat, các cựu sinh viên cũng tập hợp lại nhân dịp giỗ 49 ngày và 100 ngày của Lôi Dương. Nhiều bài viết, bài thơ, bản nhạc, lời bình được đăng lên các mạng xã hội của cựu học sinh. Họ đến dự đám giỗ theo từng khóa, chia thành những nhóm làm những công việc khác nhau.

Khi đòi hỏi công lý cho Lôi Dương, những cựu sinh viên đã thành công trong việc bày tỏ những quan ngại chung của giai cấp trung lưu. Kết quả bước đầu : Tập Cận Bình nhìn nhận cần phải đối xử đúng mức đối với lớp người thu nhập trung bình, và xem xét lại các quy định về hành vi của công an. Giai cấp trung lưu mới nổi nay đã góp mặt trên sân khấu chính trị Trung Quốc thông qua các phong trào xã hội – lần đầu tiên kể từ vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989 !

Đáng buồn là gia đinh nạn nhân sau đó từ chối kháng án, do đã nhận được số tiền bồi thường kỷ lục từ Nhà nước, tương đương 5,7 triệu euro, theo Minh Báo. Tuy phong trào bất ngờ bị chựng lại, nhưng tiến sĩ Lôi Cường cho rằng từ nay mọi thay đổi đều có thể, kể cả diện mạo chính trị Trung Quốc hiện nay.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.055 giây.