logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 14/01/2017 lúc 03:34:52(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Những sợi tơ trời nghiêng nghiêng trong gió

Êm phủ cành gầy tưới mát hồn khô

Ghi nếp nhăn mờ lên từng mây xám

Gieo mũi kim buồn lòng giếng cạn trơ

Trời buồn chăng giăng giăng tơ lạnh

Đất mừng chăng hứng nặng giọt sầu

Những sợi tơ trời xiêu giạt về đâu

Hồn cây cỏ vẫn ôm lòng ngóng đợi



Trời xám nặng những giọt nước. Mụ Tám Sề ra vườn trước thu những chậu cây nhỏ sát vào tường nhà kẻo gió làm gẫy đổ cành non. Những cây cao hơn một chút thì mụ cắm cọc cho tựa cành. Gấp gấp, kẻo mưa xuống thì lỡ việc… mụ đang chăm chú với lũ chậu lớn nhỏ những cành mập ốm thì nghe tiếng bánh xe thắng rít trước sân.

-Ủa, bà Tám, nhà bà đây hả?

Thằng Cập nhảy huỵch ra khỏi xe van chạy tới sát rào cười toác hoác. Cái hàng rào gỗ trắng bao bọc quanh miếng vườn chợt như đồ chơi trẻ con trước tấm thân thước chín của nó. Mụ cảm như chân nó nhấp nhổm muốn trèo qua, vội vàng trợn mắt nhìn nó. Cái đồ mất nết. Mưa bắt đầu rơi nặng hạt, mụ lật đật kéo cửa bước vào trong nhà, chưa kịp nói gì thì nó đã theo sát sau lưng, nhấp nhổm muốn xông tới cửa ra sân sau. Mụ la rầm,

-Tháo giầy ra…

-Trời, sao bà khó vậy, mà tui tưởng bà không cho tui vô nhà chớ.

Mất nết, mất nết, lỡ rồi không lẽ đuổi nó ra. Mà, bộ thằng này rình mò theo dõi hay sao mà biết nhà mình.

-Ậy, bà đừng lo, tui tình cờ lái ngang ngõ này thôi. Nhà tui phía bên kia ngã tư, đi tắt lối này để tránh đèn đỏ chứ phải biết bà ở đây thì đã ghé thăm bà lâu rồi!!!

Nó cười rộng miệng đưa hàm răng thưa và đảo cặp mắt sắc như dao quanh nhà.

-Hm, có một mình ở chi căn nhà rộng cho thêm buồn.

-Kệ ta, mi biết chi mà nói.

-Toàn là hình của bà già con trẻ chứ có mống đàn ông nào đâu?

Nó lia tay lên tường phòng ăn gần cửa ra vào. Mụ nín thinh, không nghĩ được câu gì để trả lời. Mụ nghĩ kế đuổi thằng Cập mà đầu óc rối beng chả biết nghĩ sao nói sao. Thằng Cập chợt ngồi sụp xuống sàn gỗ, sát cửa ra sân sau ngó mông ra vườn, lên bầu trời xám đang giăng đầy những sợi mưa.

-Mưa như vầy làm sao về nhà.

Trời, vậy nó tính ăn vạ nhà mụ hay sao. Mụ tức tối, nhưng lòng chợt nhão ra khi nó xuống câu xề:

-Tui không biết sao mình lại thích mưa, hễ mưa là muốn nhào ra đường…

Mụ trầm ngâm nhìn nó. Tuổi trẻ của mụ đầy những cơn mưa, nhất là những cơn mưa đêm. Mụ đã bao lần bỏ sở ra về chỉ để khoác áo dầm dưới cơn mưa lạnh, nhìn biển đêm như đầy thêm lên dưới màn mưa xám đan kín khoảng không mênh mông trước mặt. Nó có thương tưởng một quê hương? Nó có một mối tình mưa để mà tiếc nhớ?

-Trời mưa chắc bà buồn?

-Mi là ranh con, biết chi mà thắc mắc.

-Ậy, bà đừng tưởng bà ngon, đời sống đâu phân già trẻ. Người ta ai cũng phải lấy vợ gả chồng sinh con đẻ cái dù biết yêu hay không, có yêu hay không. Bộ bà nghĩ tui không phải là người?

Mụ biết nghĩ sao, bởi cuộc sống không còn chi để nghĩ. Đã hết rồi cái bồn chồn lúc giọt mưa rơi, lúc sắp đến giờ hẹn gặp người yêu. Hết cả nỗi buồn xuân thì qua đi mình chỉ còn là một hình ảnh từ từ chầm chậm phai đi trong khúc phim đời sống. Những ngày mưa như hôm nay mụ chỉ còn đứng ngó mông ra khung cửa, thấy lòng mình rỗng ra như không cùng không tận, tưởng mình có thể tan thành giọt nước.

Tám Sề với tay vặn bếp đun ấm nước. Mụ thèm chút nước trà. Căn nhà vắng lạnh của mụ chỉ thêm có mình thằng Cập mà đầy ắp, nhưng lại như trơ trẽn thiếu sót một chút gì. Mụ thèm chút âm thanh bên cạnh tiếng xôn xao của thằng Cập, như thể tiếng đàn đệm cho một giọng hát. Mụ thèm thấy chút lửa chút khói, như thể mọi thức ăn phẩm vật ngày Tết phải có chút khói củi của nồi bánh chưng mới có thể mang hương vị ngày Xuân.

-Tui không uống cà phê.

-Ta có nói pha cà phê cho ai đâu?

-Thì thấy bà đun nước tui nói đại.

-Bộ chưa có ai phàn nàn mi nói nhiều?

-Còn lâu, cả sở chỉ chờ tui ghé ngang nói chuyện.

-Thì đâu ai muốn bỏ cơ hội ghẹo thằng khùng cho nó nói!

-Kỳ thiệt, hễ gặp tui thì bà mắng mỏ, mà sao tui lại thích nói chuyện với bà.

Trời đất, bây giờ nó tính cua mình sao, Tám Sề tính buông câu rủa sả rồi lại lắc lắc đầu xua đuổi ý nghĩ, xua đuổi cái xôn xao mà thằng Cập đang khơi trong lòng mụ. Xôn xao hay rạt rào, mừng vui hay thương hận, mọi cảm xúc dẫu tràn ngập đến đâu cũng đều phải rã tan phải lắng chìm theo với thời gian. Mụ đã sống hơn nửa thế kỷ để biết chắc điều đó, và để ngậm ngùi khi thấy tuổi trẻ của thằng Cập trào tuôn theo mỗi bước chân của nó, và mơ hồ mụ thấy thương nó, thương mình, thương cuộc sống hết sức là vô nghĩa của kiếp người. Mụ muốn nói với nó một điều gì đó rồi lại thôi; không nên và cũng không ai có thể can thiệp vào triều nước cuộc đời.

Thằng Cập đứng bật dậy đi chân vớ vòng quanh phòng khách phòng ăn ngắm ngó lung tung.

-Tui ước gì nhà tui được im tịnh như vầy.

-Không phải mi lúc nào cũng than buồn chán rồi cứ chứ chạy lung tung?

-Nhưng tui ở nhà thì đâu được yên với mấy đứa nhỏ.

-Vậy mi sinh con làm chi?

-Tai cuộc sống phải vậy, chứ bản thân tui cũng còn chưa lớn nữa đây.

Tám Sề không biết phải chửi nó ham vui hay khen nó thành thật. Mà, trong cái thản nhiên của nó dường mang chút chán chường. Nó thất vọng gì với cuộc đời này?

Thằng Cập hỏi xin miếng nước. Mụ với tay lấy cái ly và chỉ nó bình nước lọc ở góc phòng ăn. Mụ ngại đến gần nó, mụ không muốn bước qua bức tường vô hình giữa nó và mụ. Tám Sề đứng chôn chân trong bếp như bị trói trong vòng phấn của thầy bùa Ai Cập. Mụ sợ gì? Tám Sề nghĩ đến mấy cụ già trong nhà dưỡng lão. Cụ Ngọc da hồng má phấn dù đã tám mươi, và cũng đã tám mươi, mà trong phút lẫn lộn nhớ quên hư ảo cụ vẫn còn lo bị trả về Việt Nam sẽ bị dằn vặt đói khổ, lo có thể bị hiếp. Bị hiếp!!!! Tám Sề đã cười ầm khi nghe câu nói ấy, lòng chua chát nghĩ “cụ đừng có mơ!”

Mưa cứ đều đều rơi, Tám Sề bắt đầu lo lắng không biết thằng ôn này sẽ ám mụ đến lúc nào. Mụ không muốn phải ra câu đuổi khách, chỉ mong sao nó có mối mà dông cho mụ được về lại với cái cõi trống của mình. Thằng Cập bắt đầu cà khịa:

-Bà có biết mụ xếp lớn cũng dòm ngó tui hông?

-Còn ai nữa?

-Còn mụ xếp nhỏ thì nói thẳng là muốn tui đứng làm ở chỗ gần đó để mụ được ngó cặp giò của tui.

-Cái đó gọi là sách nhiễu tình dục, mi cứ đi thưa.

Thằng Cập dửng mắt cao giọng,

-Đi thưa, mụ giỡn à, tui là lính mới, thưa kiện thì chưa tới đâu đã mất việc.

-Chứ không phải mi cũng là tay suồng sã?

Bây giờ nó la rầm:

-Trời, bộ bà nghĩ tui là thứ gì mà đụng ai cũng quơ?

Tám Sề la to hơn:

-Mi là loại hoa thơm đánh cả cụm

Thằng Cập gân cổ:

-Bà coi thường tui góa.

-Không phải coi thường mà mi là như vậy.

Nó gào to,

-Như vậy là sao chứ?

Mụ quát vào mặt nó_

-Là vác dái chạy rông con nào xinh cũng tới.

Căn nhà trống bây giờ không chỉ đầy ắp vóc hình thằng Cập mà còn hỗn độn lồng lộng âm thanh. Mụ và nó cùng òa lên cười. Tưởng nó sẽ giận, nhưng thằng Cập đã vô tư mà phán:

-Ừa, tui ưng vậy. Bà phải sống lên một chút chớ lúc nào cũng im im ủ dột thì chán quá.

-Mắc mớ gì đến mi?

-Nhưng mình là bạn, tui lo cho bà.

Bạn? Ta chả bạn bè gì với ranh con như mi, nhưng chớ mà tranh hơi, thằng này cù nhày lắm. Mụ mau mau dứt khoát,

-Cám ơn, ta tự lo được.

Cái uỵch, mụ ngã trở lại cái cô quạnh của mình.

Mưa đã ngưng. Thằng Cập trả cái ly cho mụ. Nó vừa bước ra cửa vừa nói,

-Tui hẹn đi uống cà phê với con Bạch.

-Mấy giờ?

-Bây giờ.

-Uống cho ngon.

-Bye.

-Bye.

Tám Sề đứng im trong bếp. Trà đã thấm vừa, mụ tẩn mẩn tìm chiếc ly mình ưa thích rót nước trà đưa lên miệng nhấp. Mụ lóng nghe hương trà thoang thoảng quanh căn nhà trống, hứng tìm chút hơi ấm còn xót lại của bếp lửa đã tắt. Trời sáng rạng nhưng mụ không còn muốn ra vườn. Một trăm năm nữa mưa có đổ xuống sân nhà ai?


Lưu Na

01122017
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.117 giây.