logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 17/01/2017 lúc 11:05:20(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,167

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nhận định về sách lược tân TT Donald Trump tái lập vị thế lãnh đạo Trật tự Thế giới Tự do: "Làm cho Nước Mỹ Vĩ đại Trở lại”
Trật tự thế giới đang chứng kiến nhiều đổi thay. Thế quân bình quyền lực toàn cầu thành lập sau Thế chiến II đang bị đe doạ hơn bao giờ hết. Vị thế lãnh đạo thế giới tự do của Hoa kỳ đang bị thử thách. Chánh sách ngoại giao Obama quá mềm yếu, đặt Hoa Kỳ trong thế co cụm trước sự lấn áp, tấn công khắp nơi từ phía Nga, từ các lực lượng khủng bố ISIS , từ phía Trung Cộng ở Biển Đông. Trong nước, một bộ phận lớn lao dân chúng Hoa Kỳ bất mãn nếu không nói là oán giận các giới lãnh đạo tinh hoa cầm quyền đã dứng lên đòi” thay đổi “ .

Ý dân là ý trời ! Nhà tỷ phú Donal Trump lại được nhơn dân bầu chọn, dựa trên phương châm ” Làm cho Nước Mỹ Vĩ đại Trở lại” nhưng cho “Nước Mỹ Trước hết”.
Hảy bỏ qua những ngôn từ đàm tiếu hay ý nghĩa của “American First” theo dòng lịch sử đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau các đại chiến thế giới, mà nên nhìn và nghe những gì ông Trump tuyên bố , những gì các cộng sự, cố vấn, thành viên chánh phủ của ông phát biểu về đường hướng ngoại giao, cũng như vấn đề nội bộ của nước Mỹ.
Chiến lược đi vào Nhà Trắng của Donald Trump quả thật đánh dấu một bước ngoặt bất thường trong truyền thống bầu cử Mỹ, và ít ai nắm chắc được việc Trump sẽ làm, trước khi ông thực sự nắm quyền lãnh đạo nước Mỹ (20-012017).

Con đường đấu tranh :“ Làm Cho Nước Mỹ Vĩ Đại Trở Lại”, nhưng “Nước MỸ Trước hết.”

Trump đắc cử tổng thống đã gây ngạc nhiên không ít cho giai cấp tinh hoa lãnh đạo của cả hai đảng Dân chủ và đảng Cộng Hoà, ông thắng khá dễ dàng các ứng viên tổng thống cùng đảng với ông, trước khi đánh bại ứng viên đảng dân chủ Hilary Clinton .Cung cách vận động tranh cử của ông không giống ai, nó đi ngoài thông lệ của nền chánh trị truyền thống Mỹ. Suốt quá trình vận động, Trump lập đi lập lại phương châm thời thượng đánh trúng vào tim đen của từng lớp cử tri lớn lao bị chánh quyền quên lảng trên mấy thập niên, với nhiều nổi bất bình ít ra từ thời Clinton cho đến lúc Obama đưa “trật tự thế giới tự do” đi vào hồi kết; phương châm của Trump có vẻ giản dị “ Làm Cho Nước Mỹ Vĩ đại Trở lại”, “ Nước Mỹ Trước hết”. Trump chỉ trích toàn cầu hoá, di dân, biên giới mở, xã hội mở,ông hứa xây tường cao dọc theo biên giới Mễ Tây Cơ, ông chủ trương bảo hộ mậu dịch, tăng thuế nhập khẩu, có thể lên 45% đối với Trung Cộng mà ông cho là kẻ thao túng tiền tệ;ông cố tình khiêu khích Bắc Kinh , nhận điện đàm với Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, lại còn đe doạ đảo ngược chánh sách “ Một nước Trung Hoa”, Nhưng ông không úp mở viêc thân thiện với tổng thống độc tài Putin ( mà theo báo cáo tinh báo Hoa Kỳ , Putin đã tìm cách giúp cho Trump đắc cử) ; ông quyết tâm khoá sổ TPP và xét lại hiệp ước mậu dich tự do NAFTA , ông khuyến khích các doanh nghiệp Mỹ đang đầu tư hải ngoại trở về phục vụ nền kinh tế bản xứ, tạo thêm công ăn việc làm cho tầng lớp lao động; Trump phản đối quyết liệt việc Obama cho nhập cư người tị nạn Hồi giáo và ngay sau khi đắc cử , Trump đã mời tướng Micheal Flynn giữ vai trò cố vấn an ninh quốc gia. vị tướng này đã từng tuyên bố nước Mỹ đang trong tình trạng” chiến tranh toàn cầu” với ISIS và chủ trương hợp tác với mọi đồng minh nào muốn tham gia cuộc chiến kể cả với tổng thống độc tài Putin, ý kiến này quả phù hợp với khẩu vị của Trump chống triệt để bọn khủng bố Hồi giáo cực đoan. Ông chủ trương tháo gở Obamacare, giảm thuế, tăng chi phí quốc phòng, đẩy mạnh xây dựng hạ tầng cơ sở. Phần lớn, Trump miệt thị di sản của vị tổng thống tiền nhiệm.
Ông ủng hộ Brexit; chủ nghĩa dân tuý ( populism) không chỉ hồi sinh ở Mỹ với Trump mà đã xẩy ra bên kia bờ Bắc Đại Tây Dương; Anh quốc đã biểu quyết rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu ( EU); Trump cũng từng tuyên bố mình là thân hữu của Nigel Farage, một chánh khách Anh, chủ trương Brexit ; Farage là cựu chủ tich Đảng Độc Lập Vương quốc Anh (UKIP), tuyên bố sẽ đến Washington dự lễ nhậm chức của tân tổng thống. Trên những tweets mở đầu cuộc vận động, Trump kỳ quặt tự gọi mình là “Mr Brexit”,(nguồn: tờ theguardian ngày18/08/2016).Tại Pháp bà Marine Le Pen , khuynh hướng dân tuý ,chủ tịch đảng Quốc Gia (NF= National Front) cực hữu của Pháp tuyên bố sự thắng cử của Trump sẽ tăng cơ may cho NF giành chiếc ghế tổng thống Pháp năm tới, vì nó cho thấy những gì người dân muốn, họ sẽ được; đó là dấu hiệu của hy vọng cho những người không thể chịu được hậu quả của toàn cầu hoá hoang dã. Họ không thể chịu được cuộc sống chánh trị do giới thượng lưu dẫn dắt như bấy lâu nay. Ứng viên tổng thống Marine Le Pen tin tưởng ảnh hưởng dân tuý sẽ gia tăng trong các cuộc bầu cử ở Pháp, và thực ra nó đã lan dần sang Ý, Ba Lan, Hungary… Hiện tượng Donald Trump lại đang tác động làm thay đổi môi trường chánh trị Âu Châu.
Trump và phương châm“Nước Mỹ Trước hết “trong tình trạng Trật tự thế giới tự do đang lung lay?
Tân Bộ trưởng Quốc phòng , tướng về hưu 4 sao James Mattis , do Trump đề cử , phát biể u trước phiên điều trần trước Uỷ Ban Quân vụ Thượng viện (ngày 01/12/2016) rằng thế quân bình quyền lực toàn cầu thành lập sau Thế chiến II đang bị đe doạ hơn bao giờ hết, rằng Hoa Kỳ đang bị tấn công lớn lao từ phía Nga, từ các nhóm khủng bố, từ các động thái mà Trung Quốc đang thực hiện ở Biển Đông; ông còn thêm các lực lượng vũ trang Mỹ hiện không đủ manh để đối phó, trong khi cần tăng cường sách lược” răn đe”
Phải chăng vị thế lãnh đạo thế giới của Hoa kỳ đang thu mình co cụm, mất lần ảnh hưởng từ mấy thập niên qua và tệ hại hơn nũa từ thời Obama, khiến nền tảng của trật tự thế giới tự do dưới sự lãnh đạo của siêu cường Hoa Kỳ đang bị lung lay, nguy cơ đưa đến sụp đổ? Liệu sách lược với phương châm “Nước Mỹ trước hết ( American First) Trump tuyên bố làm nền tảng trị quốc đủ làm “Làm nước Mỹ Vĩ đại Trở lại” ( Make American Great Again) trong khi trật tự thế giới dang lung lay?
Thật vậy ,trật tự thế giới đang chứng kiến nhiều đổi thay . Giám đốc Tình báo Quốc Gia Hoa Kỳ James Clapper ( dưới thời TT Obama) đã phát biểu với các chuyên gia về chánh sách và tình báo khi ông mô tả môi trường an ninh thế giới hiện nay là một mảng phức tạp và đa dạng của các mối de doạ mà ông đã phải đối mặt qua 53 năm trong nghiệp vụ của mình. Chiến thắng của Mỹ dường như hiếm hoi, đau đớn trong giành chiến thắng và thường thoáng qua. Ngược lại những cường quốc đang lên Nga ,Trung quốc liên tiếp tấn công Hoa kỳ trên các lãnh vực không gian ảo, cả trên thượng tầng ngoài không gian; và Bắc Kinh không hề bị trừng phạt khi tự cho mình quyền làm chủ “con đường Chín đoạn”, không tuân thủ phán quyết Toà án Trọng tài Quốc tế; còn Nga quay thì trở lại chế độ độc tài đang mưu tìm làm một trật tư mới tại Âu châu. Hai cựu tướng Clapper và Mattis gặp nhau trên nhận thức Trung Cộng là nguy hiểm cho Hoa Kỳ và thế giới.

Cũng xin nhắc lại“ trật tự thế giới” sau Thế chiến Hai được các chuyên gia chánh sách Hoa kỳ và Tây phương thiết kế , hy vọng và tin tưởng tạo nên nền móng cho thị trường tự do, tôn trọng quyền của con người, cổ võ pháp trị ( rule of law), nhà nước do dân bầu, ngành tư pháp đôc lập, tự do báo chí, xã hội dân sự cũng bùng lên. Các định chế Bretton Woods gồm Ngân hàng Thế Giới (WB), Quỷ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) thành hình nhằm xây dựng lại nền kinh tế đổ nát thời hậu chiến, khuyến khích hợp tác kinh tế , thương mãi quốc tế; IMF, WB,Ngân hàng phát triển Á Châu đóng vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế thế giới và giúp các quốc gia đang phát triển; Bretton Woods cũng đã gợi ý thành lập tổ chức thương mãi quốc tế, nhưng mãi đến 1990s WTO mới thành lập. Lúc bấy giờ, các nhà thiết kế chánh sách Tây phương tin tưởng thị trường mở chắc chắn sẽ dẫn đến dân chủ; và nhiều trường hợp đã xẩy ra, dân chủ tự do đã lần lần lan rộng trên châu Âu, sang châu Á, Mỹ-Latinh , Phi châu Nam-Sahara; theo Freedom House số các quốc gia theo thể chế dân chủ đã tăng từ 44 năm 1997 lên gắp đôi ( 86) trong năm 2015. Lý tưởng tự do đưa tới việc hình thành Toà Án Hình Sự Quốc tế ( ICC ) năm 1998; năm 2005, trât tự thế giới bước thêm một bước cao hơn: Đại Hội đồng LHQ chuẩn thuận “trách nhiệm bảo vệ” (responsibility to protect , viết tắt R2P) là một cam kết chính trị toàn cầu đã được tất cả thành viên LHQ xác nhận để ngăn chăn tội ác diệt chủng, tội ác chiến tranh, thanh lọc sắc tộc (ethnic cleansing), và tội ác chống nhơn loại .
Trật tự thế giới dưới sự lãnh đạo của siêu cường Hoa Kỳ đã tạo nên sự ổn định và thạnh vượng trong nhiều thập niên thì bắt đầu lung lay ;theo nhà khoa hoc chánh trị Larry Diamond thì dân chủ bắt đầu sựng lại nếu không phải là suy thoái kể từ năm 2006, với cuộc khủng hoảng tài chánh với các chương trình cứu trợ tài chánh của ngân hàng ( bank bailout) từ năm 2008, những cuộc bạo động mang tính dân tuý, sự hồi sinh của chủ nghĩa độc tài. Nền kinh tế tư bản mở, toàn cầu hoá ,tự do mậu dich , đầu tư, di dân từ đó cũng bắt đầu bị chỉ trich là chỉ mang lại thạnh vượng quốc gia mà sự thật là cho giới tinh hoa lãnh đạo, giới thượng lưu giàu có, nó không đến với đại đa số bộ phận trong xã hội nạn nhơn của sự bất bình đẳng và giảm sút phúc lợi xã hội. Toàn cầu hoá cũng bị kết án liên hệ đến sự thay đổi khí hậu, ô nhiễm môi sinh và sự lan tràn đại dịch ( Ebola, Zika) vượt quá khả năng kiểm soát của một chánh phủ duy nhứt để kiểm soát .
Nhiều thập niên qua, dưới cây dù an ninh của Mỹ, Hoa Kỳ và đồng minh dân chủ đã đánh bại chủ nghĩa phát xít rồi sau đó là vứt bỏ cái nôi của chủ nghĩa cộng sản, nhưng lạc quan của những thập niên 1990s đã héo dần cho những bi quan càng ngày càng lớn về trật tự tự do hiện tại khi tư tưởng truyền thống biệt lập nhen nhúm trong trong giới lãnh đạo Hoa kỳ. Cụ thể, cuộc chiến tiêu hao ở Afghanistan và Iraq mà tới nay Hoa Kỳ vẫn chưa ra khỏi vũng lầy, tiếp theo tình hình hổn loạn sau sự can thiệp vào việc lật đổ chế độ Gaddafi ở Lybia , Obama đã lượng định lại vai trò của Mỹ trên chánh trường quốc tế , ông đã đưa ra chủ trương “co cụm “, từ biệt vai trò “cảnh sát quốc tế”; ông khuyến khích đồng minh gánh vác trách nhiệm nhiều hơn ở Âu châu cũng như tại Trung Đông ,Obama chủ trương” lãnh đạo từ phía sau” trong cuộc chiến chống ISIS, né tránh vai trò lãnh đạo truyền thống của Mỹ;trong hồ sơ Syria , Obama đã thu mình ” lùi lại phía sau lằn ranh đỏ,”nhượng bộ trước thế lấn lướt của nhà độc tài Putin hết lòng bảo vệ Bashar al-Assad, kẻ đang giết hại đồng bào mình.
Như tướng Mattis đã nhận định, Trung Cộng và Nga là hai cường quốc xung kích trên đà tiến lên, tạo những thách thức vào thành trì trật tự quốc tế tự do, trước một Obama quá mềm yếu trong các vấn đề quốc tế, trong tám năm ông cầm quyền .
Liệu Trump sẽ tái lập nổi tư thế lãnh đạo thế giới khi nó sắp vuột khỏi tằm tay ?
Từ lập trường dân tuý để thắng cử đến chánh sách đối ngoại thực tiển của tân tổng thống Donald Trump khi bước vào Nhà Trắng.

Bản thân là nhà tỷ phú doanh thương, khi bước vào Toà Bạch Ốc, Tổng thống Trump sẽ phải đối mặt trước nghìn trùng vấn đề thế giới, quốc nội và hàng loạt vấn đề khác hơn là những điều mà ông đã đề cập trong chiến dịch tranh cử. Với một quốc gia có nề nếp dân chủ truyền thống, Quốc Hội Hoa Kỳ dù là phe Cộng hoà thống trị, không phải Trump có thể thực hiện được hết những gì ông muốn ; và thế giới kể cả thế lực đang tấn công vào thành trì dân chủ ( Trung Cộng, Nga,IS..)cũng không nhứt thiết dễ dàng cho Tổng thống Trump thực hiện những gì mà ông dự tính.
Ngay đối với cộng sự viên của mình bao gồm những cố vấn, thành viên chánh phủ ,Trump cũng đã phải thoả hiệp quan điểm vì lợi ich quốc gia, dù mọi người đều biết ông là một nhân vật có bản lãnh cứng rắn, nhưng phản ứng nhiều lúc bất thường, cho nên không nên mong chờ sự nhứt quán nơi vị lãnh tụ khá độc đáo này trong lịch sử các đời tổng thống Mỹ.
Điều quan trọng của nền móng dân chủ tự do truyền thống như nền dân chủ Hoa Kỳ vẫn là năng lực và ý chí của nhơn dân Mỹ đễ lãnh đạo.Nhơn dân Mỹ đã chọnTrump, chấp nhận đường lối xây dựng đất nước của Trump. Vì lý do đó mà các đồng minh của Mỹ ở châu Âu châu Á, của cả thế giới tự do theo dõi cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 của Mỹ với tâm trạng đầy lo âu về quan điểm của ông đối với các chương trình nội chính và sách lược đối ngoại đặc biệt trên hồ sơ quan hệ với Nga , quan hệ Washington-Bắc Kinh, về những cam kết dở dang “xoay trục “về châu Á của tổng thống tiền nhiệm.
Nhìn qua cách Trump tuyển chọn ê-kíp cố vấn , thành phần nội các và chuyên chú theo dõi các buổi điều trần trước các uỷ ban Thượng Viện Hoa Kỳ của nhóm gạo cội trong tân chánh phủ cho ta thấy rõ những điều chỉnh hay cả những mâu thuẩn đối với đường lối ngoại giao mà Trump đã tuyên bố trong giai đoạn tranh cử. Nhìn chung, ê-kíp quanh ông đều cho Nga và Trung Cộng là hai cường quốc đang làm xoi mòn nền tảng trật tự tự do dân chủ Tây phương mà tân chánh phủ phải đặc biệt quan tâm, bên cạnh là các lực lượng khủng bố, quá khích Hồi giáo.
Tổng thống Nga Putin đã chỉ đạo tin tặc can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, nhưng Trump làm mọi người bất mãn khi chủ trương hoà giải với nhà độc tài Putin , ông còn tuyên bố nên trả lại Crimea cho Nga; ông từng tuyên bố NATO đã lỗi thời và Hoa Kỳ sẽ không bảo vệ thành viên nào không đóng góp tài chánh. Trump nói sẽ “tái khởi động” ( Reset) mối bang giao hửu hảo với Kremlin; trong thế chẳng đặng đừng ông đồng ý biện pháp Obama trừng phạt Nga về tội đã dùng tin tặc tấn công nền dân chủ Hoa Kỳ, nhưng nói không nên kéo dài quá lâu,và Hoa Kỳ nên dỡ bỏ lịnh trừng phạt, cấm vận nếu Nga thực tâm hổ trợ Hoa Kỳ cuộc chiến chống khủng bố và giúp Hoa Kỳ đạt được các mục tiêu quan trọng khác; Trump muốn áp dụng sách lược thời Chiến Tranh lạnh, khi cập bài trùng Nixon-Kissinger dùng lá bài Trung Cộng(1972) chống lại Liên Xô thì ngày nay , ông muốn dùng lại lá bài Putin, kéo Nga về với mình để chọi lại Trung Cộng , một địch thủ nguy hiểm đáng quan tâm. Trump đã có lần phát ngôn “chỉ có kẻ đần độn, ngu ngốc mới cho rằng quan hệ với Nga là xấu”.
Trái với quan niệm thân Nga của Trump , tân Bộ trưởng Ngoại Giao Rex Tillerson, trong buổi điều trần tại Uỷ ban Ngoại Giao Thượng Viện Hoa Kỳ để được chuẩn nhận, trình bày rằng cần phải báo động với NATO về sự trổi dậy nguy hiểm của Nga và rằng đối thoại cởi mở, thẳng thắn với Nga về tham vọng của Nga là cần thiết để Hoa Kỳ có thể lên kế hoạch đối phó, rằng Hoa Kỳ có nhiệm vụ cam kết bảo vệ đồng minh Bắc Đại Tây Dương của mình; ông Tillerson cũng cho biết ông không ủng hộ việc Crimea sáp nhập Nga. Càng ngạc nhiên hơn, ông Rex Tillerson tuyên bố rằng ông không chống Hiệp ước TPP.
Các quan điểm xích lại với Nga trong lúc vận động tranh cử đã có phần điều chỉnh ,nếu không nói là mâu thuẩn; không chắc ông tân Ngoại trưởng Rex Tillerson đã hội ý trước với tổng thống Trump. Lập trường của Ngoại trưởng Tillerson trong quan hệ quan hệ với Nga, với NATO, với Âu châu có vẻ phù hợp với quan điểm truyền thống bảo thủ của đảng Cộng Hoà.
Đối với Trung Cộng, ngược lại, chánh sách cứng rắn của Trump đối với Trung Cộng được khai triển đúng mức do tài lãnh đạo của Tillerson tại buổi điều trần trước Uỷ Ban Ngoại Giao Thượng Viện Mỹ. Chưa từng thấy nội các nào tập trung được nhiều nhà triệu phú đầy mưu lược, với nhiều tướng lãnh tài ba cở “Mad Dog” J.Mattis và chuyên gia kinh tế thượng thặng Peter Nawarro đã từng cảnh báo thế giới về viễn ảnh “Death by China”mà tân Tổng thống Trump bổ nhiệm chủ tịch Hội đồng Thương Mại quốc gia tại toà Bạch Ốc.
Trump đã từng tuyên bố sẽ đạt cho bằng được một quan hệ mậu dịch công bằng và cân bằng , giải quyết vấn đề Bắc Kinh thao túng tiền tệ qua đó TC đẩy mạnh xuất cảng hàng hoá kém phẩm chất sang Mỹ , ông Trump doạ tăng thuế nhập khẩu đến 45%, ông chỉ trích mạnh mẽ về chánh sách công nghệ chèn ép các công ty ngoại quốc đầu tư tại Trung Quốc, về chuyện ăn cắp quyền sở hửu trí tuệ, công ăn việc làm của lao động Hoa kỳ . Thêm vào đó, hai Bộ trưởng Tài Chánh ( Steven Mnuchin, cựu lãnh đạo tập đoàn tài chánh Goldman Sachs) và Bộ trưởng Thương Mại (Wilbur Ross , nhà tỷ phú đầu tư) được Trump bổ nhiệm tăng cường ban tham mưu chánh sách kinh tế tài chánh trong đó có sự xét lại chủ trương bảo hộ mậu dịch và các thoả thuận thương mãi đa phương( như TPP và NAFTA). Trump nhiều lần tuyên bố giao dịch mậu dịch thông qua đàm phán song phương sẽ đem lại lợi ích cho Hoa Kỳ, điều này sẽ giúp Trump chỉnh lại mức thâm thủng mậu dịch hữu hiệu hơn , đặc biệt là đối với Trung Cộng.
Trong hồ sơ Biển Đông, tân Ngoại trưởng Rex Tillerson cũng như tân Bộ trưởng Quốc phòng Mattis ủng hộ lập trường cứng rắn của tân tổng thống. Rex Tillerson nói với Uỷ Ban ngoại giao Thượng Viện Mỹ việc Trung Quốc xây đảo nhơn tạo ở Biển Đông là “phi pháp” cũng như việc Nga chiếm Crimée, và Washington cần gởi một tín hiệu cho Bắc Kinh phải ngưng ngay việc xây đảo nhơn tạo, và không được tiếp cận các đảo đó, ông Tillerson nói lập trường cứng rắn hơn là cần thiết để răn đe trung Quốc đi quá đà sau này. Nhưng ông không nói rõ là sẽ thực hiên như thế nào. Theo John Glaser thuộc Viện Nghiên cứu Cato, đề nghị của Tillerson quả khó thực hiện. Ông Obama quá thụ động , phản ứng luôn chậm trể, để Tập Cận Bình lấn chiếm gần trọn Biển Đông; ông Trumps có thể tái thực hiện chiến dịch tuần tra tự do lưu thông hàng hải ( FONOPs) nhưng FONOP không có nghĩa là có thể đảo ngược được những gì Tập Cận Bình đã thực hiện ở Biển Đông. Ông Trump có hứa xây dựng lại lực lượng võ trang, đề nghị tăng ngân sách Quốc phòng, đăc biệt cho Hải quân và Không lực trong bối cảnh bất ổn trong khu vực Á châu-Thái Bình Dương.Trong khi Tập Cận Bình nhiều lần nhắc Biển Đông là sân sau của Trung quốc, các đảo trong “Đường chín đoạn” thuộc về Trung Quốc, Tập cũng bất chấp phán quyết của Toà Trong Tài quốc tế ( PCA) đã từng bác bỏ yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh. Ông Tướng Mad Dog J.Mattis cũng cho thấy mối quan tâm về đường lối hung hăng của Trung Cộng ,. Trump cũng tiếp tục khiêu khích Bắc Kinh với lá bài địa chánh trị Đài Loan. Ông Bill Gaston thuôc viện nghiên cứu Brookings cho thấy TQ sẽ trả đủa nếu Hoa Kỳ áp đặt các điều kiện mới. Động tác chận bắt tàu ngầm không người lái của Mỹ ở Biển Đông và chiếc hàng không mẫu hạm Liêu Ninh tâp trận trên con đường huyết mạch quốc tế và cũng đã vượt ra khỏi Chuổi Đảo Thứ Nhứt, là những tín hiệu mà Tâp muốn chuyển tới tân tổng thống.
Một hồ sơ quan trọng nữa là hồ sơ TPP một cột mốc của sách lược “xoay trục “ về châu Á mà Obama ôm ấp suốt hai nhiệm kỳ lại bị ứng viên tổng thống Trump và Hilary Clinton đều đòi khoá sổ. Nhưng điều làm mọi người suy nghĩ khi Ngoại trưởng Rex Tillerson do Trump đề cử, nhà cựu CEO Exxon Mobil , nói trước Uỷ Ban Ngoại Giao Thượng viện ( 12-01-2017)là ông không chống lại Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, phải chăng ông Tillerson định mở con đường cho việc chánh phủ Trump tái xét lại hay chỉnh lại TPP? Trái với Trump hai đồng minh cật ruột là Nhựt Bổn và Úc nhứt định xúc tiến công việc để thưc hiện TPP; sau cuộc hội đàm, Thủ tướng Malcolm Turbull và Thủ tướng Shinzo Abe công bố một tuyên bố chung nhấn mạnh rằng việc thực hiên TPP vẫn là một ưu tiên không thể vì những lợi ich chiến lược quan trong do nó cung cấp. Trong tám năm qua Obama nhân nhượng để Bắc Kinh lấn lướt trên sân chơi kinh tế, nay Trump nếu lại rút lui ra khỏi TPP thì điều đó sẽ là cơ hội ngàn năm một thuở để Tập Cận Bình điền vào chỗ trống, TC sẵn sàng hướng tới xây dựng khu vực thương mại tự do Châu Á Thái Bình Dương. Hiệp hội Đối Tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP do Trung Cộng kéo đầu tàu gồm 16 quốc gia thành viên , một mạng lưới mậu dịch tự do qui mô, tuy chưa hội đủ chuẩn mực của hiệp ước thương mại cao của thế kỷ 21 so với TPP, nhưng nhìn lại nó bao gồm hết 10 nước ASEAN và thêm vào đó là những đồng minh hoặc đối tác thân hửu của Hoa Kỳ ( Úc ,Nhựt, Ấn độ, Nam Hàn, New Zealand); chúng ta không tin Trump lại quay về chánh sách bảo hộ lạc hậu của những năm 1930s với chánh sách biệt lập ( isolationism)để mở rộng đường cho Trung Cộng thực hiện tham vọng bành trướng ảnh hưởng, thủ vai thuyền trưởng trong khu vực Châu Á Thái Binh Dương , cộng hưởng với “Sáng kiến “Một Vòng Đai Một Con Đường” một kế hoạch cả ngàn tỹ Mỹ Kim nối liền châu Á với châu Âu, và một định chế tài chính lớn lao AIIB Ngân hàng Đầu tư Cơ Sở Hạ Tầng Á châu nhằm tài trợ các chương trình phát triển cho khu vực Á Châu Thái Bình Dương, độc lập với các định chế tài chánh Bretton Woods lãnh đạo bởi Tây Phương ( IMF, World Bank) ; hai đại cường kinh tế Mỹ và Nhựt đã từ chối gia nhập.

Chiến lược xoay trục qua Châu Á không thể bỏ dỡ, Obama đã thất bại vì chánh sách quá mềm yếu với Trung Cộng ở Biển Đông, không tạo được lòng tin chiến lược khiến khối ASEAN tan nát, một số phải tìm đường sống, một đồng minh lâu năm Phi Lippine đi với Băc Kinh, theo sau là Malaysia, Thái lan, cũng như Cam-bốt, Lào luôn là đối tác tin cậy cũa Trung Cộng; còn CSVN thì đã tự nguyện với “vòng kim cô 16 chữ vàng bốn tốt”. Lời phát biểu cứng rắn của vị tân Ngoại trưởng Rex Tillerson về Biển Đông, biết rõ sự cần thiết phải dằn mặt Trung Quốc, chống lại việc TQ quân sự hoá và bành trướng tại Biển Đông của Bộ trưởng Mad Dod J.Maittis, một vị tướng 4 sao nổi tiếng chỉ biết tiến không bao giờ lui; và Đô đốc Harry Harris Thuộc Bộ tư lênh Thái Binh Dương luôn gắn bó với tình hình an ninh ASEAN, Peter Narrawo, chủ tịch Hội Đồng Thương Mãi Quốc gia, tất cả sẽ hổ trợ chánh sách xoay trục về Châu Á . Rex Tillerson không phản đối TPP, hiệp hội thương mãi tự do đa phương có cơ điều chỉnh; một ngân sách tăng cường như Trump đề nghị cho quốc phòng sẽ giúp hoàn tất kế hoạch tái cân bằng/xoay trục của chánh phủ Obama.

Thay lời Kết
Quản trị một siêu cường như nước Mỹ có một truyền thống dân chủ ổn định lâu đời sẽ phải khác với những điều ông Trump đề cập tới trong chiến dịch tranh cử; tân Tổng thống Trump có một bộ tham mưu kinh tế và quân sự hùng hậu, cấp tiến sẽ cố vấn ông đẩy mạnh chánh sách ngoại giao khôn khéo phối hợp với cải cách trong nước nhằm ổn định tình trạng chia rẽ trong xã hội, sẽ làm sống lại tư thế lãnh đạo trật tự thế giới tự do; với dàn lãnh đạo mưu lược, tài ba Trump và nội các mới sẽ có thể tạo lại thế cân bằng quyền lực toàn cầu ; Trump ở vị thế thuận lợi để thương lượng với Nga, hoà giải trong thế mạnh đưa tới sự ổn định cho Âu châu, và dồn nổ lực ngăn chặn tham vọng trổi dậy không hài hoà của Trung Cộng.
Niềm tin Tổng thống Trump sẽ phải tranh đấu và bảo vệ một thế giới trong trật tự, hoà bình, tiến bộ dựa trên nền tảng của một thế giới mở tôn trọng pháp luật và quyền con người.

17-01-2016
Bác Sĩ Mã Xái
____________________

Tài liệu tham khảo:
-“Trump and American Populism” by Micheal Kazin /FOREIGN AFFAIRS-November/December 2016.
-“ Trump’s declaration he’ll be ‘MR Brexit’ open speculation floodgates on Tweeter” theguardian -August 18 2016
-“Will the Liberal Order Survive”? by Joseph S.Nye, Jr/FOREIGN AFFAIRS-January-February 2017.-
“Is the Foundation of the US-led Order Scrumbling” by Michel J. Green( in collection of essays “ 2017 Global Forecast”/ CSIS-December 15, 2016
=”World order 2.0 “ by Richard Hass: Traditional principles of international order need to be adapted to deal with an increasingly interconnected wordl./Foreign Affairs Juanary/February 2017
-“Rex Tillerson”s South China Sea Proposal Won’t Work” by John Glaser / THE DIPLOMAT Jan 14,2017.
_ “The Fault Lines in Vietnam’s Next Political Struggle” by Zachary Abuza /THE DIPLOMAT –December 23,2016.
-“Trung quốc dựa vào Kissinger để tìm hiểu Trump” do Ngô Việt Nguyên Biên dịch đăng trên Nghiên Cứu Quốc tế ngày 16-01-2017; Nguồn: “ China, Grappling with Trump, turns to ’Old Friend’Kissinger.
-DEATH by CHINA-Confronting the Dragon-A Global Call to Action by Peter Navarro and Greg Autry; Published May 15-2011 bản dịch Việt Ngữ của TS Kinh tế Trần Diệu Chân
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.163 giây.