logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 21/01/2017 lúc 11:01:37(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Cõi vô thường ở chung quanh ta. Ở ngay trong chúng ta. Vậy mà, vào những ngày cuối năm - mưa nhiều, lạnh nhiều, gió nhiều - tôi như chợt bỗng thấy, bỗng nhận ra. Rất thật. Rất gần gũi: Cây cỏ, hoa lá trong vườn trong nhà tôi tàn lụn; những người quen biết tôi lần lượt đi về nơi vĩnh hằng; những căn nhà tưởng như là trăm năm, hôm nay là đám đất trống. Tất cả chuyện sinh tử vô thường đều nằm trước mắt tôi. Như mấy ngón tay của tôi đang gõ trên bàn phím; như những bài thơ chiêu niệm những bạn bè thân quen đã ra đi hay ngay cả một số người vẫn còn có mặt trên cõi đời, của Du Tử Lê, trong tập thơ trước mắt.

“Khi Gối Đầu Lên Ngực Em” là một tập thơ tình: Tình yêu, tình bạn… nhưng cái chuyện tử sinh đâu đó, khi thẳng thừng, khi thấp thoáng trong suốt tập thơ dày trên 350 trang. Ngay trong bài thơ đầu tiên đã có 2 câu nhắc đến chuyện sống chết:


“nhớ tóc em phủ kín mặt tôi,

để chỉ thấy tình yêu: lẽ sống /chết”

( cho giọt lệ buồn/vui có nơi an nghỉ,Tr.9)

Và, trong bài cuối cùng của tập thơ , cũng có 2 câu nói đến chuyện vĩnh viễn chia xa:

“ (gió xuân thì? trăm năm buốt giá?

gió một ngày vĩnh viễn chia/xa?)”

(Bài: khi gối đầu lên ngực em,Tr.358)


Từ tóc và gió thi nhân liên tưởng đến sự chia cách nghìn trùng, đến cảnh sinh ly tử biệt thì khi đối diện với cái-mất-thật-sự của bạn bè, của người thân, sự liên tưởng đó trở thành giọt máu tím bầm chạy luân lưu trong cơ thể một nỗi đau không rời. Dẫu vẫn biết rằng chết là hết, sẽ không ai chờ sự trở lại:

“cuộc đời mà Long

lẽ tử /sinh thường hằng

khung cửa hẹp/nỗi buồn lớn

không ai hoài công đợi chờ sự trở lại

những gì đã vĩnh viễn ra đi...”

( bây giờ Nguyên Long đã đi rất xa. Tr.66)


Nhiều khi cái chết nhẹ nhàng bằng một sự “bốc hơi” (thơ nhặt từ trái-tim-nắng-gió,cũ) hoặc nằng nặng hơn là “chiếc lá rơi”. Tự thân cái chết là một điều hiển nhiên. Du Tử Lê hiểu rõ. Họ Lê, qua thời gian chiêm nghiệm, đã thấy nhẹ đi nỗi tử biệt vĩnh hằng trong suy nghĩ nhưng vẫn phải căng trái tim mà hứng. trải nỗi buồn. Nó: một nửa có thể diễn tả ra, nửa kia không thể diễn tả được. Như phần chìm của một tảng băng.

“đời sẽ hết, dù ngày mai vẫn tới

Nhưng trong tôi: em không chết một lần”

( tôi đã trả môi người cho tháng sáu. Tr.201)


Họ Lê quan sát sự ra đi thinh lặng của chiếc lá trong đêm khuya mà vẫn cảm thấy có sự quấn quýt, trao gửi của một linh hồn. Đó là sự khác biệt của thi nhân, sự ngẩn ngơ của tâm hồn nhạy cảm và đa mang:

“như khuya qua

có chiếc lá khi rơi

cố tình (?) chạm vào cửa sổ phòng tôi

nói… chỉ điều nó hiểu.”

( có chiếc lá khi rơi/nói điều chỉ nó hiểu. Tr.283)


Bốn câu thơ vừa thật dễ hiểu cũng vừa thật khó hiểu. Từ cảnh chiếc Ba câu trên diển tả cách chiếc lá rơi. Việc vô tình hay cố tình chạm vào cửa sổ là của tác giả. Và,” nói …chỉ điều nó hiểu.” là việc riêng tư của chiếc lá. Nó trở thành mật ngữ vì chiếc lá đã trở thành có linh hồn. Chiếc lá sẽ mục ruỗng trở về với hư không, còn linh hồn chiếc lá vẫn lẩn khuất một cõi riêng. đâu đó. nhưng rất gần với cõi-người-thơ-cô-đơn.


Trong ba giai đoạn của cuộc đời, chúng ta có ba cách nhìn, nói một cách khác là quan điểm của thời trẻ là cách nhìn xa rộng hàm ý nghĩa mưu cầu cho đời mình, mang tính chất đồ đậm; tuổi trung niên, chúng ta có cách nhìn sâu xa, thấu đáo sự việc; và vào tuổi già chúng ta có cái nhìn làm giảm nhẹ mức nặng nề, trầm trọng trên tất cả mọi thứ. Tôi nhớ đến những câu thơ thê-thiết trong bài Khúc Thụy Du mà họ Lê đã viết về những cái chết oan khốc, tức tưởi năm Mậu Thân 1968, lúc Lê ở tuổi hai mươi sáu:

“bầy quạ rỉa xác người

. . . . . . . . . . . . .

trên xác người chưa rữa
trên thịt người chưa tan
trên cánh tay chó gặm
trên chiếc đầu lợn tha…”

(Khúc Thụy Du)


Những câu thơ người đọc không khỏi rùng mình, ghê rợn. Gần 50 năm trôi qua, Du Tử Lê đối diện với những cái chết của người thân, của bạn bè, đôi lần đối diện với thần chết mon men đến giường bệnh của chính mình. Họ Lê đã thay đổi, thay đổi rất nhiều, nhất là sau sự ra đi của mẹ. Từ cái nhìn thông thốc, trắng dã vào cái chết, họ Lê, giờ đây đã nhìn cái chết nhẹ nhàng đi vì nó quẩn-quanh như làn gió, vì nó, đôi khi lộ diện cũng rất hiền từ. Cái đầu lâu trắng xóa chỉ mang ý nghĩa bình thường là sự nhắc nhở của thời gian.


“cuộc đời mà Long

lẽ tử /sinh thường hằng

khung cửa hẹp/nỗi buồn lớn

không ai hoài công đợi chờ sự trở lại

những gì đã vĩnh viễn ra đi...”

Du Tử Lê đã lập lại đoạn này ít nhất là 2 lần trong bài thơ nói với người bạn Nguyên Long đã mất như nói. nhấn mạnh. với tất cả mọi người, với chính bản thân mình, hãy quen đi lẽ sinh tử thường hằng và chắc rằng sẽ không ai hoài công để chờ đợi sư trở lại của một người đã chết. Người chết sẽ mãi mãi mất tích để dấu chân kia còn nhường cho kẻ sau này.


Mai Thảo, sau thời gian khổ sở đối phó với bệnh hoạn, ông chợt nghĩ sao ta không xem nó như là một người bạn thân thiết cùng ăn, ngủ, sống chết với nó. Có thế ta sẽ thanh thản hơn chăng. Và, đấy cũng là một triết lý sống!

“ Bệnh ở trong người thành bệnh bạn
Bệnh ở lâu dài thành bệnh thân
Gối tay lên bệnh nằm thanh thản
Thành một đôi ta rất đá vàng”

(Dỗ Bệnh, Ta thấy hình ta những miếu đền. Mai Thảo)


Xem bệnh tật, sinh tử là chuyện thường hằng đã là khó huống chi xem những chuyện đó như bạn bè. Tôi đồ rằng những người làm được như vậy phải có thật nhiều kinh nghiệm sống, phải có tâm hồn bay bổng và một tấm lòng độ lượng.


Như trên đã nói, “Khi Gối Đầu Lên Ngực Em” trước hết là một tập thơ tình góp lại trong ba năm. Tôi đến với tập thơ với sự chuẩn bị đọc những câu thơ tình nhẹ nhàng hay oằn oại, sâu lắng hay hừng hực nồng nàn và nhất là sự mới mẻ mà bất kỳ trong tập thơ nào của Du Tử Lê đều có. Mỗi câu thơ, mỗi bài thơ, mỗi tập thơ của ông hình như là những sức bậc, những nấc thang cho những câu thơ, bài thơ sắp tới. Đó là cái đặc biệt của Du Tử Lê. Nhưng khi cầm tập thơ trên tay đọc lướt qua trước khi đọc kỹ, qua một số bài đã gợi, hướng cho tôi đến chuyện tử sinh. Và, tôi cứ mãi trôi theo dòng suy nghĩ mà viết. Tôi không nghĩ là tôi áp đặt, tôi không nghĩ là tôi khiên cưỡng khi lấy cái tựa như trên. Điều tôi chỉ thấy mình mới chỉ ra một góc cạnh của tập thơ này. Trong khi tập thơ có đến trên 70 bài, có những bài dài hun hút và những nỗi niềm với dấu yêu với bạn bè với những Hòn đá làm ra lửa. Và, chắc chắn còn có nhiều điều đáng nói hơn nữa.

Thôi thì để quí vị tìm nó mà đọc vậy.

Đặng Phú Phong.
___________

GHI CHÚ: Tập thơ “Khi Gối Đầu Lên Ngực Em” của Du Tử Lê có thể mua ở Amazon.

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.090 giây.