logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 24/01/2017 lúc 09:23:15(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Chỉ biết ít nhất 4 năm tới sẽ không phải 4 năm sóng yên biển lặng...

Bây giờ thì tỷ phú Donald Trump đã chính thức trở thành tổng thống thứ 45 của Hiệp Chủng Quốc Cờ Hoa. Chẳng ai biết chuyện gì sẽ xẩy ra, ông sẽ làm những gì, sẽ là vĩ nhân hay đại hoạ cho nước Mỹ và cả thế giới.

Điều hiển nhiên mà ai cũng nhìn thấy là ông Trump sẽ làm một cuộc cách mạng vĩ đại, đảo lộn tất cả mọi chuyện, thay đổi hết và thay đổi thực sự chứ không thay đổi miệng lưỡi kiểu TT Obama. Dù chưa biết thay đổi tốt hay xấu, nhưng bảo đảm sẽ có mấy tảng Hy Mã Lạp Sơn trước mắt ông.

1. SỰ CHỐNG ĐỐI TỪ NGOÀI ĐẾN TRONG

Nhìn về phiá đối lập, điểm rõ nét nhất là đảng DC đã mau mắn biến thành... the new Party of No! Dưới thời TT Obama, phe ta lên mặt cao thượng, đả kích CH là đảng tiêu cực, bất cần quyền lợi quốc gia, chỉ lo chống đối. Thế cuộc đổi thay. DC bây giờ còn đi xa hơn the Party of No nhiều, biến thành the Party of Destruction, đảng của đập phá, không một chút dấu vết nào của cái gọi là đối lập dù không xây dựng. Mà đặc biệt hơn nữa, hiển nhiên là đã có một sự đồng thuận và nhất trí, phối hợp chặt chẽ giữa khối cử tri DC cuồng tín và ấm ức cùng cực với Nhà Trắng, khối DC trong quốc hội, và truyền thông dòng chính (TTDC) để phá bằng mọi giá. Đảng có tên là Dân Chủ cũng là đảng bất chấp mọi nguyên tắc dân chủ căn bản kể từ ngày mình thua, bắt đầu ngay từ ông tổng thống.

Từ những cố gắng liên tục nhằm ngăn cản tổng thống tân cử vào Nhà Trắng: xuống đường biểu tình đập phá, không nhìn nhận tổng thống đắc cử, ôm chặt chuyện bà Hillary được nhiều phiếu hơn, rồi đòi đếm phiếu lại, quay qua áp lực cử tri đoàn, ngay tới ngày quốc hội họp để xác nhận kết quả bầu cũng còn cố gân cổ kêu gọi quốc hội không nhìn nhận, rồi nhẩy qua chiêu tố Putin can thiệp giúp Trump, rồi lại biểu tình đập phá ngày TT Trump nhậm chức, và các quan chức DC tẩy chay không tham gia lễ tuyên thệ. Ông Trump dĩ nhiên nhún vai. Vắng mợ chợ vẫn đông.

CNN phổ biến hai tấm hình lễ tuyên thệ của TT Obama và TT Trump để cạnh nhau để nhấn mạnh khác biệt: TT Obama với gần hai triệu người tham gia và TT Trump với một triệu người. Điều CNN không thố lộ là khác biệt gần một triệu đó chỉ là các anh chị da đen ngồi nhà, không đi ủng hộ ông tổng thống trắng. Ai kỳ thị?

Khi bài này được viết thì phe ta đang chiả mũi dùi vào vấn đề xung khắc quyền lợi. Một chiêu mới. Họ đòi ông tỷ phú phải rút tên ra khỏi tất cả mọi kinh doanh, mọi công ty, mọi sở hữu. Toàn là những người có lẽ chưa sở hữu được một cái xe con, nên đòi hỏi mà không biết mình đang nói gì. Ông tỷ phú này có cả mấy trăm công ty, cơ sở, cao ốc, biệt thự, hãng xưởng,… trên khắp thế giới. Tất cả đứng tên ông làm sao ông có thể bán hay sang tên cho thiên hạ, một sớm một chiều. Mà bán với giá nào? Nếu bán có lời thì bảo đảm sẽ bị tố là lời giả tạo, chỉ là tiền đấm mõm, giống như tiền ôb Clinton đọc diễn văn thôi. Hay là phải bán lỗ cả trăm triệu để khỏi mang tiếng? Chưa kể theo đúng mô thức kinh doanh Mỹ, hầu hết đều tài trợ bằng nợ ngân hàng [có báo cho biết ông Trump nợ đâu 1,5 tỷ đô]. Bây giờ ông Trump có thể rút tên ra khỏi mấy giấy nợ đó không? Ngân hàng nào chịu tha? Hay bán nợ lại cho người khác? Ai lãnh? Điều tối đa ông có thể làm là vẫn phải đứng tên chịu trách nhiệm, nhưng không tham gia vào điều hành. Và đó là điều ông đã làm, chính thức chuyển giao tất cả quyền quyết định cho hai ông con và các cộng sự viên.

Cũng lạ khi chính những người đang bị sốc nặng nhất về chuyện này lại chẳng cảm thấy có gì xung khắc quyền lợi với hơn hai tỷ đô trong Quỹ Clinton Foundation.

Hết cố gắng cản kết quả đến cố gắng giảm uy tín, cho dù mỗi cố gắng lại chỉ đưa đến kết quả tệ hại hơn. Chẳng phải từ đám cử tri của bà Hillary không, mà bắt đầu ngay từ TT Obama. Trong lịch sử chính trị Mỹ, chưa bao giờ có cuộc chuyển giao quyền lạ lùng như năm nay, khi mà ông đi ra tìm đủ mọi cách ngăn cản và phá ông đi vào. Chuyện đâu còn đó, tiểu nhân hay quân tử, lịch sử sẽ phán xét.

Chưa kể trong vài tuần cuối, TT Obama đã ký cả trăm pháp lệnh, rồi bổ nhiệm cả trăm viên chức, kể cả các cộng tác viên thân cận nhất được ban phát những chức vụ béo bở nhất, bảo đảm sẽ gây trở ngại lớn cho TT Trump ngay từ ngày đầu.

Dân Mỹ đã bầu một người đối lập, tức là muốn chuyển hướng, TT Obama đúng ra phải tôn trọng ý dân đó, và không nên níu kéo, cố lấy những quyết định ngược lại ý dân trong vài ngày cuối. Hiển nhiên, TT Obama chỉ lo ý mình chứ không mấy thắc mắc ý dân.

Vẫn chưa hết! TT Obama lại còn lên TV tuyên bố nếu ông được ra tranh cử, ông sẽ hạ Trump ngay. Câu nói này không biết là tát vào mặt bà Hillary, chê bà quá dở, hay thụi vào ngực ông Trump. Chỉ biết đây là câu tuyên bố miễn phí, vô hậu quả, vớ vẩn nhất. TT Obama quên mất nhờ “công lớn” của ông mà toàn thể đảng DC đã từ bị thương đến chết trong 4 kỳ bầu cử liền. Cho dù kẻ này chẳng phải là bác sĩ tâm thần gì hết, nhưng cũng đã thấy rõ TT Obama đang bị... hội chứng hoang tưởng thời kỳ cuối.

Rồi đến Thượng Viện. Tân lãnh tụ khối thiểu số DC Chuck Schumer tuyên bố “cách duy nhất chúng tôi hợp tác với TT Trump là ông ta chấp nhận hoàn toàn đi theo chúng tôi và từ bỏ đảng CH”. Hạ Viện? Một phần ba dân biểu DC tẩy chay lể nhậm chức của TT Trump. Bảo đảm một sự bất hợp tác tuyệt đối.

TTDC thì cũng khỏi cần bàn thêm vì từ ngày ông Trump ra tranh cử cách đây một năm rưỡi cho đến nay, chưa ai đọc hay nghe được một lời ủng hộ hay ca ngợi nào hết, ngay cả bài diễn văn nhậm chức, đố quý độc giả nào tìm được một câu của TTDC khen ngợi hay đồng ý. Trong khi cách đây 8 năm, TTDC gọi ông Obama là “God” (chủ bút tạp chí Newsweek), một chuyện chỉ có thái giám Tầu mới làm. Từ sau ngày đắc cử, trong số tất cả những đề cử nội các của TT tân cử Trump, chưa có một người nào được TTDC chấp nhận, không đả kích, khoan nói tới ca tụng. Tất cả không chừa một người nào, đều có hàng hà sa số tội lỗi, khuyết điểm đáng chê trách, hay tuyệt đối không có khả năng gì hết, kể cả ông Chó Điên là người đầu tiên được Thượng Viện phê chuẩn ngay. Nhớ lại khi TT tân cử Obama đưa ra danh sách nội các, không có bất cứ một người nào bị TTDC chê bai bất cứ một điểm nào.

Tinh thần bè phái hiển nhiên đã đi đến mức tuyệt đối, và TTDC cũng chẳng thèm che dấu gì hết. Che dấu làm gì nữa khi cả thế giới đã biết?

Bình thường thì TTDC chống tất cả các tổng thống phe CH. Từ Nixon đến Reagan đến cha con Bush. Nhưng riêng với TT Trump thì còn chống mạnh hơn vì một lý do rất đặc biệt! Ông Trump chẳng những đánh lại TTDC mà đáng tội hơn nữa, lại dám qua mặt TTDC, không dùng phương tiện truyền thông này mà dùng các phương tiện truyền thông xã hội mới gọi là social media như Twitter, Facebook, để đi thẳng vào quần chúng, cho TTDC ra rìa.

Dường như phe ta không nhìn qua được đầu mũi mình, không nghĩ những hành động chống đối này sẽ được đáp lại như thế nào sau này nếu TT đắc cử là của đảng DC. Ở đây, xin nhắc lại một chuyện. Năm 2013, ngay sau khi TT Obama tái đắc cử, vì muốn giúp ông, phe DC dựa vào thế đa số áp đảo tại Thượng Viện thông qua luật nhân viên nội các chỉ cần 51 phiếu để được phê duyệt, không cho áp dụng thủ tục câu giờ filibuster cần 60 phiếu. DC quá tự tin, tưởng mình sẽ thắng cử vĩnh viễn, ra luật có lợi ngắn hạn mà quên luật này có thể quật ngược lại mình. Bây giờ ông Trump đắc cử, cả đám nghị sĩ DC chưng hững, hối hận: ông Trump chỉ cần 51 phiếu để thông qua nội các mà hiện nay CH chiếm 52 ghế, có nghiã là nếu phe CH đoàn kết, họ có thể bổ nhiệm bất cứ ai mà DC không ngăn cản được.

Tất cả những chống đối trên hứa hẹn những ngày khó khăn cho TT Trump. The Party of Destruction sẽ bắt tay với TTDC phạng tối đa từ ngày đầu, bất kể TT Trump làm gì hay không làm gì.

Đã vậy, ta cũng đừng nên quên một số không nhỏ chính khách và dân cử CH cũng quyết liệt chống ông Trump đến cùng. Những tên tuổi lớn của CH nhưng có quan điểm tương đối ôn hoà cho đến nay vẫn chưa chấp nhận ông Trump. Vài thượng nghị sĩ đã công khai chống việc đề cử vài nhân viên nội các. Việc CH nắm đa số tại lưỡng viện không có nghiã TT Trump muốn làm gì cũng được.

Những chống đối tuyệt đối này có lẽ là một sai lầm lớn. Ông Trump thật ra không phải là CH gốc, không tử thủ vì đảng, và cũng không phải là người sống chết vì ý thức hệ. Bài diễn văn nhậm chức của ông chẳng có câu nào bênh CH hay đả kích DC hết, không mang tính phe nhóm gì hết. Ông đã chứng minh cho cả thế giới thấy ông là người có đầu óc thực tế và độc lập, chỉ cốt sao làm được việc. Ông Trump nếu thấy cần và có thể đưa đến kết quả hữu hiệu, sẽ sẵn sàng dẹp những lời hứa khi tranh cử, bỏ đảng CH để bắt tay với DC, hay bắt tay với cả Nga hay Trung Cộng. Do đó, bất cứ ai thực sự muốn có kết quả hữu ích chung, có thể “nói chuyện” được với TT Trump thay vì nhắm mắt đấm đá mà quên mất ông Trump không sợ ai, sẵn sàng trả đũa mạnh tay hơn ai hết.

Điểm cuối cùng này rất đáng lưu ý. Ông Trump là người không chịu thua ai dễ dàng, luôn có phản ứng mạnh và rất nhanh, nhiều khi chưa suy nghĩ và cân nhắc thấu đáo. Trong một giới hạn nào đó, có thể là điều cần thiết và hữu hiệu, chẳng hạn như trong chính trị nội bộ Mỹ đã đưa ông đến thắng cử tổng thống, nhưng trên chính trường quốc tế, đối phó với những đại cường hung hãn như Nga và Trung Cộng, có thể rất nguy hiểm.

2. NHỮNG HỨA HẸN QUÁ LỚN

Trong lúc hăng máu tranh cử, ứng viên nào thì cũng thề trăng hẹn biển vô giới hạn, để rồi sau khi đắc cử thì thực hiện được một nửa là đã đấm ngực khoe công rồi. TT Trump có nhiều triển vọng sẽ không khác gì. Chính ông đã cảnh giác trước: đừng ngạc nhiên nếu ông thay đổi ý kiến về bất cứ chuyện gì. Ông giải thích trên đời này, mọi chuyện đều thiên biến vạn hoá, người lái tàu phải theo dõi diễn tiến của tình hình và lái sao cho khỏi chìm tàu và đến bến. Dù sao thì ai cũng thấy vài hứa hẹn của ông rất khó thực hiện. Ngay cả những nhân viên nội các do ông đề cử khi ra trước Thượng Viện cũng đã gửi ra thông điệp khá rõ là chưa chắc tất cả những tuyên bố của ứng viên Trump sẽ là những điều họ bắt buộc phải làm.

Ứng viên Trump xuất quân với hứa hẹn xây tường dọc biên giới Mỹ-Mễ bắt Mễ trả tiền và trục xuất cả chục triệu di dân lậu. Đây sẽ là thất hứa đầu tiên nếu thiên hạ nghĩ TT Trump sẽ xây một bức tường kiểu Vạn Lý Trường Thành của Tần Thủy Hoàng, là điều ông Trump chưa bao giờ nói. Thay vì xây tường suốt dọc biên giới mấy ngàn dặm, thì sẽ có khúc xây tường, có khúc làm hàng rào, có khúc cho lính canh, có khúc lấy núi và sông làm tường. Tuy không xây tường, nhưng ít ra thì cũng không còn cảnh mở cửa toang hoang rồi khi vào được thì cấm trục xuất. Việc kiểm tra lý lịch sẽ gắt gao hơn, có thể sẽ có luật cấm các cơ sở kinh doanh thuê di dân lậu, khiến họ bắt buộc phải tự ý ra đi thôi. Nhưng đây là chuyện không dễ. Phần lớn các luật liên quan đến đời sống di dân là luật tiểu bang mà chính quyền liên bang không xiá vào được, và các chính quyền tiểu bang, nhất là Cali, sẽ lo nịnh di dân tối đa để kiếm phiếu.

TT Trump cũng không có cách nào trục xuất hết đám 12 triệu di dân lậu. Chuyện hiển nhiên khỏi bàn thêm.

Ứng viên Trump hứa mang việc làm về cho nhân công Mỹ. Đây không phải là chuyện dễ trước những thay đổi cấu trúc kinh tế Mỹ. Những việc làm chế xuất cổ truyền ngày trước đang trên đà... phế thải, ngày một biến mất, di tản qua các xứ kém mở mang, nơi nhân công rẻ hơn và luật lệ về an toàn, môi sinh, thuế,... cũng dễ thở cho các công ty hơn. Nước Mỹ phải có kế hoạch quy mô tái huấn luyện nhân lực cho thích hợp với kỹ thuật mới, cũng như tìm ra cách giữ hãng xưởng khỏi di tản. Trong hai tháng sau khi đắc cử, khi mà ông chưa nhậm chức, nhiều công ty đã nghe lời ông, hay tự ý thay đổi kế hoạch, không đóng cửa, không sa thải (Carrier, GM) mà lại còn đầu tư mạnh lại (Softbank, Sprint, Ford, Fiat/Chrysler, Alibaba, Apple, Amazon,…). Tin phấn khởi, nhưng đường còn dài lắm. Đây sẽ là vấn đề then chốt nhất cho TT Trump vì là lý do chính ông đã đắc cử. Không mang job về lại, ông sẽ là tổng thống một nhiệm kỳ.

Ứng viên Trump cũng đã hứa hẹn sẽ thu hồi Obamacare ngay. Thực tế, nên nhớ ông Trump từ trước đến giờ vẫn chủ trương cung cấp bảo hiểm y tế cho toàn dân. Thành ra sẽ không có chuyện ông thu hồi toàn diện Obamacare, mà chỉ là sẽ sửa đổi khá nhiều, từng bước qua một thời gian khá dài chứ không có chuyện thu hồi toàn bộ để ba ngày sau thay thế bằng nguyên một bộ luật mới. TT Trump có thể có đủ phiếu CH tại lưỡng viện quốc hội để thay đổi, nhưng vấn đề là trong nội bộ CH, cũng như giữa khối CH và ông Trump, có sự đồng thuận để sửa đổi gì hay không? Cái khó không phải là thu hồi, mà là thay thế bằng cái gì?

3. YẾU TỐ BẤT NGỜ TRONG ÔNG TRUMP

Ông Trump ngay từ ngày đầu đã khiến không ai đoán nổi ông sẽ làm gì, nói gì. Bây giờ cũng vậy thôi, chẳng ai biết ông sẽ làm gì. Ông tổng thống này đã vứt bỏ hết mọi cẩm nang, mọi sách vở, mọi tiền lệ của các vị tiền nhiệm để lại.

Ngay cả việc ông đề cử nội các, thiên hạ đã đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Nhiều ngạc nhiên như vậy vì ông Trump có chiêu sở trường là... dương đông kích tây, lấy những quyết định chéo cẳng ngỗng, hoàn toàn mâu thuẫn với nhau.

Ví dụ điển hình nhất là thông điệp ông gửi cho Trung Cộng. Trong suốt cuộc vận động tranh cử, ông liên tục đả kích TC, hăm dọa đủ điều, từ tăng thuế nhập cảng hàng TC đến ngăn chặn TC hùng cứ Biển Đông. Thế rồi ông lại bổ nhiệm ngay ông bạn tâm giao hơn 30 năm của Tập Cận Bình làm đại sứ. Chưa hết, sau đó lại đề cử một ông giáo sư chuyên viết sách tố giác TC đang giết cả thế giới làm chủ tịch Hội Đồng Thương Mại Quốc Gia, là cơ quan quyết định chính sách ngoại thương với TC. Thế thì TT Trump muốn đánh TC hay muốn kết bạn với TC?

Quyết định đề cử ngoại trưởng còn quái chiêu hơn nữa. Sau khi vò đầu bức tai với nửa tá chính khách nặng ký nhất, kể cả cựu ứng viên tổng thống Mitt Romney và cựu đại tướng David Petraeus, ông bất ngờ lựa một đại doanh gia, chủ tịch tập đoàn dầu hoả lớn nhất thế giới là ông Rex Tillerson của ExxonMobil, chưa một ngày làm chính trị hay ngoại giao gì hết. Trong khi cả TT Obama lẫn TTDC đang la hoảng Nga là kẻ thù số một của Mỹ, thì ông Trump kiếm ngay ông bạn thân nhất của Putin làm ngoại trưởng. Thế rồi trong khi thiên hạ lo ngại một liên minh Trump-Putin thì ông Trump lại hô hào tăng cường khả năng võ trang nguyên tử chống Nga. TTDC chẳng hiểu mô tê gì nữa, nhưng cứ nhắm mắt chửi tới cho ta. Thân Nga cũng chửi, chống Nga cũng chê. Đó là thái độ tiêu biểu của TTDC đối với TT Trump.

Nói chung thì hầu hết nội các do TT Trump đề cử có mẫu số chung là rất ít kinh nghiệm chính trị, tuy tất cả đều có quan điểm bảo thủ rất vững. Nhưng tất cả đều là những người đã thành công lớn trong lãnh vực của mình, phần đông là đại doanh gia thành công, trở thành triệu phú, tỷ phú giống ông hết. Lo về an ninh và quốc phòng, là ba ông tướng 4-sao, khó chê được. Cả ba ông đều bị thất sủng dưới thời TT Obama vì quan điểm diều hâu chống ISIS tại Trung Đông, chê sách lược ển ển xìu xìu của TT Obama. Tất cả, vì thành công cá nhân nên đều là những người có quan điểm độc lập, có cá tính, tự tin lớn. Ra trước Thượng Viện, đưa ra nhiều quan điểm đối chọi với quan điểm của TT Trump. Thay vì coi như đây là những người có thể góp nhiều ý khác biệt để tổng thống có lựa chọn đầy đủ, thì TTDC xúm lại đổ dầu vào lửa, khai thác, phóng đại, phán ngay đám này sẽ cãi lộn suốt ngày chống TT Trump. Có lẽ TTDC thích cái đám chuyên dạ vâng chung quanh TT Obama hơn.

Trong nhóm phụ tá thì cũng đều là những người sành sỏi, cỡ tuổi trên 50, không phải loại nhẹ ký, bạch diện thư sinh như đám phụ tá của các TT Clinton và Obama.

Chưa ai biết TT Trump sẽ làm gì, chỉ biết ít nhất 4 năm tới sẽ không phải 4 năm sóng yên biển lặng. Nhớ cài … seat belt cho kỹ (22-01-17)

Vũ Linh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.128 giây.