logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 30/05/2013 lúc 09:28:50(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,156

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vào hồi đầu thập niên 1950, dưới thời chính phủ Bảo Đại, thì có một khẩu hiệu được trưng bày phổ biến rộng rãi nơi chốn công cộng – khẩu hiệu đó thật ngắn gọn, vẻn vẹn chỉ có ba chữ như sau : “Dân Vi Quý “.

Lúc đó, ở vào tuổi 16 -17 tôi mới là một học sinh theo đuổi chương trình Trung học ở quê nhà tại miền Bắc. Tôi có hỏi mấy bậc đàn anh về ý nghĩa của cái khẩu hiệu này, thì được giải thích như sau : Ba chữ đó là trích trong một câu gồm tất cả 10 chữ nguyên văn như thế này :

“Dân Vi Quý – Xã Tắc Thứ Chi – Quân Vi Khinh”.

Khẩu hiệu này có ý đề cao địa vị quan trọng của người dân mà nhân viên chính quyền phải ra sức quý trọng – chứ không thể coi rẻ, khinh thường con người như dưới chế độ quân chủ phong kiến thời xa xưa, hay dưới chế độ độc tài chuyên chế ngày nay được. Vị trí của Người Dân được coi quan trọng hơn cả những Phép tắc Quy lệ của Xã hội. Và Nhà Vua thì phải xem là Nhẹ thôi (Chữ Khinh ở đây có nghĩa là Nhẹ). Dưới thời Quân chủ Chuyên chế thời xa xưa, thì quan điểm của Mạnh Tử như thế đó quả thật là đã hết sức tiến bộ và can đảm. Rõ ràng là nó đã đi trước rất lâu so với các nhà tư tưởng ở Tây phương như Hobbes, Locke tại Anh quốc và Rousseau, Montesquieu tại Pháp … mới nghiên cứu khai triển chi tiết đày đủ hơn về đề tài này vào hồi thế kỷ XVIII.

Nhưng với trình độ non nớt của một học sinh trẻ tuổi vào lúc đó, tôi cũng chỉ hiểu biết một cách rất đại cương hạn hẹp như vậy thôi. Vả nữa, vào lúc chiến tranh còn đang sôi động tàn khốc hồi ấy, nên chính quyền của phe quốc gia còn bận rộn phải đối phó với nhiều vấn đề cấp bách hơn, thì cũng chưa có dịp khai triển và phổ biến cho rõ ràng rành mạch hơn về cái đường lối lý tưởng “Dân Vi Quý” này.

Mà chỉ sau này, khi đã chín chắn trưởng thành hơn qua những năm tháng học tập tại Đại học Luật khoa ở Saigon, thì tôi mới có dịp tìm hiểu cặn kẽ hơn về sự điều hành sinh họat của một quốc gia theo trào lưu dân chủ tiến bộ của thế giới ngày nay. Cụ thể hơn, thì đó là ý niệm về “Nhà nước Pháp quyền’ (Rule of Law) tức là một thể chế chính trị được xây dựng dựa trên căn bản của một hệ thống luật pháp tương đối hiện đại, hòan chỉnh mà lại thích nghi với truyền thống văn hóa và lịch sử đặc thù riêng biệt của mỗi nước.

Tôi vẫn còn nhớ một câu trong cuốn sách khai tâm về môn Chính trị học rằng : “ Người dân thế nào, thì thể chế chính trị như thế đó.” (nguyên văn tiếng Pháp : “Le régime vaut ce que valent les gens”). Như dân tộc Đức vì hèn nhát bạc nhược, nên mới phát sinh ra chế độ độc tài phát xít Hitler – hay dân tộc Nga trở thành tê liệt rã rời dưới chế độ sắt máu Stalin, hay dân tộc Trung Hoa đâm ra bất lực điêu đứng dưới chế độ tàn ác Mao Trạch Đông v.v…

Qua đến thế kỷ XXI ngày nay, thì nói chung trình độ dân trí tại nhiều quốc gia đã được nâng cao tương đối khả quan – nhờ vậy mà chính quyền tại các nước đó đã hành xử đúng mức để phục vụ chăm sóc cho người dân một cách tận tình chu đáo hơn – trong tinh thần tôn trọng phẩm giá của bất kỳ một người công dân nào. Và ta thấy tại những nước có chế độ thực sự tự do dân chủ như thế đó – thì Xã hội Dân sự càng phát triển khởi sắc và đóng được cái vai trò cực kỳ quan trọng là “Làm Đối trọng đối với Chính quyền Nhà nước, cũng như đối với khu vực Thị trường Kinh doanh” (Counterbalance vis a vis the State as well as vis a vis the Marketplace).

Trong các bài trước đây bàn về Xã Hội Dân Sự (XHDS), tôi đã có dịp đề cập đến nhiều khía cạnh chính trị xã hội thật đa dạng phong phú liên hệ đến khu vực thứ ba này của cái Không gian Xã hội (Social Space). Nên trong bài viết này, tôi muốn tập chú vào khía cạnh lý tưởng văn hóa đạo đức trong sinh họat thường ngày của các tổ chức phi chính phủ, bất vụ lợi và tự nguyện của quần chúng nhân dân vốn là cơ sở nền tảng cấu thành của XHDS (Non-governmental, Non-profit, Voluntary Organisations). Đó chính là những cố gắng liên tục nhằm cải thiện khung cảnh và môi trường xã hội thông qua những họat động phát sinh từ óc sáng tạo và sự bền bỉ tích cực của mọi thành viên nòng cốt trong các đơn vị tổ chức đó.

I – Quy mô bao quát rộng lớn của Xã Hội Dân Sự.

Như ta đã biết, nội dung họat động của XHDS bao gồm mọi hình thức sinh họat tự nguyện và tự phát của quần chúng nhân dân – điển hình như trong lãnh vực nhân đạo từ thiện, tương trợ trong nội bộ một tập thể, trong sinh họat tôn giáo, trong khu vực giáo dục thanh thiếu niên, trong lãnh vực nghiên cứu khoa học kỹ thuật, trong khu vực văn hóa nghệ thuật, giải trí thể thao v.v… Tức là XHDS có phạm vi họat động cực kỳ đa dạng phong phú trong mọi lãnh vực xã hội, văn hóa, nghệ thuật cũng như tôn giáo – phạm vi này rộng lớn hơn của khu vực Nhà nước hay khu vực Kinh doanh Kinh tế Thương mại rất nhiều.

Tại các nước dân chủ tự do đích thực, thì Nhà nước không bao giờ lại tìm cách thao túng, khống chế XHDS, mà lại còn khuyến khích yểm trợ cho các sinh họat của các đơn vị tổ chức thuộc khu vực XHDS nữa. Trái lại, tại những nước độc tài chuyên chế – dù khuynh tả hay khuynh hữu – thì chính quyền Nhà nước đều dùng mọi thủ đọan để hạn chế, khuynh lóat hoặc kiểm sóat tòan thể hay phần lớn khu vực XHDS.

Điển hình như ở Việt nam, Trung quốc hiện nay, thì đảng cộng sản cầm quyền đều giật dây, thao túng XHDS thông qua các cơ sở ngọai vi của đảng như Mặt trận Tổ quốc, Đòan Thanh niên, Hội Liên Hiệp Phụ nữ, Hội Nhà văn, Nghiệp đòan Công nhân Lao động v.v… Họ lập cả các thứ Tôn giáo Quốc doanh để kiềm chế, kiểm sóat mọi sinh họat tôn giáo nữa. Điều này thật đã quá rõ ràng là họ du nhập cái chính sách tàn bạo thâm độc đó từ Liên Xô ngay từ hồi thập niên 1920 – 30 và hiện nay ở vào thế kỷ XXI đảng cộng sản ở nước ta vẫn còn cực kỳ ngoan cố bám víu lấy cái chủ trương lạc hậu tai hại đó – để mà nắm giữ mãi cái thứ quyền hành độc tôn độc đảng của riêng cho mình, bất kể sự rên xiết lầm than cùng cực của đại đa số quần chúng nhân dân.

II – Quyền Tự do Lựa chọn Tối thượng của Quần chúng Nhân dân.

Trước tình hình bế tắc tột cùng của xã hội nước ta do đảng cộng sản gây ra như thế, những người vốn có sự quan tâm đối với tiền đồ của Dân tộc, thì nhất quyết phải cùng nhau sát cánh hợp lực với nhau – để khôi phục lại cái Quyền Tự quyết, Quyền Tự do Lựa chọn của tòan thể khối đông đảo quần chúng nhân dân trong công cuộc mưu cầu hạnh phúc đích thực cho mỗi cá nhân cũng như cho tập thể cộng đồng xã hội. Đây chính là một công cuộc Tranh đấu Trường kỳ mà Bất bạo động bằng cách Xây dựng và Phát triển Xã Hội Dân Sự thành một cao trào quần chúng vững mạnh – hầu có đủ khả năng đóng vai trò làm Đối trọng đích đáng đối với Chính quyền Nhà nước hiện do đảng cộng sản độc quyền tự tung tự tác dòng dã đã gần 70 năm qua.

Cuộc Tranh đấu cam go này đã được nhà ái quốc Phan Châu Trinh khơi ra ngay từ hồi đầu thế kỷ XX qua cái khẩu hiệu gốm tất cả ba vế như sau : “Nâng cao Dân Trí – Chấn Hưng Dân Khí – Cải Tiến Dân Sinh”. Đây cũng chính là Nội dung Cô Đọng của các mặt Họat động mà Xã Hội Dân Sự phải thực hiện cho bằng được – hầu tạo được khả năng và khí thế của tòan thể đại khối Dân tộc bắt buộc đảng cộng sản ngoan cố phải trả lại cho Nhân Dân cái Quyền Tự Quyết để mà mưu cầu Hạnh Phúc cho chính mình – chứ không còn để bị lôi cuốn mê hoặc bởi những lời đường mật dối trá lươn lẹo trong thủ đọan tuyên truyền cố hữu của cái bè lũ tập đòan chỉ chuyên có một việc hại dân bán nước từ xưa tới nay nữa.

Nói vắn tắt lại, thì Xã Hội Dân Sự chính là cái Cơ Hội Thuận Lợi Duy Nhất để Nhân Dân chúng ta có thể sử dụng để mà nâng cao Phẩm giá của mỗi Cá nhân cũng như của tập thể Cộng đồng Xã hội. Đó mới đích thực là công cuộc Giải phóng Dân tộc thóat khỏi cái vòng Nô lệ tàn bạo nghiệt ngã – mà tập đòan cộng sản đã du nhập từ ngọai bang để áp đặt trên quê hương đất nước Việt nam chúng ta suốt từ 70 năm qua.

Điểm qua tình hình tranh đấu của thế hệ trẻ tuổi hiện đang ở trong nước mấy năm gần đây – chúng ta thật sự vui mừng phấn khởi trước sự dấn thân tích cực và dũng cảm của lớp những anh thư tuấn kiệt với lòng yêu nước tràn đầy nhiệt huyết – mà điển hình như Đỗ Thị Minh Hạnh, Phương Uyên, Phạm Thanh Nghiên, Việt Khang, Nguyễn Đắc Kiên, Đinh Nguyên Kha v.v… Các em này quả thật là những nhân cách tiêu biểu thật trong sáng mà Dân tộc chúng ta có thể tin tưởng và trông cậy được – trong công cuộc tranh đấu trường kỳ và gian khổ để mà khả dĩ rũ bỏ dứt khóat khỏi cái tai ách nô lệ xiềng xích tàn ác của cái nhóm giặc nội xâm cấu kết với bè lũ bá quyền thâm độc từ phương Bắc vậy.

Minneapolis – Saint Paul, Minnesota ngày 29 tháng 5 năm 2013

Tác giả: Đoàn Thanh Liêm
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.089 giây.