logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 31/01/2017 lúc 06:50:06(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

UserPostedImage
Tổng thống Donald Trump ký một sắc lệnh hành pháp tại Phòng Bầu dục, ngày 28/1/2017.


Anh H. không biết phải làm gì tiếp theo. Căn phòng tồi tàn nơi gia đình bốn người của anh trú ngụ tại Thái Lan giờ trống trơn chẳng còn thứ gì. Anh chẳng thể đi làm được nữa. Con anh đã nghỉ học. Vợ anh mấy ngày nay “khóc rất nhiều” và “hoang mang dữ lắm.”

Thứ Sáu tuần trước, những đại diện của Cao ủy Người tị nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) và luật sư của Ủy ban Cứu Người Vượt Biển (BPSOS) báo tin chuyến đi sang Mỹ định cư theo diện tị nạn của gia đình anh đã bị đình chỉ theo sắc lệnh di trú mà Tổng thống Mỹ Donald Trump ký trong cùng ngày, theo đó chương trình người tị nạn của Mỹ bị tạm ngưng trong 120 ngày trong khi visa cấp cho người tị nạn Syria bị đình chỉ vô thời hạn.

Anh nhận được xác nhận chính thức của Đại sứ quán Mỹ ở Bangkok hôm thứ Hai khi anh đến gặp họ.

“Khi nhận được cái tin này thì làm cho tôi và vợ tôi mất tinh thần luôn,” anh nói. Anh yêu cầu VOA không xác định danh tính để bảo vệ sự an toàn của mình. “Trong lúc này vợ tôi đang mang bầu năm tháng ngoài, gần sáu tháng rồi thành ra mất tinh thần, làm cho muốn xỉu luôn.”

Gia đình anh H. nằm trong số hàng chục ngàn người khắp thế giới mà tương lai của họ bỗng chốc bị đẩy vào tình trạng bất định vì sắc lệnh hành pháp này. Kể từ khi có hiệu lực vào cuối tuần qua nó đã gây nên tình trạng hỗn loạn tại các sân bay vì nhiều người bị câu lưu, khơi lên những phản ứng giận dữ khắp thế giới và khiến nhiều chính trị gia và giới chức liên bang ở Mỹ bất bình.
UserPostedImage
Những người biểu tình phản đối sắc lệnh di trú của Tổng thống Donald Trump tại sân bay O'Hare, ngày 29/1/2017.

Hôm thứ Ba, một quan chức cao cấp của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới cho hay gần 900 người tị nạn sẽ được cấp giấy miễn trừ để được vào Mỹ trong tuần này, những người mà đã sẵn sàng lên đường và việc đình chỉ chuyến đi sẽ gây nên “khó khăn quá mức” đối với họ.

Gia đình anh H. dường như không nằm trong số những người này. Họ lẽ ra sẽ lên chuyến bay rời Bangkok, Thái Lan, vào ngày 8 tháng 2 này để tới thành phố Los Angeles.

Đối với họ, nước Mỹ là nơi mà họ không phải sống chui nhủi trong một khu ổ chuột đầy những người nghiện ma túy và mất an ninh, nơi mà anh H. không phải lẩn trốn trong nỗi sợ hãi vì cảnh sát truy lùng những người cư trú bất hợp pháp, và nơi mà con cái anh sẽ được đến trường bất chấp tư cách người tị nạn.

Trước khi rời đi họ lẽ ra phải đóng khoản tiền phạt 190 đôla theo luật pháp của Thái Lan vì nhập cư bất hợp pháp và cả gia đình họ phải vào ở trong trung tâm tạm giam di trú từ năm tới bảy ngày. Nhưng vì kế hoạch di cư bị đình chỉ, họ sẽ không phải nộp phạt và bị giam giữ nữa. 190 đôla đó giờ là số tiền ít ỏi giúp họ sống qua ngày.

“Sống qua ngày không biết phải lăn lóc như thế nào đây anh ơi,” anh H. than thở. “Tại vì bây giờ phải đi khỏi chỗ cũ rồi. Đi tìm chỗ mới để thuê ở rất là khó khăn. Mình chỉ có cái thẻ của UN [Liên Hiệp Quốc]. Thẻ UN ở đất Thái này người ta cũng không mướn nhà cho nữa, phải tìm người Thái để cho họ thuê nhà cho mình ở. Đó là điều thứ nhất. Điều thứ hai là công chuyện làm ăn cũng mất hết trơn rồi. Như vậy không biết phải sống bằng cách nào nữa.”

Trở thành người tị nạn

Anh H. từng là một nhà sư Phật giáo Tiểu thừa người Khmer Krom ở tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam. Năm 2007 anh tham gia biểu tình đòi tự do tôn giáo và bị chính quyền Việt Nam đàn áp, tống giam trong bảy ngày và bắt anh hoàn tục, theo lời anh kể. Sau đó anh đào thoát khỏi Việt Nam sang Campuchia sống trong một thời gian. Nhưng hành trình tị nạn của anh chỉ mới bắt đầu.

“Tới năm 2009 tôi mới thấy là không thể sống ở Campuchia được…bị truy nã từ Việt Nam lên nên tôi phải chạy sang Thái Lan này, rồi mới tìm Cao ủy Tị nạn làm đơn xin tị nạn,” anh H. cho biết. Với sự giúp đỡ của những luật sư BPSOS, anh chính thức được UNHCR công nhận tư cách tị nạn vào năm 2014.
UserPostedImage

Nhưng cuộc sống không dễ dàng hơn với anh H. Vẫn là người nhập cư bất hợp pháp và do đó tìm được một công việc chính thức gần như là điều không thể, anh mưu sinh bằng nghề lượm rau bỏ đi và lặt ớt, lặt rau để sống qua ngày.

“Cuộc sống ở Thái Lan rất là vất vả,” anh nói.

Giờ anh không biết cuộc sống của mình còn vất vả tới mức nào nữa khi mà anh chẳng thể đi lặt rau mà cũng chẳng có nơi để trú ngụ, khi mà vợ anh đang mang thai không làm gì được và con anh không còn đến trường nữa.

BPSOS cho biết họ đang gây quỹ để giúp cho gia đình anh H. tìm chỗ ở tạm, mua quần áo, và sống qua ngày cho đến khi có sự thay đổi trong lệnh cấm nhập cảnh của Mỹ.

Tổng thống Trump trong một thông cáo hôm Chủ nhật nói rằng “[nước Mỹ] sẽ tiếp tục thể hiện lòng trắc ẩn đối với những người chạy lánh sự áp bức, nhưng chúng ta sẽ làm như vậy trong khi bảo vệ người dân và biên giới của chính chúng ta.”

Anh H. nói anh không biết chính sách về người tị nạn của Mỹ sẽ như thế nào sau 120 ngày. Anh chỉ biết hy vọng Tổng thống Trump sẽ suy nghĩ lại.

“Xin ông hãy có lòng hảo tâm đối với những người tị nạn, yêu cầu ông nên xét lại và có nhân đạo đối với người tị nạn, không những riêng người Việt Nam mà kể cả các dân tộc khác cũng thế,” anh chia sẻ thông điệp mà anh muốn gửi tới nhà lãnh đạo của Mỹ.

Nhưng anh vẫn thấy sự bất định phủ bóng lên tương lai sắp tới của gia đình mình.

“Sau 120 ngày chắc là vợ em sanh rồi, không biết có thể là được đi định cư hay không nữa,” anh nói.
Theo VOA
co  
#2 Đã gửi : 01/02/2017 lúc 09:44:12(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Tổng thống Trump, người tị nạn Việt Nam, phong trào dân chủ Việt Nam

UserPostedImage
Một an ninh sân bay hướng dẫn một gia đình Việt Nam check-in tại sân bay quốc tế Manila đến Mỹ định cư hôm 26/9/2005. AFP

Người tị nạn lo lắng

Theo tin từ tổ chức dân sự Voice, làm công việc giúp đỡ những người tị nạn Việt Nam tại Đông Nam Á, thì sau khi có sắc lệnh của Tổng Thống Trump đình chỉ tạm thời chương trình tiếp nhận những người tị nạn đến Mỹ, một gia đình người Việt tị nạn đang ở Thái Lan đã có qui chế tị nạn, đã có vé máy bay để đi định cư thì bị dừng lại.

Một người Việt đã có qui chế tị nạn đang ở Thái Lan tên là Xuân nói rằng những người tị nạn ở Thái khi nghe tin này thì cảm thấy sốc và lo âu. Anh kể với chúng tôi về cuộc sống của những người này ở Thái Lan:

“Thái Lan họ chỉ ký một vài điểm trong công ước quốc tế về người tị nạn. Thành ra cho dù có được qui chế tị nạn hay không (người tị nạn Việt Nam) vẫn phải đối mặt với cảnh sát di trú của Thái bắt giam họ bất kỳ lúc nào, rồi công ăn việc làm lại không có giấy phép, làm việc lúc nào cũng nơm nớp đủ thứ. Bất kỳ lúc nào cũng có thể bị bắt, bị giam trong các trại tạm giam bất hợp pháp. Một cuộc sống lênh đênh trôi nổi như vậy, đối với người Việt đang tị nạn ở đây rất là khó khăn.”
Một người tị nạn khác là bà Hồ Bích Khương, là một tiểu thương, tham gia đấu tranh chống bất công, từng bị bỏ tù tại Việt Nam, nay cùng con cũng là người tị nạn sống ở Thái Lan, nói với chúng tôi một cách buồn bã sau khi biết được những người tị nạn bị giữ lại không được đi định cư:

“Bích Khương đi tị nạn cũng là để tìm sự sống cho con của mình. Vì con của mình không có lỗi gì, mà việc làm của mình cũng không có lỗi gì, lỗi hoàn toàn nằm ở phía nhà cầm quyền. Tất cả những gì mà Bích Khương làm đều là vì quyền con người, quyền cơ bản mà con người sinh ra ai cũng có, mà họ đàn áp như vậy, đến mức không còn lối để cư ngụ nữa. Nhưng mà cái đấy phụ thuộc vào người ta chứ mình thì biết làm sao, cả cuộc đời lúc nào cũng bị đàn áp, ở nước mình bị đàn áp, sang nước khác thì phụ thuộc vào họ chứ mình không biết được đâu.”

Theo anh Xuân thì hiện có khoản 1000 người Việt tị nạn tại Thái Lan, vì những lý do tôn giáo, chính trị, hay chỉ đơn giản là đòi đất đai bị trưng dụng trái phép. Anh không biết là trong số này có bao nhiêu người đã được qui chế tị nạn. Anh nói rằng sắc lệnh của Tổng thống Trump là một điều trái với những giá trị của nước Mỹ:

“Nước Mỹ là Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ chứ không phải là một dân tộc sinh ra lớn lên ở đó. Nếu hỏi nước Mỹ là của ai, thì nó là của những người da đỏ. Cả ông Trump hay những người khác đều là những người nhập cự tới đó. Vậy cớ tại sao ông ấy lại cản những người nhập cư tới đó. Điều thứ hai là ông ấy có thể lấy vấn đề ISIS khủng bố, nhưng đối những nước kia, chứ còn như đối với người tị nạn Việt Nam tại Thái, tại Cam Pu Chia thì có liên quan gì đâu mà ông ấy lại ra một chính sách như vậy.”

Giới đấu tranh nhân quyền trong nước
Trong thời gian những năm gần đây, nhiều nhà hoạt động bất đồng chính kiến bị bỏ tù trong nước, bị nhà cầm quyền Việt Nam trục xuất, và được nước Mỹ tiếp đón như những người tị nạn. Có thể kể đến một danh sách dài những người này như ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Bà Tạ Phong Tần, Luật sư Lê Trần Luật, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ,… Song song đó cơ quan ngoại giao của Mỹ cũng thường hay lên tiếng về những vấn đề nhân quyền tại Việt Nam.

Một số người trong đó có chuyên gia về Đông Nam Á là ông Carl Thayer cho rằng việc quan tâm đến nhân quyền không phải là ưu tiên của tổng thống Donald Trump nữa.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động dân sự ở Hà Nội, cũng có nhận xét rằng những việc làm của Tổng thống Trump cũng đi ngược lại với những giá trị mà nước Mỹ muốn phổ biến từ trước đến nay. Tuy nhiên ông nói rằng phong trào dân chủ ở Việt Nam phải tự có sức mạnh riêng của mình:

“Những người đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền thực sự ở Việt Nam, không dựa vào, mà cũng chẳng cần dựa vào người bên ngoài nào cả. Họ phải dựa vào sức họ là chính. Còn nếu có sự hỗ trợ từ bên ngoài, thì là một sức mạnh thêm vào rất là đáng quí. Nhưng nếu không có sự hỗ trợ từ bên ngoài thì người dân hay những nhà hoạt động trong nước vẫn phải cố gắng hết sức bởi vì trong chuyện đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ thì không dựa vào ai được cả mà chỉ dựa vào chính sức mình mà thôi.”
Giáo sư Phạm Minh Hoàng, thành viên của đảng Việt Tân, một đảng chính trị mong muốn cải cách thể chế chính trị ở Việt Nam cũng là một người từng bị nhà cầm quyền trong nước bỏ tù. Ông hiện đang sống tại Sài Gòn, khi được hỏi về sự ủng hộ của nước Mỹ đối với phong trào dân chủ trong nước, ông nhớ lại thời điểm ông có mặt tại Hoa Kỳ và Tổng thống Ronald Regan đắc cử tại Mỹ cách nay mấy mươi năm:
UserPostedImage
Những người tị nạn Việt Nam rời Campuchia đến Mỹ với sự giúp đỡ của Tổ chức Di dân Quốc tế IOM hôm 3/6/2002. AFP photo

“Tôi có hỏi một vài bậc đàn anh, thì họ nói rằng nếu mình bầu cho ông Reagan đắc cử, thì con đường của chúng ta về Việt Nam sẽ ngắn hơn. Tôi nhớ rõ ràng câu ấy. Đến nay thì chúng ta thấy rõ ràng lời tiên đoán ấy như thế nào. Kể từ ngày ấy tôi chẳng có hy vọng gì về chính quyền Mỹ, cho dù đó là đảng cộng hòa diều hâu như ông Reagan, hay bồ câu như ông Obama. Bây giờ khi ông Trump ông ấy có những chuyện như là rút khỏi TPP, có những cái động thái tạm gọi là cứng rắn về biển Đông mà mình cũng chưa thấy nó đi đến đâu.”

Khi kết thúc câu chuyện của chúng tôi về tương lai những người tị nạn Việt Nam tại Thái Lan thì anh Xuân nói rằng cũng có hy vọng rằng Tổng thống Mỹ sẽ xem xét lại chuyện đón tiếp người tị nạn vào nước Mỹ. Còn giáo sư Phạm Minh Hoàng thì nói rằng ông bình thản chờ đón những ngày sắp tới, không có mong chờ hy vọng gì cả. Và ông nghĩ rằng con đường đấu tranh của của người Việt Nam phải do người Việt Nam chủ động.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.083 giây.