logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 03/02/2017 lúc 12:09:23(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Tranh minh họa: Thanh Vân/Người Việt

Chỉ vài hôm sau cái ngày 30 Tháng Tư 1975, tôi đã là thằng bé vác cái cuốc to đùng và nặng trịch trên vai ở một vùng ven rừng thuộc miền Ðông Nam Bộ.

Bố tôi là sĩ quan VNCH nhưng đã giải ngũ, căn nhà trên cao nguyên chưa kịp bán thì “các chú cách mạng 30-4” đã dán mảnh giấy niêm phong sau khi de đít chiếc Molotova vào dọn sạch và vì thế gia đình tôi phải lên rừng.
Ít hôm sau nữa, bố tôi trình diện địa phương và lên đường tuy chẳng biết người ta sẽ đưa đi đâu. Tôi dắt chiếc xe đạp chở theo bao gạo 10 kg, nhúm ruốc chà bông và ký cá khô. Tôi theo bố được 10 cây số thì bố bảo về.

Tôi về, bắt đầu học cách chặt chồi cây rừng, học cách làm cỏ sao cho đừng cuốc vào chân, học cách cắt cỏ tranh, chặt tre đan thành tấm để lợp mái nhà… Thành lao động chính nên tôi phải ráng mà kiếm cơm, mẹ con tôi đang từ phố bỗng dưng trở thành dân rẫy. Về sau nơi này mới tiếp nhận những cư dân thành thị để thành vùng kinh tế mới.

Chiếc xe Dodge của Mỹ ngày xưa nay biến thành xe đò chạy bằng than, mỗi ngày một chuyến ngang qua con đường đất đỏ mù mịt, tôi ở đó vài năm, từ một thằng bé 16 tuổi trở thành một thanh niên trước khi bỏ chốn ấy về lại Sài Gòn.

Những ngày tháng ấy đã trôi đi thật xa, bây giờ ngồi ở xứ Mỹ hồi tưởng lại, lắm khi tôi không ngờ mình đã trải qua bao điều như vậy…

***

Tháng cuối năm công việc đã thư thả, ngô khoai lúa bắp cũng đã đưa vào bồ. Ðám gà vịt nuôi mấy tháng trước để dành Tết nay đã béo tròn. Những cánh rừng miền Ðông, nơi mà hoa mai rừng bừng nở bạt ngàn, vàng rực, phủ kín cả thung lũng… Lúc ấy trời đã qua mùa mưa, cả miền Nam khô rang, tuy vậy, những con suối vẫn róc rách chảy, cá vẫn bơi lội thỏa thuê, ven rừng những mảnh rẫy đã dọn sạch, khói đốt đồng nghi ngút, từng đàn én chao liệng quanh đám lửa săn côn trùng.

Ðám trẻ mới lớn trạc tuổi tôi quen kiểu sống thành thị nên làm rẫy rất cực, chẳng đứa nào biết lo toan, rảnh lúc nào thì đi tìm thêm miếng thịt, con cá bù đắp vào mâm cơm đơn sơ. Bắt được gì ăn nấy, có khi hàng tháng trời không biết chợ là gì. Mà chợ ở thôn xa cũng chỉ vài hàng cá khô mắm muối, mấy sạp rau chuối mít ổi, thỉnh thoảng mới thấy nhà ai làm một con heo, ăn chút ít còn bao nhiêu mang ra chợ.

Còn vài ngày nữa là Tết đến, mẹ tôi và vài bà hàng xóm bàn việc gói bánh chưng. Dưa hành đã muối sẵn; gạo nếp thì có đấy, của nhà tự tay gieo cấy khoảnh nương nhỏ để dành, chỉ khó nghĩ là thịt thà đắt như xắt vào lòng, nghĩ đến thịt mỡ thôi cũng thèm tươm nước bọt. Có năm khó nghĩ quá, vài nhà hàng xóm bèn chung nhau thịt quách một chú chó, gọi là đụng. Thế là bánh chưng nhân thịt chó cũng một nồi nghi ngút như ai. Dĩ nhiên, mùi vị thứ bánh chưng độc đáo ấy khó mà liên tưởng đến chiếc bánh chưng của những cái Tết xa xưa. Thôi kệ!

Kiếm tép, kiếm cá đồng ăn thực ra không khó lắm, thời ấy chưa sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học cũng ít, cò diệc vẫn bắt cá ven suối ven sông. Tôi nghe người ta bày cách bắt cá bằng thuốc (rất organic), đó là loại cây thuốc cá có tên Ðơn Hùng Tín (không hiểu sao người ta lấy tên một tướng cướp trong tuồng cải lương đặt cho cây này), rễ cây giã nhỏ hòa với nước thành một dung dịch trắng đục như sữa, mang đổ xuống suối chỉ chốc lát cá đã ngớp mỏ lên mặt nước, lờ đờ như trúng độc… chỉ việc thò tay xuống hốt. Nhưng loại cây “thần diệu” ấy cũng không dễ kiếm, còn một cách khác gay cấn hơn, là cưa bom (không khó kiếm lắm) lấy thuốc, thuốc nổ ấy bó thật chặt bằng nhiều lớp nylon, xin kíp nổ từ mấy cậu bộ đội gắn vào, đốt và quăng xuống sông như quăng lựu đạn. Tiếng nổ ầm trời dựng thành một cột nước lẫn cá trong đó văng lên bờ… Thật đơn giản.

Ðáng nhớ nhất là một buổi trưa, khi đám trẻ chúng tôi đang bì bõm xúc tép, xúc cá lòng tong dưới suối thì chợt nghe tiếng hò reo vang dậy, nhìn ra, một chú heo rừng đen kịt đang phóng như điên, sau lưng là một đám thanh niên vùng rẫy bên cạnh. Tôi chộp lấy con rựa nhảy phóc vào cuộc săn. Quần đảo hơn nửa tiếng chúng tôi hạ được chú heo rừng. Ôi cha là mừng, dễ đến cả năm nay bọn tôi chưa biết đến miếng thịt heo.

Chiếc đầu heo nhanh chóng được cắt gọn gàng và tụi tôi “nhất trí” cử một người chở ra quán tạp hóa cách đó bảy cây số đổi lấy mắm muối gia vị và tất nhiên phải có rượu đế. Giữa đám rẫy ven rừng, con heo vô phúc trở thành bữa đại tiệc ngon đến rùng rợn của bọn tôi. Sau đại tiệc túy lúy ấy, mỗi người còn xách về nhà vài ký thịt, đủ để Tết năm nay ăn bánh chưng nhân thịt heo đàng hoàng.

Bọn trai trẻ chúng tôi hầu hết từ thành thị về rẫy chỉ biết phá làng phá xóm bằng những đêm tụ tập đốt lửa hát hò. Dọn quang một khu đất ngay giữa xóm làm sân khấu, chúng tôi kê các khúc cây rừng chung quanh làm ghế ngồi, giữa là đống lửa rừng rực. Mai rừng thì thiếu chi, bọn tôi đã chặt cả một gốc mai to đẹp, hoa xum xuê. Một anh từng là sinh viên trường Luật, đẹp trai cao ráo làm nhiệm vụ dẫn chương trình, bọn trai trẻ dù chân tay đỏ quạch màu đất bazan, nhưng đa số biết chơi đàn guitar lại thuộc lòng nhiều bài tình ca. Những đêm giáp Tết vui hơn hội, ngô sắn mới thu hoạch về, vài nhà chung nhau nấu một mẻ rượu, đêm vui thêm nồng nàn vì những bình rượu rót ra bát chuyền tay nhau, trong men say, tiếng nhạc lời ca xưa càng thêm thấm đẫm.

Chúng tôi say mê hát với nhau, nhưng không quên thay phiên nhau canh chừng bọn du kích, bọn an ninh thôn ập đến (mà họ có đến chúng tôi cũng mau chóng chuyển sang mấy bài ca máu lửa cách mạng như cô gái vót chông, bão nổi lên rồi…).

Ca sĩ thượng thặng nhất trong đám trẻ là hai chị em (đều tên Vân) con một ông trung tá VNCH đi “cải tạo” chưa về, hai chị em cô thường song ca những bản nhạc Pháp: L’Amour Cest Pour Rien, Poupée de Cire Poupée de Son, Donna Donna, La Plus Belle Pour Aller Danser… Giọng hát hai cô quyện vào nhau rất mượt mà, âm tiếng Pháp rất Tây chứng tỏ hai cô là tiểu thư khuê các Sài Gòn thứ thiệt, sau mới biết hai cô này vốn là dân trường Tây, nay đường học đứt ngang, các cô cũng bịt khăn đội nón lên rẫy trồng bắp như ai. Khi hát các cô như níu kéo cả một trời thơ mộng xưa trở về.

Có chàng “ca sĩ” chỉ thuộc và “rên” hàng loạt những bản boléro mùi mẫn, chàng khác ngửa cổ uống một ngụm rượu đầy rồi sang sảng ngâm thơ Ðinh Hùng, thơ Vũ Hoàng Chương. Một tay chơi già dặn hơn nhưng chỉ thuộc duy nhất một bài Hồ Trường của Nguyễn Bá Trác, anh chàng giang hồ thất chí ấy đêm Xuân nào cũng cất giọng kiêu bạc mà bi ai, hùng tráng mà u uẩn:

“…Trời nam nghìn dặm thẳm, mây nước một mầu sương
Học không thành, danh chẳng lập, trai trẻ bao lâu mà đầu bạc, trăm năm thân thể bóng tà dương.
Vỗ tay mà hát, nghiêng đầu mà hỏi, trời đất mang mang, ai là tri kỷ lại đây cùng ta cạn một hồ trường.
Hồ trường! Hồ trường! ta biết rót về đâu?…”

Càng gần Tết, đêm vui càng dài, có khi lúc trời mờ sáng đêm nhạc của chúng tôi mới tàn, đôi khi ai về nhà nấy vẫn còn bỏ quên lại bên đống lửa một vài bợm quắc cần câu, gối đầu lên khúc cây ngủ say quên trời đất. Những đêm vui ấy trong trẻo và thơ ngây, cũng đầy hoài niệm về một Sài Gòn – mới đây nay đã vĩnh viễn không còn.

Dù sao nơi miền rừng ngày đó, tiếng hát, tiếng cười vô tư lự của đám trẻ đã mang chút không khí rất Xuân cho thôn xóm, quên đi lao nhọc, quên đi cái đói thường ngày. Nhiều ông bà nằm trằn trọc lo lắng cho tương lai, nghe vọng lại tiếng đàn tiếng hát giữa khuya cũng nhổm người dậy bâng khuâng, rồi lẻn ra đứng một góc tối, lắng nghe bọn trẻ đang say sưa hát, hẳn từ khóe mắt ấy ứa vài giọt nước mắt bồi hồi như sương.

Không lâu sau đó, khi cuộc chiến Tây Nam nổ ra, khi phong trào vượt biên sôi động, thỉnh thoảng nghe tin đứa này chết trận bên Campuchia, đứa kia mất tích trên biển và đám trẻ chúng tôi thưa dần, thưa dần…

Dẫu sao, những ngày tháng ấy vẫn đọng thật lâu, như vết rượu màu trên manh áo Tết thời còn trẻ.

Uyên Vũ - Giai Phẩm Người Việt Xuân Đinh Dậu
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.089 giây.