logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 05/02/2017 lúc 11:16:16(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Tôi sinh ra và lớn lên trong gia đình nghèo. Hồi còn bé, tôi chỉ có một cái áo dài trắng mặc để đi học. Những ngày Tây Ninh mưa dầm phơi áo không được, phải dùng bàn ủi là đi là lại cho áo mau khô, hình ảnh cái áo bốc khói tôi vẫn còn nhớ mãi. Bạn nghĩ sao về câu nói của Sholom Aleichem: Cuộc sống là giấc mơ của người thông thái, là trò chơi của kẻ ngu, là màn hài kịch của người giàu và là tấn bi kịch của kẻ nghèo khốn.?

Bạn đang đóng vai trò nào? Riêng tôi vốn bi quan nên thường cho đời là một bi kịch. Hôm nay viết về đề tài nghèo, tôi thấy thật gần gũi vì nó là chuyện ngay bên cạnh tôi chẳng cần tìm đâu xa vời: Mất nước, đàn ông trong nhà đi tù cải tạo, sau khi bị đổi tiền vài lần thì gia đình tôi hầu như trắng tay. Tôi nhớ có lần mình đứng sắp hàng trước tổ dân phố, tới trưa thì được mua một chai bia 33, tôi đem chai bia bán chợ đen ngay mới có tiền đi chợ. Các cháu ở Bến Tre thì tự động bảo nhau nấu cháo ăn cho đỡ tốn gạo, đứa nào đứa nấy ốm nhom. Ông xã tôi khi từ trại tỵ nạn Galang sang Toronto vào giữa mùa đông 1981, chỉ mặc một bộ quần áo mỏng và đôi dép, (không áo khoác, không vớ). Thời gian đầu chúng tôi phải mua quần áo cũ ở Goodwill, dè sẻn hết sức để có tiền gởi về Việt Nam. Tính ra bây giờ dù sao chúng tôi cũng "giàu" hơn xưa nhiều.

Dường như cái nghèo luôn đeo đẳng đa số người dân Việt Nam. Trong kho tàng ca dao có rất nhiều câu than thân trách phận:

Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo
Cho nên tôi phải băm bèo thái khoai.

Hoặc câu:

Con vua thì lại làm vua
Làm con sãi chùa lại quét lá đa.

Một số nhân vật thành tài nổi tiếng cũng đã xuất thân từ chốn hàn vi, như Chử Đồng Tử không có cả cái khố mà mặc, phải trầm mình xuống nước. Ông Châu Trí phải đốt lá đa lấy ánh sáng thay đèn để học bài, Phạm Ngũ Lão phải làm nghề đan sọt đan rổ kiếm sống.

Các nhà Nho nổi tiếng như Trần Tế Xương cũng đã làm thơ nghèo rất bi thảm:

Van nợ lắm khi tràn nước mắt
Chạy ăn từng bữa toát mồ hôi

Nguyễn Công Trứ đã phải tự hỏi:

Nợ nần dan díu bấy lâu nay
Có lẽ ta đâu mãi thế này?

Và Hàn Mặc Tử cũng phải kêu Trời:

Trời hỡi! Nhờ ai cho khỏi đói
Gió trăng có sẵn làm sao ăn?
....
Áo ta rách rưới trời không vá.

Trong văn xuôi, đã có Thạch Lam với câu chuyện gia đình bác Lê nghèo khổ nheo nhóc. Chí Phèo và Thị Nở trong tác phẩm của Nam Cao bần cùng đến không còn gì để nói, sẵn sàng ăn vạ “thí mạng cùi”. Chị Dậu của Ngô Tất Tố phải bán con để có tiền đóng thuế Thân cho chồng. Tác phẩm Những Kẻ Khốn Cùng của Victor Hugo cũng làm xót xa bao nhiêu người trên thế giới.

Rồi tới âm nhạc, biết bao nhiêu ca khúc khóc than cái nghèo như Phạm Đình Chương với Xóm Đêm: Đường về canh thâu, đêm khuya ngõ sâu như không màu. Rồi ông xây mộng “Mong sao cho duyên nghèo mai nắng reo thềm”.

Lam Phương cũng nổi tiếng với bài hát Kiếp Nghèo: Đời nghèo lòng nào dám mơ tình chung,... và một ngày mai mưa không nghe tiếng khóc trong đêm dài. Người nghèo than khóc để nỗi sầu khổ vơi đi, nhưng tiếng khóc thường ít ai nghe, chỉ khi “vai mang túi bạc kè kè”, thì nói quấy nói bậy mới có người nghe rầm rầm.

Điệu nhạc Phố Buồn của Phạm Duy với câu: Nhìn vào khe song trông anh ốm yếu ho hen ai nghe qua chẳng xót xa. Đói quá thì ốm yếu, thiếu chất kháng thể nên dễ mắc phải bệnh tật, đó là chuyện đương nhiên. Những bài nhạc nghèo này mà để Trường Vũ rên rỉ với khuôn mặt rầu rầu thì “đạt” không thể tả. Ấy thế nhưng cũng nhờ hát nhạc nghèo mà Trường Vũ có tiền lắm đó!

Nhạc sĩ Trúc Phương với các bài "nhạc vàng" như Nửa Đêm Ngoài Phố, Tàu Đêm Năm Cũ đã phải sống lang thang tại bến xe, chết co ro trong manh chiếu rách mà đôi dép nhựa là tài sản duy nhất còn sót lại. Bác của Châu Đình An - tác giả Đêm Chôn Dầu Vượt Biển - có 18 miệng ăn trong nhà nhưng chỉ có một trái chuối, nên phải cắt thành khoanh nhỏ chia nhau.

Trong Kinh Thánh Công Giáo cũng có nhắc nhiều tới người nghèo, như chuyện hai đồng xu của bà góa nghèo là đồng tiền quý giá nhất, vì bà đã cho tất cả những gì mình đang có. Chúa Giêsu cũng quan tâm tới cái đói của dân, nên đã làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để mọi người được no nê.

Đức Phật là Thái tử sinh ra trong gia đình giàu có, nhưng đã từ bỏ tất cả để đi tìm chân lý giải thoát con người.

Các học trò của Khổng Tử như Nhan Hồi, Quản Ninh, Trang Tử... đều không ham phú quý, tiền tài.

Trong thế giới giang hồ của chuyện Chưởng, những hành khất ăn xin đã tụ tập thành Cái Bang có luật lệ đàng hoàng. Ăn mày nhưng sẵn sàng cho đi, sẵn sàng ra tay nghĩa hiệp. Các Bang Chủ của Cái Bang như Uông Kiếm Thông, Tiêu Phong, Hồng Thất Công, Hoàng Dung, Lỗ Hữu Cước... đã rất giỏi võ công và lập nên nhiều kỳ tích lý thú.

Hồi nhỏ tôi rất mê vở cải lương Tướng Cướp Bạch Hải Đường do Hùng Cường và Ngọc Giàu đóng vai chính. Bạch Hải Đường lấy của người giàu đem cho người nghèo, xoa dịu bớt khoảng cách trong xã hội. Mỗi khi “làm ăn” xong, tướng cướp để lại hiện trường một bông hải đường màu trắng rồi biến mất, cảnh sát thời ấy cũng điên đầu.

Nghèo thường hay mắc cái eo, luôn bị thiên tai bão lụt rồi bị nạn đói thường xuyên. Nạn đói năm Ất Dậu 1945 tại miền Bắc Việt Nam đã làm khoảng 2 triệu người chết. Thời Mao Trạch Đông bên Tàu năm 1958-1961 có gần 36 triệu người chết đói. Tổ chức FAO (Food and Agriculture Organization) đã hội họp thường xuyên để thảo luận tìm cách làm giảm nạn đói trên thế giới, hơn 100 các quốc gia hội viên đã đóng góp hàng tỉ Mỹ Kim, nhưng số người đói khổ vẫn còn khoảng 20 triệu người mỗi năm, mỗi ngày vẫn có khoảng 30 ngàn người chết đói tại Phi Châu.

Riêng cái nghèo đói ở Việt Nam thì thê thảm lắm. Có chuyện kể về một tù nhân tại Lạng Sơn vì tội đầu độc giết người, khi được thả ra năm 1985, ông đã khẩn khoản xin ở lại với lý do trong tù còn được bữa đói bữa no, ra ngoài làm sao mà sống. Vợ ông đã chết vì đói để lại đứa con nhỏ. Không có gì để ăn, không có cách gì để sống, ông ăn cắp gạo của người em nấu cháo trộn thuốc độc để bố con ăn rồi chết. Trong khi chờ cháo chín ông lại ngủ quên, nên người em lén lấy cháo ăn rồi ngộ độc. Ông bảo: Tôi giết em tôi làm gì, đúng ra nó đã “ăn cắp” cái chết của bố con tôi!

Đó là chuyện tù tại Việt Nam, chuyện tù tại Indonesia kết thúc có hậu hơn. Một bà cụ bị bắt vì tội ăn cắp, quan tòa phạt 1 triệu Rupiah, dĩ nhiên bà không có tiền đóng phạt. Hoàn cảnh bà cụ thật đáng thương: nhà nghèo, con trai bệnh tật, đứa cháu đói ăn ốm yếu nên bà phải đánh liều đi trộm khoai. Ông Tòa bảo: Tôi phải thi hành Pháp Luật, nếu không có tiền đóng phạt thì đi tù. Bà cụ rơm rớm nước mắt, bà nhận tội sẵn sàng đi tù nhưng rồi con cháu ai lo? Ông Tòa nói tiếp: Nhưng là người đại diện Công Lý, tôi cũng tuyên phạt người có mặt trong phiên xử này mỗi người 50,000 Rupiah, vì ở trong một thành phố văn minh, mà lại để có người nghèo khổ đến nỗi phải đi trộm khoai như bà cụ này. Ông Tòa chuyền cái nón đi, mọi người bỏ tiền vào, rốt cuộc bà cụ được khá nhiều tiền. Ai cũng khen ông Thẩm Phán không những đã dùng trí óc mà còn dùng con tim để xét xử rất hay. Đọc chuyện này xong tôi cũng hơi nhột, sống tại Canada tự do may mắn, tôi đã làm được gì cho người khác? Tôi sẽ phải “nộp phạt” bao nhiêu lần vì trách nhiệm liên đới tới người chung quanh?

Người ta thường ví nghèo rớt mồng tơi hoặc nghèo phải cạp đất mà ăn. Thế nhưng còn có nắm đất để “cạp” cũng còn có phước lắm, vì một số người Việt tại Campuchia đã không có lấy một tấc đất để đặt chân, sống lênh đênh trên những chiếc thuyền con từ đời này sang đời khác tại “Làng Nổi”. Khi kể cho con trai tôi nghe về những mảnh đời bất hạnh này, cháu đã bật khóc. Đó là những em bé không được tới trường, không một miếng giấy tờ lận thân, nấu ăn trên thuyền, ngủ trên thuyền, câu cá trên thuyền, chiều chiều cầm chén cơm ngồi xổm ăn trên chiếc thuyền mong manh, nhìn xuống dòng nước đen kịt như cuộc đời mình. Ngày nào đánh được cá thì no, ngày nào nước động dông bão thì đói. Đó là chưa kể tới các thiên thần nơi địa ngục, tức là các em bị bán cho các động mãi dâm nơi đây. Con trai tôi đã đi thăm Làng Nổi Campuchia và luôn ước ao được trở lại để ủy lạo, làm việc thiện nguyện tại đây.

Tại Việt Nam, hằng ngày biết bao người dân bị đói khổ: Các em bé lang thang tại vỉa hè bán hàng rong, bán vé số. Các cụ già ốm yếu run rẩy vẫn phải mò cua bắt ốc dưới trời giá rét, biết bao thanh niên phụ nữ phải bỏ quê đi làm lao động tại các nước Bắc Âu, Đại Hàn... để rồi bị bóc lột tận xương tủy. Rồi các nàng Kiều thời đại vì gia đình quá nghèo phải cam lòng làm vợ cho người Đại Hàn, Trung Cộng với biết bao tủi nhục. Mới đây đài truyền hình Pháp đã chiếu phóng sự về tệ nạn này, lái buôn Tàu còn quảng cáo mua bán gái Việt trên mạng với giá hạ, điều kiện dễ dàng như cứ xài thử, không thích có quyền đổi lại, bỏ trốn sẽ đền cô khác. Dân oan bị hà hiếp bóc lột kêu than khắp nơi, làm sao để chống chỏi với một xã hội quá nhiều bất công, tội lỗi?

Nói chuyện nghèo của dân mình buồn quá, nên thôi hãy nói về những người giàu có, nổi tiếng trên thế giới đã xuất thân trong chốn nghèo hèn, hy vọng sẽ vui hơn chăng!?

Đầu tiên là chuyện cuộc đời của Charlie Chaplin. Từ 10 tuổi, Charlie và anh trai đã phải lang thang kiếm sống trên phố London. Cha mất sớm, mẹ mắc bệnh tâm thần phải vào nhà thương điên, Charlie đã cố gắng vượt bực để thực hiện những phim câm Sặc-lô nổi tiếng tới bây giờ, ông cũng là nhạc sĩ rất tài ba.

Rồi tới nữ diễn viên từng được giải Oscar trong phim “Monster’s Ball” (Vũ hội của quỷ - 2001) Halle Berry đã từng sống trong khu nhà dành cho người vô gia cư khi cô 20 tuổi.

Daniel Craig cũng thường phải ngủ trên ghế đá công viên ở London, lây lất chờ các phim trường gọi đóng những vai phụ sống qua ngày. Mãi sau này Daniel mới được chọn đóng vai chính trong phim Điệp viên 007.

Nam diễn viên hai lần giành giải Quả Cầu Vàng - Jim Carrey đã từng phải sống trong xe tải hay những căn lều di động. Jim cho biết chính nhờ trải nghiệm nghèo khổ thời gian này nên anh mới có được óc khôi hài để thực hiện các phim diễu về sau.

Từ một đứa trẻ sống trong khu ổ chuột tồi tàn ở Brazil, Maria Foster hiện là nữ CEO đầu tiên của công ty dầu mỏ to lớn Brazil Petrobas. Mẹ của Maria làm lao công trong khi cha ghiền rượu, Maria đã phải nhặt vỏ chai và giấy đem bán để có tiền đi học.

Không những là Chủ tịch kiêm CEO của Xerox - hãng làm máy photocopy và máy in - Ursula Burns còn là phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên lãnh đạo một công ty trong Fortune 500. Khi còn hàn vi, bà và mẹ phải sống tại nhà xã hội tại Manhattan - ổ của các băng đảng tội phạm.

George Soros thì sống sót sau cuộc càn quét của Phát-xít Đức tại Hungary năm 13 tuổi, George giờ là một trong những nhà đầu tư giàu nhất thế giới. Sau khi học xong, George phải đứng bán hàng tại một quầy lưu niệm, liên tục viết thư gởi các ngân hàng tại London cho đến khi được nhận. Ông nổi tiếng vì biết cách đầu tư vào thị trường chứng khoán, kiếm được 1 tỷ đô Mỹ chỉ trong một đêm - đó là đêm 16 tháng 9, 1992, khi ông short selling đồng bảng Anh.

Tác giả bộ truyện Harry Potter đã phải sống nhờ trợ cấp welfare trước khi thành tỷ phú. Năm 1990, Rowling ly dị chồng và nuôi con một mình nhờ tiền chính phủ. Truyện về cậu bé phù thủy được bà viết trong các quán cà phê sau khi đi dạo với con gái.

Cầm ly cà-phê Starbucks thơm ngát trên tay, bạn hãy nhớ ông chủ Schultz lớn lên trong khu ổ chuột tại New York. Schultz giỏi thể thao nên được nhận vào Đại học Michigan nhờ học bổng bóng đá. Tốt nghiệp ngành truyền thông, nhưng Schultz lại mở quán cà phê nhỏ mang tên Starbucks để kiếm sống. Hiện Starbucks có hơn 20 ngàn cửa tiệm trên khắp thế giới, ngay tại Việt Nam cũng mới có chi nhánh. Schultz sở hữu khối tài sản trị giá 2 tỷ Mỹ kim.

Li Ka-Shing được cho là người giàu nhất Đông Á. Gia đình Li rời Trung Hoa đến Hồng Kông năm 1940. Cha mất vì bệnh lao khi Li chỉ mới 15 tuổi, để phụ giúp gia đình, Li xin nghỉ học làm cho hãng đồ nhựa. Năm 1950, Li lập công ty riêng có tên Cheung Kong Industries. Hiện tài sản của ông được Forbes định giá 26 tỷ Mỹ kim.

Trước khi thành lập công ty Wal-Mart, Sam Walton từng đi vắt sữa bò và bán tạp chí ở Oklahoma. Nữ hoàng truyền hình Oprah Winfrey lúc bé đã phải mặc váy may từ bao bố đựng khoai tây.

Trong các đức Hồng Y được đề cử làm Giáo Hoàng thay thế đức Benedicto 16 có đức Hồng Y Angelo Scola, Ý - đã xuất thân trong giới lao động với cha là tài xế chở hàng. Đức Hồng Y Angelo Bagnasco là con của một người thợ làm bánh mì. Riêng đức Tân Giáo Hoàng Francis sinh trong một gia đình 7 con tại Argentina. Cha của ngài là một nhân viên đường sắt còn mẹ là người nội trợ. Đức Giáo Hoàng nổi tiếng là một nhân vật thương yêu và bảo vệ người nghèo, cũng như luôn sống tinh thần nghèo khó.

Có lẽ ai cũng biết nhạc sĩ người Đức Beethoven bị điếc nặng, nhưng ít người biết cuộc sống ông gặp nhiều khó khăn về tiền bạc. Beethoven đã viết trong một bức thư vào tháng 7, 1823 khi ông 53 tuổi, than thở về bệnh tật và cảnh túng tiền. Bức thư này vừa được công bố tại Viện Brahms ở Lubeck, miền Bắc nước Đức.

Warren Buffett nổi tiếng với tính tiết kiệm dù ông có trong tay 50 tỷ đô Mỹ - là người giàu thứ ba trên thế giới. Khi vợ Buffett sinh đứa con đầu tiên, ông đã tự tay chế một chiếc nôi từ ngăn kéo cũ của tủ quần áo. Lần khác ở khách sạn, ông đặt mua đồ uống bên ngoài vì không muốn trả chi phí của khách sạn rất mắc. Ông cũng từng lái một chiếc Volkswagen cũ kỹ. Thật vậy, tinh thần cần kiệm rất cần thiết, nếu bạn ghiền mua sắm những thứ không cần dùng, chẳng bao lâu bạn sẽ phải bán những thứ chính bạn cần dùng! Ở Việt Nam nếu túng quá phải mượn nợ thì tiền lời khủng khiếp. Ở Mỹ và Canada, trung bình mỗi người dân xài 3 tới 4 cái thẻ tín dụng. Riêng tại Canada tổng số tiền nợ của các loại thẻ mượn tiền lên tới gần 74 tỷ đô trong 2012.

Tổng thống Uruguay (2009) đã từ chối ngôi nhà sang trọng do nhà nước cấp mà chọn sống ở nông trại nghèo nàn của vợ. Tổng thống Mujica tặng khoảng 90% lương tháng của mình cho từ thiện, ông được mệnh danh là tổng thống nghèo nhất thế giới.

Phía Việt Nam ta cũng có nhiều gương thành công sau khi vượt qua thời khó khăn nghèo khổ. Một thí dụ là Tiến sĩ Võ Tá Đức hiện làm việc tại phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos - lớn nhất nhì thế giới. Ông Võ Tá Đức khi còn nhỏ đã phải đạp xích lô ở Tuy Hòa để kiếm tiền giúp nuôi 14 miệng ăn trong gia đình.

Phía phụ nữ thì nên kể cô Lê Duy Loan, nhận giải thưởng của Texas Instrument với nhiều bằng sáng chế. Chị đến Mỹ năm 12 tuổi với "năm không": không cha, không tiền, không ngoại ngữ, không nhà, không tình thương… nhưng đã thành công vượt bực. Sunflower Mission do chị và các bạn thành lập vào cuối năm 2002 đã tạo rất nhiều học bổng, giúp đỡ người kém may mắn. Đây chỉ là hai điển hình trong rất nhiều hoàn cảnh khác nhau để chứng minh dù nghèo, người ta vẫn có thể vươn lên nếu biết cố gắng.

Viết về đề tài nghèo thì cũng nên nhắc tới Linh mục Nguyễn Sang, người được mệnh danh là “Tiếng Hát cho Người Nghèo”. Là một Linh mục trẻ, nhưng cha đã luôn quan tâm giúp người nghèo khổ và đã dùng tiếng hát để gây quỹ Từ thiện.

Nhiều chuyện “thiên hạ sự” cũng lạ, như chuyện cầu thủ Mario Balotelli lãnh lương cao nhất tại Manchester vẫn để cho mẹ ruột sống trong điều kiện nghèo khổ. Có lẽ vì anh giận mẹ đã đem mình cho người khác làm con nuôi khi anh 3 tuổi. Nghĩ cũng tội, cái khó bó cái khôn, lúc đó cuộc sống gia đình quá khó khăn, nên bà mẹ mới đành lòng đem Balotelli đi cho một gia đình giàu hơn.

Không ăn uống thì đói, thì chết, nhưng một người 76 tuổi bên Ấn đã không ăn uống suốt 65 năm mà vẫn khỏe re. Prahlad Jani cho biết năm 11 tuổi ông đã được một nữ thần ban phước. Người ta làm 10 ngày thí nghiệm, sau đó các bác sĩ xác nhận ông Jani đã không hề ăn uống chút gì mà vẫn sinh hoạt bình thường. Đây là bí ẩn không giải thích được, cũng không bắt chước được. Ừ nhỉ, nếu không phải ăn uống, cuộc sống con người có lẽ bớt phức tạp hơn nhiều.

Cuốn phim cổ tích thời nay “Pretty Woman” kể về chuyện tình của một cô gái nghèo phải bán thân, may gặp được người yêu rất giàu có thương yêu bảo bọc, ai xem cũng thích. Nhưng đó chỉ là chuyện hư cấu, chuyện thực sự xảy ra vào cuối tháng 8, 2012 tại California - Mỹ, khi Jennifer Vasilakos tận tâm chỉ đường cho một người, mà không biết đó là Ty Warner, tỷ phú sản xuất đồ chơi. Jennifer bị suy thận nhưng không có tiền để mổ, Warner sau đó tặng cô $20,000 đô để làm giải phẫu.

Một cậu bé người Phi mới 13 tuổi đã được giải International Children’s Peace Prize, trị giá $130,000 đô Mỹ vào tháng 9, 2012. Kesz đã lập nên Championing Community Children, tranh đấu cho các trẻ em sống ngoài đường phố. Bản thân Kesz cũng đã sống lang thang không nhà tại các bãi chứa rác.

Mới đây mọi người cũng xôn xao với chuyện người ăn xin tại Kansas - USA. Khi cho Billy Harris tiền, bà Sarah Darling đã vô tình làm rớt chiếc nhẫn kim cương vào lon của ông. Billy không tham lam đã trả nhẫn lại cho khổ chủ. Sau đó người ta đã quyên góp được $175,000 đô Mỹ để Billy mua nhà, không phải sống vô gia cư nữa.

Gần đây có tin người nghèo sống tại California có thể xin cấp điện thoại di động miễn phí, sử dụng 250 phút gọi và 250 tin nhắn mỗi tháng, đúng là chuyện chỉ có thể xảy ra ở Mỹ!

Khi không còn gì để hy vọng, người ta thường mua vé số để mong chút ánh sáng le lói cuối đường hầm, có lẽ vì vậy tại Việt Nam hằng ngày không biết bao nhiêu loại vé số được bán ra. Tỷ lệ trúng số rất thấp, nhưng gia đình của Hege Jeanette, người Na Uy đã được kỷ lục thế giới vì có tới ba thành viên trúng số, ngộ nghĩnh là tất cả đều xảy ra trong thời gian cô mang bầu. Cách đây 6 năm, bố của Hege trúng $700,000. Ba năm sau Hege trúng 1.4 triệu và năm nay cậu em trai trúng gần 2.1 triệu. Cô nên ráng mang thai mấy đứa nữa rồi mua vé số xem sao.

Trên đời, người may mắn cũng có mà người xui xẻo cũng có. Maureen O'Connor, 66 tuổi, cựu thị trưởng thành phố San Diego - California lại rất đen đủi. Bà “chôm” 2.1 triệu đô từ quỹ từ thiện của chồng để cờ bạc, mong gỡ được số nợ cũ nhưng lại thua tất! Trong 10 năm, Maureen đã thua hơn 1 tỉ đô, từ giàu sang trở thành nợ nần như chúa chổm. Tỷ phú Mexico - Carlos Slim đã mất gần 2 tỷ Euro chỉ trong vài tháng khi giá trị stock xuống khoảng 50%. Tôi rất sợ đầu tư vào chứng khoán, nhiều người đã thua stock đến phải nhảy lầu, bán nhà. Đối với tôi chơi stock là một hình thức cờ bạc cấp cao.

Tại thành phố Mumbai của Ấn Độ, hàng ngàn người thuê nhà nghèo khổ tự nhiên có tiền, không phải đô-la trên trời rơi xuống nhưng do các công ty bất động sản trả để họ rời khỏi căn nhà đang thuê. Tại Âu Mỹ, nhiều người cũng được đền bù khi phải dời nhà để chính phủ làm đường hoặc xây dựng các công trình đặc biệt, họ như trúng số vì số tiền bồi thường rất lớn, không như Việt Cộng cứ cướp đất, đuổi nhà dân chúng một cách trắng trợn. Lý thuyết Cộng Sản chủ trương không có giàu nghèo, tất cả đều bình đẳng không còn bóc lột, nhưng thật sự thì tại Việt Nam khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, đàn áp bóc lột ngày càng trắng trợn, đất nước trở thành địa ngục thay vì thiên đường.

Cái Bang của Kim Dung thì nhân nghĩa giúp người, còn Cái Bang như một nhóm ở Sàigòn bây giờ thì rất ác. Họ làm các em nhỏ bị thương tật hoặc rèn luyện để giả làm người tật nguyền, gạt người tốt bụng kiếm tiền. Bần cùng sinh đạo tặc, tại Việt Nam nhiều vụ cướp của giết người nghe qua phải rùng mình sợ hãi. Thật là chính xác khi nói ở Việt Nam cái gì cũng giả, chỉ có sự gian dối là thật! Bức tranh xưa của đất nước “thời thái bình cửa thường bỏ ngỏ” là chuyện thần thoại. Gần đây có người bị cướp ở Saigon, ông dùng hết sức mới giành với kẻ gian lấy lại được giỏ tiền, nhưng chẳng may giỏ rách tiền bay xuống đất. Những người chung quanh thay vì giúp đỡ, lại lượm tiền đút túi mình rồi bỏ đi. Giữa người cướp trước và người lấy tiền sau, không biết ai đáng trách hơn ai!

Ông bà mình nói:

Nghèo nhân, nghèo nghĩa thì lo
Nghèo tiền, nghèo của chưa cho là nghèo.

hoặc: Đói cho sạch, rách cho thơm.

Vâng, tôi tin điều ông bà dạy là đúng và vẫn cố gắng thực hành dù cũng chịu nhiều cám dỗ. Nếu sống tốt và "tri túc" thì chắc chắn sẽ có hạnh phúc không cần nhiều tiền. Có người rất khá nhưng keo kiệt không những chẳng cho ai đồng nào, mà còn hà tiện không dám xài cho chính mình, như vậy có khác chi đang nghèo.

Trong cuộc sống ngày nay, ngoài cái khổ vì nghèo đói về thể xác còn phải kể tới cái nghèo đói trong tinh thần. Chúng ta đói khát công lý hòa bình, đói khát tình thương và lòng cảm thông tha thứ. Có nhiều câu nói hay như chúng ta có nhà nhưng không có mái ấm, nhà thì rộng lớn nhưng tâm hồn vẫn nhỏ bé. Chúng ta có phương tiện giao thông nhưng ngại tới thăm nhau, người già thèm một lần viếng thăm nhưng có khi chết khô không ai biết. Trẻ em đói tình thương, giới trẻ thiếu tinh thần luân lý, có khi vội vàng tới nỗi chưa biết tên nhau đã cùng nhau lên giường. Khuynh hướng hưởng thụ, so bì áo quần, kiểu tóc kiểu phôn lên cao, giá trị tinh thần bị lãng quên. Nếu Trời bắt nghèo không đủ manh áo che thân thì đã đành, một số người tốn nhiều tiền mà vẫn phải mặc rất... nghèo, thiếu vải chẳng che được bao nhiêu! Nhiều cô nhiều bà tại các nước Âu Tây còn thả nổi đi nghêng ngang với quan niệm tốt khoe, xấu mới phải che, quê mùa như tôi mới không hiểu. Tôi cũng rất thích định nghĩa người giàu không phải là người có nhiều, mà là người cho nhiều. Không lấy bậy của ai nghĩa là giàu, không bị nhục với ai nghĩa là sang. Người vui vẻ không phải là người không gặp chuyện buồn, mà là người không để những niềm đau ấy khống chế mình.

Chúc bạn là người giàu có vì biết cho đi, cũng như biết cách làm mình và người khác sống vui, không bị tiền tài danh tiếng làm ảnh hưởng.

05.02.2017

Nguyễn Ngọc Duy Hân
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.289 giây.