logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 07/02/2017 lúc 09:19:05(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đêm qua gió giật, cây rừng rít dữ ngoài thung xa, bóng lá chập choạng tí trăng non về, rồi chết yểu với cơn mưa đêm. Ông Thao nằm trăn trở vì khó ngủ đã mấy năm nay, tưởng chuyện đời không có gì làm mất ngủ một người năng động, mạnh khoẻ và siêng năng như ông. Nhưng một cú đột quỵ thình lình làm thay đổi thể chất ông Thao đã đành, cơn bạo bệnh còn làm thay đổi nhiều chuyện khó hiểu như thay đổi giấc ngủ, thay đổi cả cơn mơ, những cơn mơ không còn hoang tưởng mà chính xác và cụ thể đến chi tiết, như ông gặp lại những người thân đã khuất núi từ lâu, những người quen đã mịt mù trong ký ức xa xôi; nhiều khi chỉ là người bạn nhỏ trong làng, một người bán hàng gánh, hay một tráng sĩ bạch đầu bi hướng thiên đang hành nghề mài kéo mài dao ở Sài gòn sau biến cố tháng Tư năm một chín bảy lăm…

Ông Thao sợ chuyện gặp lại ông bà, cha mẹ đã khuất núi, vì theo dân gian thì đó là dấu hiệu của một người sắp theo ông bà. Nhưng một người sống mãi trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc đã làm cho cả nước lầm than, con dân phiêu bạt năm châu bốn bể, thì ông Thao chả ham sống đời đời trong nguyền rủa như ông Hồ Chí Minh. Ông Thao chỉ nguyện xin Trời Phật cho theo ông bà êm ả để đỡ khổ cực cho vợ con.

Nên cơn bạo bệnh cáo lui chứ không tính sổ ông Thao. Chỉ ác cho bộ nhớ của ông không còn minh mẫn, những chuyện rành rành khẩn cấp lại quên ngay. Như chiều qua-đứa con gái gọi, “Bố ơi! Xe con không đề được máy. Con đang ở chợ Kroger gần nhà con. Bố đến giúp con được không? Nếu bố không khỏe thì để con gọi chồng con, chỉ e giờ này, anh ấy đang trên đường đi làm, không chừng đã đến hãng. Con không muốn làm phiền…”

Ông cắt lời, mắng yêu con gái, đừng xem ông như một người bệnh hoạn. Bố đến ngay. Trời hơi nóng đấy, con nên vô đâu đó, mua một chai nước uống. Đừng để người bị thiếu nước vì con đang không khỏe, lại ở ngoài đường. Bố đến ngay! Khoảng 15 phút thì bố đến nơi. Đừng sợ con nhé…

Bao giờ ông cũng là bóng mát, là chỗ dựa, vừa yên tâm, vừa ấm áp của người thân. Nhưng sau khi ông Thao ra garage, mở tủ đồ nghề sửa xe để lấy sợi dây câu bình điện. Ông nghĩ đến con gái cưng của mình, tội nghiệp, hai vợ chồng nó thất nghiệp, tuy lần lượt trước sau nhưng cũng khá lâu rồi. Thằng rể vừa tìm được việc, dù đi làm đêm cũng phải chịu. Chắc là con bé lại hà tiện tiền bạc, không đi mua chai nước uống đâu! Thôi, ông trở vô nhà bếp, làm cho nó ly nước đá chanh thật chua, nhưng phải thật ngọt; nước đá phải xay cho thật nhuyễn, con ấy lại còn kén cái ống hút màu hồng mới chịu. Đúng là con gái…

Cứ như thế, ông Thao làm xong ly nước chanh, ngồi đợi con gái đến thưởng thức ly nước chanh mà nó đã từng hãnh diện nói với mọi người: không có ai pha được ly nước chanh ngon hơn bố nó vì không ai thương con gái hơn ông…

Ly nước chanh tan đá, mất ngon… Ơ, cái con này đã hẹn với bố, còn la cà đi đâu? Ông ra mở cửa garage trước nhà, ngồi đợi con gái, sốt ruột… Lại chửi, mẹ bố tiên sư thằng con trai hư đốn, xài xong sợi dây câu bình-tốt nhất trên đời của bố, thì phải cất vào tủ cho bố chứ! Sao không bỏ được tật cứ xài xong là xong, không biết cất dẹp cho đúng nơi, đúng chỗ, để khi cần mới biết đâu mà lấy ra dùng. Ông không thích tính cẩu thả của thằng con giống mẹ, bà Thao lại cứ bênh con cầu tự, mặc bà, ông thương con gái nề nếp của ông hơn,… (Kỳ thực ông đã quên chính mình lấy sợi dây câu bình trong tủ ra, định đi. Nhưng ném đó, vào làm nước chanh cho con gái, chứ có thằng con trai nào lấy của bố rồi không dẹp cất đúng chỗ đâu! Nhưng phải hôm sau mới nhớ ra, còn khi bực tức trong lòng thì bất luận…)

Hóa ra cả con trai lẫn con gái – hai đứa hai xe – cùng quẹo vào sân nhà! Con em không biết bố có chuyện gì nên gọi anh trai đến chợ Kroger giúp em. Cả hai anh em cùng lo lắng vì gọi bố không được nữa. Bởi nói chuyện với con gái xong, ông tắt điện thoại quá cẩn thận là tắt luôn điện thoại như người đi viếng đám tang…

Thôi cũng nhờ thế mà bà Thao về đến, không hẹn mà cả nhà lại được ngồi chung bàn, ăn với nhau bữa cơm đạm bạc. Từ ngày con cái lập gia đình, không có quà cáp nào quý hơn là về nhà ăn cơm với bố mẹ…

Sáng nay ông Thao có gọi tôi, “anh cứ cà phê một mình, lo công việc của anh. Nhưng ăn sáng hay ăn trưa thì ăn nhẹ thôi, đừng thịt cá. Khoảng hai tới ba giờ chiều, ghé tôi…”

Tôi dạ dạ, vâng vâng. Nhưng để đó. Làm báo nói láo thì không nhưng hứa lèo thì có, hứa chắc như đinh đóng cột với người này, nhưng người kia lại có cây xà-beng to hơn cái đinh, họ nhổ cái một. Sau đó gặp nhau cười trừ với anh em đồng lứa, nhưng với người lớn tuổi hơn thì phải dè dặt vì các cụ giận dai…

Từ ngày hân hạnh được bắt tay ông Thao, tôi lại quý ông không ở những điểm được giới thiệu xuềnh xoàng như một người tử tế, cái loại người tử tế ngoài mặt ấy thì bàn tiệc mười người đã hết chín ghế. Tôi quý cái ngang ngạnh không che giấu, nét phong trần để nguyên trên gương mặt ông, tính khí cương trực, rõ là người dám ăn ngay nói thẳng. Tuy có hơi vụng về của người ít khi ăn nói chỗ đông người, nhưng toát lên được cái nhân cách đã biến mất từ lâu trong giao tiếp xã hội.

Thế là tôi đến ông, khách quen nên không bấm chuông mà lần sang hè, mở cửa rào để vào sân sau. Bác Thao đã dọn sẵn bàn trà dưới gốc cây táo Nhật cổ thụ. Thì ra ăn sáng hay ăn trưa cũng đừng ăn thịt cá để nhẹ bụng uống trà. Trà tam sao thất bổn của bác Thao thì không biết đâu mà nói, nhưng cái tình làm dậy hương trưa.

Ngoài sau nhà bác, đồi Yên xa xa, bị lở mấy vạt đất to vì mưa giông đêm qua. Coi vậy mà đất có lớp, khi đồi lở mới thấy thời gian tính tầng. Tầng trên hết mà lần trước đến đây, tôi còn nhớ là vạt cỏ dại cháy nắng vì khô hạn. Nhưng tầng sẫm hơn kế cận như nói lên một thời mưa thuận gió hòa nên đất đá ôn nhu, tầng sẫm hơn nữa còn tiềm tàng uẩn khúc, bởi một chiếc giày phụ nữ vào khoảng thập niên 1930 chưa mục nát hết, cho thấy đây là một bãi rác xưa hơn là một công viên tình tứ, vì còn vài thứ không liên quan như cái vỏ xe đạp, cái bình bông bể…

Chúng tôi ra tận nơi để xem rồi về uống trà sanh-tử, bởi trí nhớ ông Thao bây giờ, chả biết ông đã ướp những gì trong đó! Nhưng tôi tin chắc lòng thành là hương vị chánh của ly trà tâm giao. Vị mộc của trà Thái Nguyên xanh nước, thoảng hương hoa Ngọc Lan tươi nên hơi ngái hậu. Cái nhẫn đắng của hoa ngọc lan tươi bị trụng nước nóng như gắt dầu, lên mùi cây nọc rắn mà mấy ông thầy rắn ngày xưa ưa mài vào nắp lu với nước mưa cho người bị rắn cắn uống, sau khi ông thầy đã nung que sắt trên than hồng để lấy nọc ngay vết cắn.

Thôi thì ngoài quán xá ấp lẫm rượu bia, uống hoài không hết ân ân oán oán, nay có chết với ly trà nhân duyên cũng mãn nguyện ở đời có bạn. Tôi ngồi nghe ông nói,

“Đêm qua tôi không ngủ được vì chuyện con gái tôi bị chết bình điện ngoài chợ Kroger. Tôi thật sự suy sụp sức khoẻ và tinh thần, nhưng tôi không muốn vợ con lo lắng quá cho mình. Tôi phải làm sao?”

“Đảo ngược suy nghĩ 180 độ thì đúng hơn bác ạ! Cho vợ con biết về tình trạng sức khoẻ, tinh thần của bác, thì họ mới thực sự yên tâm để làm ăn khi có cách cụ thể và an toàn cho bác.”

“Để tôi suy nghĩ thêm, có thể anh đúng. Nhưng tôi thấy mình đã vô dụng, không lẽ còn khiến thêm một người ở nhà với mình thì quá đáng!”

“Vậy tối nay, bác suy nghĩ cho kỹ về việc mướn người ở nhà với bác. Biết rằng có người lạ trong nhà sẽ không được thoải mái. Nhưng bác có chuyện gì, chỉ cần người ấy biết gọi điện thoại cho bác gái, cho các con của bác là được…”

“Chả nhẽ tôi tệ đến không biết gọi điện thoại à!”

“Thôi đừng ngoan cố nữa! Giả sử bây giờ, bác bỗng dưng thấy mệt trong người. Liệu có còn đủ sức để vào đến nhà trong, còn đủ minh mẫn để nhớ xem cái điện thoại để ở đâu không? Rồi xài cái điện thoại bé xíu với hai tay run rẩy, đôi mắt kèm nhèm thì sao chứ… Tôi cũng cực kỳ ngoan cố sau lần mổ tim. Cứ nhè việc nặng nhọc mà làm, đẻ ra việc mà làm, chỉ cốt để thử sức xem mình còn được tới đâu! Vợ con nói không được thì họ giận lẩy, bỏ mặc xác mình… Nhưng kỳ thực theo dõi kín đáo một người không khoẻ lại ngoan cố, còn cực hơn chăm sóc người bệnh. Hoá ra làm khó thêm chuyện đã vốn khó, chẳng ích gì đâu cái tật ngoan cố…”

“Anh nói có lý! Để tôi suy nghĩ lại chuyện thuê người. Các con tôi đã yêu cầu nhiều lần, nhưng tôi cứ ngại có người lạ trong nhà. Chả may gặp người buôn dưa lê lại sinh chuyện oan ức. Ông bạn tôi cũng nhượng bộ vợ con, cho thuê người đến dọn dẹp, giặt giũ, nấu ăn, xong việc thì về. Thế mà tin ra đến nhà thờ là ông ấy chuyên coi phim sex. Chuyện là ông ấy lục đâu ra mớ phim sex ngoài garage, từ những năm mới qua, ông ấy đi làm hãng, tối về đứng cây xăng 7-Eleven cho thằng Ấn độ vài tiếng. Khi dẹp tiệm thì mớ phim ấy mới trôi dạt về một xó garage. Sai bà giúp việc đem bỏ thùng rác hộ. Ai mà ngờ bà ấy mở ra xem, chả biết có đưa về nhà, bỏ vô máy xem cho rõ hơn không mà kháo ra đến nhà thờ là ông bạn tôi nghiện phim sex loại nặng.

Anh thử hình dung ra tiếng oan ấy, bỗng trút lên đầu một người đức độ nhu hoà; dâu, rể của ông ta toàn người tên tuổi ở địa phương. Có chết người ta không chứ! Cái loại người buôn dưa lê ấy bây giờ lắm lắm, đàn bà nhưng chỉ biết chuyện nhà người. Chuyện nhà mình chớ hề động móng tay, sợ tróc sơn. Cứ lùa hết cho chồng việc nhà để lê la đôi mách. Tôi ngại thật sự đấy anh ạ!”

Ông Thao nói xong rồi thở dài, ngước mắt lên đồi Yên, nắng chiều tràn thung vắng, cái tên tôi đặt cho ngọn đồi chỉ có tiếng rì rào của gió mơn cây. Thế mà đêm qua nó lở mấy vạt đất to. Bão nổi, vạn vật điêu linh, nhưng bao giờ cũng sinh ra cái mới. Rồi cây cỏ lại mọc xanh rì trên đồi Yên, theo cái quy luật trong tĩnh có động trong động có tĩnh. Chỉ người ta, mang một giấc mơ dài trong đời ngắn ngủi, không biết ông Thao có kịp về ăn vốc cơm nguội với cá mòi ngoài đồng trắng mưa, sống lại thuở bé chăn trâu mà lại là câu chuyện lần nào gặp nhau ông cũng kể như mới kể lần đầu. Giấc mơ rất thật, đơn giản, đến không đủ yếu tố để hoàn tất sự thật, nên chỉ là mơ…

Tôi về, chân nghe nặng tâm tư của ông Thao. Hay chỉ bởi bình trà tam sao thất bổn, cũng là tên tôi đặt cho những bình trà không bao giờ giống nhau của ông Thao mời tôi sang uống trà. Nhưng bao giờ ông cũng quả quyết đó là công thức gia truyền của ông nhạc của ông truyền lại cho anh rể quý. Hóa ra sự đời không có đúng-sai, mà chỉ sai hay đúng ở lòng người.

Phan

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.085 giây.