logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 8 years ago
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Theo tục lệ xưa, người Việt ăn Tết rất “kỹ,” tối thiểu thì ba ngày - trung bình từ bảy tới 10 ngày - tối đa, cả tháng Giêng.
Đây là bài viết đầu tiên của tôi trong năm mới Đinh Dậu, nhưng không thể gọi là “khai bút,” bởi tôi đã chính thức cầm bút vào đúng ngày mùng một Tết rồi, tuy nhiên không để... sáng tác mà để ký tên trên ba tấm “bills.” Tuy vậy dù sao bài này cũng mở đầu những câu chuyện... đời, phần để “lai rai” cùng quí độc giả, phần may ra vớ được tí hên mà gây thành “số đỏ” cho năm con gà này.

Thế nhưng bài này được “trình làng” vào ngày 12 tháng giêng Đinh Dậu, nghĩa là đã ra khỏi thời gian... trung bình “ăn Tết,” tức sau mùng 7 hay mùng 10 tháng Giêng.

(Mạn phép mở dấu ngoặc ở đây để nói chút đỉnh về mùng 7 hay mùng 10, bởi vì ba ngày đầu năm thì đương nhiên là... Tết rồi nên việc “ăn Tết” linh đình cũng phải thôi; còn “cả tháng Giêng” thiết tưởng cần... xét lại, bởi vì các cụ bảo “Tháng Giêng là tháng ăn chơi.” Đấy nhé, “ăn chơi” chứ không phải... “ăn thật.” Dễ hiểu thôi, bởi lẽ tháng Giêng chưa vào mùa, mãi “Tháng Ba (mới) cày vỡ ruộng ra,” thành thử suốt tháng Giêng không bận rộn lắm nên “phe ta” tha hồ đánh chén, cờ bạc theo tinh thần “nhàn cơ vi... bất thiện”).

Trở lại thời điểm mùng 7 tháng Giêng; theo tục lệ truyền thống, ngày này có lễ hạ cây nêu (thường được làm bằng cây tre, dựng vào ngày 23 tháng Chạp hoặc chiều 30 Tết. Trên ngọn cây đeo một vòng tròn nhỏ và treo nhiều vật dụng có tính chất biểu tượng tùy theo địa phương... Một vài vật dụng tiêu biểu, điển hình như câu đối, giấy màu xanh đỏ, những miếng kim loại với nhiều kích thước khác nhau, lá thiên tuế, lông gà, củ tỏi, trầu cau, ống sáo....) - còn gọi là ngày Khai Hạ - với ý nghĩa kết thúc Tết để bắt tay vào công việc. Theo sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức (tập Hạ) cây nêu tảo trừ những xấu xa trong năm cũ và xua đuổi ma quỉ trong năm mới. Hiện nay, để phù hợp với từng gia đình, lễ khai hạ không nhất thiết phải tiến hành vào đúng chiều ngày mùng 7 Tết mà có thể làm trong khoảng từ sau mùng 3 đến mùng 10 tháng Giêng.

Sở dĩ tôi cực chẳng đã mới phải dài dòng văn tự như vậy, phải bất đắc dĩ “vòng vo tam quốc” chứ hoàn toàn không phải vì trong máu có nhiều... nữ tính (đa khẩu = lắm miệng) nhưng để “chắc ăn” việc mình xác quyết “tết, tết, tết... đã hết rồi!” Có thế quí độc giả mới cảm thông nỗi lòng của người viết khi nhớ lại thời gian Tết thật sự dù những cảm nghĩ ấy có tính tiêu cực hoặc tích cực thuộc hai lãnh vực - “đối nội” và “đối ngoại” hoặc trong thì “đối đầu với bà xã” mà ngoài thì “đấu khẩu với bạn bè.”

Với vợ trong những ngày Tết Đinh Dậu: Hòa bình!

Đa số người Việt mình vẫn tin rằng những gì mình làm và những gì mình nói trong những ngày Tết ắt có ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống suốt năm. Chẳng thế mà có tục kiêng không quét nhà trong 3 ngày Tết, sợ bị xui mà đổ của đi y chang đổ rác vậy. Thuở còn làm “hot boy,” tôi đã gọi đó là lối tin nhảm, dị đoan nên phản đối kịch liệt thày mẹ tôi về những điều dậy dỗ tương tự, viện lý phản khoa học và phạm tới đức tin.
Cho tới sau khi đã “rước nàng về dinh” chưa được hưởng tuần “bách nhật” tôi mới nhận thức được “sự thật phũ phàng” để rồi hoàn toàn thay đổi quan niệm; theo đó những gì mà tôi đã dại dột, nông cạn xác quyết là “dị đoan,” sau mới mở trí, banh mắt mà khám phá ra được giá trị và tác dụng đích thực của những thứ đó.
Tiêu biểu và quí giá nhất là tục kiêng... nói trong ba ngày Tết. Theo đó, người ta chỉ nên nói những gì cần thiết mà thôi để suốt năm được quyền ngồi “chỉ tay 5 ngón” chứ không bị nhọc công nói nhiều, tốn sức đã đành mà còn hao nước miếng (bọt) khả dĩ dễ bị ung thư cuống họng, thanh quản và từ đó tổn thọ. Hơn nữa, khi cần nói cũng chỉ nên nói nhẹ nhàng, khoan thai, lễ độ để suốt năm được.... sướng, được nhàn hạ, nhất là được tiếng thơm là duyên dáng, xứng đáng con nhà gia giáo “ăn có nhai, nói có nghĩ.”

Theo sách “Địa ngục du ký” (!) của phái “Satanism,” những kẻ thuở sinh thời có tật nói nhiều, luôn miệng phát ngôn bậy, thích đay nghiến, chuyên chửi chó mắng mèo... thì khi chết xuống âm phủ, hồn sẽ phải nhai than hồng suốt ngày, ngậm thỏi sắt nóng thâu đêm.

Ở đây tôi tuyệt đối không chủ trương “vạch áo cho người xem thẹo” nhưng chỉ muốn ngấm ngầm minh chứng cho sự thật, gián tiếp rao truyền đạo thánh hiền... nên mới đem chuyện trong nhà ra phao cho ngoài ngõ tỏ. Âu cũng là một cách thức làm việc nghĩa mà “đền công chuộc tội” vậy.

Số là bà xã yêu quí của tôi vốn bản tính rất tốt khả dĩ trong tương lai có thể trở thành nếu không là thánh nhân thì cũng là một người đàn bà hoàn hảo. Chẳng thế mà đạo “Tam Tòng,” bà ấy đã tuân thủ được hai điều, “Tại gia, tòng phụ,” “xuất giá, tòng phu” - nhưng với điều ba, chỉ vì hoàn cảnh chưa đến nên người ta chưa biết tới thực hư, tuy nhiên ngày nay “phu tử” (chồng chết) thì cơ may vào viện dưỡng lão ắt lớn lao gấp trăm lần... được theo con. Còn về “Tứ Đức,” bà xã cũng đã đạt được ba tiêu chuẩn rồi: Công - Dung - Hạnh, còn “Ngôn” thì nàng đã nhiều lần “thành khẩn khai báo”, “Em chào thua!”

Nghe tôi kể về những sự tích trong cuốn “Địa ngục du ký,” bà xã tôi liền kéo quần lên cao cho tôi thấy nàng “nổi da gà” thật sự, vạch rộng áo cho tôi nhìn hiện tượng “lạnh xương sống,” thế nhưng chỉ phút sau, nàng lại “chứng nào tật nấy.” Duy chỉ có phong tục tập quán cổ truyền “kiêng nói” trong những ngày đầu năm của văn hóa Việt Nam là có “ép-phê” tương đối lâu dài nơi “nàng.”

Đúng vậy, cũng vì muốn tránh xui suốt năm, chẳng hạn sợ bị “vạ miệng,” bị “khẩu nghiệp”... mà bà xã tôi đã “kiêng nói” trong 10 ngày Tết. Chẳng những ít nói hẳn đi, “nàng” lại còn giảm bớt tối đa cường độ âm thanh khi phát ngôn. Giọng “nàng” trở nên ngọt hơn mía lùi, chẳng khác gì thuở chúng tôi mới phải lòng nhau. Một điều “dạ,” hai điều “thưa” trên giường, ở bàn ăn, nơi xem tivi, dưới bếp.... Vả lại bà xã chỉ mở miệng khi cần và phát ngôn theo đúng qui tắc “ắt có và đủ” mà thôi. Tuyệt đối - phải, tôi dám xác quyết tuyệt đối - không một tiếng quát, chẳng một tiếng cằn nhằn hoặc thói “dai như đỉa.” Những lúc này, tôi có cảm nghĩ bao nhiêu lời “Chúc Mừng Năm Mới” của thân bằng quyến thuộc như Hạnh Phúc - An Vui - May Mắn - Như Ý... đều đã trở thành hiện thực.

Tôi còn nhớ cách Tết này bốn năm, cũng vì đã được “chiêm bao giữa ban ngày” như vừa kể trên mà sáng mùng 5 Tết, tôi đã dốc hết hầu bao đi mua trả góp một phần mộ hai tầng cho vợ chồng với nguyện ước chết rồi vẫn khắng khít bên nhau... Thế nhưng, chỉ tới khoảng giữa tháng Giêng, tôi đã phải đấm ngực tựa rủa “tại sao tui ngu quá thế này!” Từ ngày đó tôi đã treo trên tường hai chữ viết thật lớn để tự nhắc nhở mình: Minh (sáng) - Nhẫn (nhịn). Vì chữ viết theo kiểu ngoằn ngoèo, cong queo “chẳng giống ai” nên không một ai đọc ra, trừ tôi. Bà xã hỏi, tôi trả lời “chắc như đinh đóng cột” đó là “tên anh và tên em.” Vậy là “nàng” cười tít mắt.

Mà thôi, đó chẳng qua cũng chỉ là dĩ vãng, giây phút bốc đồng trong lúc cao máu, đường lên, tôi mới lâm nạn để rồi sau đó tôi cũng mau dẹp được những ray rứt trong lòng để mà... sống còn. Ấy cũng bởi trời thương, tạo nên giới đàn ông nhẹ dạ, chóng quên lại siêu... ngu. Chẳng thế mà từ thế hệ này tới thế hệ khác, đàn ông vẫn không ngừng “thi đua” vỗ ngực, vểnh râu tự xưng mình là phái mạnh, quân tử... trong khi khoa học đã chứng minh ngược lại phái nữ mới thật sự là giới trưởng thành sớm hơn, chịu đựng bền bỉ hơn, sống thọ hơn và khôn khéo nhiều hơn.

Như đã kể, trong 10 ngày Tết Đinh Dậu vừa qua, theo thói quen, bà xã tôi cũng thực thi nghiêm túc “kiêng nói.” Đội ơn Chúa, nhờ vậy, bản thân tôi đã được hưởng bầu khí hòa bình thật sự trong nhà mặc dù tổ ấm nay chỉ có - mà theo ngôn ngữ âm nhạc - “hai trái tim khô,” còn theo sinh vật học, “hai con khỉ già.” Phải chăng sự “an lạc” mà Đức Phật giảng dậy chính là kết quả của tình trạng “đàn bà ít nói và nếu cần nói thì nhẹ nhàng, dịu dàng như trên thiên đàng.”

Với bạn bè trong những ngày Tết Đinh Dậu: Chiến tranh!

Các nhà khôn ngoan đã cảnh cáo bốn chủ đề sau đây phải luôn luôn bị coi là tối kỵ không nên được mang ra bàn thảo, tranh luận nếu muốn tránh hệ quả bể đầu, sứt trán, đổ máu: chính trị, tôn giáo, tình yêu, nghệ thuật.

Vậy mà chúng tôi - toàn những bạn hữu nối khố, nhậu nhẹt có nhau, chơi bời có nhau, buồn vui có nhau... mà tên nào cũng đã “bảy bó có lẻ” - vẫn chưa thật sự trưởng thành. Phải, tuy trong bọn chúng tôi, đa số “ngoan” với vợ (bố mẹ chết cả rồi) nhưng vẫn không “khôn” đủ. Bởi thế mới xảy ra cớ sự vào dịp họp mặt để cùng... ăn tết con gà vừa rồi. Thật tình chẳng tên nào xấu cả - xấu thì đã bị loại ra rìa từ khuya rồi - hơn nữa, bao năm qua, Tết nào mà chẳng có đôi ba lần “ăn” với nhau, vậy mà đã bùng nổ chiến tranh!

Chúng tôi đã giao ước ba ngày đầu năm phải được dành riêng cho vợ và con cháu. Bản thân tôi có vợ, có con đàng hoàng nhưng chưa có mống cháu nào, cũng phải tuân thủ “luật giang hồ” này, nghĩa là không được mò tới bất cứ thằng bạn nào trước ngày qui định. Nói vậy để “dư luận” hiểu cuộc sum họp Tết của bọn già chúng tôi quan trọng đến mức nào.

Mồng 4 Tết, chúng tôi “đến hẹn lại lên.” Vì “chơi theo kiểu Mỹ” nên mỗi tên xách theo một món. Bởi ngày Tết nhà nào chẳng có sẵn “mồi” thành thử bàn tiệc xôm tụ lắm, nào giò thủ, chả lụa, nào gà luộc, gà quay, nào miến xào, bánh chưng, dưa muối, củ kiệu. Rượu lại càng phong phú. Tên nào cũng vểnh râu khoe - làm ra vẻ chẳng có gì quan trọng, nói như toàn “chuyện nhỏ” sau cái nhún vai như Tây thứ thiệt, “Mấy thằng con mang về Tết bố cả chục chai, toàn rượu hảo hạng; tôi phải bắt chúng nó... mang về bớt!”

Tiếng “dzô” hùng mạnh vang lên như giọng đồng ca xuất quân. Cụng ly canh cách. Lại “dzô” nữa. Đâu như sau lần “dzô, trăm phần trăm” thứ ba rồi không hiểu ai đã bắt đầu nhắc đến sắc lệnh “cấm Hồi Giáo vào Mỹ” mà tân Tổng Thống Donald Trump vừa ký ngày 27 tháng 1, 2017, nghĩa là “cách nay chưa đầy tuần lễ chứ mấy,” còn “nóng hổi.” Rồi một người khác tiếp liền, hùng biện như đang đứng trên diễn đàn:

“Tôi thấy lão Trump này vậy mà khôn. Bất ngờ ban hành lệnh cấm ấy để bọn khủng bố không kịp giở tay. Từ nay nước nào muốn giao thiệp với Mỹ thì phải cầu xin, năn nỉ chứ không thể khơi khơi. Kỳ này thằng Trung Cộng cũng phải rụt vòi. Rồi các ông xem, trước sau gì bọn Tàu cũng phải nhượng bộ ở Biển Đông nếu muốn sống yên. Ai chứ Trump dám chơi bằng nguyên tử chứ không như Obama yếu xìu. À, còn Việt Nam nữa, mấy thằng Việt Cộng đừng mong mang đô la mà trá hình vào đây buôn bán. Donald Trump đập liền. Luật... luật... gì nhỉ, à hạn chế nhập cư, tôi bảo đảm các nước ở Âu Châu sẽ bắt chước theo để giải quyết làn sóng di dân.”
Một người khác cũng “hăng tiết vịt” không kém, “Ông nói thế đến thằng con nít cũng không nghe lọt tai. Tên Trump chỉ được cái tài mồm loa mép giải. Thời đại này người ta đề cao toàn cầu hóa mà chỉ biết có nước mình, co lại, không đồng minh với nước nào; nhỡ có chuyện gì, ai bênh? Người Việt mình có câu bán anh em xa, mua láng giềng gần, đàng này tên Trump tự cô lập Hoa Kỳ rồi lại tỉnh queo quả quyết chỉ trong vòng ba tháng sẽ xóa sổ IS và các tổ chức khủng bố khác trên thế giới.”

Rồi lời qua tiếng lại. Ai cũng muốn “thừa thắng xông lên.” Thỉnh thoảng lại chêm vào cả tiếng “Đan Mạch.” Hai ba người nhân danh “dĩ hòa vi quí” vội vàng can hoặc nêu ra tục “có kiêng có lành” đầu năm để hòa giải. Vẫn không xong. Rượu vào, lời ra như lũ lụt. Thêm người nhảy vào cuộc. “Donald Trump là nhất”! Ngược lại, “Tổng Thống mẹ gì mà chưa lên đã bị khắp nơi trên thế giới biểu tình chống đối!”

Choảng! Tiếng ly đập vỡ trên sàn nhà. Rượu tung tóe. Thức ăn bay loạn xạ.
Vài người ít nói nhất đứng dậy - trong số đó có cả tôi - vội chạy ra cửa, xỏ chân đại vào bất cứ đôi giầy nào.
Tôi về đến nhà trời cũng đã xâm xẩm tối. Bà xã như không tin mắt mình, nhíu mày, “Ông về đấy à, sớm thế?” Chẳng nói chẳng rằng, tôi bất ngờ ghé miệng hôn “chụt” lên má của bà xã vốn cũng đã hiện hữu nhiều “luống cày.” Tôi chẳng biết bà xã có... chịu hay không, chỉ thấy “nàng” lấy tay đập khẽ vào ngực tôi, nguýt, “Đồ quỷ nào!”

HOÀI MỸ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.118 giây.