logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 08/02/2017 lúc 09:38:06(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Trước khi vào bài:

Câu chuyện "người thật việc thật" dưới đây được viết vào dịp lễ Độc Lập Hoa Kỳ tháng 7 năm 2008, trước thềm của triển vọng nước Mỹ sẽ có vị Tổng Thống da màu đầu tiên trong lịch sử mấy trăm năm lập quốc của mình (tháng 11/2008). Đến nay, 8 năm cầm quyền của vị tổng thống da màu Barack Obama đã chấm dứt, nước Mỹ bước vào một giai đoạn có rất nhiều những thay đổi lớn với sự lên ngôi của một nhân vật đầy tranh cãi, Donald Trump. Một trong những thay đổi lớn ấy là sự thách thức nghiêm trọng những giá trị nhân bản cao quý làm nền tảng cho sự hình thành, phát triển và đưa nước Mỹ lên vị trí cường quốc số Một của hành tinh, những giá trị mà câu chuyện trong bài được kể lại nhằm xiển dương.

Người phụ nữ Mỹ trong câu chuyện là điển hình của bất cứ người Mỹ nào tự cho mình là người bản xứ (chính xác hơn, người di dân lâu đời). Cặp vợ chồng người châu Á (Việt Nam) có thể là hình ảnh của bất cứ người Việt tị nạn nào trên đất Mỹ, từ đợt tị nạn đầu tiên đến giai đoạn thuyền nhân vượt biên, đến thành phần HO sau này. Chỉ xin nhấn mạnh thêm: người phụ nữ Mỹ ấy là có thật, cặp vợ chồng châu Á là có thật, và câu chuyện họ gặp gỡ nhau cùng với những tình tiết đã xẩy ra là có thật.

Người viết giới thiệu lại câu chuyện trong bối cảnh một không khí mù mịt sương khói của những hả hê sung sướng, của những uất ức giận dữ, của những buồn bã ngậm ngùi trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt (tị nạn CS) trước những biến động chính trị mang tầm vóc quốc gia (Mỹ) hiện đang xẩy ra mà sức cuốn hút của nó chưa từng có tiền lệ trong hơn 40 năm cộng đồng người Mỹ gốc Việt định cư trên nước Mỹ.

Hy vọng câu chuyện đóng vai trò chiếc que diêm bật lên đủ sáng để chúng ta cùng có dịp nhìn lại dấu phèn vẫn còn bám trên những gót chân khốn khổ của mình năm xưa.
7/2/2017
T.Vấn
______________

Hãy đem cho ta những kẻ khốn cùng, những đám nhân quần bị đày đọa hằng khát vọng được hít thở không khí của tự do...
(Emma Lazarus – The New Colossus)

Hợp Chủng Quốc Hoa kỳ, như chính tên gọi, là nơi có nhiều sắc dân khác nhau trên thế giới đến định cư, lập nghiệp. Họ có mặt ở đây vì nhiều lý do: tị nạn chính trị, mong tìm những cơ hội để thăng tiến trong đời sống, tạo điều kiện cho con cái được hưởng những thành quả tốt đẹp nhất về giáo dục v..v… Do đó, hình ảnh những "người ngoại quốc" đi lại trên đường phố Mỹ không có gì đáng để chú ý.

Nhưng, người Mỹ bản xứ nghĩ sao về những sắc dân "xa lạ" ấy? Câu chuyện được kể dưới đây cho thấy một khía cạnh khác mà ít người, cả dân bản xứ lẫn người di dân, nghĩ tới.

Một phụ nữ người Mỹ, như thường lệ mỗi năm vào dịp đầu hè, bầy những thứ đồ đạc cũ ít (hoặc không) xài tới ra trước nhà bán Garage Sale vào 3 ngày cuối tuần. Theo như lời bà cho biết, mục đích là để cho vui nhiều hơn là kiếm mớ bạc cắc vụn vặt. Vào cuối ngày thứ hai, có cặp vợ chồng người châu Á ghé lại. Họ chăm chú lục lọi cái thùng giấy để ngay lối vào bãi đậu xe, trong đó đựng nhiều thứ lặt vặt của đứa con gái 13 tuổi của bà. Sau khi xem xét một lúc, họ cầm một vài món ra khỏi thùng, xăm xoi thêm một lúc nữa, rồi bỏ lại tất cả vào thùng. Riêng người đàn bà dường như còn giấu trong tay một món đồ nhỏ. Bà chủ nhà mắt không rời khỏi cặp vợ chồng châu Á, trong bụng nghĩ thầm không biết họ có bỏ đi mà không trả tiền cho món đồ người đàn bà còn giấu trong tay hay không. Rồi người đàn ông lại cúi xuống, thò tay vào trong thùng, lấy ra một xấp bài loại dùng để chơi trò ảo thuật, đếm đi đếm lại, vừa đếm vừa lật qua lật lại xem xét những lá bài rất kỹ. Sau đó, họ tiến về phía cái bàn bà chủ nhà ngồi thu tiền, nói một cách nhút nhát rằng họ là người Việt Nam. Bà chủ nhà không ngạc nhiên lắm về chi tiết này, nhưng tạm thời bà cũng cố che giấu sự bực bội trong lòng bằng cách tự nhủ rằng có thể đó là văn hóa của người Việt Nam mà mình chưa được hiểu rõ lắm. Để xã giao, bà cũng cố mỉm cười và gật đầu trước sự giải thích của người đàn ông châu Á nhỏ thó.

Hai người khách còn ngó qua mấy bàn bầy những thứ gia dụng khác, cầm lên xem rồi nhẹ nhàng bỏ xuống. Cuối cùng, người đàn bà đưa cho người đàn ông vật bà cầm trên tay. Đó là cái hộp nhỏ để đựng những lá bài. Người đàn ông cầm cái hộp cùng với một xấp bài lại chỗ bà chủ nhà, rụt rè hỏi giá cả của hai thứ ấy. Bà người Mỹ cố gắng nói chậm rãi và ngắn gọn để giải thích cho hai người khách Việt Nam biết rằng đó chỉ là một phần nhỏ trong toàn bộ những thứ gộp chung với nhau trong thùng, và họ có thể mua cả thùng đồ với giá 3 đô la. Người đàn ông trông có vẻ tiu nghỉu. Bà chủ nhà không rõ là ông ta không hiểu điều bà nói hay không muốn hiểu. Bà sắp sửa không kềm được sự bực bội của mình thì bỗng nhiên người đàn ông châu Á ngẩng mặt lên và nói: "I like this!". Vừa nói, ông ta vừa chỉ vào mặt sau của lá bài, có in hàng chữ "God bless America" trên cái nền là lá cờ Mỹ sắc nét.

Ngay lập tức, bà chủ nhà người Mỹ, theo lời bà, "cảm thấy xấu hổ vì đã bực bội, nghĩ xấu về cặp vợ chồng người Việt Nam", nhất là khi người chồng, bằng thứ tiếng Anh với cách phát âm lơ lớ, khó nghe, hãnh diện cho bà chủ nhà biết rằng "gia đình tôi đến Mỹ được 3 năm, 20 ngày và 9 tiếng đồng hồ".

Bà chủ nhà ngồi chết lặng. Bà có cảm tưởng mình có thể khóc được. Đã lâu lắm rồi bà không được nghe nói, hay đọc trên sách báo, rằng có người đã hãnh diện vì họ được sống trên nước Mỹ. Bà nhìn lại chính bà. Lúc nào cũng bất mãn, ta thán nào là khủng hoảng kinh tế, khan hiếm thực phẩm, giá xăng cứ tăng lên vùn vụt hàng ngày, các chính trị gia thì chỉ biết cãi cọ lẫn nhau. Tất cả những thứ khó chịu hàng ngày ấy cộng thêm với bao lo toan khác về công việc, về gia đình khiến trái tim yêu nước của bà không còn chỗ cho lòng tự hào mình là người Mỹ, một người Mỹ chính gốc.

Qua đôi mắt tha thiết của người đàn ông Việt Nam xa lạ đang đứng trước mặt, bà người Mỹ chợt nhớ ra rằng thật may mắn cho mình được là công dân một nước mà những người dân ở những nước khác khao khát được đến sinh sống nơi đây, vì ở xứ sở của họ, không có thứ tự do mà bà đang mặc nhiên thụ hưởng, không có những cơ hội mà bà cho là bình thường. Dĩ nhiên, bà người Mỹ vui vẻ không lấy tiền những thứ mà cặp vợ chồng người Việt Nam muốn có. Và họ đã trở thành bạn. Vì nhà cặp vợ chồng người Việt chỉ cách nhà bà người Mỷ khoảng nửa dặm đường. Họ muốn tìm những người Mỹ nhân ái, sẵn sàng giúp họ có cơ hội học và thực tập tiếng Anh. Vì nếu không thông thạo Anh ngữ, sẽ rất khó cho họ kiếm được công việc làm với thu nhập vừa đủ để họ nuôi dưỡng gia đình có hai con nhỏ.

Bà người Mỹ, đã cám ơn Thượng đế, vì bà tin rằng chính ngài đã hướng dẫn những con người nhỏ bé tội nghiệp ấy đến trước cửa nhà bà và xui khiến, để cho bà và họ làm bạn với nhau. Bà nhớ đến hàng chữ được ghi dưới chân bức tượng Nữ thần Tự Do, biểu tượng của nước Mỹ, ở bến cảng New York: "Hãy đem đến cho ta những kẻ khốn cùng...". Bà cũng nhớ rằng, có một thời lâu lắm, từ lúc bà còn ngồi ghế nhà trường trung học, những người đồng hương của bà không phải ai cũng vui vẻ khi nhìn thấy những con người châu Á khốn cùng đến từ một xứ sở có tên gọi là Việt Nam, một xứ sở đau khổ vì chiến tranh hàng mấy chục năm trời, sau khi chiến tranh chấm dứt họ còn bị chính những người đồng bào của mình áp bức, đè nén đến độ họ phải liều mình vượt biển bỏ nước ra đi để mong tìm cái sống trong cái chết. Phần lớn họ đã được chính quyền nước Mỹ mở rộng vòng tay chào đón, cho họ cơ hội được hưởng tự do (vì đó là thứ họ nghĩ đến trước nhất khi đặt chân xuống chiếc thuyền mong manh băng mình vào biển cả), cho họ cơ hội để họ tự đứng lên trên đôi chân của riêng mình.

Nay, những người khốn cùng ấy đã giúp bà nhìn lại đất nước mình. Nhìn người đàn ông mỉm cười sung sướng, cúi đầu xuống tỏ lòng tri ân và sự cố gắng khó nhọc thốt ra một câu tiếng Anh ngắn ngủi để mong bà giúp ông ta trau dồi ngôn ngữ, với mục đích chỉ để nắm bắt bất cứ cơ hội tốt đẹp nào trên mảnh đất của những cơ hội này, bà lại không thể không nghĩ đến sự may mắn của chính mình, của nhiều người đồng hương khác, đã mặc nhiên hưởng thụ bao nhiêu điều may mắn mà không hề có một chút lòng biết ơn nào.

Người đàn bà Mỹ hào hiệp ấy đã nhận ra đất nước mình sau khi đối diện với một người tị nạn Việt Nam.

Thời gian trôi qua, họ trở thành những người bạn. Người bạn Việt nam của bà, bằng ý chí của kẻ khốn cùng quyết vượt qua bao gian nan thử thách, bằng lòng tự trọng của một dân tộc tuy nghèo nhưng không bao giờ ỷ lại vào sự giúp đỡ của người khác, đã tạo được một cuộc sống ổn định trên mảnh đất mới, nay ông ta cũng đã nhận đó là quê hương thứ hai. Các con của ông ta đã trưởng thành, đã thành đạt, đã có một vị trí đáng kể trong lòng xã hội Mỹ, qua sự tận dụng tối đa những ưu thế của một nền giáo dục tiên tiến cùng sự yểm trợ của chính quyền mà rất nhiều người đồng hương của bà không biết tận dụng, hoặc thậm chí, không hề biết tới. Cũng qua người bạn Việt nam, bà người Mỹ còn nghe nói tới bao nhiêu những câu chuyện rất đáng khâm phục của gần 1 triệu rưỡi người Việt nam trên đất Mỹ, về những thành phố lớn đông đảo người Việt như ở California, Texas, Virginia v..v.. Ở những nơi ấy, có thể người tị nạn Việt Nam không có nhu cầu học tiếng Anh cấp thiết như người bạn của bà ngày nào, vì tất cả mọi sinh hoạt chợ búa, dịch vụ, công việc người ta có thể sử dụng tiếng Việt thay cho tiếng Anh. Nói cách khác, chỉ sau một thời gian không dài lắm, quê hương của bà đã tạo cơ hội cho những con người thất cơ lỡ vận ấy xây dựng lại một quê hương nhỏ bé của riêng mình trên mảnh đất lưu vong.

Ngày gia đình người bạn Việt Nam đến tòa Thị chính thành phố để làm lễ tuyên thệ trở thành công dân Mỹ, bà không ngạc nhiên chút nào khi thấy họ ăn mặc trịnh trọng như đi dự một ngày hội lớn. Có lẽ đây là sự kiện trọng đại nhất đối với họ kể từ ngày đặt chân lên đất nước của bà nhiều năm về trước. Sau buổi lễ, họ mời bà đến nhà ăn tiệc mừng. Bà mang đến cho họ một chiếc bánh ngọt khá to với hình lá cờ Mỹ rực rỡ trên mặt và hàng chữ thật rõ nét "God bless America", vừa để mừng họ trở thành công dân Mỹ như bà, vừa để cám ơn họ đã nhắc nhở cho bà về những sự may mắn mà bà đang thụ hưởng khi là công dân kỳ cựu của một quốc gia có nhiều sắc dân khác nhau nhất trên thế giới.

Cũng kể từ khi quen biết gia đình người bạn Việt Nam, bà chăm chỉ hơn với việc treo cờ trước nhà vào mỗi dịp lễ lớn như Chiến sĩ trận vong, Lễ Độc Lập mùng 4 tháng 7 v..v.. Vì người bạn Việt nam của bà không chỉ treo lá cờ Mỹ trong những dịp ấy, mà ông ta còn treo lá cờ Việt nam bên cạnh, nhưng ở một vị trí thấp hơn. Ông giải thích rằng, đó là lá cờ tượng trưng cho lý tưởng tự do mà ông ta và bạn hữu theo đuổi, vì lý tưởng ấy mà họ đã chiến đấu, đã đổ máu, đã chịu tù đầy, và cũng vì lý tưởng ấy mà họ có mặt trên mảnh đất có bức tượng Nữ Thần Tự Do lừng danh với hàng chữ thiêng liêng "Hãy đem cho ta những kẻ khốn cùng, những đám nhân quần bị đày đọa hằng khát vọng được hít thở không khí của tự do... (Emma Lazarus)".

Thêm một lần nữa, người bạn Việt Nam đã "dậy" cho người phụ nữ Mỹ bài học về lòng tự hào dân tộc. Chính cái tự hào của người di dân khi được định cư trên mảnh đất này đã khiến bà biết tự hào là người dân bản xứ, là người đã từng góp bàn tay mình tạo dựng nên một miền đất khiến cả thế giới thèm khát khi nhìn vào, kể cả kẻ thù xưa đã từng không tiếc lời nguyền rủa.

Người phụ nữ Mỹ, trong lúc chuẩn bị lá quốc kỳ đem ra treo trước cửa nhà mừng lễ ký kết bản Tuyên Ngôn Độc Lập lần thứ 232 (kể từ năm 1776, khi ấy nước Mỹ chỉ có 2 triệu rưỡi dân, nay sau 232 năm, đã lên tới 304 triệu người, bao gồm cả gần 1 triệu rưỡi người Việt Nam), bà nhớ đến câu nói nổi tiếng của vị tổng thống Mỹ thứ 35 trong buổi lễ nhậm chức: "Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho bạn, hãy tự hỏi bạn đã làm gì cho tổ quốc" (Ask not what your country can do for you; ask what you can do for your country - President John F. Kennedy, 1961).

(Lễ Độc Lập Hoa Kỳ 2008)

(Trích: Quê Nhà Quê Người)

*Chú thích: “Hãy đem cho ta những kẻ khốn cùng” (Nguyễn xuân Nghĩa chuyển nghĩa tiếng Việt), một câu trích trong bài thơ The New Colossus của Emma Lazarus, được khắc trên bệ đài của tượng Nữ Thần Tự Do.

**Sự thách thức những giá trị nhân bản của xã hội Mỹ xiển dương trong bài này cũng đã được tác giả báo động trong bài viết "Thư gửi con gái của một người Việt tị nạn " được giới thiệu ngay sau khi có kết quả chính thức Donald Trump thắng cử.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.089 giây.