Chiều thứ Bẩy mùng 4 tháng Hai 2017, giáo sư Đoàn Viết Hoạt đã đến thuyết trình tại Houston; buổi thuyết trình được một số đông những người quan tâm đến tình hình quốc nội tham dự, và được trực tiếp truyền hình trên FaceBook. Với kinh nghiệm đấu tranh và một thời gian đối đầu với Việt Cộng rất dài, không ngừng nghỉ, ông Hoạt vô cùng thành công khi trình bầy về kế hoạch đấu tranh dân chủ hoá Việt Nam, trừ hai vấp váp nhỏ: một là ông ca tụng quá đáng công cuộc đấu tranh của sinh viên chống chính quyền Việt Nam Cộng Hòa; ông kể lại giai đoạn sinh viên đấu tranh chiếm đài phát thanh Sài Gòn, đọc tài liệu chống Hiến Chương Vũng Tầu, khiến đại tướng Nguyễn Khánh phải đem bản hiến chương đó ra xé trước sự chứng kiến của sinh viên đấu tranh. Vấp váp thứ nhì là ông không hiểu hai chữ soft power mà ông sử dụng vài chục lần trong bài thuyết trình.
Một thính giả xin ông giải thích 2 chữ này, ông nói đó là chính sách mềm dẻo, đi ngược lại với chính sách cứng rắn, đối với một quốc gia khác; ông ví von, mềm như chính sách Á Châu của tổng thống Barack Obama, và cứng rắn như chính sách của tổng thống Donald Trump.
Ông thính giả này hỏi gằn lại, “như vậy giáo sư coi soft power là một chính sách?” và được diễn giả tái khẳng định, “đúng, soft power là chính sách mềm dẻo.”
Tự điển Wikipedia giải thích soft power là, “ Soft power is a concept developed by Joseph Nye of Harvard University to describe the ability to attract and co-opt rather than by coercion (hard power), using force or giving money as a means of persuasion. Soft power is the ability to shape the preferences of others through appeal and attraction.
A defining feature of soft power is that it is noncoercive; the currency of soft power is culture, political values, and foreign policies. Recently, the term has also been used in changing and influencing social and public opinion through relatively less transparent channels and lobbying through powerful political and non-political organizations. In 2012, Nye explained that with soft power, “the best propaganda is not propaganda”, further explaining that during the Information Age, “credibility is the scarcest resource.”
Dịch là, “quyền lực mềm là một quan niệm được ông Joseph Nye, viện Đại Học Harvard, khai triển để mô tả khả năng lôi cuốn và sử dụng người khác không bằng cách bắt buộc (hard power), không sử dụng sức mạnh hoặc tiền tài để thuyết phục. Như vậy soft power là khả năng ảnh hưởng sự lựa chọn của người khác qua sức lôi cuốn và cảm dỗ. Một đặc tính quan trọng của soft power là không cưỡng bách, chân giá trị của soft power là văn hoá.”
…
Anh thính giả xin ông Hoạt giải thích chữ soft power, và xin ông khẳng định soft power là một chính sách đối ngoại, để chứng minh là ông ta hiểu sai, và do đó phần ông nói về chính sách đối ngoại của Mỹ tại Việt Nam cũng sai. Ông nói Obama không thành công vì áp dụng soft power, và Trump đang thành công hơn vì hard power.
Mưa Houston hỏi lại anh, “như vậy anh hiểu soft power là gì?” Anh trả lời, “soft power là văn hoá của mỗi nước; văn hoá của nước Mỹ là thượng tôn dân chủ, thượng tôn nhân quyền; hai giá trị đó không phải là nước nào cũng có; do đó người Hoa, người Việt, người Syria, người Iraq thèm đến sống trên đất Mỹ. Soft power không hề là một chính sách mà một chính phủ có thể đem sử dụng với một nước khác.”
Ông Hoạt sinh năm 1943 tại làng Mai Lĩnh, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay là thôn Mai Lĩnh, phường Đồng Mai, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội); ông là một nhà báo Việt Nam, nguyên phụ tá Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh trước năm 1975. Ông đã được trao Giải Tự do Báo chí Quốc tế năm 1993, Giải Nhân quyền Robert F. Kennedy năm 1995 và Giải Bút vàng Tự do năm 1998 vì những thành tích tranh đấu, đóng góp trong việc bênh vực quyền tự do báo chí và các quyền tự do dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Ông còn là thành viên danh dự của PEN Club Mỹ, Canada, Áo, Thụy Sĩ, Pháp và Ba Lan. Ông được nhiều tổ chức hải ngoại coi là nhà hoạt động dân chủ , và bị Việt Cộng chỉ trích, gọi ông là Việt gian và phản động.
Ông được thính giả Houston hoan nghênh nhiệt liệt, ngoài ra còn có 2 thính giả nghe ông nói chuyện qua Facebook, cũng gọi điện thoại góp ý.
Theo Thời Báo