logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 01/06/2013 lúc 08:54:02(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Blogger Mẹ Nấm, ảnh chụp trước đây. Photo courtesy of Mẹ Nấm's FB
“Đài phản động”
Lần đầu tiên tôi chính thức nghe cơ quan an ninh Việt Nam nói đài Á Châu Tự Do (RFA) là “đài phản động” khi tôi trả lời phỏng vấn về việc mình bị câu lưu làm việc đến quá nửa đêm vào năm 2009, với lý do liên quan đến chuyện viết blog, in áo và phân phát áo thun với nội dung “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam”, “Stop bauxite – No China”, “Hãy giứ lấy màu xanh và an ninh cho Việt Nam”.

Cuộc phỏng vấn tôi lúc ấy do phóng viên Hà Giang thực hiện đã được cơ quan an ninh in ra để trở thành một phần hỏi – đáp trong quá trình làm việc tiếp theo. Tôi không thể cải chính hay giải thích gì giùm cho RFA khi bị cơ quan an ninh kết luận là phản động, tôi chỉ có thể nói với họ rằng: Nếu tôi nói gì sai thì hãy bắt bẻ và kết tội tôi, nếu tôi phản ánh đúng sự thật, dựa trên quan điểm của tôi, thì anh/chị không có quyền bắt tôi im lặng.

Có vẻ cơ quan an ninh rất quan tâm đến mối liên hệ của mỗi công dân Việt Nam với các phóng viên báo chí bên ngoài nên họ thường tìm hiểu lý do quen nhau, cách thức trả lời phỏng vấn… Và tôi đã chia sẻ rằng, với thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay, việc tra hỏi về một mối quan hệ truyền thông thì thật là ngớ ngẩn, thế giới Internet là cầu nối mọi người với nhau cơ mà.

Sau đó lần đó, họ không bao giờ in bất kỳ bài trả lời phỏng vấn nào của tôi với đài RFA ra để hỏi nữa.

Với những gì đã trải qua, tôi nhận thấy rằng quan điểm phản động mà cơ quan an ninh Việt Nam dành cho các cơ quan báo chí truyền thông bên ngoài như RFA, BBC, RFI, VOA… chính bởi vì một nửa sự thật mà họ che giấu nay đã được công khai trên mặt báo chí, đài phát thanh trong các lĩnh vực nhạy cảm như dân oan, đàn áp tôn giáo, đàn áp quyền tự do ngôn luận… Và cũng vì lý do này hầu hết những người nắm vị trí lãnh đạo, điều hành các cơ quan chức năng trực thuộc hệ thống hành chính của nhà nước luôn e dè khi được các cơ quan báo chí kể trên phỏng vấn.

Một hình thức mới

Qua vài năm trở lại đây, khi không thể kiểm soát được việc công dân tìm hiểu thông tin “ngoài luồng” trên Internet, thì việc vu vạ cho RFA là “đài phản động” dường như đã chuyển sang một hình thức mới. Đã xảy ra tình trạng gán ghép RFA là cơ quan phát ngôn của vài đảng phái ở hải ngoại, cũng như đã có chuyện “bỏ nhỏ” rằng một số phóng viên đang làm việc cho đài RFA là người của an ninh Việt Nam cài vào. Tôi ngồi nghe, xem và chứng kiến tất cả những điều đó rồi tự đi tìm cách để kiểm chứng sự thật cho riêng mình.

Trước khi quyết định trở thành một thành viên của RFA, tôi đã có một câu hỏi thẳng và ngắn với anh Nguyễn Khanh – Giám đốc Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do – để giải tỏa sự nghi ngờ trong lòng mình (và có lẽ cũng là sự nghi ngờ của nhiều người khác):

“RFA có phải là kênh thông tin riêng của đảng phái nào ở nước ngoài không?”

Và câu trả lời tôi nhận được là: “Không”

Nó hoàn toàn thỏa mãn tiêu chí của tôi rằng cơ quan truyền thông phải đứng độc lập để phản ánh sự thật mà người đọc, người nghe cần phải biết để tự đó có đánh giá, nhận xét của riêng mình.

Có người đã hỏi tôi rằng: “Liệu an ninh Việt Nam có gây khó khăn gì cho tôi khi tôi nhận lời xuất hiện chính thức trên RFA không?”

Tôi đã trả lời rằng: “Chuyện an ninh gây khó khăn cho người viết blog là chuyện có thật đã xảy ra hàng ngày ở Việt Nam, vì vậy cá nhân tôi không thể đánh giá được việc họ sẽ làm trong tương lai.”

Tôi chỉ có thể tin rằng: Viết blog, hay viết cho RFA là một trong những cách bày tỏ quan điểm, thái độ, và góc nhìn của cá nhân tôi với xã hội Việt Nam, và tôi có trách nhiệm với những gì mình viết.

Nếu bị gây khó dễ, bị “kiếm chuyện” vì những gì mình viết một cách công khai thì tôi hoàn toàn sẵn lòng, bởi qua đó, cơ quan an ninh Việt Nam đã giúp tôi chứng minh cho sự hiện diện của quyền tự do ngôn luận đã được quy định bởi Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với người dân trong nước và quốc tế.

Tôi không nghĩ rằng, Internet làm cho nhà nước Việt Nam phải sợ hãi, nhưng nguyên nhân chính là do sự hiện diện của Internet đã làm thay đổi nhận thức của nhiều người dân trong nước, và thực sự họ không thích điều này.

Đến với RFA, tôi hy vọng mình có thể góp một phần nhỏ bé của mình trong việc độc lập truyền tải thông tin và sự thật đang diễn ra tại Việt Nam đến với nhiều người, nhất là cộng đồng người Việt đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài, để từ đó chúng ta cố gắng và nổ lực hơn vì một Việt Nam tự do và phát triển thật sự.
UserPostedImage
Blogger Mẹ Nấm, ảnh chụp trước đây. Photo courtesy of Mẹ Nấm's FB.

Và tôi cũng hy vọng rằng một ngày không xa, tự do báo chí thực sự sẽ đến với Việt Nam, để cơ quan an ninh Việt Nam không còn coi RFA là thế lực phản động nữa.

Trân trọng cám ơn mọi sự khuyến khích và giúp đỡ cá nhân tôi trong việc cất tiếng nói của mình của tất cả mọi người.
Source: Blogger Mẹ Nấm (RFA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.062 giây.