logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 14/02/2017 lúc 10:28:27(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,168

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Tác giả cùng dân biểu Murphy sau buổi nói chuyện, mặc áo có chữ R của Rollins College. Bên trái là cô Quỳnh Như của báo Trẻ Orlando, bên phải là cô Vi Ma từ văn phòng thương mại người Mỹ gốc Á Châu tại trung Florida. ~ pc Nhu Nguyen

Hôm chiều Chủ Nhật ngày 29 tháng 1 qua, tức mùng hai năm Đinh Dậu, tôi hân hạnh tham dự một buổi nói chuyện về lịch sử người Việt tị nạn tại đại học Rollins College nơi thành phố Orlando bên Florida. Buổi trình bầy này được tổ chức bởi giáo sư môn kịch Marianne DiQuattro. Ngoài việc dậy hai lớp về lịch sử kịch trong khóa này, giáo sư DiQuattro còn đạo diễn vở kịch có tên là A Piece of My Heart, dịch ra tiếng Việt là Một Mảnh Tim Tôi.
Vở kịch này được kịch giả Shirley Lauro soạn và ra đời năm 1988, đến giờ là một trong những kịch về chiến tranh Việt Nam thành công và được diễn nhiều nhất tại Hoa Kỳ. Kịch có hai màn, nói về sáu phụ nữ người Mỹ qua Việt Nam trong thập niên 1960. Bốn cô là y tá quân đội hay Hồng Thập Tự, một cô làm chuyên viên phân tích tình báo, và một cô ca sĩ đi hát giải trí cho lính Hoa Kỳ. Một trong sáu cô là người da đen, một cô người lai nửa trắng nửa Á châu, còn bốn cô kia người da trắng. Trong màn một, các cô lên đường qua Việt Nam vào lứa tuổi hai mươi, và còn công tác khi biến cố Tết Mậu Thân xảy ra.  Còn màn hai thì diễn tả đời sống các cô sau khi trở về Hoa Kỳ.
Các đại học Mỹ thường có quỹ để mời các giáo sư, học giả, hay chuyên môn gia từ nơi khác đến giúp chương trình này hay tổ chức kia. Nhờ một quỹ tương tự của Rollins, giáo sư DiQuattro mời tôi đến trường hai ngày trong vai trò giáo sư thỉnh giảng ngắn hạn. Trong vai trò này, tôi có trách nhiệm ba việc khác nhau trong hai ngày tại Rollins: hướng dẫn thảo luận vở kịch này trong một lớp học; tham dự một buổi thảo luận cho các học sinh diễn viên của vở kịch; và trình bầy một giảng thuyết đến công chúng về chiến tranh và người tị nạn Việt Nam.
UserPostedImage
Năm phút trước bắt đầu ~ pc Tuan Hoang

Cũng vì ngẫu nhiên, đại học Rollins cũng là nơi mà bà dân biểu gốc Việt Stephanie Murphy từng dậy bán thời gian trước khi thắng cử hồi tháng mười một. Tên Việt của bà là Đặng Thị Ngọc Dung, khi qua Mỹ lấy tên Stephanie, rồi sau đó lấy chồng người da trắng ông Sean Murphy, nên bây giờ tên bà là Stephanie Murphy. (Cũng có lúc tên bà được ghi là Stephanie Dang Murphy.)  Vừa vì chủ đề buổi nói chuyện phù hợp với dân biểu Murphy, vừa vì liên hệ của bà với đại học Rollins, nên tôi đề nghị với giáo sư DiQuattro mời bà đến tham dự. Dù bộn rộn với công việc mới tại Quốc Hội cũng như gia đình với hai con còn bé, dân biểu Murphy vui vẻ đồng ý đến tham dự buổi nói chuyện hôm đó.
Khi tôi bay vào Orlando sáng mùng hai tết, bầu trời âm u và mưa nhiều. Nhưng đến chiều thì trời hết mưa và ấm lại. Buổi nói chuyện được tổ chức tại rạp hát của đại học, một tòa nhà xây hơn tám mươi năm nên có lối cổ cổ.  Có trên hai trăm người đến tham dự, kể cả hai đại diện cho tờ báo tiếng Việt tại cộng đồng Orlando.  Có một số học sinh ở trường, nhưng đa số là người Mỹ trung niên trở lên. Chắc một phần vì cuộc đời họ gắn liền với chiến tranh Việt Nam, và một phần vì họ muốn nghe dân biểu Murphy nói chuyện.
Sau lời giới thiệu của giáo sư DiQuattro, tôi giảng thuyết chừng nửa tiếng về người tị nạn Việt Nam. Tôi mở đầu với câu chuyện trong truyền thuyết Hy Lạp và La Mã, về chiến tranh thần thoại giữa quân đội người gốc Hy Lạp và quân đội thành Troy. Theo truyền thuyết mấy ngàn năm này, thành Troy hùng dũng chống trả những tấn công của quân đội Hy Lạp. Còn người thành Troy thì gọi là Trojans trong tiếng Anh. Vì có tiếng anh hùng, nên một số trường tại Hoa Kỳ, như đại học USC tại Los Angeles, lấy Trojans làm tên biểu tượng cho trường mình.
Dù anh dũng chiến đấu, nhưng bị lừa nên cuối cùng thành Troy bị quân đội Hy Lạp tàn phá hoàn toàn. Dân chúng bị giết hại gần hết, chỉ có một số nhỏ đi thoát lên tầu lênh đênh qua những vùng khác. Nghe như thế, chắc độc giả thấy một hai điểm hao hao như lịch sử chế độ VNCH.  Dù thời đại thế kỷ 20 khác xa truyền thuyết Hy Lạp, nhưng vẫn có lúc tâm trạng giống nhau vì thời đại nào cũng có chiến tranh và tàn phá.
UserPostedImage
Bức tranh của Federico Barocci (1598)
Trong số người sống sót ra biển, có người anh hùng Aeneas. Mẹ anh đã chết chỉ còn cha già yếu, nên Aeneas bế ông ra tàu và chỉ đường cho con trai và vợ mình theo. Nhưng rủi ro là vợ anh không đi kịp nên chết trên con đường nạn.  Truyền thuyết Aeneas bế cha chạy loạn rất quen thuộc trong văn hóa Tây Phương, nên nhiều họa sĩ từng vẽ tranh hay nắn tượng về câu chuyện này. Một thí dụ là tấm hình của Federico Baracci, họa sĩ người Ý vào thế kỷ thứ mười sáu.  Hình cho thấy Aeneas vẫn còn mặc áo trận, bế cha cùng vợ con trong khi thành Troy đăng cháy và dân Trojan đang bị lích Hy Lạp giết hại đằng sau.  Còn cha anh thì cầm tượng của hai ông thần nhà, nghĩa là ông mang đi một biểu hiện phù mạng thể hiện cho tổ tiên gia đình.
Người Mỹ quen thuộc với truyền thuyết Aeneas như người Việt biết chuyện Triệu Vân xông pha cứu A Đẩu con Lưu Bị trong Tam Quốc Chí.  Nên người viết dùng câu chuyện Aeneas để thể hiện quan trọng của gia đình trong lịch sử người tị nạn Việt Nam. Người Việt tị nạn quá quen thuộc với chuyện gia đình xa cách, ly tán, phân ly.  Khi đất nước chia đôi năm 1954, một số gia đình người Việt đã bị chia cắt rồi.  Sau 1975, phần phân tán, chia ly cao hơn không biết mấy trăm phần trăm nữa. Có gia đình may mắn đi thoát trong tháng tư đen hay vượt biên trong những năm sau đó.  Nhưng đại đa số người tị nạn bị phân tán và chia ly gia đình, thường là cha hay anh trai lớn đi trước, còn mẹ và các chị em gái thì sau này mới vượt biên hay qua nước ngoài theo diện đoàn tụ.  Còn những gia đình ở Việt Nam mà có cha trong trại cải tạo thì đương nhiên là ly tán nhiều năm.
Ngoài chuyện xa cách gia đình, người viết nói về tinh thần quốc gia dân tộc của người Việt lớn lên trong chế độ VNCH.  Tôi giải thích với khán giả là tinh thần quốc gia của người tị nạn khác với lối tinh thần dân tộc của Đảng Cộng Sản, nên người tị nạn thời 1975 cũng như sau đó thường nghi vấn và chống lại chế độ cộng sản. Những sự kiện sau 1975 như trại cải tạo, kinh tế mới, và chống tư sản tăng cao tinh thần chống cộng.  Nhưng văn hóa dưới chế độ VNCH làm nền tảng cho tư tưởng quốc gia vô cộng sản rồi, chứ không phải sau 1975 mới có tư tưởng này.
Tóm lại là lịch sử người tị nạn Việt Nam tại Hoa Kỳ trong thời gian sau 1975 có hai mặt.  Một mặt là gia đình phân tán chia ly; một mặt là tâm trạng người quốc gia yêu nước nhưng lúc đó lại mất đất nước thân yêu không cộng sản.  Đây là hai khía cạnh cần sâu đậm nghiên cứu hơn về lịch sử hơn bốn mươi năm tị nạn và di dân.
Sau bài giảng thuyết của tôi, dân biểu Murphy đọc một bài ngắn hơn về kinh nghiệm tị nạn và lớn lên ở Hoa Kỳ của gia đình bà.  Khi lên thuyền tị nạn năm 1979, bà chưa tới một tuổi.  Sau một thời gian ở đảo tị nạn, gia đình đến vùng Virginia, nơi nhiều người Việt định cư sau biến cố tháng tư đen.  Bà nói là cha mẹ bà rất quan trọng về học vấn cho các con, khuyết khích bà và anh trai cố gắng học đường vì nó là bước thang xã hội. Điều này không gì lạ với người Việt tị nạn và di dân.
Sau trung học, dân biểu Murphy học môn chính trị tại đại học William and Mary, cũng ở Virginia.  Vì học tiếng Nhật, bà có qua Nhật một khóa học để củng cố ngôn ngữ.  Dân biểu kể rằng vì ngôn ngữ Nhật còn sơ sài, bà mới hiểu được những lo âu hay bực bội của cha mẹ ngày xưa, không hiểu rõ tiếng Anh nên phải hỏi con mình, mà nó lại không rành tiếng Việt.  Chắc nhiều độc giả lớn tuổi cũng hiểu được tâm trạng như cha mẹ dân biểu Murphy ngày xưa.  Ngôn ngữ là một cản trở to lớn với người tị nạn lớn tuổi, chồng chất một lo âu trên những lo âu về chia cắt gia đình hay niềm đau mất nước lúc đó.
Sau biến cố ngày 11 tháng 9, dân biểu Murphy quyết định đi chuyên môn ngành an ninh quốc gia. Bà lấy bằng cao học về môn này tại đại học Georgetown ở Washington, DC, rồi nhận việc làm cho Bộ Quốc Phòng của chính phủ George W. Bush. Tới năm 2008 thì bà rời chính quyền và đi vào thương mại, điều hành cho hãng Sungate Capital tại khu vực Orlando có quận mang tên Cam y như Quận Cam bên nam Cali.
Dù dân biểu không nhắc trong bài đọc, chúng ta nên biết là trong thời gian này bà là thành viên của đảng Cộng Hòa, sau nay mới đổi qua đảng Dân Chủ. Nói về việc này, bà cũng hao hao như cựu dân biểu Loretta Sanchez tại Quận Cam ở nam Cali: lúc đầu là thành viên Cộng Hòa, đến giữa thập niên 1990 đổi qua Dân Chủ.  Dù bà Murphy không có kinh nghiệm chính trị, đảng Dân Chủ tại trung Florida kêu gọi bà ra ứng cử năm ngoái.
Cũng như bà Sanchez hai mươi năm trước có đối thủ là một dân biểu kỳ cựu trong Hạ Nghị Viện, đối thủ của bà Murphy làm dân biểu Quốc Hội 24 năm.  Nhưng hai bà đều thắng với một phần phiếu nhỏ. Rồi cũng như bà Sanchez, dân biểu Murphy là thành viên trong ủy ban Quân Đội của Hạ Nghị Viện vì bà có kinh nghiệm về quốc phòng. Còn ủy ban thứ hai của dân biểu là ủy ban Tiểu Thương, có thể vì bà có kinh nghiệm thương mại khi điều hành hãng Sungate Capital.
Một điều đặc biệt là trước khi phát biểu, dân biểu Murphy nói là buổi nói chuyện hôm này là về hàn lâm và lịch sử chứ không phải về chính trị bây giờ.  Dù chống sắc lệnh hành pháp về di trú của tổng thống Trump, bà yêu cầu khán giả chú trọng về lịch sử hơn là các vấn đề sôi nổi về người tị nạn đang tranh cãi trong chính quyền cũng như dân chúng Hoa Kỳ.  Nếu ai muốn nói chuyện này, bà xin họ gặp bà sau buổi nói chuyện.

Sau bài đọc, dân biểu Murphy và tôi ngồi trên sân khấu trả lời các câu hỏi về người tị nạn Việt Nam. Giáo sư DiQuattro cũng ngồi trên sân khấu điều hành mục này trong buổi nói chuyện.  Vì lời yêu cầu tế nhị của dân biểu Murphy, nên khán giả không ai hỏi về những tranh cãi chính trị bây giờ, hay mang tên tổng thống đương kim ra một lần, mà chú trọng về chủ đề chính là chiến tranh Việt Nam, người tị nạn Việt Nam, và nước Việt từ 1975 đến nay. Có nhiều và đủ loại câu hỏi từ người về hưu đến học sinh Rollins, tôi không nhớ hết.  Nhưng nói chung thì phần này sôi nổi, chứng tỏ là nhiều người Mỹ vẫn tò mò về lịch sử của người tị nạn Việt Nam.
Đây là một lý do tôi xin khuyến khích các gia đình Việt Nam giữ lại những tài liệu, báo chí, sách vở hồi xưa, và nhất là thư từ thời đó vì thư từ là tài liệu quý giá vô cùng.  Nếu quý vị có thiện chí giúp người nghiên cứu, xin gởi tài liệu đến cơ quan dự trữ như The Vietnam Archives tại đại học Texas Tech University, hoặc liên lạc với người viết qua email: tuan.hoang@pepperdine.edu.
Người viết chân thành cảm ơn dân biểu Murphy có mặt hôm đó,  giáo sư DiQuattro tổ chức sắp xếp, và cô Chelsea Hilend, giám đốc tiếp thị rạp hát, lo về chi tiết cho buổi nói chuyện.  Vở kịch A Piece of My Heart sẽ được trình diễn tại rạp hát Annie Russell Theatre của đại học Rollins từ ngày 17 đến ngày 25 tháng 2.
Theo blog of Tuan Hoang
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.082 giây.