Một thông cáo báo chí cho biết anh Đặng Xuân Diệu đã được mời thuyết trình tại Hội Nghị Geneve về Nhân Quyền và Dân Chủ diễn ra vào ngày 21/2. (Ảnh: Facebook Chân Trời Mới Media)
Tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu, người vừa được Việt Nam phóng thích và hiện đang sống tại Pháp, sẽ phát biểu trước một hội nghị các tổ chức phi chính phủ nhóm họp bên lề hội nghị Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ở Geneve, Thụy Sĩ, để kêu gọi Việt Nam tôn trọng nhân quyền.
Một thông cáo báo chí cho biết anh Đặng Xuân Diệu đã được mời thuyết trình tại Hội Nghị Geneve về Nhân Quyền và Dân Chủ diễn ra vào ngày 21/2.
Từ Paris, anh Đặng Xuân Diệu nói với VOA – Việt Ngữ rằng anh rất vui mừng và khá bất ngờ khị được mời phát biểu tại hội nghị này:
“Đây là một sự bất ngờ. Đối với bản thân Diệu, thời gian ở trong tù bị đối xử một cách tàn bạo, vô nhân đạo. Diệu là một người vừa đại diện cho đảng Việt Tân, vừa là người mang tâm tình với đất nước, Diệu rất vui là cảm giác hơi áp lực thì sức khỏe và khả năng của mình sau 6 năm bị giam giữ. Diệu sẽ cố gắng hết để mang thông điệp cần thiết đến hội nghị. Rất mong được sự ủng hộ của tất cả bạn bè Việt Nam đang quan tâm đến vấn đề của đất nước, và mong canh tân Việt Nam được tự do, dân chủ.”
Bản thông cáo báo chí của Hội Nghị về Nhân Quyền và Dân Chủ cho biết:
“Anh Đặng Xuân Diệu sẽ lên tiếng cùng với các nhân vật phản kháng, các nhà hoạt động và các nạn nhân, thân nhân của các tù nhân chính trị tại Nga, Turkey, Iran, Venezuela, Mauritania và Tây Tạng, để nói về tình trạng nhân quyền ở trong nước.”
Ông Hillel Neuer, Giám đốc Điều hành tổ chức UN Watch, có trụ sở đặt tại Geneva, cho biết Hội Nghị Geneva về Nhân Quyền và Dân Chủ là “tâm điểm của các nhà đối kháng trên khắp thế giới.”
Ông nói: “Các bài phát biểu đầy thuyết phục và sinh động của các diễn giả sẽ giúp khuấy động lương tâm của LHQ để giải quyết vấn nạn vi phạm nhân quyền đang diễn ra trên thế giới.”
Ông Hillel Neuer, Giám đốc Điều hành tổ chức UN Watch, có trụ sở đặt tại Geneva, cho biết Hội Nghị Geneva về Nhân Quyền và Dân Chủ là ‘tâm điểm của các nhà đối kháng trên khắp thế giới.’
Ông Hillel Neuer, Giám đốc Điều hành tổ chức UN Watch, có trụ sở đặt tại Geneva, cho biết Hội Nghị Geneva về Nhân Quyền và Dân Chủ là ‘tâm điểm của các nhà đối kháng trên khắp thế giới.’
Theo dự kiến bài phát biểu của anh Đặng Xuân Diệu sẽ diễn ra vào lúc 3 giờ 30 chiều, giờ Geneve (tức 9 giờ 30 tối giờ Việt Nam), thứ Ba ngày 21/2/2017.
Có 25 tổ chức phi chính phủ cùng phối hợp tổ chức hội nghị này.
Anh Trần Sơn, đại viện cho Việt Tân tại châu Âu, cho biết thêm: “Đây là Hội nghị Thượng định lần thứ 9 được tổ chức ở Geneve. Thông thường thì hội nghị này được tổ chức một tuần trước khi Hội đồng Nhân quyền của LHQ họp hàng năm. Đây là dịp cho nhiều nạn nhân là người tranh đấu cho nhân quyền trên thế giới có thể phát biểu. Anh Diệu sẽ chia sẻ cho mọi người lý do nào đã đưa anh tới con đường đấu tranh, trải qua 6 năm tù với nhiều khó khăn. Anh sẽ cảm ơn những người đã ủng họ anh và kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam tôn trọng nhân quyền.”
Tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu đặt chân đến nước Pháp ngày 13/1, sau khi được chính quyền Việt Nam thả tự do trước đó 1 ngày.
Anh nói: “Thông qua đây thì Diệu xin gửi lời chào và cảm ơn và kính chúc sức khỏe đến quý vị đang nghe đài VOA. Diệu đã đến được đất nước tự do, biết rằng nhiều người đã bỏ nhiều công sức, thời gian, vật chất, ủng hộ, vận động quốc tế. Một số người trong chính giới Hoa Kỳ đã can thiệp về vấn đề của Diệu. Nói riêng ra thì không hết được, có đến 30 tổ chức, hàng trăm, hàng ngàn, hàng triệu cá nhân. Diệu chỉ muốn nói lời cảm ơn.”
Anh Đặng Xuân Diệu, 38 tuổi, là một trong 3 người bị kết án nặng nhất trong số các thanh niên Công Giáo bị bắt vào năm 2011. Chính quyền Hà Nội đã tống giam những người này với cáo buộc là có những hoạt động “nhằm lật đổ chính quyền.” Anh Diệu bị tuyên án 13 năm tù giam và 5 năm quản chế nhưng được thả tự do sớm.
Theo thông tin từ gia đình và các nhà hoạt động dân chủ, anh Diệu đã nhiều lần tuyệt thực để đấu tranh cho các quyền bất khả xâm phạm của con người, và đòi các quyền lợi căn bản trong trại giam cho chính bản thân và những tù nhân khác.
Theo VOA