logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 05/07/2012 lúc 09:57:13(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Blogger Huỳnh Thục Vy được thả
Blogger Huỳnh Thục Vy được trả tự do sau hơn một ngày bị bắt giam nhưng có hẹn làm việc với công an vào 6/7.

Thục Vy nói với BBC công an Quảng Nam đã cho ô tô tới công an phường Tân Quy, quận 7 ở thành phố Hồ Chí Minh và đưa cô về Quảng Nam trong đêm qua.

Blogger này nói xe chạy qua đêm và tới Quảng Nam lúc 5h sáng 5/7.

Sau đó cô bị thẩm vấn cho tới tối khi được trả tự do nhưng có giấy hẹn trở lại công an Tam Kỳ, Quảng Nam trong ngày 6/7.

Trước đó em trai của Huỳnh Thục Vy, Huỳnh Trọng Hiếu, nói với BBC công an Quảng Nam và Tam Kỳ nói với gia đình họ không biết thông tin gì về blogger này.

Nói chuyện với BBC ngay sau khi được trả tự do tối 5/7, Huỳnh Thục Vi nói cô "rất mệt mỏi" vì xe chạy nhanh và "rất xóc" trong khi họ không cho cô ăn uống.
"Suốt dọc đường người ta không cho tôi ăn uống gì. Tôi rất là mệt mỏi," cô Thục Vy nói.

"Tới Quảng Nam tôi được đưa vào đồn công an thành phố Tam Kỳ nhưng lại làm việc với công an tỉnh Quảng Nam.

"Cho đến sáng nay tôi vẫn bị đói. Người ta tiếp tục bảo tôi làm việc từ lúc 5h đó đến 9h tối hôm nay tôi mới được thả ra.

"Trong thời gian ở trong đồn người ta liên tục thẩm vấn tôi, người ta liên tục dọa nạt là sẽ bỏ tù tôi."

'Tâm tư yêu nước'

Cô Thục Vy nói công an Quảng Nam đã thẩm vấn cô về chuyện chị em cô đã "bàn bạc kế hoạch" đi biểu tình ở thành phố Hồ Chí Minh như thế nào và cũng đòi cô ký vào những blog mới nhất mà cô viết.

Blogger này cũng bị bắt giam hơn 12 tiếng khi đi biểu tình phản đối Trung Quốc hôm 1/7.

Nói về buổi trả lời thẩm vấn công an Quảng Nam hôm 5/7, cô Thục Vy cho BBC biết:

"Tôi nói tất cả những việc tôi làm không có gì vi phạm pháp luật.

"Tôi đi biểu tình để thể hiện tâm tư yêu nước của mình.

"Còn việc tôi viết bài tôi chỉ chia sẻ ý kiến cá nhân, chia sẻ kiến thức, quản điểm của mình để thể hiện mong muốn Việt Nam sẽ có một xã hội tự do dân chủ thực sự."

Blogger này bác bỏ cáo buộc "chống Đảng", "chống Nhà nước" và nói rằng người ta chỉ "chống" khi dùng bạo lực chứ không phải biểu tình ôn hòa và bày tỏ chính kiến như cô làm.
Source: BBC

Sửa bởi người viết 07/07/2012 lúc 10:18:25(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#2 Đã gửi : 05/07/2012 lúc 10:00:02(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Huỳnh Thục Vy: 'Tôi mong muốn dân chủ thực sự'
Blogger Huỳnh Thục Vy được trả tự do sau hơn một ngày bị bắt giam nhưng có hẹn làm việc với công an vào 6/7.

Thục Vy nói với BBC công an Quảng Nam đã cho ô tô tới công an phường Tân Quy, quận 7 ở thành phố Hồ Chí Minh và đưa cô về Quảng Nam trong đêm qua.

Blogger này nói xe chạy qua đêm và tới Quảng Nam lúc 5h sáng 5/7.

Sau đó cô bị thẩm vấn cho tới tối khi được trả tự do nhưng có giấy hẹn trở lại công an Tam Kỳ, Quảng Nam trong ngày 6/7.

Blogger Huỳnh Thục Vy nói trong phỏng vấn với BBC sau khi được trả tự do rằng Đảng cầm quyền đã suy yếu và người dân cần can đảm đấu tranh.

Cô cũng bác bỏ cáo buộc "chống Đảng", "chống Nhà nước" và nói rằng người ta chỉ "chống" khi dùng bạo lực chứ không phải biểu tình ôn hòa và bày tỏ chính kiến như cô làm.
Source: BBC
phai  
#3 Đã gửi : 07/07/2012 lúc 10:22:48(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Huỳnh Thục Vy nói về biểu tình và tự do
Một trong những người tham gia biểu tình chống Trung Quốc hôm 1/7 đã kể lại với BBC về những rắc rối cô gặp phải sau sự kiện này.
Cô Huỳnh Thục Vy, sinh năm 1985, đã bị bắt giữ hôm 1/7 tại thành phố Hồ Chí Minh nhưng được thả vào buổi tối cùng ngày Em trai cô, Huỳnh Trọng Hiếu, nói đảng viên kỳ cựu Lê Hiếu Đằng đã đứng chặn trước mũi xe công an để ngăn họ đưa chị em cô đi nhưng không thành.

Hôm 4/7, công an tỉnh Quảng Nam, quê gốc của Huỳnh Thục Vi, đã đưa xe vào thành phố Hồ Chí Minh để bắt và đưa cô trở lại tỉnh và giữ cho tới cuối ngày 5/7.

Trả lời Nguyễn Hùng của BBC ngay sau khi được thả hôm 5/7, Huỳnh Thục Vy nói về những suy nghĩ của cô về tự do và khẳng định cô không làm gì trái pháp luật.

Trước hết cô kể với BBC về diễn biến lúc bị bắt hôm 4/7:

Huỳnh Thục Vy: Trưa hôm qua, vào lúc 11 giờ tôi vẫn còn ở đồn công an phường Tân Quy, quận 7, Sài Gòn.

Sau đó, người ta đưa xe đến, có công an tỉnh Quảng Nam tôi nhận mặt ra. Sau đó người ta tách tôi ra khỏi chồng tôi. Người ta quăng tôi lên xe. Từ phường Tân Quy, người ta chở thẳng về Quảng Nam.

Suốt dọc đường người ta không cho tôi ăn uống gì. Tôi rất là mệt mỏi. Sáng nay [5/7] lúc 5 giờ thì tôi tới Quảng Nam.
Tôi được đưa vào đồn công an TP. Tam Kỳ, nhưng mà lại làm việc với công an tỉnh Quảng Nam, chứ không phải công an của TP.

Cho tới sáng nay tôi vẫn bị đói. Rồi người ta tiếp tục bảo tôi làm việc từ lúc 5 giờ đó đến lúc 9 giờ tối ngày hôm nay tôi mới được thả ra.

Trong thời gian ở trong đồn, người ta liên tục thẩm vấn tôi và người ta bỏ đói, bỏ khát tôi.

Người ta liên tục dọa nạt tôi là sẽ bỏ tù tôi.

Và có nhiều sự kiện tôi không thể nhớ được ngay bây giờ tại vì tôi rất là bối rối và mệt mỏi.

Nhưng mà thật sự xin cảm ơn mọi người đã quan tâm. Xin cảm ơn anh đã gọi điện phỏng vấn. Nếu anh có điều gì để hỏi thì xin anh hỏi.

BBC: Trong quá trình mà họ thẩm vấn tới nhiều tiếng đồng hồ, họ hỏi những gì mà nhiều vậy?
Họ hỏi về cuộc biểu tình. Họ hỏi tôi về Sài Gòn khi nào. Rồi cuộc biểu tình gồm có những ai.

Mấy anh em tôi đã bàn bạc kế hoạch đi biểu tình từ bao giờ, ở đâu. Rồi tôi biểu tình với mục đích gì.

Người ta còn hỏi thêm về việc viết bài của tôi. Người ta in những bài mới nhất mà tôi viết ra và bảo tôi phải ký xác nhận vào đó.

Và người ta hỏi tôi viết những bài này với mục đích gì.

Tôi trả lời gọn gàng cho người ta thôi. Tôi không bao giờ trả lời chống lại mình. Tôi nói tất cả những gì tôi làm không có gì vi phạm pháp luật. Tôi đi biểu tình để thể hiện tâm tư yêu nước của mình.

Còn việc tôi viết bài, tôi chỉ chia sẻ ý kiến cá nhân, chia sẻ kiến thức quan điểm của mình, để thể hiện mong muốn Việt Nam sẽ có một xã hội tự do dân chủ thật sự.

Anh biết không, ngày hôm nay tôi ở trong đồn suốt cả ngày, tôi chỉ được nhìn ra ô cửa nhỏ nhỏ để nhìn ra bầu trời.

Tôi cảm thấy dân mình ở trên đất nước Việt Nam này cần tự do biết là bao nhiêu.

Thật sự tự do là tất cả những gì chúng tôi muốn. Chỉ có tự do mới làm cho chúng tôi sống thật sự như là một con người.

Và suốt từ 12 giờ ngày hôm qua đến 09 giờ ngày hôm nay tôi đã mất hẳn quyền tự do của mình.

Ngay cả đi vệ sinh cũng có người đi theo tôi và tôi cảm thấy yêu tự do, khao khát tự do hơn bao giờ hết và tôi muốn chia sẻ tâm tư này đối với tất cả các bạn trẻ, những bạn trẻ yêu nước, những bạn trẻ am hiểu thời cuộc, những bạn trẻ quan tâm đến tình hình đất nước rằng chúng ta phải nỗ lực, chúng ta phải cố gắng hơn nữa.

Đàn áp, bắt bớ, sách nhiễu, tù đày là những trở ngại chúng ta phải chấp nhận và phải vượt qua nó.

Khi vượt qua nó rồi thì chúng ta sẽ có phần thưởng, hoa trái cho nỗ lực đấu tranh của chúng ta.

Hiện tại ngày hôm nay Đảng Cộng sản Việt Nam đã thật sự rất là yếu rồi.

Và người ta thật sự chỉ dám ngược đãi sách nhiễu, chỉ dám làm cho chúng ta đủ mệt mỏi để chúng ta từ bỏ công cuộc đấu tranh, chứ người ta không thể giết chúng ta chết.
Và hơn hết tôi muốn nói với tất cả các bạn thanh niên Việt Nam rằng nếu chúng ta không có đủ dũng cảm, dũng khí như Phó Đức Chính nhìn vào lưỡi dao máy chém rơi xuống thì chúng ta cũng phải có đủ dũng khí để chấp nhận sự đàn áp, sự bắt bớ của nhà cầm quyền.

Làm theo Hiến pháp

BBC: Trong suốt quá trình thẩm vấn và bắt giữ, họ có đưa ra bất kỳ lý do tại sao họ bắt giữ và tại sao họ thẩm vấn không?

Họ nói với tôi là biểu tình trái pháp luật, gây rối trật tự công cộng, cộng với liên tục viết bài chống phá Đảng và Nhà nước.

BBC: Trước những cáo buộc như vậy thì chị nói sao ạ?

Tôi lúc nào cũng khẳng định là việc biểu tình của mình thể hiện lòng yêu nước. Về mặt luật pháp thì Việt Nam chưa có Luật Biểu tình mà chỉ có Hiến pháp điều số 9 quy định công dân Việt Nam có quyền biểu tình.

Chỉ dựa vào đạo luật cao nhất ấy để mà minh định rằng công dân có quyền biểu tình của mình.

Còn người ta nói với tôi là 'chị biểu tình chị có xin phép chưa?'

Thì tôi mới nói với họ rằng 'Các anh chưa có luật biểu tình, các anh không có nói là biểu tình là phải xin phép. Chỉ có một dòng duy nhất trong Hiến 'pháp quy định là công dân có quyền biểu tình thôi, không nói là phải xin phép thế này thế kia.
'Tại vì các anh chưa có luật biểu tình mà thì làm sao chúng tôi xin phép được?'.

BBC: Thế còn họ nói chị viết những bài chống phá nhà nước, chống phá Đảng thì chị trả lời sao?

Tôi trả lời rằng tôi viết với tất cả các tâm tư của mình.

Tôi thể hiện quan điểm cá nhân và đôi chút kiến thức mình học hỏi được để chia sẻ với các bạn trẻ, để thể hiện mong muốn rằng, chúng tôi - những người trẻ Việt Nam - mong muốn có một xã hội tự do dân chủ ở Việt Nam, một xã hội tự do dân chủ thật sự ở Việt Nam.

Và hơn nữa, tôi viết những bài đó để thể hiện sự phẫn nộ trước sự tồn tại bất công, sự tồn tại vô lý của Đảng Cộng sản.

Cái việc ngồi chễm chệ của họ trên đất nước này là sự tồn tại quá vô lý và tôi là người không chấp nhận được sự vô lý.

Bất cứ sự vô lý nào cũng làm cho tôi cảm thấy chướng tai gai mắt và tôi viết những bài đó để nói lên tâm tình của mình, sự phản kháng của mình, phản ánh thái độ bất mãn và cảm thấy sự tồn tại đó thật sự là vô lý.

Tôi không có chống ai nhưng tôi mong muốn một chế độ dân chủ thật sự trên đất nước này.

Tôi không chống chính phủ bởi vì như tôi đã nói trong một bài viết của mình 'Chống là phải dùng bạo lực.'

Tôi không có súng đạn trong tay, tôi chỉ viết bài, viết bài để thể hiện sự bất mãn của mình đối với chế độ độc tài đảng trị như thế này thì hành động đó mấy ông nói chống cũng được, không chống cũng xong.

Và các việc các ông nói là quyền của các ông. Tôi thì bảo lưu ý kiến và quan điểm của mình.

BBC: Khi họ bắt chị vào ngày 04/07, chị có phản đối việc bị bắt đưa lên xe không? Làm thế nào họ đưa được chị lên xe?

Sau khi người ta bắt đưa tôi và chồng tôi lên xe tới phường Cô Giang, người ta bắt tôi viết một bản tường trình.

Và sau đó làm một biên bản ghi lời khai. Trong bản tường trình tôi đã ghi rất rõ vì sao tôi đi biểu tình và ghi rất rõ quan điểm của mình là tôi thật sự lo lắng, lo ngại cho tương lai của Việt Nam sắp mất vào tay Trung Quốc.

Còn trong biên bản ghi lời khai tôi vẫn ký. Những gì tôi có thể nói được tôi đều nói với họ.

Những gì ảnh hưởng đến bạn bè, danh tính của bạn bè tôi không thể nói được là tôi không nói
Hầu hết những việc tôi làm đều là những việc công khai.

Vì vậy tôi không có lý do gì để che dấu bất cứ ai, kể cả họ.

Và tôi với họ, tôi ký luôn biên bản ghi lời khai nhưng mà trong mỗi biên bản ghi lời khai tôi không bao giờ quên là tôi phản đối hành xử vô pháp luật, hành xử thô bạo của người ta đối với tôi cũng như đối với anh em tôi trong ngày hôm đó.

Về lại Quảng Nam

BBC: Diễn biến lúc bắt chị ngày hôm qua như thế nào?

Sau khi tôi làm việc với công an phường Tân Quy xong, khoảng 11 giờ tôi bước ra khỏi phòng làm việc thì tôi gặp anh Duy thì anh Duy nói là cần ra làm việc với một người an ninh cao cấp của TP Sài Gòn.

Tôi nói rằng mình không có vấn đề gì để tiếp tục làm việc với người ta nữa, anh em phải đi về thôi.

Chúng tôi dắt díu nhau đi về. Về thì công an Quảng Nam đã trực sẵn ở đó, được gọi điện để tới trực sẵn ở phường Tân Quy, đưa tôi lên xe của công an Quảng Nam và chạy khỏi phường Tân Quy, khỏi Sài Gòn và đi đâu mất.

Tôi không nhớ đường, tôi không biết người ta đưa tôi đi đâu, và đặc biệt là người nhà tôi thì càng không biết.

BBC: Họ cho chị vào xe bít bùng hay xe bình thường?

Xe bình thường, mười mấy chỗ ngồi.
BBC: Và họ cứ đi thâu đêm suốt sáng về tới Quảng Nam?

Dạ đúng. Người ta đi với tốc độ kinh khủng. Lúc 12 giờ người ta bắt đầu chạy từ phường Tân Quy, Sài Gòn đến 05 giờ sáng hôm nay 5/7 tôi có mặt ở trụ sở Công an TP Tam Kỳ.

BBC: Chặng đường đó bao xa?

Gần 1000 cây số. Bình thường, xe chạy mất ...[nhiều khi tới] 21 tiếng đồng hồ mới tới nơi, mà người ta chỉ chạy có 17 tiếng thôi.

Cả đêm hôm qua tôi thật sự không ngủ được chút nào.

Tôi bị đói, bị khát và xe rất là sóc, bởi vậy tôi không chợp mắt được. Cả từ sáng nay đến bây giờ tôi chưa hề được nghỉ ngơi gì cả ngày hôm nay.

BBC: Trong suốt thời gian từ hôm qua đến giờ họ không mời chị ăn uống gì hết?

Dạ đúng ạ. Và tôi thật sự rất là mệt mỏi.

BBC: Trên đường đi họ có nói gì với chị hay để chị ngồi vậy thôi?

Trên đường đi họ vẫn nói chuyện với tôi bình thường.

Có một cô công an nữ ngồi bên cạnh tôi để giúp tôi những vấn đề phụ nữ. Đặc biệt hôm nay tôi có vấn đề về vệ sinh phụ nữ cho nên cần có cô ta giúp đỡ tôi. Mỗi khi tôi đi vệ sinh thì cô ta phải đi theo.

BBC: Sau đó họ cũng không nói lý do bắt, lúc thả họ cũng không nói lý do tại sao họ thả?

Dạ. Người ta làm việc không có pháp luật, không có nguyên tắc gì anh ạ.

Người ta bắt tôi đáng lẽ phải có một cái lệnh bắt giữ như thế nào.
Người ta câu lưu tôi đáng lẽ phải có một cái lệnh tạm giữ, nhưng mà đến bây giờ họ không đưa tôi bất cứ lệnh hay trát nào.

Người ta làm việc vô pháp vô thiên, tôi không ngạc nhiên gì với cách hành xử đó. Và tất cả chúng ta cũng không ngạc nhiên gì về điều đó cả.

Ngày mai tôi lại có giấy triệu tập lúc 08 giờ sáng ở trụ sở công an TP Tam Kỳ.

BBC: Khi họ thả chị về, họ có bắt chị ký biên bản giấy tờ gì không?

Có, tôi có ký ba biên bản ghi lời khai, một giấy triệu tập, một biên bản liệt kê các đồ dụng gồm hai cái máy tính và nhiều dụng cụ đồ đạc khác người ta tịch thu từ trong phòng trọ từ Sài Gòn đem về đây.

BBC: Họ chỉ bắt chị ký, họ có trả lại không?

Người ta mở niêm phong để ghi trước mặt tôi. Người ta ghi những thứ mà người ta thu của tôi. Và sau đó người ta lại dán niêm phong trở lại và không nói là tới khi nào sẽ trả lại cho tôi hết.

Theo kinh nghiệm lần trước, người ta thu máy tính, máy in, tất cả các dụng cụ, các thông tin của gia đình tôi thì đến người ta vẫn chưa trả và người ta không có trả lời nào thích đáng về chuyện đó cả.
Source: BBC

Sửa bởi người viết 07/07/2012 lúc 10:30:52(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#4 Đã gửi : 11/07/2012 lúc 10:25:29(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Một phút suy tôn cho tình yêu: Thục Vy & Khánh Duy
Khi còn bé, rất bé đang học tiểu học. Mỗi lần đi họp chi bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng, ba tôi thường chở tôi theo…chơi! Mới đầu lẻ loi, về sau nhiều phụ huynh cũng chở con theo, chúng tôi thành nhóm 7, 10, 15, vài mươi nhóc tì.

Người lớn họp trong phòng, chúng tôi chơi ở sân sau, phần đất này của Ty Y Tế Quảng Nam. Đám con gái chơi nhảy dây, đánh nẽ, con trai chơi bi, táng tiền kên… rồi ai đó gom chúng tôi lại, cho học lịch sử đảng, bày trò cắm trại hè, kể ra cũng vui vui, đám bạn tụi tui cũng mong sao “họp chi bộ” cho nhiều nhiều.

Trang lịch sử đảng, ngoài lãnh tụ Nguyễn Thái Học, chúng tôi còn biết hai cô rất trẻ: Cô Giang, cô Bắc, hai chị em ruột, cô Giang đang học lớp Nhất, (lớp 5 ngày nay) được ông Nguyễn Khắc Nhu giới thiệu vào đảng, nhờ sinh hoạt này, nãy sinh ra tình yêu giữa lãnh tụ Nguyễn Thái Học và cô Giang. vào một buổi chiều từ Phú Thọ về, hai người ghé vào Đền Hùng, với sự chứng kiến của nhiều đồng chí khác nữa, cả hai vào đền thờ Tổ để cùng thề hẹn… Theo nhà văn Nhượng Tống, đồng thời là một Ủy viên trong Việt Nam Quốc Dân Đảng trong buổi ấy, Cô Giang đã xin Nguyễn Thái Học giao cho một khẩu súng lục, và hứa rằng “nếu Học chẳng may chết vì nước, thì Giang cũng xin lấy khí giới này mà chết theo chồng!” Về sau cuộc khởi nghĩa không thành, Lãnh Tụ Nguyễn Thái Học cùng 12 đồng chí bị tử hình, cô đã tự sát đúng như lời hứa.

Tự sát

Tờ mờ sáng ngày 18 tháng 6 năm 1930, cô về làng Thổ Tang, tổng Lương Điền, phủ Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc ngày nay) để lạy tạ cha mẹ chồng ông Nguyễn Văn Hách và bà Nguyễn Thị Quỳnh, tháo chiếc đồng hồ có khắc chữ “G” tặng cho Nguyễn Văn Lâm, em trai Nguyễn Thái Học và từ giã mọi người. Trên đường đi cô ghé quán trà bên gốc cây đề, thuộc Xóm Mới, xã Đông Vệ giáp quốc lộ số 2, cách làng Thổ Tang ước chừng một cây số. Sau khi uống bát nước chè xanh, từ biệt bà chủ quán, cô đến đứng dưới gốc cây đề, mắt nhìn về hướng làng Thổ Tang và tự kết liễu đời mình bằng khẩu súng lục, Nguyễn Thái Học tặng cô ở đền vua Hùng ngày nào.

Khi học trang sử này, vì còn quá nhỏ, mãi đến nhiều năm sau tới lúc chớm yêu, thì mới biết tình yêu của họ thật thiêng liêng cao cả và cũng thật qúa lãng mạng. Đôi Thanh Niên này cùng sánh bước trên con đường cách mạng và đã gặp nhau tại điểm yêu nước, sau đó yêu nhau. Đền hùng còn kia, lời thề của họ còn vang rền núi sông.

Xưa kia kẻ thù của chúng ta là thực dân Pháp, thoạt tiên tấn công Đà Nẵng, sau đó như tằm ăn dâu, cuối cùng hoà ước Giáp Thân 1884 hay Patenôtre, đã trao toàn vẹn tổ quốc cho quân Pháp.

Ngày nay quân Tàu Cộng là kẻ thù của chúng ta, bọn Tàu chiếm nước bằng hình thức khác, như bỏ tiền mua đất lập phố, hoặc làng Tàu, khai thác quặng mỏ, thông qua “chính quyền” cắm cọc mốc “hợp pháp” ăn sâu vào lãnh thổ nước Việt Nam. Hoàng Trường Sa và lãnh hải quốc gia “chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà” có văn bản dâng hiến “đàng hoàng”. Bởi vậy ai chống quân Tàu xâm lược, tức là chống đảng, chống nhà cầm quyền Cộng Sản.

Thỉnh thoảng nhà cầm quyền có lên tiếng “chống”, nhưng cũng thì lên tiếng như họ, tại sao người dân bị Công An bắt đánh đập, khủng bố hành hạ?

Chính quyền Cộng Sản sợ biểu tình, sẽ tùng theo đòi tự do đa đảng? Không đúng, vì đảng CSVN đã thương lượng với chính quyền Bắc Kinh, cho họ một vài “tiêu chuẩn” khi cần thiết phải lên tiếng. Huỳnh Thục Vy và đồng bào đã “xin” ai, dám biểu tình? HTV và nhân dân làm gì có tiêu chuẩn này mà xin! Ngày 30 tháng 6 vừa qua “Quốc Hội” Việt Nam thông qua luật biển có phiếu thuận: 495/496, một phiếu chống là ai? Nếu 1 phiếu này của Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, 495 phiếu kia chỉ là rác. Luật Quốc Hội, hoặc Quốc Phòng nay mua súng này, mai sắm tàu nọ, chỉ là lớp son phấn “yêu nước”, để lòe dân cho vui, đỡ tủi nhục với thế giới, đảng CSVN đã dựa vào Trung Cộng, còn sợ gì ai lung lay đòi đa đảng với tự do. Bằng chứng sờ sờ ra đấy, súng đầy kho, tàu bè đầy biển Ngư dân bị Trung Cộng bắt bớ, đánh đập ai làm gì nó đâu? Ngoài những “lên tiếng” ngoại giao còn gì hơn nữa không.?

Bảng tin chưa ráo mực:

“Quảng Ngãi: Trung Quốc bắt giữ 6 tàu cá của ngư dân Sa Huỳnh” đảng chưa biết ư?
Đảng lo? Dân không được lo? Đảng lo cho tới lúc cờ 1 sao bị thu hồi, cả nước Việt Nam “thống nhất” dùng cờ 5 sao. Một đứa con nít cũng dư biết, đảng lo mất ghế, nếu toàn dân đứng lên dành lại những gì đã mất từ Tàu Cộng, do đó nhà cầm quyền Cộng Sản xem dân như kẻ thù. Mười bốn tên tay sai kia, từ dân mà ra, nhưng từ Trung Cộng có chức, có quyền, mặc sức tha hồ hoành hành tham nhũng, ghế cao, nhà to cửa lớn từ đâu mà có? Lẽ nào ăn cây đào gốc hay sao!?

Huỳnh Thục Vy bị bắt, bị dẫn giải về đồn Phường Cô Giang! Tôi rùng mình, hồn thiêng sông núi sao mà hiển linh, HTV đi đấu tranh đã thể hiện nòi giống yêu nước những Trưng Triệu, nhưng bọn họ tình cờ đưa cô đến một nơi trung chuyển lòng yêu nước từ cổ đại, tới cận đại và hôm nay. Biết đâu trăm năm sau cháu con mình, thảnh thơi tản bộ trên đường Huỳnh Thục Vy, nối dài đường Cô Giang, dưới bầu trời thanh bình không có bóng cờ sao nào hết?

Tôi cũng rùng mình, chẳng biết bọn Cộng Sản đã bằng cách nào, triệt sản giống nòi yêu nước, khi chúng tuyên bố:

“mày không còn cơ hội làm lại cuộc đời.

Mày sẽ không còn thiên chức làm mẹ nữa đâu…”

Tàn độc đến thế là cùng, man rợ đến thế, còn ai dám hơn!? Nhưng chúng đã lầm, nòi giống Việt yêu nước không bao giờ tuyệt tự, anh hùng hào kiệt thời nào cũng có.

Một người đàn ông, 58 tuổi đời, tưởng rằng nước mắt không còn, nhưng tôi đã khóc, khóc thật nhiều qua thư Thục Vy gởi Khánh Duy, men rượu Hồng Đào đã thấm đẫm từ quê nhà Quảng Nam tới Sài Gòn. Khánh Duy Thục Vy một mối tình tuyệt đẹp, có kém chi gương anh linh: Cô Giang Nguyễn Thái Học.

Mến chúc hai bạn đời đời bên nhau hạnh phúc.

Ngày rất gần, đồng hương Atlanta sẽ tổ chức: “Một Ngày Cho Quê Hương” biểu tình trước Lãnh Sự Quán Trung Cộng ở Downtown Atlanta, Phản đối bọn Trung Cộng xâm lược Việt Nam, chấm dứt ăn cướp và giết hại ngư phủ Việt Nam vv… sau đó qua Capital trình Thỉnh Nguyện Thư, nhờ chính giới Hoa Kỳ can thiệp cho những nhà ái quốc: Điếu Cày, Tạ Phong Tần, anh Ba Sài Gòn…sớm ra khỏi trại giam, nhà tù của bọn Việt gian bán nước.

© Ông Bút

Sửa bởi người viết 11/07/2012 lúc 10:28:06(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.288 giây.