logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 23/02/2017 lúc 07:34:58(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Thập niên 1990 khi tôi làm việc ở bộ phận kiểm phẩm công ty Baxter, Irvine, ông là cấp trên của tôi. Khoảng thời gian đó, tôi đoán ông ngoài 40 nhưng trông ông trẻ hơn nhiều người Mỹ khác cùng trạc tuổi nhờ vóc dáng cân đối, vẻ linh hoạt, bước đi dài và nhanh. Ông ít cười nhưng nụ cười tươi, hóm hỉnh, hiền hậu, đôi mắt thông minh xanh biếc có ánh nhìn phảng phất nét buồn.

Nhân viên thuộc cấp rất quý mến ông vì ông rộng lượng, công bằng và bênh vực họ khi cần thiết. Một hôm, ông ghé vào ngân hàng Credit Union trong khuôn viên công ty, gặp tôi đang đứng chờ ở chỗ xếp hàng mà cô nhân viên ngân hàng thì đang hào hứng nói chuyện với bạn qua điện thoại, làm như không thấy có tôi đợi. Ông chào hỏi tôi rồi đến thẳng cửa sổ, nói với cô: “Cô có thấy khách chờ không?”

Tháng Tư hàng năm, tiêu chuẩn xét tăng lương nhân viên của công ty là 4% cho những người ưu tú nhưng ông luôn tranh đấu với bên tài chánh và nhân dụng để tất cả chúng tôi được hưởng từ 5 đến 7% với lý do, “Họ xứng đáng vì công việc vất vả và trách nhiệm.” Ðược hai năm, tới năm thứ ba, ông buồn rầu nói với chúng tôi, “Xin lỗi các bạn, tôi rất tiếc phải nhượng bộ công ty và tuân thủ con số 4% là tiêu chuẩn chung cho toàn thể nhân viên, không làm khác được. Tôi cố xin tiền thưởng để thay thế, cũng không được. Các bạn làm việc tận tụy lắm, tôi biết và tôi cảm ơn các bạn. Mong đừng ai buồn cả nhé!”

Có một việc quan trọng khác, để lại ấn tượng mạnh mẽ và lâu dài cho tôi về tính nhân hậu của ông. Một lần, một trong các đồng nghiệp của tôi phạm một lỗi lầm chuyên môn rất nặng. Nếu chiếu theo kỷ luật, bạn tôi phải bị cho thôi việc. Ông gặp riêng tôi và hỏi tôi nghĩ thế nào? Thấy tôi ngập ngừng, ông trả lời thay, “Tôi biết chúng ta phải áp dụng kỷ luật theo nội quy nhưng tôi phân vân quá vì biết bà ấy vừa mới đón gia đình từ Việt Nam qua, hẳn là cần việc làm. Tôi phải suy nghĩ thêm.” Vài ngày sau, ông gặp lại tôi và thông báo, “Tôi mất ngủ mấy đêm liền về việc này.” Giải pháp dung hòa cuối cùng của ông là bạn tôi phải nghỉ việc ba ngày có ghi hồ sơ. Thế nào thì thế, vẫn hơn là mất việc.

Ông ở với công ty đúng năm năm thì phân bộ chúng tôi giải thể. Ngoài các nhân vật cấp điều hành chọn ra đi, phần lớn nhân viên cấp dưới được điều phối qua các phân bộ khác. Ông tìm được việc tốt hơn ở công ty mới, không quên gọi điện thoại hỏi thăm có ai trong chúng tôi cần việc làm thì cho ông biết. Sau đó, thời gian trôi chảy và vì cuộc sống bận rộn nên chúng tôi mất liên lạc.

Một ngày cuối thập niên đầu thế kỷ mới, khi đã nghỉ hưu, tôi bất ngờ nhận điện thoại của một người kỹ sư cùng phân bộ trước đây ở Baxter, gọi báo tin buồn ông qua đời và có nhã ý hỏi tôi nếu muốn tới viếng ông thì anh chị sẽ đón tôi cùng đi. Tôi bàng hoàng, chưa bao giờ nghĩ ông mất sớm như vậy. Dẫu sao, thực tế là ông đã không còn nữa. Ðêm cuối cùng trên hành tinh này, ông nhắm mắt ngủ yên trong áo quan phủ đầy hoa, giữa đèn nến lung linh, không gian lao xao tiếng thì thầm của thân quyến, bạn bè quây quần thương tiếc ông trong gian phòng thiên thu vĩnh biệt. Hôm đó, cũng mùa đang lạnh. Cơn mưa chiều còn rơi rớt những bụi nước bên ngoài, trên tóc, trên vai người, trên bãi đậu xe ướt át, quạnh hiu.

Trong tang lễ, tôi gặp lại người vợ trẻ Việt Nam của ông và cô con gái của hai người ở tuổi 16 lẽ ra rất ngọt ngào như người Mỹ thường xưng tụng. Nhớ lại những ngày cùng làm việc ở Baxter, có lần chúng tôi nghe ông tâm sự, “Tôi từng ở Ðà Nẵng hai năm, rất yêu thương đất nước của các bạn. Tôi tâm niệm sẽ lấy vợ người Việt đấy các bạn ạ!” Câu chuyện nghe qua trong một lúc bất ngờ, mọi người đều nghĩ giản dị là ông vui miệng thốt ra như một cách làm vui lòng những người Việt Nam đang nghe ông hoặc để phân bua về lý do ông còn độc thân chỉ vì kén chọn. Thế nhưng đấy là nỗi lòng chân thật của ông vì chỉ một thời gian ngắn sau, ông kết hôn với một phụ nữ xuất thân từ miền Trung Việt Nam, tới Mỹ theo diện thân nhân bảo lãnh hơn 15 năm sau biến cố 30 Tháng Tư, 1975. Cô mảnh mai, mái tóc mây óng ả buông xuống phiến lưng thon. Cô có khuôn mặt trái xoan, đôi mắt to đượm nét rụt rè, sợ hãi. Ông nâng niu, bảo bọc cô cách đặc biệt, như muốn đền bù cho cô những năm tháng tuổi xuân sớm tàn úa trong chiến tranh. Như để chuộc lại lỗi lầm đất nước ông đã gây ra cho một Việt Nam bị bỏ rơi trong tình cảnh đáng trách nhất. Ðổi lại, riêng cô rất yêu quý ông, đặt trọn đời mình trong đôi tay rộng mở ân tình của người chồng không cùng chủng tộc.

Trưa hôm nay, Chủ Nhật, trời hửng nắng sau mấy ngày mưa gió bão bùng. Tôi ngồi bên cạnh cô, nghe lại giọng nói mềm mại pha chút âm hưởng miền Trung ngày nào của cô, hình dung ra những trang sách đời đã khép lại trong cuộc hành trình buồn tủi nơi xứ người cách đây 30 năm, thầm cảm ơn sự may mắn đã cho tôi cơ hội làm việc một thời gian dưới quyền người chồng quá cố của cô, không thật lâu song đủ để học được từ ông tâm tình biết ơn, cách nhìn lạc quan từ những góc đời buồn bã nhất, cách pha những ly nước giải khát thơm ngon từ những quả chanh người cho bằng nghiệt ngã.

Cô vén mái tóc lòa xòa đổ xuống một bên mặt, hai mắt ngấn nước, giọng nghẹn ngào, “Em tiếc hồi đó ông thường nói với em là em làm thơ, viết nhạc, em hãy giúp ông viết về cuộc chiến tranh Việt Nam có ông và nhiều bạn bè ông tham dự, nhưng dù ông khuyến khích, thúc đẩy, khẩn khoản với em, chiến tranh là một đề tài quá lớn và xa lạ, em từ chối, biết không làm được.” Ngưng một chút, cô kể tiếp, “Có một buổi chiều em đi làm về, thấy ông ngồi trước garage và đang đọc một cuốn sách. Chừng tới gần, thấy ông đầm đìa nước mắt, em hoảng hồn, thụp xuống bên cạnh ông và hỏi: ‘Chuyện gì vậy mình? Sao mình khóc?’ Một tay lau mặt, một tay vỗ nhẹ lưng áo em, ông trả lời: ‘Chỉ huy trưởng của anh hồi đó là tác giả cuốn này, anh đang đọc và không ngăn được xúc động.’ Em không biết nói gì để an ủi ông, chỉ hỏi một câu ngây ngô thoáng qua đầu em: ‘Lúc ra trận, anh có sợ không?’ Câu trả lời bất ngờ của ông chiều hôm ấy ghi sâu trong trí nhớ em: ‘Em không tưởng tượng nổi đâu vì bọn anh không có thời giờ để biết mình sợ nữa!’” Nghe cô thuật lại, tôi hiểu được điều ông muốn diễn tả: những cựu chiến binh tham chiến ở Việt Nam sống và chết cùng một lúc, không kịp biết lúc nào cái này trượt sang cái kia, nơi chính họ hoặc đồng ngũ của họ. Sợ không còn là ám ảnh mà thường hằng, như hơi thở. Ðeo sát họ. Thẩm lậu vào máu họ.

Cô kể tiếp, “Em được nghe ông thuật lại một trận đánh lớn, xáp lá cà ở Khe Sanh. Quân số Bắc Việt nhiều gấp ba lần lực lượng phòng vệ căn cứ phía quốc gia và đồng minh. Chúng áp dụng chiến thuật tấn công biển người. Quyết định của thượng cấp là đành phải câu pháo và thả bom ngay trận địa. Nhiều đồng ngũ của ông hy sinh, ông bị thương nặng ở chân. Khi trực thăng tải thương vào được khu vực chiến sự, ông được kéo lên với chân bị thương treo toòng teng bên ngoài nhưng ông nói nỗi đau của ông ở vết thương chẳng là gì so với nỗi đau trong tim về bạn bè nằm lại mà ông chỉ kịp giật ra khỏi họ những tấm thẻ bài.”

Cuộc chiến đã hạ màn, chấm dứt. Ông đã hồi hương, làm lại cuộc đời trong tưởng nhớ những người ngã xuống trong chiến tranh, vinh danh họ, mải miết nghĩ về họ, đi tìm cuộc hôn nhân đem lại cho ông người bạn đời đến từ khổ đau của một quá khứ chung, sẽ cùng ông chia sẻ quãng đời mãi mãi còn là cơn mộng dữ.

Người phụ nữ xinh đẹp, vợ góa của ông sếp tôi, còn giữ trong điện thoại của cô bức ảnh ai đó đã chụp những dấu chân lõm sâu trên bãi cát vắng ở một ven biển hoang vu, dài hút tầm mắt, kể rằng thông qua một kỳ thi tuyển chọn nhan đề hay nhất cho bức ảnh ấy do hiệp hội các cựu binh Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tổ chức, chồng cô đã chiếm giải khôi nguyên với lời chú giải mang nhiều hàm ý về một kiếm tìm đầy yêu thương và tuyệt vọng, “Looking for a Buddy.”

Rất nhiều khi viết lách, tôi thường bày tỏ sự hối tiếc khôn cùng vì con người đã không đủ quan tâm đến nhau trong các mối liên hệ đời thường. Chỉ khi nào cơ hội qua đi, bóng những người đã khuất bỗng nhiên lớn lên gấp bội bởi không gì có thể che chắn họ, những người ở lại mới nghe đau xót tận tâm can. Quả thật vậy, ở Baxter, chúng tôi không biết gì về nhau ngoài tư cách chuyên môn và vị trí của mỗi người trong guồng máy vận hành của công ty. Làm sao tôi biết được dưới cái bề ngoài thanh lịch, phục sức nghiêm chỉnh đúng với vai vế của cấp lãnh đạo, ông sếp tôi ngày ấy từng là một cựu binh Thủy Quân Lục Chiến thương tích cùng mình, cả thể xác lẫn tâm hồn, từng cười vui khóc hận, từng sống nay chết mai trên phần đất quê hương tôi xa tít tắp bên kia bờ đại dương, bỏ lại nơi đó máu của mình và sinh mệnh của những đồng đội vắn số mà ông không thể nào nguôi quên trong suốt phần đời còn lại của ông? Như tất cả mọi chiến binh trong mọi cuộc chiến tranh, họ ra đi không hẹn về, dâng hiến tuổi 20 cho vinh quang của xứ sở hay ảo vọng của lịch sử. Ít nhất có 58,000 gia đình người Mỹ trải qua những cuộc chia tay đánh dấu bằng tấm ảnh chân dung nhỏ bày trên lò sưởi, trong một mùa Ðông rất lạnh không bao giờ chấm dứt trong căn nhà của họ.

Tôi thực sự không biết các cựu binh Việt Nam chiến đấu bảo vệ chính quê hương và dân tộc mình, một thời sống chết vì lý tưởng cao cả ấy, có bao nhiêu người có cùng tâm sự trăn trở như ông sếp Mỹ của tôi, mang theo mình cho đến hơi thở cuối cùng, mỗi ngày, trong mỗi ý nghĩ/hành vi, trong mỗi hạnh phúc/khổ đau, trong mỗi thành công/thất bại, món nợ phải trang trải với các đồng đội đã hy sinh, một phần hay tất cả hình hài/tâm hồn họ cho sự an nguy của những người còn lại, cho cuộc sống của mọi người tốt đẹp hơn. Hãy thật lòng ngợi ca, hãy thật lòng quý trọng những anh hùng vị quốc vong thân hay đang sống tàn phế ấy, để họ được tiếp tục chiến đấu trong mỗi bàn tay/khối óc của những ai còn lại hay kế thừa, một cuộc chiến tuy thay đổi diện mạo nhưng không thay đổi mục tiêu đòi lại những giá trị nhân sinh tốt đẹp cho quê hương và con người.
Bùi Bích Hà
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.097 giây.