logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 04/03/2017 lúc 11:50:13(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Theo viện nghiên cứu kinh tế McKinsey, Việt Nam là nước hưởng lợi nhiều nhất từ TPP với GDP tăng hơn 10% và xuất cảng 30% trong một thập niên. Câu hỏi đặt ra là không có TPP, Việt Nam có cần tiến hành cải cách theo đúng quy định cạnh tranh công bằng của các hiệp định thương mại tự do hay không và cụ thể là bảo vệ quyền lao động và môi trường. Trong hoàn cảnh hiện nay với thảm họa Formosa và tình trạng môi trường ô nhiễm ngày càng nặng khắp mọi nơi, bảo vệ môi trường sẽ là một thách thức sống còn của người dân Việt Nam.

Hiệp định Thương Mại Tự do giữa Việt Nam và Liên Âu (European Union - Vietnam Free Trade Agreemen, EVFTA) đã kết thúc vào ngày 1/12/2015 và văn bản EVFTA đã được công bố vào ngày 1/2/2016. Dự trù là EVFTA sẽ có hiệu lực trong năm 2018. Câu hỏi đặt ra là EVFTA sẽ có tác động gì đến quyền lao động và môi trường? Nó có thể thay thế TPP để giúp Việt Nam phát triển kinh tế và thoát khỏi cái bóng của Trung Quốc hay không?

Ngay sau ngày 30/4/1975, Châu Âu đã có tiếp xúc và viện trợ kinh tế cho Việt Nam trị giá khoảng 110 triệu Mỹ kim. Viện trợ bị ngưng khi Việt Nam xâm chiếm Cam Bốt vào năm 1979. Sau một thập niên chiếm đóng, Việt Nam rút quân vào năm 1989 mở đường cho việc thành lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Liên Âu vào ngày 28/11/1990. Quan hệ phát triển tốt đẹp nên tới ngày 17/7/1995, hai bên tiến hành kỵ hiệp định khung về hợp tác thành lập các nguyên tắc căn bản nhằm thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Liên Âu đi xa hơn nữa. Tới năm 2001, Liên Ấu bắt đầu nêu nhân quyền là một vấn đề căn bản nếu Việt Nam muốn đẩy mạnh quan hệ. Tới năm 2003, Việt Nam đồng ý với đề nghị của Liên Âu thành lập cơ chế đối thoại chính thức và định kỳ về nhân quyền một năm 2 lần và nâng cấp đối thoại từ chuyên viên lên cấp Bộ Ngoại Giao và Đại Sứ. Đáp lại, Hội đồng Châu Âu thông qua các quy định về hệ thống ưu đãi thuế quan giúp Việt Nam xâm nhập thị trường chung Châu Âu. Vào tháng 5 năm 2007, hai bên tiến hành đàm phán một hiệp định khung Đối Tác và Hợp Tác Toàn diện (Partnership and Co-Operation Agreement hoặc PCA). PCA hoàn tất và được ký kết vào năm 2010. Trong khuôn khổ PCA, Liên Âu cho phép Việt Nam tiếp cận thuận lợi hơn thị trường Liên Âu qua quy chế thuế quan ưu đãi và viện trợ kinh tế giúp Việt Nam phát triển. Trong năm 2010, Liên Âuhứa viện trợ cho Việt Nam 900 triệu Euro (1.12 tỷ Mỹ kim) cũng là phần thưởng sau khi Việt Nam ký PCA.

Vào tháng 10 năm 2012, Liên Âu bắt đầu đàm phán Hiệp Định Thương mại Tự do (FTA) với Việt Nam. Trước đó vào năm 2009 thì EU cũng đã bắt đầu đàm phán FTA với Singapore và Mã Lai. Liên Âu hoàn tất đàm phán FTA với Singapore vào năm 2015. Trong khi đó, tiến trình đàm phán với Việt Nam chỉ kéo dài 3 năm và cũng kết thúc vào cuối năm 2015. Điều này phù hợp với chính sách của Liên Âu là tiến hành đàm phán với từng quốc gia trong Khối ASEAN.

Văn bản EVFTA gồm có 21 chương bao gồm nhiều đề tài gồm có quy định hải quan, rào cản kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh, thị trường dịch vụ, đầu tư, e-commerce, mua sắm chính phủ, công ty quốc doanh, chính sách cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, hòa giải tranh chấp, phát triển bền vững và nguyên tắc minh bạch. Dưới EVFTA, Liên Âu và Việt Nam đồng ý tháo gỡ 99% các loại rào cản thuế quan qua một lộ trình dài từ 7 tới 10 năm. Ngoài ra, hai bên cũng đồng ý hạ giảm rào cản kỹ thuật phi thuế quan. Việt Nam sẽ là quốc gia đầu tiên công nhận nhãn hiệu ''Made in EU'' cho mọi sản phẩm ngoại trừ nông phẩm và dược phẩm. Một số thương hiệu mang tính địa lý chẳng hạn như chà Mộc Châu và cà phê Ban Mê Thuộc của Việt Nam sẽ được Liên Âu công nhận. Các công ty của Liên Âu sẽ có quyền đấu thầu các công trình công cộng gồm có xây dựng cơ sở hạ tầng, tham gia vào các dự án của doanh nghiệp nhà nước ví dụ như các công ty cung cấp điện lực và đường sắt cùng với 34 bệnh viện công cộng và các dự án của hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh. Việt Nam cũng cam kết bảo vệ sở hữu trí tuệ ở mức độ cao và mở cửa thị trường dịch vụ gồm có thư tín, vận chuyển, tài chánh, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng hải và bảo vệ môi trường.

Việt Nam cũng hưởng được nhiều quyền lợi từ EVFTA. Liên Âu hiện là thị trường xuất cảng đứng thứ hai với 19% chỉ sau Mỹ với 21%. Cán cân mậu dịch nghiêng về Việt Nam khá nhiều với tỷ lệ xuất nhập cảng là 21.3 tỷ và 5.8 tỷ Mỹ kim trong năm 2013, 22.2 tỷ và 6.2 tỷ trong năm 2014 và 30 tỷ và 8.4 tỷ trong năm 2015. Tức Việt Nam xuất siêu sang Liên Âu gần 22 tỷ Mỹ kim xấp xỉ với con số nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc. Liên Âu hiện đang là nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam với hơn 2,000 dự án đầu tư trị giá gần 40 tỷ Mỹ kim. Liên Âu cũng là một trong những nguồn viện trợ lớn nhất của Việt Nam. Trong năm 2015, Liên Âu cam kết là sẽ tăng mức viện trợ không bồi hoàn cho Việt Nam từ 300 triệu Euro đến 400 triệu Euro cho khoảng thời gian từ 2014 - 2020 và sẽ sớm công nhận diện kinh tế thị trường khi Việt Nam đạt đủ điều kiện. Hơn nữa, EVFTA sẽ cho Việt Nam điều kiện xâm nhập thị trường 500 triệu người tiêu thụ tương đối khá giả. Các ngành như may dệt, giầy dép, cà phê, hải sản, đồ gỗ có cơ hội gia tăng xuất cảng mạnh.

Thứ hai, thị trường Việt Nam và Liên Âu mang tính bổ sung chớ không cạnh tranh với nhau. Việt Nam nhập cảng sản phẩm công nghệ cao từ Liên Âu gồm có thiết bị, máy móc, xe hơi, dược phẩm... Việt Nam có cơ hội tiếp cận công nghệ khoa học kỹ thuật tân tiến nâng cao năng suất lao động rất cần thiết trong tiến trình phát triển kinh tế. EVFTA có tiềm năng gia tăng đầu tư từ Liên Âu nhiều hơn nữa vào Việt Nam. Có nghĩa là với cả tiền vốn và công nghệ từ Liên Âu, Việt Nam có thể trở thành một trong những thị trường năng động và hấp dẫn cho giới thương mại và đầu tư quốc tế.

Thứ ba, Liên Âu sẽ mang đến Việt Nam nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong các dịch vụ tài chánh, bảo hiểm, viễn thông, năng lượng và vận chuyển hàng hải. Nếu biết tận dụng thì Việt Nam có thể trở thành cầu nối giữa thị trường Liên Âu và các quốc gia trong Khối ASEAN.

Dĩ nhiên là bên cạnh đó cũng có nhiều thách thức. Doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp dịch vụ như ngành vận chuyển, logistics, cảng biển, tài chánh, bảo hiểm sẽ chịu sức ép cạnh tranh ngay trên sân nhà. Về kinh nghiệm và kỹ năng quản trị cùng với phẩm chất và vốn liếng cao, các đại công ty của Liên Âu sẽ dễ dàng đánh bại công ty quốc doanh của Việt Nam vốn là một môi trường tham nhũng béo bở cho nhiều quan chức cán bộ. Giới tiêu thụ Châu Âu thuộc loại khó tính về mặt phẩm chất và vệ sinh. Các mặt hành xuất cảng rẻ tiền của Việt Nam có thể không đáp ứng được tiêu chuẩn cao của họ. EVFTA đòi hỏi Việt Nam tuân thủ các điều khoản quy định về vệ sinh, lao động và môi trường. Có nghĩa là gia tăng giá thành sản phẩm đáng kể cho các mặt hàng xuất cảng. Doanh nghiệp Việt Nam nếu không cạnh tranh nỗi có thệ bị thôn tính, trừ khi Việt Nam tiến hành cải cách sâu rộng và toàn diện nhằm gia tăng mạnh mẽ năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Bằng không thì EVFTA có thể đẩy Việt Nam vào bẫy thu nhập thấp và trở thành gia công cho một Liên Âu giàu có.

Điều khoản nhân quyền (Human Rights Clause)

Theo Điều 1 của PCA, Việt Nam cam kết tôn trọng những giá trị và nguyên tắc dân chủ và nhân quyền theo đúng tinh thần của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Chương 15 của EVFTA nói về Giao Thương và Phát Triển Bền Vững gồm có các điều khoản về trách nhiệm bảo vệ quyền lao động và môi trường tương tự như TPP. Hai bên cảm kết tuân thủ và thi hành 4 tiêu chuẩn lao động căn bản của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế ILO gồm có quyền tự do thành lập nghiệp đoàn độc lập và thương lượng tập thể, ngăn cấm mọi hình thức cưỡng bức lao động và lao động trẻ con, và mọi hình thức kỳ thị tại nơi làm việc. Về môi trường, hai bên cam kết tiến hành phê chuẩn mọi Công Ước liên quan tới trách nhiệm bảo vệ môi trường chẳng hạn như Công Ước về Đa Dạng Sinh Học (Convention on Biological Diversity) cà Công Ước Khung Liên Hiệp Quốc về Biến Đổi Khí Hậu (UN Framework Convetion on Climate Change).

Chương 18 của EVFTA nói về nguyên tắc minh bạch. Dưới các điều khoản của chương này, hai bên cam kết tuân thủ nguyên tắc kiểm soát và giải trình với công chúng. Mọi quyết định và thông tin lập pháp và hành chánh liên quan tới VEFTA phải được phổ biến rộng rãi và hai bên phải thành lập cơ chế tiếp nhận ý kiến đóng góp và phê bình.

Tuy nhiên đối với Việt Nam, cái gì viết trên văn bản và chuyện xảy ra trên thực tế thường có một khoảng cách rất xa. Với bản chất lươn lẹo và côn đồ thì không có gì bảo đảm rằng Đảng CSVN sẽ thật sự tuân thủ và thi hành cam kết về quyền lao động và môi trường theo quy định của EVFTA. Bằng chứng là chỉ một ngày sau khi phái đoàn nhân quyền của Liên Âu tới Việt Nam vào tháng 12 năm 2015 và nói chuyện với một số nhà hoạt động nhân quyền như Ls Nguyễn Văn Đài thì nhà cầm quyền đã bắt giữ Ls Đài và cộng sự Lê Thu Hà rồi giam giữ họ hơn cả năm mà vẫn chưa chính thức đưa ra tòa truy tố. Ít ra với TPP, Hoa Kỳ ép Việt Nam ký hàng loạt thỏa thuận riêng nhằm để trừng phạt nếu Hà Nội giở trò. Trong khi đó thì EVFTA không đặt nặng vấn đề roi vọt mà chỉ khuyến khích và nhắc nhở. Xem ra, con đường đấu tranh chống độc tài đảng trị đòi lại quyền làm người và cho một đất nước Việt Nam giàu mạnh, văn minh và tiến bộ hãy còn khá dài.

04.03.2017

Ls Nguyễn Văn Thân
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.060 giây.