logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 15/03/2017 lúc 11:36:08(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Ở Mỹ, gia đình Thùy có thêm một “phong tục” mới: Thứ Sáu cuối tuần, trúng ngày lãnh lương, cả nhà đi ăn tiệm. Mỗi lần một tiệm ăn mới của Việt Nam, Đại Hàn, Tầu, Nhựt, Pháp, Ấn, và Mỹ. Thay phiên nhau, lần lượt mỗi người được chọn một nhà hàng mình thích và luôn luôn thử những món lạ.

Thùy bảo các con:

– Không thử thì làm sao biết ngon hay dở. Nếu ngon, ráng nhớ lấy. Dở thì cũng nhớ để lần sau tránh xa.

Hướng dẫn các con tìm món ngon, nhưng đồng thời cũng dậy chúng tìm hiểu, làm quen với những phong tục, truyền thống, văn hóa mới… Thế giới nhỏ lại, loài người gần gũi nhau lắm rồi.

Hôm đó là Thứ Sáu “ăn tiệm”.

Khoảng 4 giờ 50 Thùy đang sắp xếp lại bàn giấy cho gọn trước khi ra về thì chuông điện thoại reo. Thùy lưỡng lự. Hết giờ làm việc rồi. Nhưng đến hồi chuông thứ tư thì đành nhấc máy. Đầu kia có tiếng khóc nức nở:

– Bà ơi, bà phải giúp em!

– Tôi sẵn sàng giúp. Nhưng cô đừng khóc. Cô phải nín thì nói tôi mới hiểu.

Im lặng một chút rồi tiếng nói rõ ràng hơn:

– Thưa bà, em là Mỹ Lệ, em cần gặp bà gấp.

– Tôi rất tiếc. Bây giờ hết giờ làm việc rồi. Sở đóng cửa. Tôi lại có công việc phải đi. Thứ Hai cô đến được không?

– Thưa bà, em không biết em có thể chờ đến thứ hai được không! Em sợ em chết trước ngày đó.

– Ủa, sao vậy? Cô có bịnh không, nếu bịnh thì phải gọi xe cấp cứu. Tôi có thể gọi giùm cô ngay…

– Dạ, em không bịnh, em chỉ muốn gặp bà ngay bây giờ.

– Tôi sắp ra xe thì cô gọi. Bây giờ không được vì tôi phải đi và sở cũng đóng cửa rồi. Sáng sớm thứ hai cô đến văn phòng tôi. Cô sẽ là người đầu tiên tôi tiếp.

Đầu kia im lặng làm Thùy hoang mang, lo lắng. Nhưng rồi giọng người đàn bà hết cuống quýt, bối rối, bình tĩnh lại:

– Vậy cũng được. Bà hứa với em nghe bà. Tên em là Mỹ Lệ.

– Tôi hứa.

Mỹ Lệ cám ơn, giọng tỉnh táo, không còn lẫn trong tiếng thút thít. Coi bộ đầu giây kia đã tạm ổn rồi. Đến phiên tâm trí Thùy bất ổn, ngổn ngang những câu hỏi: Việc gì mà gấp vậy kìa? Làm sao phải khóc sướt mướt như có người thân vừa qua đời?

Đến tiệm, thấy Brian và hai con đã ngồi vào bàn. Lily, Nina cầm menu bàn luận, chọn lựa, Brian đăm đăm nhìn ra cửa chờ nàng.

– Xin lỗi mọi người. Đến trễ chút đỉnh vì có một “khách hàng’ gọi điện thoại, muốn gặp tôi vào phút chót.

“Không sao đâu. Chúng tôi cũng vừa tới.”

Brian vui vẻ nói. Rồi ông nhận ngay ra vẻ mặt kém vui của Thùy:

– Có chuyện gì làm honey bận tâm?

Thùy kể lại. Brian trấn an ngay:

– Cưng đừng lo lắng quá. Em đã hỏi và bà ấy nói không bịnh thì bà ấy không chết đâu. Thứ hai em sẽ giải quyết những khó khăn cho bà ấy. Lúc nào em cũng hết lòng giúp đỡ mọi người, anh rất phục đức tính đó. Nhưng anh phải nhắc lại, hãy tập “ích kỷ cho người khác”. Nếu em làm việc quá sức, ngã bịnh thì ai giúp những người như bà ấy.

Thùy cười:

– Anh đừng lo cho em. Em quá bận rộn đâu có thì giờ nào để bịnh.

Nhưng rồi ăn tô mì vẫn thấy mất ngon vì tâm trí còn văng vẳng tiếng khóc của người đàn bà và biết rằng trên đời có nhiều cái chết không do bệnh tật.



Sáng thứ Hai, Thùy vào sở sớm, dặn cô phụ tá Liên:

– Hôm nay đầu tuần, chắc mình sẽ rất bận rộn. Nếu có bà nào tên Mỹ Lệ đến, em cho vào gặp chị ngay. Sau đó em nghe điện thoại giùm chị, ghi lại những lời nhắn. Chị sẽ giải quyết sau…

Mỹ Lệ đến, khoảng dưới 30, không son phấn, ăn mặc giản dị, xuềnh xoàng, như một người đã quên săn sóc bề ngoài. Hai mắt sưng vù vì khóc nhiều. Khuôn mặt thanh tú, xanh xao, da trắng tự nhiên, dáng dấp khoan thai, từ tốn, rõ ràng là phong cách của một người không quen nắng gió.

Thùy đưa Mỹ Lệ vào văn phòng. Cô rụt rè:

– Thưa bà, trước khi gặp, em tưởng bà lớn tuổi lắm, ai ngờ bà còn quá trẻ. Vậy xin cho em được gọi bằng cô.

– Mỹ Lệ cứ gọi là chị, xưng em, như thế thân mật hơn.

– Em cám ơn chị. Chị ơi, em muốn chết. Sống nhục lắm…

Mỹ Lệ òa khóc. Tức tưởi, nghẹn ngào hơn cả buổi chiều hôm thứ sáu, trên điện thoại. Rõ ràng là cô muốn chống cự với cơn khóc ào đến, để nói tiếp, nhưng nó cuốn cô đi như giông bão. Thùy liên tiếp đưa giấy lau nước mắt cho cô:

– Em cứ khóc đi, cho vơi đau khổ, rồi từ từ kể hoàn cảnh cho chị nghe xem chị có giúp gì được không.

Khi ngừng khóc, sắp nói, Mỹ Lệ chợt nhìn quanh. Thùy hiểu ý:

– Em đừng lo. Văn phòng này chỉ có chị em mình. Những điều em sắp nói chỉ mình chị nghe và chị có bổn phận phải giữ kín.

Mỹ Lệ bắt đầu kể. Đây là chuyện bi thương của đời cô:


“Nghiêm và Mỹ Lệ quen và yêu nhau từ lúc còn học trung học. Lên đại học, Nghiêm vào Đại Học Sư Phạm, thành giáo sư toán. Mỹ Lệ tốt nghiệp Quốc gia sư phạm, thành cô giáo trường tiểu học. Làm đám cưới ngay sau khi Nghiêm ra trường. Sau đó có hai con, một trai một gái. Đời sống êm đềm, hạnh phúc.

Là giáo sư, Nghiêm không bị động viên, chỉ phải đi học quân sự 9 tuần ở Quang Trung rồi được “biệt phái” về dậy học ở trường cũ.

Cuối tháng tư 75, Cộng quân chiếm miền Nam, coi giáo sư biệt phái là thành phần khả nghi, có tội như các sĩ quan hiện dịch. Nghiêm bị giam trong trại cải tạo hơn ba năm.

Được thả về, Nghiêm tìm đường vượt biển. Chủ tàu trước có con là học trò Nghiêm nên dành cho một giá đặc biệt. Mỹ Lệ dành dụm được một ít tiền vừa đủ mua chỗ cho cả nhà.


Hơn 50 người chen chúc trên một chiếc tàu nhỏ, ra khơi vào một đêm không trăng. Hai ngày đầu biển êm. Chiều ngày thứ ba, một chiếc tàu lớn xuất hiện, phăng phăng chạy thẳng đến. Có người la lên:

– Hải tặc! Coi chừng tàu hải tặc Thái Lan.

72
Ông chủ tàu, cũng là tài công, mở hết tốc lực chạy trốn, nhưng không thoát. Rất nhanh, tàu lớn kè sát tàu nhỏ, hơn mười tên hải tặc nhảy sang. Tất cả đều có dao, hai tên có súng. Đàn ông bị trói tay dồn xuống ngồi ở một góc cuối tàu. Trước hết, chúng lục soát khắp tàu, tìm vàng bạc, nữ trang… rồi bốn năm tên bắt đầu sờ mó, hôn hít các bà các cô. Tiếng chúng cười giỡn lẫn tiếng kêu khóc của nạn nhân vang một vùng biển.

Khoảng một giờ sau, chúng trở về tàu lôi Mỹ Lệ và tám phụ nữ theo. Nghiêm, lúc đó chỉ bị trói tay như tất cả đàn ông khác, chạy theo năn nỉ. Hai con theo bố, cũng nhảy sang tàu hải tặc. Ba cha con bị chúng hò hét, bắt ngồi ở một góc gần cột buồm, cùng khóc.

Rồi chúng lột quần áo đám phụ nữ, bắt đầu cuộc hãm hiếp tập thể. Nghiêm vùng dậy, chạy lại chỗ vợ. Tên hải tặc đang đè Mỹ Lệ xuống, buông cô ra, giận dữ nắm hai bàn tay bị trói, lôi Nghiêm về phía cột buồm, định trói anh vào đó. Nghiêm đạp vào bụng nó, với tất cả sức mạnh của một người đã chọn cái chết. Nó ngã lăn xuống sàn tàu. Lập tức, nó chộp một con dao lớn, chém ngang cổ Nghiêm. Lúc đó, anh đang lùi lại, đã đến sát mạn tàu. Cổ bị chém gần đứt lìa, đầu anh đổ xuống vai, cùng lúc thân hình ngã ngửa lên thành tàu. Tên hải tặc xông tới, đẩy luôn anh xuống biền. Hai đứa con chạy theo kêu khóc: “Ba ơi! Ba ơi!” đều bị thằng ác quỷ ném xuống nước. Lúc bị nhấc bổng lên Thằng Nghị còn vùng vẫy chống cự, con Thoa chỉ co dúm người, ngưng gọi “Ba ơi!” mà kêu thét lên: “Má ơi!” Mỹ Lệ vùng chạy đến thành tàu, định nhảy xuống biển theo chồng con. Tên hải tặc túm tóc cô kéo lại. Cô vùng vẫy, cào lên ngực nó. Nó vật ngửa cô xuống, và chồm lên người cô.

Mỹ Lệ ngất đi. Khi tỉnh lại, thấy toàn thân lạnh cóng nhưng phần dưới thân thể, từ lưng tới chân lại như đang ngâm trong nước âm ấm. Nhìn quanh, thấy các bà, các cô, cũng như mình, không một mảnh vải che thân, nằm túm tụm, sát vào nhau từng nhóm hai ba người, chắc cho đỡ lạnh. “Nhóm” của Mỹ Lệ gồm con bé Dậu, con ông chủ tàu, 16 tuổi nhưng thân hình nhỏ bé, còm nhom như trẻ 12, 13. Dậu nằm nghiêng, bất động, co quắp, thu mình thật nhỏ như trẻ nằm trong lòng mẹ. Lòng mẹ của Dậu ở đây là bà vợ bác sĩ Hải.

Ông bà Hải đã lớn tuổi, đẹp đẽ, hiền lành. Cả hai đều có khuôn mặt hồng hào, phúc hậu như những nhân vật trong tranh truyện thần tiên. Ai cũng mừng và thấy mình may mắn được chung tàu với một vị thầy thuốc. Và Bác sĩ Hải, ngay từ ngày thứ hai trên biển đã đi quanh tàu săn sóc cho đám đàn bà trẻ thơ và hai thanh niên có triệu chứng bị suy nhược, say sóng. Ông bắt chủ tàu cho người này uống thêm nước, người kia thêm phần ăn. Bà ôm hộp đồ nghề có đủ ống chích và những món thuốc cấp cứu đi theo ông, sẵn sàng làm nhiệm vụ của một y tá. Và lúc nào bà cũng tươi cười, như đang cùng ông săn sóc cho bệnh nhân trong cái phòng mạch nhỏ của ông ở vùng Phú Lâm.

Bây giờ bà nằm nghiêng, con bé Dậu lọt thỏm trong lòng. Bà quàng tay trên người nó, như che chở, như sưởi ấm. Mặt mũi bà sưng vù, có những vết cào túa máu trên má. Hai mắt nhắm nghiền, thoi thóp thở. Và cái cảm giác làm ấm nửa thân Mỹ Lệ là dòng máu từ cửa mình bà tuôn ra thành vũng lớn trên sàn tàu, bao quanh phần dưới thân thể của cả hai nguời.

Chưa kịp lay gọi bà, thấy vũng máu, Mỹ Lệ lại ngất đi.

Tỉnh lại vì tiếng động và tiếng cười nói, cô thấy bốn tên hải tặc, mỗi tên cầm một chai nước, đến gần đám nạn nhân. Có hai ba người giơ tay ra hiệu xin uống nước. Một tên tiến về phía cô. Mỹ Lệ cũng khát lắm, nhưng nằm im. Tới gần cô, tên này sựng lại, rồi đổi ý, chọn mục tiêu khác.

Hắn rót một chút nước lên mặt từng người. Với những người kiệt lực nằm liệt, đang khóc hay rên rỉ yếu ớt, có chút nước trên môi cũng chỉ mở mắt ra, không cử động, hắn bỏ qua. Khi gặp một cô còn đủ sức ngồi dậy, hắn, tay trái đỡ dưới cằm, bóp miệng cô tròn ra như cái phễu, tay phải rót nước, nhẹ nhàng, từ tốn, từng chút một, như sợ làm cô sặc.

Thế rồi, thình lình, như cảm thấy đã cho nạn nhân uống đủ, hành động có vẻ dịu dàng, nâng niu ấy biến mất. Tên hải tặc đặt chai nước xuống, chồm tới, gắn chặt miệng hắn vào đôi môi đói khát, đang tròn ra chờ nước của nạn nhân, rồi đè cô xuống sàn tàu.

Khi bốn tên sửa soạn bỏ đi, một bà vừa làm dấu vừa van lơn: “Lậy Chúa tôi! Lạnh quá! Cho chúng tôi mặc quần áo”. Chúng lạnh lùng quay đi.

Một lát sau, hai tên khác xuất hiện, cũng với chai nước, tiến đến chỗ Mỹ Lệ. Chúng đến gần, cô nhận ra một đứa là thằng đã giết chồng con mình. Tự nhiên, cô cảm thấy khỏe hơn, bình tĩnh lạ thường với quyết định: Khi nó bắt đầu hành hạ sẽ hết sức cắn và cào cấu nó, để được bị đánh hay chém chết.

Nhưng khi đến gần cô, hai tên này cũng sựng lại, như tên lúc trước. Bây giờ cô hiểu: chúng nhìn thấy vũng máu dưới thân thể cô và bà bác sĩ Hải.

Tên sát nhân lay vai bà Hải, bà bất động. Tên kia lúi húi vạch mắt khám xét thân thể bé Dậu. Chúng bàn tán một hồi rồi đứa khiêng đầu, đứa khiêng chân, ném cả hai xuống biển, bé Dậu trước, bà Hải sau.

Vì nằm sát bà, lúc chúng nhấc bà lên, cô có cảm tưởng nghe tiếng bà thở, chỉ một tiếng thở ra, mạnh và ngắn, rồi thôi. Nhưng rõ ràng cô nghe tiếng bà kêu: “Ông ơi!”, tiếng kêu nhẹ như một hơi gió thoảng. Vũng máu đã khô, lúc ấy như rạn vỡ dưới lưng, bên sườn cô, khi một phần bị tách ra đi theo thân thể bà.

Xong việc ném xác, hai tên quay lại với Mỹ Lệ. Và như lúc trước, chúng sựng lại, nhìn phần hạ thể nhớp nhúa của cô. Rồi chúng bỏ đi.

Vũng máu bà Hải chia cho một nửa đã cứu cô.

Nhớ cảnh chồng con bị giết, tai lại cứ văng vẳng mãi tiếng bà bác sĩ Hải gọi “Ông ơi!” Mỹ Lệ khóc đến lịm người, rồi mê man với cơn ác mộng kỳ quái: đi trong sa mạc một mình, cổ khô đắng vì khát, nhưng nắng trên sa mạc lại lạnh cóng như băng.

Khi cảm thấy miệng một cái ca sắt có nước chạm vào môi, Mỹ Lệ tỉnh dậy, chưa kịp mở mắt đã vội vàng uống như cố nuốt thật nhanh nguồn sinh lực mà thân thể mình đã cạn kiệt. Lúc ấy, trời đã hừng đông.

Tỉnh hẳn, mở mắt nhìn rõ, Mỹ Lệ thấy người cho mình uống nước là một tên hải tặc lớn tuổi, có lẽ già nhất trong đám. Hắn cởi trần, ngồi xổm cạnh cô, rót nước từ chai vào cái ca sắt cho cô uống, không rót thẳng nước vào miệng, như những đứa khác. Hắn từ tốn, kiên nhẫn, nhưng Mỹ Lệ vẫn không dám nhìn vào mắt hắn, sợ gặp những tia hung bạo đã thấy, đã chịu từ lúc bị bắt lên tàu.

Gần hết ca nước thứ ba, cô uống chậm lại rồi ngưng. Tên hải tặc đặt ca nước xuống, nhích tới, đưa bàn tay luồn dưới vai cô, kéo lên. Cô nhắm mắt, nghĩ đã đến lúc bị hành hạ.

Nhưng hắn chỉ đỡ cô ngồi dậy, tay kia luồn dưới hai chân cô, hắn bồng Mỹ Lệ lên, đi về phía thành tàu.

Chắc hắn sắp ném mình xuống biển!

Lúc đó không hề sợ, chỉ thấy vui: sắp gặp lại Nghiêm và thằng Nghị, con Thoa rồi.

Đứng sát thành tàu, tên hải tặc hướng về phía một cái tàu nhỏ đang bập bềnh gần đó, cất tiếng hú gọi, rồi cúi xuống, nói một tràng, chắc là muốn giải thích cho cô điều gì đó. Rồi hắn đặt Mỹ Lệ vào một thùng gỗ tròn –loại thùng rượu cưa đôi –buộc dây, thả cả thùng và người xuống biển.

Khi cái thùng đã chạm mặt nước, tên hải tặc cúi xuống vừa nói vừa ra dấu. Hình như hắn muốn Mỹ Lệ gỡ cái móc sắt ra khỏi thùng gỗ, cho hắn thu hồi lại sợi dây thừng. Nhưng cô nằm lịm, không cử động nổi, vì toàn thân nhức nhối, rã rời. Nhất là cánh tay trái. Hôm trước, khi tên sát nhân giật tóc, quật cô xuống sàn, cánh tay trái bị kẹt sau lưng, có lẽ đã bị sai khớp hay gẫy luôn, bây giờ đau buốt, không nhúc nhích được.

Rồi thình lình tàu hải tặc rồ máy chạy, sợi dây thừng bị buông bỏ, rơi xuống, một phần như con rắn lớn phủ lên thân thể cô, như che bớt phần nào cái hình hài thảm thương của người đàn bà đã mất chồng con trong chớp mắt, và mất hết mọi thứ trên đời kể cả một mảnh vải che thân.

Nằm gọn trong thùng, cô nghe tiếng máy chiếc tàu nhỏ lại gần. Rồi cả thùng và người được vớt lên. Tàu chỉ có hai người, một ông già gầy cao, tóc bạc và một thiếu niên cỡ 14, 15 mập mạp, đầu trọc, mặt tròn hiền hòa như một chú tiểu. Cô đoán là hai cha con. Người cha cởi áo, quấn quanh bụng Mỹ Lệ, cậu con cũng cởi áo cho cô mặc.

Tàu chạy khoảng nửa giờ thì tới bờ. Họ đưa cô đến một đồn cảnh sát. Buổi trưa hôm đó, cô được vào nhà thương, chữa cánh tay bị gẫy và hồi phục cơ thể đã suy kiệt đến mức nguy hiểm.

Trường hợp của Mỹ Lệ được phái đoàn Mỹ chú ý đặc biệt, có lẽ do vị bác sĩ săn sóc cô ở nhà thương, nói được tiếng Anh, Pháp, nghe được câu chuyện và hoàn cảnh của cô, thông báo cho họ. Cô được đi Mỹ rất nhanh, khi cánh tay còn bó bột…”

Kể lại chuyện cũ, thỉnh thoảng Mỹ Lệ phải ngừng lại để khóc. Thùy cũng khóc theo, may mà tập được cách khóc không thành tiếng, chỉ nước mắt chan hòa. Dù rất muốn, cô Social Worker chưa tìm ra lời nào thích hợp để an ủi người đàn bà chịu một tai họa kinh khiếp đến mức ấy.

Mỹ Lệ kể tiếp:

– Những ngày nằm trong nhà thương, em chỉ muốn chết. Em xin bác sĩ cho thuốc ngủ, đã để dành được gần mười viên, giấu dưới nệm giường, nhưng chẳng may cô y tá khám phá ra, tịch thu ráo trọi. Cô mách bác sĩ. Ổng đến bên giường em. Em khóc xin bác sĩ cho lại em những viên thuốc ngủ, hoặc xin ông vì lòng nhân đạo chích cho em một mũi chết cho rồi. Em chả có lý do gì để sống. Người ta mất một người thân trong gia đình là đã đau khổ chết được rồi. Em thì mất hết chồng con, bây giờ bệnh hoạn nằm đây. Em thú thực là em đang nhịn đói, nếu bác sĩ không giúp thì em chịu chết dần vậy. Lúc đó, em gầy như que tăm, mắt thì sưng húp, nhiều lúc nhìn không thấy đường. Chắc ông bác sĩ cũng thấy quyết tâm của em.

Ông ngồi bên giường em thật lâu, nước mắt lưng tròng, rồi giảng giải cho em vừa bằng tiếng Anh vừa bằng tiếng Việt với giọng lơ lớ. Ông bảo có lẽ em là người duy nhất sống sót. Bọn hải tặc này, như nhiều bọn khác, ngày thường đánh cá, gặp tàu của người tị nạn thì cướp của, giết người. Cướp của xong, nếu bắt đàn bà con gái theo và tiếp tục hiếp chóc, là chúng đã dự tính sẽ thủ tiêu các nạn nhân, để phi tang, diệt nhân chứng.

Ông đoán bọn hải tặc cướp tàu em đang vội trở về bến với của cải chúng vừa đoạt được. Chúng cần thanh toán đám nạn nhân càng nhanh càng tốt. Vì thế, chúng bỏ mặc chín người đàn bà đói lạnh, nằm phơi trên sàn tàu, thay nhau hãm hiếp cho họ kiệt lực, chết đi sống lại. Như thế, lúc ném họ xuống biển, những tên còn chút lòng nhân, thấy mình chỉ sát hại những thân người hấp hối, không còn sự sống, đỡ ghê tay.

Riêng trường hợp của em, ông không biết tại sao tên hải tặc lớn tuổi lại tha. Ông đoán là có phép lạ, Trời Phật cứu em, hoặc chính chồng con em bị thảm sát, đã phù hộ che chở cho em. Ông nói thêm: nếu không tin ở những quyền lực siêu hình thì cũng có thể giải thích rằng: Tên hải tặc lớn tuổi chứng kiến cảnh chồng con em bị giết hết đã động lòng trắc ẩn, tha mạng cho em. Và ông khuyên em hãy ráng sống, nếu chính quyền Thái bắt được bọn sát nhân thì làm nhân chứng. Khi đến Mỹ, nói với mọi người về thảm trạng của thuyền nhân để người Mỹ và thế giới chú ý, may ra sẽ cứu được những người đi sau. Ông nói thêm: ông tin rằng chồng con em cũng muốn em sống. Nếu em chọn cái chết thì công lao cứu em của anh Nghiêm và thằng Nghị, con Thoa hóa ra uổng phí.

Khi ông nói đến “công lao cứu em” tự nhiên em nhớ bà bác sĩ Hải. Bà đã cứu em thoát một cuộc hành hạ, có thể dẫn tới cái chết, vì lúc đó em đã dự định chống lại tên sát nhân. Bà đã cứu em bằng dòng huyết lệ cuối cùng bà để lại trên đời.

Em thắc mắc hoài: bà hiền từ như thế sao lại bị hải tặc đánh sưng mặt mũi, trên má còn có vết cào. Không lẽ bà dám chống lại chúng?

Thùy suýt buột miệng: “Có thể lắm”. Nàng nhớ đến con bé còm nhom hiền lành, nhút nhát trong biệt thự Đặng Dung một ngày xa xưa. Khi bị tấn công, quá đau đớn, con bé ấy đã dám liều lĩnh cắn vào vai cái sức mạnh và uy thế của ngọn núi Thái Sơn đang đè lên mình nó. Rồi bị đánh điếc luôn một bên tai…

Tưởng tượng cảnh bà Hải nằm lúc lâm chung, theo lời Mỹ Lệ kể: Bà nằm nghiêng, tay choàng qua người bé Dậu, như vẫn cố gắng che chở cho nó, Thùy suy đoán: có thể bà Hải tự vệ, cũng có thể bà chống cự bọn hải tặc để bảo vệ bé Dậu. Chỉ cần, trong lúc quá đau đớn, con bé cất tiếng gọi bà, hoặc vừa khóc vừa kêu mẹ nó: “Má ơi!” Tiếng kêu ấy có thể làm bà Hải, và hầu hết các bà mẹ trên đời, sẵn sàng liều lĩnh xông vào chốn hiểm nguy. Như tiếng kêu sớn sác của lũ chim con khiến chim mẹ nhỏ bé liều chết lao đầu xuống đánh đuổi con mèo khổng lồ.

– Lời khuyên của ông bác sĩ - Mỹ Lệ kể tiếp - khiến em thấy mình mang những món nợ với người cùng tàu bị sát hại, với bà Hải, với đồng bào vượt biển sau này. Với chồng con, em cũng có những bổn phận, trách nhiệm. Chỉ tiếp tục sống may ra mới trả được nợ, chu toàn bổn phận với mọi người. Em cám ơn ông bác sĩ, hứa từ nay sẽ bỏ ý định quyên sinh.

Nói thì nghe dễ nhưng khó lắm chị ơi! Mình không tính chết nữa, nhưng những lý do làm mình muốn chết thì vẫn còn chình ình ra đó, có bớt đi cái nào đâu. Em kể chị nghe chưa? Hôm đó trước khi gặp tàu hải tặc mọi người đang ăn sáng. Em dè sẻn chỉ cho mỗi đứa nhỏ ăn nửa gói mì. Thằng Nghị mới chín tuổi đã biết khôn, cho nhiêu ăn nhiêu. Con Thoa mới sáu tuổi rưỡi, chìa bát đòi ăn thêm, không được thì mếu máo, em phải nạt nó. Lúc nó bị thằng ác quỷ ném xuống biển, tự nhiên lại nhớ ra: con Thoa còn đang đói! Chỉ có chết may ra mới hết ân hận, hết thương con đứt ruột đứt gan chị ơi!
Nhưng có lý do để sống rồi, em như người vừa ốm dậy, ngủ nhiều, ăn nhiều, khóc ít. Nhớ lại những chuyện xảy ra không còn để dìm sâu mình vào một cơn buồn khổ mới mà để tính toán, suy nghĩ cân nhắc. Em hồi tưởng để tập dợt, sửa soạn lời khai trước tòa án Thái và câu chuyện kể cho các nhà báo Mỹ.


Cuối cùng thì cho tới ngày đi định cư chả có tòa án nào gọi. Và đón em ở phi trường San Diego chỉ có một người đại diện nhà thờ bảo trợ và một cô thông dịch viên, không có ông bà nhà báo nào. Em hơi thất vọng, nhưng cũng nhận được tin vui. Cô thông dịch viên cho biết San Diego đã có một ngôi chùa. Thế là yên tâm từ nay có chỗ gửi chồng con.

Cuối tuần đầu tiên em đã đến chùa xin lễ cầu siêu. Rồi dùng một cái bàn nhỏ bày bàn thờ cúng thêm ở nhà. Khi nhớ ra bàn thờ cần mấy tấm hình, mà hình ảnh cũng như thân xác Nghiêm và các con đã mất tiêu hết rồi, lại ngồi khóc mất một lúc.

Dù sao từ ngày đến San Diego em cảm thấy đỡ khổ rất nhiều, ý tưởng quyên sinh không còn lởn vởn, ám ảnh mỗi ngày như trước.

Thùy nhìn Mỹ Lệ, ngạc nhiên, thắc mắc: vậy sao từ chiều thứ sáu tới giờ lại than chỉ muốn chết? Chưa kịp hỏi thì Mỹ Lệ lại òa khóc:

– Vậy mà rồi em cũng chẳng được yên thân. Em bị tắt kinh và sáng thứ sáu khám bác sĩ bảo em đang mang thai.

Thùy choáng người. Đúng là bàng hoàng như sét nổ bên tai.

– Nghe người ta nói ở San Diego bà Thái Thùy hết lòng giúp đỡ đồng hương, chuyện khó khăn cỡ nào bả cũng giải quyết được, em tìm xin số điện thoại của chị, bữa hổm thứ sáu, mãi tới chiều mới kiếm ra, em vội gọi cho chị thì đúng giờ tan sở. Bây giờ em phải làm sao, xin chị suy nghĩ giùm em?

“Khó khăn cỡ nào cũng giải quyết được!” Nhưng chưa gặp khó khăn nào “khó” như thế này.

Thùy nhờ Liên dẫn Mỹ Lệ vào phòng vệ sinh rửa mặt rồi qua phòng khách lấy nước và bánh trái cô đồng nghiệp Linda đem vào sáng nay.

Còn lại một mình, Thùy bắt đầu cầu nguyện. Nhà theo đạo Phật, nhưng đi học trường bà Sơ là đạo gì cũng phải đọc kinh và có tên Thánh đàng hoàng. Quen đi, mỗi lần gặp khó khăn lại cầu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Hôm nay thì cầu cả Đức Mẹ và Phật Bà Quan Âm. Phải xin những đấng thiêng liêng trợ giúp. Sáng suốt chưa đủ, cần linh cảm được chuyện xảy ra trong tương lai. Nếu không tiên đoán được hậu quả, đưa ra lời khuyên sai lầm, là làm người đàn bà khốn khổ này chịu đau đớn, dằn vặt suốt đời. Với Jason, Thùy chỉ đi tìm cho nó tấm mền an toàn. Với Mỹ Lệ, nàng chính là tấm mền ấy.

Cuối cùng, quyết định chỉ cho Mỹ Lệ biết những giải pháp, mà không giúp cô chọn lựa, hoặc đưa ra một lời khuyên nào, vì tự thấy mình không đủ thẩm quyền:

– Có ba giải pháp. Thứ nhất: không muốn giữ cái thai. Chị sẽ đưa em đến nhà thương để họ giúp. Thứ hai: Không hủy bỏ cái thai. Em giữ thai nhi cho đến khi sanh nở. Đứa bé sẽ được giao cho một cơ quan, nơi này sẽ tìm cha mẹ nuôi cho nó. Em sẽ không bao giờ thấy nó nữa…

– Mất nó luôn hả chị?

– Mất luôn. Và nó cũng không bao giờ biết mẹ là ai.

– Thế còn giải pháp thứ ba?

– Thứ ba là: Em sanh và giữ nó lại để nuôi. Chị sẽ đưa em đi khám bác sĩ đều đặn. Sanh nó rồi thì cả em và nó sẽ được chính phủ săn sóc chu đáo cho đến lúc nó đủ mười tám tuổi. Giải pháp này có một khó khăn trở ngại lớn, chị không nói em cũng biết rồi, nó sẽ làm em nhớ lại là chính cha nó tàn sát chồng con em. Nó là sự nhắc nhở thường trực bên mình. Em phải có đủ ý chí để chịu hậu quả nếu chọn giải pháp này. Nếu mai đây tâm trí em có lúc yếu đuối, khủng hoảng, cả nó và em sẽ không được an toàn. Em sẽ vô tình đẩy cả hai vào những tình huống nguy hiểm khó lường.

Em sẽ phải tự mình chọn một trong ba giải pháp ấy. Chị không giúp em được vì chị không trải qua một tai họa khủng khiếp như em, cũng không biết những giờ phút kinh hoàng ấy ảnh hưởng, tác động lên tâm trí một người đàn bà như thế nào. Em cũng đừng hỏi các linh mục, các thượng tọa. Họ sẽ khuyên bảo theo kinh kệ, sách vở, không ích gì đâu. Hậu quả của chọn lựa, một mình em sẽ gánh chịu.

Bây giờ em về suy nghĩ thêm hai tuần nữa rồi cho chị biết. Chị có thể bảo đảm một điều là bất cứ em chọn giải pháp nào, chị cũng sẽ luôn luôn hỗ trợ, giúp đỡ em với tất cả khả năng của chị.

Mỹ Lệ về, tươi tỉnh hơn lúc đến. Thứ Hai tuần sau, sáng sớm, cô gọi điện thoại báo tin: “Em đã chọn rồi.” Thùy cứng rắn:

– Đừng vội. Chị đã dặn hai tuần. Em còn một tuần nữa để nghĩ thêm.

Chọn như chọn sổ số, suy nghĩ thêm một tuần hay cả đời chưa chắc đã được con số trúng. Nhưng ít nhất, mai đây khỏi dằn vặt mình đã chọn lựa vội vàng.

Cuối cùng, Mỹ Lệ chọn giải pháp thứ ba:

– Thưa chị, em sẽ sanh và nhất định nuôi nó. Dù sao nó cũng là máu thịt của em và ở xứ này bây giờ em chẳng còn ai là thân thích, ruột thịt, có nó cũng đỡ cô đơn.

Hôm Mỹ Lệ sanh, Thùy là người thân duy nhất ngồi chờ ở phòng đợi. Được y tá dẫn vào phòng đặc biệt của trẻ sơ sinh để nhìn em bé, Thùy thấy da nó ngăm ngăm đen, tóc hơi xoăn. Định cố mường tượng ra khuôn mặt của cha nó, nhưng rồi gạt bỏ ngay, nghĩ rằng như thế là bất công, tàn nhẫn với nó. Là bào thai, nó là chứng tích, kết quả của tội ác. Chào đời rồi, nó là sự bắt đầu của một con người riêng biệt mới tinh khôi. Và em bé nào cũng vô tội, cũng vô cùng dễ thương.

Mỹ Lệ đặt tên nó là Daniel Trịnh – Trịnh là họ của Nghiêm. Thùy nhận là Mẹ Đỡ Đầu, quyết tâm phụ lực với cô nuôi dưỡng, dậy dỗ nó. Đã là tấm mền an toàn của bà mẹ, sẽ tiếp tục là tấm mền bảo bọc tạo êm ấm, an toàn cho đứa con.



“Mỹ Lệ thương,

Tha lỗi cho chị đã đem chuyện bi thương của em ra kể. Hơn ba mươi năm qua rồi. Trong ba thập niên ấy, em và thằng Dan cũng là một phần đời của chị, kể lại chuyện đời mình, không thể bỏ qua. Vả lại nó cũng không còn là chuyện đời riêng nữa mà thuộc về những trang sử đen tối nhất của dân tộc, viết bằng máu và nước mắt con dân nước Việt trên Biển Đông.

Thằng Dan đã trở thành một luật sư thành công làm mẹ ruột và “mẹ Thùy” của nó hãnh diện. Chị thì vừa hãnh diện vì nó, vừa hãnh diện vì em.

Chị phải kể lại để nói lớn với mọi người rằng nước Việt mình có những phụ nữ phi thường. Và chị đã được gặp một người đàn bà như thế. Mong manh, yếu đuối, bị xô xuống vực thẳm, đã cận kề cái chết, nhưng vẫn có đủ ý chí, can đảm vươn lên từ cõi tuyệt vọng.

Rồi với nghị lực và lòng nhân ái bao la, sẵn sàng đương đầu, chịu đựng những dằn vặt, ám ảnh, những hồi ức xé lòng, để cưu mang, nuôi dưỡng chính một sự nhắc nhở thường xuyên về những giờ khắc kinh hoàng, đau đớn nhất đời mình…”

Lê Tất Điều
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.370 giây.