logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 17/03/2017 lúc 09:12:45(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Một tiếng động làm anh giật mình mở choàng mắt nhìn ngơ ngác. Thế ra anh đã ngủ trên xe một giấc ngon lành. Tiếng gì đấy? Mấy con chim hải âu vừa bay vừa há mỏ quang quác đánh thức anh dậy, hay tiếng sóng biển rì rầm đằng kia bỗng dưng gào to thảng thốt trong giấc ngủ lơ mơ, chập chờn, hay tiếng còi xe chữa lửa thét lên giật giọng quanh đâu đây, hay cái âm thanh khô cứng phát ra do một nhánh cây nhỏ rơi ngay xuống trần xe? Anh điều chỉnh lại lưng ghế ngồi trở về vị trí cũ, nhìn đồng hồ tay. Gần hai giờ chiều. Trễ giờ làm việc rồi! Đi làm việc mà trễ cả tiếng đồng hồ coi chướng quá. Anh chắc lưỡi, OK, call in sick vậy.

A, a, không được đâu! Nói láo cũng phải có sách chứ. Mới gặp nhau đó mà đã nổi lên cơn bịnh cấp kỳ thế quái nào được. Thôi thì cứ nói đại là có việc đột ngột cần phải ở nhà nửa ngày để giải quyết cho kịp thời. Cái lý do nghe cũng buồn cười, nhưng thôi, mặc kệ.

Anh quờ tay tìm xâu chìa khóa xe. Ủa, ở đâu? Túi áo ngực, túi quần, ghế ngồi bên cạnh. Không thấy. Chẳng lẽ ... chẳng lẽ lúc mình ngủ say có kẻ đến đánh cắp chùm chìa khóa để tính chuyện cướp xe. Anh bật cười. Nơi này tương đối vắng vẻ, thì kẻ gian có thể đến, cho mình một phát súng hãm thanh như trong xi -nê, hoặc lấy dao dí vào hông, hoặc không có sẵn dao cũng có thể dùng bàn tay như cái gọng kềm siết vào chỗ nhược của mình rồi bắt mình lái xe đi đến nơi nào vắng vẻ hơn, rồi co chân đạp mình nhào xuống đất, rồi dông tuốt. Báo chí thỉnh thoảng loan tin như thế. Chứ ăn trộm xâu chìa khoá đem về nhà mà thờ hay sao. Mình chỉ được tài suy luận ngớ ngẩn, anh cười thầm.

Thường lệ anh ăn trưa tại sở. Ăn vội để nhín một chút thì giờ dành cho giấc ngủ ngắn, là vì đêm nào anh cũng thức rất khuya. Ăn giản dị dăm ba miếng. Mì gói, mì ly ăn liền cho nước sôi vào, hoặc cái hamburger whopper giá một đô la sáu xu kể cả thuế, hoặc một gói đậu phụng hột điều lẫn lộn cộng một ly nước lạnh cho đầy bụng, hoặc cùng lắm thì vài quả chuối, quả táo cũng được. Lẹ lắm, 15 phút là xong bữa. Không phải anh hà tiện không dám ăn một bữa trưa cho tươm tất, nhưng anh cần nhanh, gọn. Rồi ngồi trên ghế dựa, ngả người, đầu cúi xuống -- anh nghĩ đến người bạn cùng sở phái nữ hay nói tài nói khôn, cũng bắt chước anh chợp giấc trưa, nhưng anh này, đầu phải như tôi dựa vào thành ghế cho thoải mái, rồi cô ta ngủ quên, mồm há hốc. Cho nên anh cúi đầu xuống, hai tay vòng lại trước ngực, hai chân bắt chéo, một bàn chân gác lên cái ngăn kéo lôi ra một nửa của bàn giấy, thế là ngủ, nhưng mắt vẫn thỉnh thoảng mở hé nhìn chiếc đồng hồ treo tường để canh giờ. Chưa đến giờ thì ngủ tiếp. Chập chờn như thế nhưng cũng nhờ vậy anh lấy lại sức. Năm phút trước một giờ chiều anh nhỗm dậy, đến toa - lét rửa mặt, trở lại bàn giấy, tiếp tục làm việc cho đến năm giờ chiều tan sở. Đều đặn như cái máy, ngày này qua ngày khác, trải qua hơn năm năm trời. Hơn năm năm trời gần như thế, gần 2000 giấc ngủ trưa gần như thế.

Tất nhiên cũng có lúc cơ quan có tổ chức ăn trưa thân mật với nhau tại một nhà hàng không xa để kịp trở lại sở làm việc buổi chiều. Thì anh mất đi giấc ngủ trưa quý báu. Thế là thật khổ cho buổi chiều đi làm về, ngồi lái xe mất gần một tiếng, anh buồn ngủ muốn chết đi được. Cơn buồn ngủ từ từ xuất hiện rồi chờn vờn trước mắt anh khiến cho cái đầu mơ màng, mê mẩn, hai bàn tay mềm nhão muốn buông xuôi, bàn chân quờ quạng rà ga, rà thắng muốn bại xuội. Anh ra sức chống cự. Anh nhéo thật mạnh, thật bất ngờ, vào háng, vào cánh tay kia phía gần nách, vào hông, nghĩa là vào chỗ nào có lớp da mỏng, nhạy cảm. Phải bất ngờ, anh nghĩ thế, mới làm anh tỉnh ngủ. Nhưng anh không thành công. Cái nhéo chưa kịp phát ra thì chỗ sắp bị nhéo đã đề phòng. Nếu có ai ngồi cạnh nhéo anh đột ngột có lẽ sẽ được việc hơn.

Anh xoay xở cách khác. Anh hạ hết cửa kính xuống cho gió lồng vào, không có kết qủa. Anh hít hơi vào thật dài rồi nín thở, chẳng ăn thua. Anh vặn máy lạnh tối đa, vẫn thất bại. Cuối cùng anh đành phải giở cái trò "cực chẳng đã" và khá nguy hiểm: hạ kính xuống, thò đầu ra phía trái quác miệng mắng chửi thật to bất cứ người nào không may đang lái xe ở dòng xe bên cạnh. Phản ứng của người đó dù mạnh, dù yếu cũng đều có đủ sức đánh thức anh. Cũng may, anh ít khi phải giở cái trò "cực chẳng đã". Cứ dằng co chống con ma ngủ như thế cho đến khi xe anh vừa trờ tới cái cổng của khu nhà anh có khóa bấm mã số thì cơn buồn ngủ cũng chấm dứt.

Anh nhiều lần tự nguyền rũa sao mình nặng nề u ám đến thế! Sao lại có thể để cho cơn tỉnh cơn mê bị điều kiện hóa một cách dễ dàng đến thế! Cái cổng sắt trước nhà làm anh tỉnh ngủ! Tại sao? Cái nhìn giận dữ của người lái xe bên cạnh làm anh tỉnh ngủ! Tại sao? Còn chính bản thân anh lại không thắng mình nổi! Trưa nay lại phải đi ăn chung với đồng nghiệp trong sở trong khi tối hôm trước anh thức đến hơn ba giờ sáng. Thôi thì anh đành phải ăn hối hả, lấy cớ đi bỏ thư gấp, đến góc vườn vắng vẻ này định chợp một giấc ngắn. Rồi anh ngủ quá giấc! Lần đầu tiên anh được ngủ một giấc trưa ngon lành đến thế.

Ô, xâu chìa khóa đây rồi. Anh ngồi lên trên xâu chìa khóa mà không biết. Anh vội vàng cắm chìa khóa cho xe nổ máy. Lẩn thẩn chưa, không đến sở nữa thì đi đâu mà vội! Chi bằng mình ngồi lại đây ngủ thêm một giấc cho no con mắt, lâu lắm mới có một dịp xé rào như thế này. Anh tắt máy, cẩn thận cho xâu chìa khóa vào túi áo, điều chỉnh lưng ghế, nằm soải người, lim dim cặp mắt.

Lạ thật, không sao ngủ được! Anh ngồi nhỗm dậy tò mò nhìn quanh. Và anh ngạc nhiên vô cùng. Anh ngạc nhiên không hiểu tại sao đã lâu quá rồi anh có thể quên rằng ngoài những phố xá náo nhiệt hối hả, những xa lộ dài hun hút xe cộ lao đi như bị ma đuổi, những tòa nhà cao ngất, khô cứng, những phòng làm việc ánh đèn lạnh lẽo, những máy điều hòa không khí, máy sưởi, những máy điện toán, những cuốn lịch đủ loại ... ngoài tất cả những thứ đó còn có trời đất mênh mông, huyền diệu hơn nhiều.

Buổi trưa này thuộc vào mùa gì nhỉ, anh lẩm nhẩm tính toán. Vâng đầu mùa xuân. Thời tiết ... khoảng 65 độ F chắc? Ô mà cần gì những con số đó, anh ngẫm nghĩ, chỉ biết rằng trời se se lạnh, có nắng, có mây, có gió, là đủ rồi. Nắng vàng trải lên trên mui xe, lên trên con đường nhựa đen dẫn vào công viên, lên trên thảm cỏ xanh hai bên lối đi có lớp đá cuội trắng. Anh nhìn xa hơn. Sau những khóm hoa hồng, hoa ngũ sắc, hoa chuông, hoa kèn, hoa anh thảo, hoa cúc dại, và nhiều thứ hoa khác mà anh không biết tên, là những ngôi nhà mái màu xám, không phải mái ngói mà là mái lợp bằng những mảnh gỗ cũ kỹ, cong queo, và sau những mái nhà là những ngọn thông, ngọn bá, ngọn tùng, và cao hơn hết vẫn là những vòm lá gồi lá cọ trông như những mái tóc lởm chởm khổng lồ treo lơ lửng giữa không trung. Mấy con chim cánh trắng, một loại chim cò chăng, bay ngang qua lặng lẽ, một cặp chim vành khuyên, có lẽ thế, quấn quýt lấy nhau vờn vờn như luồn khói. Nhiều cụm mây trông như tơ nỏn trôi êm êm trên nền trời trong veo.

Một cơn gió tạt mạnh, một chiếc lá bay vèo và lọt vào trong xe. Anh quay nhìn chiếc lá vừa sà xuống nằm lên trên chiếc ghế bên cạnh. Chiếc lá phong đỏ rực!

Anh ngạc nhiên. Quái lạ, đầu xuân mà vẫn còn lá phong rụng. Anh nhìn quanh quẩn tìm xem chiếc lá từ đâu bay đến. Bên những hàng thông, hàng tùng xanh um, nhìn kỹ, anh thấy một cây phong đứng đơn độc, trơ trụi, không còn một ngọn lá trên cành. Chiếc lá phong cuối cùng của mùa thu năm ngoái vừa đến với anh đó chăng? Anh vốn thích tất cả các loài thực vật. Anh đã yêu ngay cây phong khi anh vừa đến Mỹ, và khi xa quê hương anh nhớ da diết, không phải là những lũy tre quen thuộc bao quanh những thôn xóm miền quê, mà là những cây bàng đứng ven những con đường phố hoặc đứng trước những ngôi đình, ngôi chùa. Và anh nhớ nhất cây bàng "mồ côi" cuối đường Hàng Me gần Chợ Cống. Và người anh yêu. Thật là tuyệt diệu khi kỷ niệm dồn dập về, như có tiếng ai réo gọi trong hồn, trong tim của anh, như có men rượu dâng lên mắt, lên môi, như có những nụ hôn màu đỏ cánh phượng mùa hè, bồi hồi, rạo rực.

"Lá phong đẹp lắm hả anh? Mùa thu đến đã lâu rồi, những cây phong của anh chắc là đầy cả lá vàng, lá đỏ. Gởi cho em một chiếc đi. Mà phải chờ khi nó chín, nó rụng xuống thật nhiều rồi lựa cho em chiếc lá nào đẹp nhất nhé! Cho vào bao thư lớn để chiếc lá khỏi bị gấp lại, rồi gởi cho em. Anh thấy đẹp thì chắc chắn em cũng thích nó lắm. Có lẽ đẹp hơn những chiếc lá bàng của em rồi."

Anh nhớ Mai đã viết cho anh như thế trong một bức thư cách đây khá lâu. Cách đây hai ba năm? Có lẽ bốn năm hoặc năm năm chứ. Hồi đó mình mới đến nơi này mà. Tháng nào cũng nhận được thư của Mai. Không biết cô nàng kiếm đâu ra tiền để mua tem gởi thư lắm thế! Mỗi thư đi Mỹ phải dán con tem trị giá hơn 10 ngàn đồng Việt Nam. Hơn một ngày lương dạy học của Mai. Chỉ để xin một chiếc lá! Vâng, trong bức thư đặc biệt đó Mai chỉ viết vài ba câu xin gởi chiếc lá phong thôi. Thế mà hồi đó mình không làm. Không chịu làm thì mới đúng. Trả lời thư cũng đã lười, đã không có thì giờ, nói gì đến chuyện đi tìm một ngọn lá phong thật đẹp đem đi gởi cho cô nàng.

Lại có những lá thư Mai kể lể tràng giang đại hải hàng trăm chuyện cũ anh không tài nào nhớ hết, hoặc có khi anh muốn quên đi. Rồi thư từ thưa dần. Mà lỗi là ở anh, anh biết điều đó. Anh không trả lời hoặc anh chờ nhận được ba, bốn cái thư mới trả lời một lần cho tiện, cho nên Mai đâm nản. Tuy thế mới đây anh cũng vừa nhận được một lá thư của Mai nhân ngày sinh nhật của anh.

Tranh Cao Ba Minh 3


Năm năm trời đã trôi qua kể từ ngày anh rời bỏ quê hương. Thời gian đi vùn vụt tưởng như không muốn để lại dấu vết gì. Quên, quên hết. Vâng, anh tưởng rằng anh đã quên hết, bỗng dưng hôm nay, một mình trong công viên lạ hoắc này, anh nhớ lại mọi chuyện cũ. Anh nhớ rõ từng chi tiết hôm anh đến giã từ Mai:

"Anh đi em vui vẻ ở lại nhé! Khi nào lấy chồng nhớ báo cho anh biết."

"..."

"Em còn trẻ lắm, nhưng đời người con gái ..."

Mai ngắt lời:

"Đó là chuyện riêng của em. Anh khỏi lo."

"Nhưng em có người yêu chưa?"

"Anh dám hỏi em như thế hả?"

"Xin lỗi em, anh không định nói thế. Anh muốn nói rằng một người như em sẽ có khối người đi theo để em tuyển chọn, thì ... thì em tha hồ ..."

"Nghĩa là?"

"Nghĩa là ... em quên anh đi. Em hãy đi kiếm ... kiếm một người ..."

"Thôi! Anh đừng nói nữa! Đủ rồi!"

Sau thời gian dài bị tập trung trong những trại tù cải tạo, sau những năm tháng sống lây lất trong nhục nhằn khiến cho con người anh đanh lại, và chai sạn -- vâng, anh biết lắm, tất cả thanh niên miền Nam như anh đều bị hạ nhục một cách "có hệ thống"-- và sau nhiều lần vượt biên thất bại, cuối cùng anh được đi Mỹ theo diện tỵ nạn. Những khó khăn ban đầu trên đất nước bao la này, nhằm nhò gì, anh vượt qua một cách dễ dàng. Làm lại cuộc đời đã muộn màng, anh phải đuổi theo thời gian, phải vượt thời gian, phải đi nhanh, phải vươn lên, vươn lên mãi. Thức khuya. Học. Làm việc. Cứ thế. Ngày nào cũng như ngày nào, kể cả những ngày cuối tuần và ngày lễ. Như cái máy. Anh không biết trời trăng mây nước ở đâu cả. Anh muốn nói đến nghĩa đen của những chữ đó. Thật vậy, anh ít khi nhìn mây, nhìn nước, mà dù có nhìn đi nữa, anh cũng không thấy nó, không biết đến nó. Hơn năm năm qua anh đi trong mơ. Giấc mơ mù lòa. Anh hóa thạch. Thế mà trưa hôm nay...

"Gặp nhau lần này là lần chót đó anh. Ngày mai em không ra phi trường tiễn anh đâu, anh đừng giận."

"Sao vậy em?"

"Em sợ."

"Sợ gì? Sợ ai? Bà con, bạn bè hả? Kệ họ."

"Không phải!"

"Thế thì em sợ ai?"

Mai ngập ngừng:

"Em sợ em."

"Anh không hiểu em nói gì cả."

"Vậy hả. Thế thì tốt. Thôi, mình nói chuyện khác đi."

Anh nhìn kỹ Mai. Mai không vui nhưng bình thản. Không có một giọt nước mắt, không một tiếng thở dài. Mai khác mọi ngày quá.

Cứ thế, mọi chuyện như đang diễn ra trước mắt anh. Hôm đó Mai vừa mới cắt tóc gọn, mái tóc phía trước che một nửa vầng trán xinh đẹp, mái đằng sau không phủ hết cái cổ trắng ngần. Chốc chốc Mai cắn chặt răng vào môi hằn lên những vết tái đi trong khoảnh khắc rồi trở lại màu hồng nhạt.

Những ngón tay thon và dài mân mê chuỗi hạt trai đeo rũ xuống ngực.

Cảnh vật chung quanh anh cũng nhớ từng chi tiết một. Cũng một buổi trưa có nắng vàng như nắng Cali hôm nay. Nhưng cuối mùa thu. Con đường Hàng Me, ngôi nhà Mai ở gần cuối đường. Khu vườn xinh xắn có dăm ba cây chuối vào mùa nhiều gió lá chuối rách xác xơ, dăm ba cây cau cao nghều nghệu và thẳng tắp, tàu lá đu đưa trên bầu trời xanh lồng lộng, này anh, mẹ em bảo cứ để lại mấy cây cau đó, đừng đốn hết, phòng khi cúng quảy, cưới xin có trái mà dùng, vài cây nhãn, cây bưởi, cây khế chua, khế ngọt bông tím nhạt nhỏ li ti như những hạt cườm nạm trên hài nhung, lá vàng lá xanh lẫn lộn, một cây đào cổ thụ vượt lên cao hơn mọi cây cối trong vùng, hai hàng chè tàu xanh um và rất dài làm hàng rào cho lối đi dẫn từ đường cái đến cái sân lát gạch trước nhà, tất cả bao bọc lấy ngôi nhà xinh xắn mái ngói rêu phong.

Cái khung cảnh của ngày chia tay hôm đó đã để lại ấn tượng mạnh nơi anh, mà trổi bật nhất là mấy cây cau đứng kề bên bể cạn. Những cây cau đứng nghiêm thẳng người như toán lính trong buổi duyệt binh chào anh vĩnh biệt. Trời sinh cây cau cũng lạ, cứ mọc lên cao mãi, thêm từng khoanh, từng khoanh, từng đốt, từng đốt, liền lạc với nhau và thẳng đứng. Cây dừa đâu được như thế. Ngay cả cây gồi, cây cọ trông gần giống như cây cau nhưng sần sùi và có những khúc cong queo. Chỉ có cây cau là thon thả, thẳng tắp. Hàng cau đứng thẳng mình song song với nhau hướng lên bầu trời lồng lộng, mắt nhìn xuống muốn nhắn nhủ với anh điều gì!

Còn nữa, bên ngoài ngõ ở đằng xa trên một mô đất trống cỏ hoang mọc đầy là một cây bàng lẻ loi mà em bảo là cây bàng mồ côi của em, và ngay trước cổng nhà, hàng me chạy dài theo con đường cái. Cứ mỗi cơn gió, lá me ngoài đường cái bay lăng tăng ríu rít vào sân nhà, dăm ngọn lá nhỏ đậu trên mái tóc ngắn của Mai, trên hai vai nữa. Anh đưa tay gỡ lá me trên mái tóc ấy và buột miệng:

"Hôm nay mình gặp nhau lần cuối. Anh đi có lẽ không bao giờ trở về, và như thế là mình ... có lẽ sẽ không bao giờ gặp lại nhau ... mà sao em cứ tỉnh bơ như vậy. Cho anh xin một chút nước mắt đi. Em coi hàng me ngoài đường kìa. Lá me rơi như nước mắt rơi. Em, chia tay thì người con gái phải biết khóc chứ!"

Anh vừa nói vừa cười. Anh muốn pha trò nhưng Mai không hưởng ứng. Bỗng Mai quay nhìn thẳng vào mắt anh và nói với anh bằng một giọng nghẹn ngào:

"Anh vô duyên lắm, lúc nào cũng đùa được. Không đúng chỗ, không đúng lúc. Để em nói thiệt cho anh nghe, tối hôm qua em khóc một mình hết cả nước mắt rồi. Bây giờ đâu khóc được nữa. Chỉ xin anh đừng đùa. Với lại mình đã đồng ý ai đi đường nấy thì khóc lóc làm gì cho bận tâm."

Nhưng anh vẫn tiếp tục đùa dai:

"Em tệ lắm. Cây me, một loài thực vật, mà còn có tình hơn loài người."

Mai giọng rầu rầu:

"Anh nói trật lất mà cứ nói hoài. Lá me bay trông vui mắt. Không giống như nước mắt rơi đâu. Hãy nhìn cây bàng. Nó đang thay em khóc đó anh. Anh, anh, anh cứ nhìn những chiếc lá bàng đang rụng ngoài kia kìa."

"Ồ, Mai đang làm thơ? Cây bàng khóc!"

Anh nhìn mông ra ngoài ngõ. Trên mô đất trống trải gió thổi mạnh từng hồi, cây bàng lặng lẽ trút lá. Năm bảy chiếc rẽ lối bay thật xa, theo chiều gió. Những chiếc còn lại rơi rơi, rơi rơi, lã chã rơi. Như những cánh chim bị đạn. Như những dòng nước mắt đứt quãng. Anh cầm lấy đôi bàn tay của Mai, kéo Mai vào lòng. Những giọt nước mắt nong nóng từ khuôn mặt bình thản đó thấm vào ngực anh qua lần áo. Anh nhủ thầm những ngọn lá bàng của cây bàng mồ côi đó anh sẽ yêu mãi mãi.

16



Thành phố nơi anh cư ngụ nằm không xa biển là bao. Thế mà trước kia anh không hề nghe thấy tiếng sóng biển. Ngay cả đại dương mênh mông đó anh cũng không biết đến nói gì tiếng sóng. Nhưng chiều nay tiếng sóng biển thỉnh thoảng dậy lên trong anh. Tại sao thế nhỉ, tại sao thỉnh thoảng sóng gào to? Có lẽ sóng biển bao giờ cũng vẫn thế, vẫn liên miên một điệu buồn từ ngàn đời. Nhờ có những cơn gió thuận chiều mang đến cho anh lời biển gọi. Anh thầm hỏi có cơn gió nào khác nữa không, một cơn gió thật ngoan và thật dài mang lại cho anh ngọn lá bàng băng qua đại dương? Anh thở dài vói tay cầm ngọn lá phong lên ngắm nghía.

Hơn năm năm trời anh cặm cụi học lại, gần xong đại học, và làm việc miên man. Anh có xe hơi mới, anh có tiền trong ngân hàng. Để làm gì? Để mua một căn nhà? Nhà cửa thì thủng thẳng, cần gì vội. Để đi du lịch vài nơi trên thế giới? Anh chưa cảm thấy cái thú đi đây đi đó như những đồng nghiệp của anh, nhất là người da trắng. Thì để dành tiền cho tuổi già sau này vậy, anh lẩm bẩm. Ồ, chuyện đó còn lâu, từ từ hẵng hay. Thế mà mình cũng cứ mê mải làm cho lắm tiền, không chút ngừng nghỉ. Mê mải như con thiêu thân thấy lửa là đâm vào. Cuộc sống máy móc và đều đặn làm thay đổi tính tình của anh. Anh trở nên dửng dưng trước mọi chuyện. Trong khi cây phong cứ mỗi mùa đông trút hết lá vàng để mùa xuân năm sau lại đâm chồi nẩy lộc, lá lại xanh tươi trên cành, trên ngọn, thì anh suốt năm năm trời quên sống. Thế mà chiều nay!

Nắng nghiêng nghiêng chiếu chói chang qua cửa kính xe. Những khóm hoa trông mơn mởn thêm, hàng thông xanh trông xanh hơn. Bầu trời vẫn thế, vẫn những cụm mây nõn êm trôi trên cái nền xanh biếc như đã trôi như thế cả ngàn năm. Anh nhìn lại cây phong đứng cô đơn. Không còn một ngọn lá, nhưng chắc chắn trong từng thớ gỗ của nó nhựa sống đang dâng lên rạo rực. Mấy con chim đâu rồi nhỉ, có bay trở lại không? Có lẽ cặp vành khuyên ríu rít chưa bay xa, sẽ quay về.

Anh nhìn lại anh. Hơn năm năm trời anh thu mình trong cái mai cứng, sống ù lì, không than van, không hối tiếc, không thắc mắc, không nhớ nhung. Năm năm mù lòa đó đã qua rồi, vừa mới qua tức thì. Những ngày cũ đang rủ nhau kéo về khuấy động. Vâng, anh không thể bỏ quên quá khứ được như anh đã bỏ quên trong suốt một thời gian dài. Cho nên Mai ơi, cho anh chuộc tội nhé, cho anh gởi em chiếc lá phong này trong một bao thư thật to, dù đã muộn màng, dù em có còn chờ đợi anh hay không, dù em có còn yêu anh hay không, dù anh còn có thể nào gặp lại em hay không. Để đánh đổi với em chiếc lá bàng rơi/.

Ngự Thuyết
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.185 giây.