logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 21/03/2017 lúc 09:27:17(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,168

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Trong khi Việt Nam tìm cách kết thân với Mỹ, Úc, Nhật, Nam Hàn, ASEAN... để có thêm sức mạnh giữ gìn Biển Đông, quốc gia Phương Bắc vẫn không che giấu tham vọng nuốt trọn Biển Đông.

Bản tin Reuters ghi lời Ngoại trưởng Nam Hàn Yun Byung-se công du Vietnam khẳng định hôm Thứ Hai: Seoul muốn củng cố các quan hệ với Hà-nội sau khi TT Park bị truất phế vì tai tiếng tham nhũng – thông cáo báo chí của Bộ ngọai giao Việtnam không cho biết Nam Hàn hậu thuẫn hay không lập trường của Vietnam về Biển Đông.

Theo thông cáo này, Thủ Tướng Việt Nam yêu cầu Nam Hàn tiếp tục ủng hộ quan điểm về Biển Đông của Vietnam và Đông nam Á, giúp Vietnam cưỡng chế luật hàng hải.

Nam Hàn đang là nhà đầu tư lớn nhất tại Vietnam, chủ lực là đại công ty điện tử Samsung.

Trong khi đó, báo Giáo Dục VN kể rằng một bài viết trong Tạp chí hải quân Trung Quốc đã bộc lộ dã tâm: Bắc Kinh đã đảm bảo thống trị quân sự ở Biển Đông...

Báo GDVN ghi rằng bài viết đó là một sự thừa nhận hiếm hoi, bộc lộ ý đồ thực sự của Trung Quốc đối với Biển Đông.

The Japan Times ngày 20/3 cho biết, Kyodo News thu được một cuốn tạp chí phát hành nội bộ của quân đội Trung Quốc, trong đó nhận định rằng: Bắc Kinh đã đảm bảo được sự thống trị quân sự ở Biển Đông mà không nước nào trong khu vực theo kịp.

GDVN ghi rằng tác giả bài viết này là một sĩ quan của Hạm đội Nam Hải, đơn vị duy trì và đảm bảo sự hiện diện quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông.

Bản tin GDVN viết:

“Để duy trì sự thống trị của Trung Quốc ở Biển Đông, bài viết nêu ra hai phương pháp tiếp cận.

Đầu tiên là xác định một đường lối rõ ràng về quản lý một cuộc khủng hoảng quân sự với các phương tiện có thể, bao gồm việc ngăn chặn các nước láng giềng chiếm thêm các cấu trúc địa lý, ngăn chặn các nước khác làm gián đoạn hoạt động thường xuyên của Trung Quốc trên biển như đánh cá, khoan dầu.

Thứ hai là củng cố chiến thuật chiến tranh bền bỉ nhằm đảm bảo lợi thế chiến lược, kiên nhẫn và có kế hoạch dài hạn. Theo thời gian, cán cân lực lượng sẽ nghiêng về phía Trung Quốc.

"Quân đội phải sẵn sàng chiến đấu trên sự kiềm chế không nổ súng đầu tiên, nhưng cần chuẩn bị cho cuộc chiến bền bỉ đấu tranh bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia", bài báo viết....”(ngưng trích)

Một bản tin từ VOA cho biết rằng chính phủ Nhật Bản đang tìm cách gia tăng ảnh hưởng ở biển Đông, vùng biển có nhiều tranh chấp chủ quyền nhất châu Á, để kiềm chế sự bành chướng của Trung Quốc và mưu tìm sự ủng hộ cho kế hoạch tăng cường quân sự và củng cố các lợi ích kinh tế kinh tế của Tokyo. Trong khi đó, Trung Quốc khuyến cáo Nhật Bản phải tôn trọng luật quốc tế khi Tokyo phái một chiến hạm vào biển Đông.

Theo trang tin tức của Viện Hải quân Hoa Kỳ, vào tháng 5, Nhật sẽ phái hàng không mẫu hạm trực thăng Izumo tới Biển Đông trong ba tháng, sẽ ghé thăm các cảng biển ở Đông Nam Á trước khi hướng đến Ấn Độ Dương tham gia các cuộc tập trận chung với Hoa Kỳ.

VOA ghi lời Ông Collin Koh, nhà nghiên cứu về an ninh hàng hải tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, cho biết: "Bạn sẽ thấy sự đa năng của chiến hạm này. Nó có thể làm công tác cứu trợ nhân đạo và thiên tai, nó có khả năng chống tàu ngầm, vì vậy đó là những tín hiệu mà Nhật Bản muốn gửi đi thông qua việc phái chiến hạm này đi."

Hôm thứ Năm, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phản ứng với quốc tế về chiến hạm này bằng cách lời kêu gọi Tokyo "tránh gây phiền nhiễu trong khu vực" và "tôn trọng nỗ lực của các nước có liên quan trong việc duy trì hòa bình và ổn định", theo hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã.

Nhật Bản không có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông, một vùng biển rộng khoảng 3,5 triệu km2 có giá trị cao về thủy sản và tiềm năng trữ lượng nhiên liệu dưới đáy biển.

Bản tin VOA ghi lời Carl Thayer, giáo sư về chính trị học tại Đại học New South Wales, Australia, nói rằng Nhật Bản muốn hình thành một "mặt trận thống nhất" với các nước Đông Nam Á. Brunei, Malaysia, Việt Nam và Philippines đã có tranh chấp đối với với các yêu sách hàng hải của Trung Quốc trên biển Đông.

Ông nói: "Nhật Bản không muốn Senkaku chỉ là một tranh chấp riêng lẻ. Bối cảnh rộng hơn là thái độ quyết liệt và sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Họ muốn cuối cùng phải có sự ổn định và buộc Trung Quốc phải giảm bớt những hành động tranh chấp quyết liệt đối với quần đảo Senkaku".

Trung Quốc và Nhật Bản đang tranh giành ảnh hưởng về kinh tế ở Đông Nam Á, một điểm nóng cho đầu tư và là một thị trường tiêu dùng sôi động của khoảng 600 triệu người.

Nhật Bản đã viện trợ phát triển cho khu vực này từ những năm 1950. Năm ngoái, Nhật đã cam kết tăng số tiền viện trợ. Sự viện trợ này đang giúp Nhật xây dựng các mối quan hệ chính trị trong khi cùng lúc giữ được các cánh cửa rộng mở cho đầu tư của các nhà máy Nhật Bản tận dụng môi trường sản xuất có chi phí thấp.

Việt Nam và Philippines đang tìm cách hợp tác với Trung Quốc trên vùng biển tranh chấp này, càng làm cho Nhật cảm thấy phải nhanh chóng vào cuộc. Trung Quốc cũng cung cấp viện trợ và đầu tư vào phần lớn các nước Đông Nam Á.

Trong khi đó, một bản tin RFI ghi lời Ngoại trưởng Malaysia Anifah Aman đã khẳng định hôm Thứ Hai 20/03/2017 rằng Malaysia không hề công nhận bản đồ «chín đoạn - lưỡi bò» của Trung Quốc.

Bản tin nói rằng theo báo mạng Malay Mail, ngoại trưởng Anifah đã xác định rằng cùng với các quốc gia ASEAN khác, Malaysia không hề công nhận bản đồ đường chín đoạn mà Trung Quốc vẽ ra để đòi chủ quyền trên Biển Đông vì lập luận này không phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Trên cơ sở đó, ngoại trưởng Malaysia khẳng định lập trường của nước ông: «Không hề có yêu sách hay tranh chấp lãnh thổ chồng lấn giữa Malaysia và Trung Quốc ở Biển Đông», mà tất cả những gì nằm trong vùng thuộc thẩm quyền hàng hải của Malaysia đều thuộc về Malaysia.

Ngoại trưởng Malaysia đã tái khẳng định lập trường của Kua Lumpur về Biển Đông khi trả lời chất vấn của một nghị sĩ, muốn chính quyền giải thích chi tiết về sự hiện diện của tàu Trung Quốc đã neo đậu trái phép trong vùng biển của Sarawak của Malaysia.

Biển Đông hung hiểm vậy.
Trần Khải
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.089 giây.