logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 21/03/2017 lúc 11:23:29(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Ca khúc “Con Ðường Xưa Em Ði” bị nhà phê bình Nguyễn Lưu đổi thành “Con Ðường Xưa Anh Ði.”
HÀ NỘI (NV) – Sau khi chính quyền Việt Nam tạm ngưng lưu hành năm ca khúc sáng tác trước năm 1975 thì công chúng phản ứng khá gay gắt về quyết định này. Ngay sau đó, báo điện tử VTC News và báo điện tử VOV của đài Tiếng Nói Việt Nam mở diễn đàn bình luận với mục đích “giải độc.”
Kết quả, “độc” không giải được, mà công chúng còn nhận được những phát ngôn ngớ ngẩn của hai nhạc sĩ, nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Lưu, và Nguyễn Thụy Kha cho năm ca khúc sáng tác trước năm 1975 tạm ngưng lưu hành, gồm: “Cánh Thiệp Ðầu Xuân” (Lê Dinh-Minh Kỳ), “Rừng Xưa” (Lam Phương), “Chuyện Buồn Ngày Xuân” (Lam Phương), “Ðừng Gọi Anh Bằng Chú” (Diên An), “Con Ðường Xưa Em Ði” (Châu Kỳ-Hồ Ðình Phương).

Chẳng hạn, ông Kha cho rằng: “Hàng trăm hợp xướng của tôi và các đồng nghiệp, hàng nghìn ca khúc cách mạng vĩ đại thì chẳng ai nhắc đến hay ca ngợi. Còn năm ca khúc kia mới bị tạm dừng lưu hành lại được đưa ra mổ xẻ, tranh cãi, bênh vực…”
Ông Nguyễn Lưu và “cái tát” 11 năm trước
Ðây không phải lần đầu ông Nguyễn Lưu gay gắt với nhạc “vàng.” Cách đây 11 năm (2006), khi nhạc sĩ Phạm Duy được công chúng chào đón trong chương trình “Ngày Trở Về” do công ty Văn Hóa Phương Nam tổ chức, ông viết bài “Không Thể Tung Hô” đăng trên báo Ðầu Tư gây phản đối kịch liệt trong dư luận. Sự phản đối về bài viết của Nguyễn Lưu mạnh đến nỗi ông không thể “ngóc đầu lên để thở” suốt 11 năm qua.
Chỉ cần đánh bốn chữ “Không Thể Tung Hô,” chúng ta dễ dàng tìm đọc cả bài trên Google. Chẳng hạn, Nguyễn Lưu cho rằng: “Một người từng bỏ kháng chiến theo thực dân Pháp, khi Pháp rút lại theo Ngô Ðình Diệm và khi ngụy quyền sụp đổ lại chạy qua Mỹ. Và tại đó, đã viết hàng loạt bài kêu gọi chống Cộng, với giọng điệu ‘sặc mùi’ hiếu chiến. Nay, thấy Việt Nam vươn lên mạnh mẽ, lại xin trở về! Hà cớ gì phải tung hô, xưng tụng đến như thế!”
Hay Nguyễn Lưu viết: “Ðỉnh cao sự nghiệp chống Cộng của Phạm Duy là bài ‘Mùa Thu Chết.’ Ở đó, tác giả đã công khai tư tưởng chống Cộng của mình. Ông ta đã từ bỏ tình yêu với tổ quốc bằng một bút pháp thật sâu cay, đểu giả và ít ai quên cái mùa Thu trong ca khúc ấy chính là cách mạng mùa Thu, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.”
Bài viết này của ông lập tức bị công ty Phương Nam phản bác lại nhiều điều. Công ty cho rằng đây là một show ca nhạc bình thường, ai thích thì mua vé vào xem. Họ tổ chức cho nhạc sĩ Phạm Duy, vì họ là đơn vị nắm bản quyền khai thác ca khúc Phạm Duy ở Việt Nam trong 20 năm. Mua bản quyền rồi, thì họ phải bán kiếm lời, chứ chẳng lẽ cất vô kho!
UserPostedImage
Nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Lưu. (Hình: chinhhoiuc.blogspot.com)
Trong lá thư phản bác, bà Phan Thị Lệ, tổng giám đốc công ty Phương Nam, cũng chỉ ra một số “lỗ hổng kiến thức” của Nguyễn Lưu: “Ðộc giả, đặc biệt là những người từng ở miền Nam trước năm 1975, ai cũng biết rằng bài ‘Mùa Thu Chết’ rất nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy là phổ thơ Guillaume Apollinaire (1880-1918), một nhà thơ Pháp. Bài thơ của Apollinaire chỉ có năm câu, mang tựa đề ‘L’Adieu,’ khi phổ nhạc vẫn giữ gần như nguyên vẹn.”
Bà Phan Thị Lệ kết luận rằng cách phê bình “cả vú lấp miệng em” của ông Nguyễn Lưu ngoài chuyện “gây ô nhiễm nặng môi trường học thuật” trong nước, mà còn “cạnh tranh không lành mạnh” trong kinh doanh nghệ thuật.
Cả hai bài viết của Nguyễn Lưu và Phan Thị Lệ tạo sự tranh luận sôi nổi, thậm chí gay gắt về nhân vật này trong năm 2006.
Ðáng chú ý là ý kiến của một người tên huynhhai, đăng lên blogger Nguyễn Ðình Chính: “Những người thuộc lớp tuổi như ông Nguyễn Lưu được sinh ra trong lòng ‘hậu phương lớn miền Bắc,’ được giáo dục ‘dưới mái trường Xã Hội Chủ Nghĩa.’ Ðặc điểm chung của lớp người này là kiến thức nửa vời, lối suy nghĩ đầy định kiến, dù họ được học hành đàng hoàng và được cho là ‘trí thức Xã Hội Chủ Nghĩa.’ Thêm vào đó, họ còn một đặc điểm nữa là ‘kiêu ngạo cách mạng’ hoặc ‘kiêu ngạo Cộng Sản.’ Ðối với họ chỉ có cách mạng vô sản và người Cộng Sản mới đáng kể, mới là ‘đỉnh cao trí tuệ của loài người.’”
Qua những “cơn sóng dữ” của dư luận, người ta không ngạc nhiên khi Nguyễn Lưu “lặn không sủi tăm,” từ ngày ấy.
“Hàng nghìn ca khúc cách mạng vĩ đại chẳng ai ca ngợi”
Sau 11 năm, ông Nguyễn Lưu, bây giờ là nhà phê bình âm nhạc “trồi lên để thở” qua cuộc phỏng vấn với báo điện tử VTC News, sau khi năm ca khúc sáng tác trước năm 1975 bị tạm cấm lưu hành.
Trong lần phỏng vấn này, hầu hết từng câu trả lời phỏng vấn của Nguyễn Lưu đều bị dân mạng “bẻ gãy” bằng những lập luận sắc bén.
Nguyễn Lưu nói: “Nên cấm phổ biến những ca khúc viết về lính VNCH. Tôi thấy có rất nhiều về vấn đề tư tưởng. ‘Con Ðường Xưa Anh Ði’ là con đường nào?”
Facebooker Do Duy Ngoc phản biện: “Nếu bắt bẻ thì ngay mở đầu chú đã sửa ca từ của người ta rồi. Nguyên văn của nó là ‘Con Ðường Xưa Em Ði,’ chú gán thành chữ ‘anh’ để chú lôi anh lính VNCH vào để chú kết án: ‘Khi chúng ta ca ngợi những bước chân người lính, đó phải là những bước chân của người đi bảo vệ, xây dựng tổ quốc, chứ không phải của những người dại dột đi theo kẻ thù, chống lại quyền lợi của dân tộc.’ He… he chú lên gân cốt hơi quá rồi, hay là tại chú ngu không hiểu nội dung bài hát, hoặc chú giả vờ ngu để lái ý bài hát đi theo hướng của mình. Bởi thật ra đây là bài nhạc tình, một anh chàng yêu một cô nàng, gợi lại kỷ niệm trên con đường xưa. Chú là chuyên gia tào lao, cũng như trước đây chú lên án bài ‘Mùa Thu Chết’ của Phạm Duy vậy.”
Trên trang mạng VNTB, tác giả Kỳ Lâm cho rằng,“Và 11 năm sau, nhạc sĩ Nguyễn Lưu vẫn không thay đổi gì trong cách nhìn quá khắc nghiệt, đầy tính giai cấp và hận thù chiến tranh qua tác phẩm nghệ thuật.”
Tuy nhiên, ông Nguyễn Lưu không đơn độc. Ông vẫn có một “đồng chí” chia sẻ, đó là Nguyễn Thụy Kha, nhạc sĩ, kiêm nhà nghiên cứu phê bình âm nhạc.
UserPostedImage
Nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Thụy Kha. (Hình: vov.vn)
Nói với báo điện tử VOV, ông Kha cho rằng: “Hàng trăm hợp xướng của tôi và các đồng nghiệp, hàng nghìn ca khúc cách mạng vĩ đại thì chẳng ai nhắc đến hay ca ngợi. Còn năm ca khúc kia mới bị tạm dừng lưu hành lại được đưa ra mổ xẻ, tranh cãi, bênh vực. Tôi cho rằng, thị hiếu của một bộ phận công chúng người Việt đang thực sự có vấn đề. Ðó là điều rất đáng buồn.”
Ngay lập tức, bài phỏng vấn này được mạng xã hội mổ xẻ.
Facebooker Do Duy Ngoc thẳng thắn: “Ðọc bài phân tích của chú, tui cũng thấy chú ngu chẳng khác gì chú Lưu. Thế mà hai chú cũng vỗ ngực xưng tên là nhà phê bình âm nhạc, tui cũng xấu hổ cho cái nghề phê bình […] Các chú làm ra hàng trăm, hàng nghìn ca khúc vĩ đại mà chẳng có ai nhớ, chẳng có ai vinh danh, nên chú tức, chú hận, chú cho là thị hiếu của người nghe bây giờ có vấn đề. […] Nếu sáng tác của các chú có giá trị, đi được vào trái tim con người, nó sẽ nằm đó mãi mãi, dù có ngăn cấm, dù có xóa sạch, nó vẫn hiện diện. Trái lại, những tác phẩm của một phong trào, phục vụ cho một thời kỳ sẽ có lúc bị lỗi mốt và người ta quên nó mất. Ðó là quy luật đào thải, không ai cản được.”
Nhà văn Lê Thiếu Nhơn cũng gởi gắm đôi điều: “Nguyễn Thụy Kha không phải hạng kém cỏi, nhưng quen thói đãi bôi kiếm ăn. Cứ có tiền, có rượu là Kha nhảy xổ lên uốn lưỡi đong đưa ca ngợi tít mù. Cái tâm tư lớn nhất của Kha là công chúng và ca sĩ đều ngu lâu dốt bền. Ừ nhỉ, tại sao thiên hạ không biết Kha cũng có viết nhạc? Ðể tái cấu trúc nền âm nhạc vớ vẩn và tái giáo dục đám đông mê muội, đề nghị ‘các cơ quan có thẩm quyền’ phải triển khai ngay ‘sự quản lý’ để mọi người cùng hát, cùng nghe nhạc Nguyễn Thụy Kha cho văn hóa Việt đi lên theo tốc độ phi mã!”
Vũ Ðình Trọng/Người Việt

Sửa bởi người viết 21/03/2017 lúc 11:26:22(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#2 Đã gửi : 11/04/2017 lúc 04:22:52(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tại sao những ca khúc trước 1975 ở miền Nam được ưa chuộng?

Nhân sự việc các quan chức văn hoá cấm hát 5 ca khúc được sáng tác trước 1975, tôi có cảm hứng chia sẻ cùng các bạn vài cảm nhận của tôi về dòng nhạc bị vùi dập đó. Câu hỏi đặt ra là tại sao những bài ca đã được sáng tác hơn nửa thế kỉ trước mà đến nay vẫn còn được giới thưởng ngoạn, từ bình dân đến lịch lãm, đều ưa thích.

Tôi nghĩ đến 4 lí do và cũng là đặc điểm của những ca khúc trước 1975 ở miền Nam: tính nhân văn, tự do tư tưởng, tính phong phú, và giàu chất nghệ thuật.

Thứ nhất là đậm chất nhân văn.
Nếu nhìn lại những bài ca trước 1975 ở miền Nam và so sánh với những sáng tác ở miền Bắc, tôi nghĩ ít ai có thể bác bỏ tính nhân văn trong các sáng tác ở trong Nam. Khi nói "nhân văn", tôi không chỉ nói đến những sáng tác về thân phận con người, mà còn kể cả những sáng tác thuộc dòng nhạc lãng mạn, trữ tình, nói lên cảm xúc của con người trước thời cuộc.

Người ta thường phân nhóm những sáng tác của Trịnh Công Sơn thành hai nhóm tình yêu và thân phận, nhưng tôi nghĩ cách phân nhóm đó cũng có thể áp dụng cho nhiều nhạc sĩ khác như Từ Công Phụng chẳng hạn. Tình yêu không chỉ là tình yêu đôi lứa, mà còn tình yêu quê hương đất nước ("Tôi đi xem để thấy những gì yêu dấu Việt Nam") và giữa người với người "Tôi yêu bác nông phu đội sương nắng bên bờ ruộng sâu"). Thỉnh thoảng cũng có một vài bài có chất "máu" (như câu "nhưng thép súng đang còn say máu thù" trong bài "Lính xa nhà"), nhưng cho dù như thế thì câu kết vẫn có hậu "Hẹn em khi khắp trời nở đây hoa có tôi về". Có thể nói rằng cái đặc tính nhân văn và nhân bản của những ca khúc trước 1975 ở miền Nam là yếu tố mạnh nhất để phân biệt so với các ca khúc cùng thời ngoài Bắc vốn lúc nào cũng có nhiều mùi máu và súng đạn.
Cái đặc điểm nổi bật thứ hai là tính nghệ thuật trong các ca khúc.
Khi nói "nghệ thuật" tôi muốn nói đến những lời ca đẹp, giàu chất thơ, và những giai điệu đẹp. Những bài ca mà ngay cả từ cái tựa đề đã đẹp. Những Dấu tình sầu, Giáng ngọc, Mùa thu cho em, Nghìn trùng xa cách, Tuổi biết buồn, Thà như giọt mưa, Giọt mưa trên lá, Hạ trắng, Diễm xưa, Ướt mi, và biết bao tựa đề có ý thơ và sâu lắng như thế đã đi vào lòng người thưởng ngoạn. Thử so sánh những tựa đề của các sáng tác cùng thời ngoài Bắc như Bài ca năm tấn, Em đi làm tín dụng, Chào anh giải phóng quân, chào mùa xuân đại thắng, Người mẹ miền Nam tay không thắng giặc, v.v. thì chúng ta dễ dàng nhận ra sự khác biệt.
Lời ca trong những ca khúc trước 1975 ở miền Nam cũng là những lời đẹp. Tôi thán phục những nhạc sĩ như Phạm Duy, Trầm Tử Thiêng, Hoài Linh [không phải anh hề], Từ Công Phụng, Vũ Thành An, Ngô Thuỵ Miên (và nhiều nữa) đã viết ra những lời ca đi vào lòng người. Không phải chỉ đơn giản nhân văn theo kiểu những ý tưởng trừu tượng trong sáng tác của Trịnh Công Sơn (ví dụ như "hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi", hay "Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau"), nhưng có khi đi thẳng vào vấn đề như Phạm Duy ("tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời"). Còn nhiều nhiều bài đã đi vào lòng người qua những lời ca đẹp và giản dị: "Hôm xưa tay nắm tay nhau anh hỏi tôi rằng: 'Những gì trong đời ta ghi sâu vào tâm tư / Không tan theo cùng hư vô, không theo tháng năm phai mờ / Tình nào tha thiết anh ơi?". Có những lời ca mà tôi nghĩ giới trẻ ngày nay có thể mỉa mai cười khẩy nói sến, nhưng tuổi trẻ thì thường chưa đủ lớn để cảm những câu như "Tình vui theo gió mây trôi / ý sầu mưa xuống đời / lệ rơi lấp mấy tuổi tôi / mấy tuổi xa người / ngày thần tiên em bước lên ngôi đã nghe son vàng tả tơi." (Tình khúc thứ nhất, nhạc Vũ Thành An, lời thơ Nguyễn Đình Toàn).
Không biết từ thuở nào mà tôi đã mê bài Trộm nhìn nhau của Trầm Tử Thiêng và đã từng dự báo rằng bài này có ngày sẽ nổi tiếng. Thời đó, tôi mới về thăm nhà sau 20 năm xa cách, và nhìn người xưa, tôi thấy những câu "Ðôi khi trộm nhìn em / Xem dung nhan đó bây giờ ra sao / Em có còn đôi má đào như ngày nào" sao mà hay quá, hợp cảnh quá. Chỉ trộm nhìn thôi. Lời nhạc rất thơ. Mà, thật vậy, đa số những lời ca trong các sáng tác trước 1975 được viết ra như vẫn vần thơ hoặc phổ từ thơ. Người phổ thơ thành nhạc hay nhất là Nhạc sĩ Phạm Duy, được xem như là một "phù thuỷ âm thanh". Chính vì thế mà âm nhạc trước 1975 có những lời ca sang trọng. Thời nay, trong môi trường những ca khúc dung tục, rất hiếm thấy những ca khúc có những lời ca đẹp như trước.
Lạ một điều là cũng là nhạc tuyên truyền (ở ngoài Bắc gọi vậy) hay nhạc tâm lí chiến (cách gọi trong Nam), nhưng những sáng tác trong Nam thì lại được người dân nhớ và xưng tụng. Sau cuộc chiến, những bài gọi là "nhạc đỏ", dù được sự ưu ái của nhà cầm quyền văn hoá, chẳng ai nhớ hay muốn nhớ đến chúng. Ngược lại, những sáng tác về người lính ở trong Nam thời trước 1975 thì lại còn lưu truyền và nuôi dưỡng trong lòng dân, dù nhà cầm quyền ra sức cấm đoán! Ngay cả những người lính miền Bắc cũng thích những bài hát về lính của các nhạc sĩ trong Nam. Tại sao vậy? Tôi nghĩ tại vì tính nghệ thuật và nhân bản trong những sáng tác ở miền Nam. Người lính, cho dù là lính cộng sản hay cộng hoà, thì vẫn cảm được những câu "Con biết xuân này mẹ chờ tin con / Khi thấy mai đào nở vàng bên nương" hay "Thư của lính, ba lô làm bàn nên nét chữ không ngay". Những lời ca đó không có biên giới chính trị.
Đặc điểm thứ ba là tự do.
Dù có kiểm duyệt, nhưng nói chung các nghệ sĩ trước 1975 ở miền Nam có tự do sáng tác. Không ai cấm họ nói lên nỗi đau và những mất mát của chiến tranh. Không ai "đặt hàng" họ viết những bài ca tụng lãnh đạo như ngoài Bắc. Thật vậy, nhìn lại dòng nhạc thời đó, chẳng có một ca khúc nào ca tụng ông Nguyễn Văn Thiệu cả. Có một bài ca tụng ông Ngô Đình Diệm, nhưng cũng chẳng ai ca vì nó được dùng trong mấy rạp chiếu bóng là chính. Thay vì ca ngợi "lãnh tụ" dòng nhạc miền Nam ca ngợi con người và dân tộc, nhưng cũng đồng thời nói lên nỗi đau của chiến tranh.
Trịnh Công Sơn viết hẳn một loạt "Ca khúc Da Vàng" (mà hình như cho đến nay vẫn chưa được phép phổ biến). Trong thời chiến mà họ vẫn có thể phổ biến những sáng tác không có lợi cho chính quyền. Những ca khúc như "Dù anh trở về trên đôi nạng gỗ / Dù anh trở về bằng chiếc xe lăn" chắc chắn không có cơ may xuất hiện trong âm nhạc miền Bắc thời đó (và ngay cả sau này). Một trong những ca khúc nổi tiếng nhất trong thời chiến có lẽ là bài "Kỉ vật cho em" (phổ thơ của Linh Phương) với những lời ca ray rứt, bi thảm: "Anh trở lại có thể bằng chiến thắng Pleime / Hay Đức Cơ, Đồng Xoài, Bình Giã / Anh trở về anh trở về hàng cây nghiêng ngả / Anh trở về, có khi là hòm gỗ cài hoa / Anh trở về trên chiếc băng ca / Trên trực thăng sơn màu tang trắng." Nghe nói ca khúc này đã làm cho chính quyền VNCH rất khó chịu với nhạc sĩ.
Tiêu biểu cho tinh thần tự do sáng tác có lẽ là tự sự của Phạm Duy: "Tôi đưa ra một câu nói thôi: ‘Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi’ đất nước bơ vơ, nó rối bù đi thì tôi phải khóc thôi. Lúc nào mà đoàn kết thì tôi cười theo. Khóc cười theo mệnh nước. Cái xã hội mình nó rối tung lên như vậy thì làm sao mà mình …. thành thử tôi nghĩ rằng vấn đề là … Các anh yêu tôi thì nói là tôi có sự nghiệp hơi đầy đủ, hơi lớn một tí đấy, nhưng mà riêng tôi thì tôi thấy cho đến giờ phút này thì tôi hoàn toàn thất bại. Bởi vì đất nước đã thống nhất rồi mà lòng người thì không thống nhất, thành thử đại khái nếu mà tôi có chết đi thì tôi hãy còn gần như là tôi không được thỏa mãn."
Cái tính tự do còn thể hiện qua một thực tế là chính quyền thời đó không cấm đoán việc phổ biến các nhạc sĩ còn ở ngoài Bắc. Những sáng tác của Văn Cao, Nguyễn Văn Tý, Đoàn Chuẩn - Từ Linh, v.v. đều được phổ biến thoải mái trong Nam. Ngay cả bài quốc ca mà chính quyền vẫn sử dụng bài "Tiếng gọi thanh niên" của Lưu Hữu Phước vốn là một người cộng sản. Ngược lại, nhà cầm quyền ngoài Bắc thì lại cấm, không cho phổ biến các sáng tác của các nhạc sĩ trong Nam hay đã vào Nam sinh sống.
Đặc điểm thứ tư của âm nhạc ngày xưa là tính phong phú về chủ đề.
Khác với nhạc ngoài Bắc cùng thời tất cả dồn cho tuyên truyền và kêu gọi chiến tranh, các sáng tác trong Nam không kêu gọi chiến tranh nhưng yêu thương kẻ thù. Nhạc thời đó đáp ứng cho mọi nhu cầu của giới bình dân đến người trí thức, từ người dân đến người lính, từ trẻ em đến người lớn quan tâm đến thời cuộc, từ tình yêu lãng mạn đến triết lí hiện sinh, từ tục ca đến đạo ca, từ nhạc trẻ đến nhạc "tiền chiến", từ nhạc tâm lí chiến (tuyên truyền) đến nhạc chống chiến tranh, nói chung là đủ cả. Không chỉ sáng tác bằng tiếng Việt mà còn trước tác hay dịch từ các ca khúc nổi tiếng ở nước ngoài để giới thiệu cho công chúng Việt Nam.
Tôi nghĩ 4 đặc điểm đó có thể giải thích tại sao những ca khúc dù đã được sáng tác hơn nửa thế kỉ trước mà vẫn còn phổ biến và được yêu chuộng cho đến ngày nay. Những cấm cản chỉ là biện pháp tuyệt vọng. Mai kia mốt nọ, nếu có người viết lại lịch sử âm nhạc, tôi nghĩ họ sẽ ghi nhận những sáng tác thời trước 1975 ở miền Nam là một kho tàng vàng son của âm nhạc Việt Nam. Như là một qui luật, những bài hát tuyên truyền thuần tuý, những bài ca sắc máu, những sáng tác kêu gọi giết chóc và hận thù sẽ bị đào thải, và thực tế đã chứng minh điều đó. Đó là những social infection, rất khó tồn tại trong lòng người thưởng ngoạn. Ngược lại, chỉ có những sáng tác đậm tính nhân văn, giàu nghệ thuật chất, và phong phú xuất phát từ tinh thần tự do thì mới tồn tại theo thời gian.
Nguyễn Văn Tuấn
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.186 giây.