logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 21/03/2017 lúc 11:33:29(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Mọi đánh giá –cổ võ hay công kích- hiện giờ chỉ phản ánh hai bên đang trả giá trước công chúng...

Theo dõi báo chí, nước Mỹ ngày càng nhiều chuyện oái ăm, quái lạ, chưa từng thấy đã xuất hiện trên truyền thông dòng chính (TTDC). Ta thử xét lại vài chuyện xem sao.

QUAN HỆ VỚI NGA

Nếu một độc giả nào cách đây hơn nửa thế kỷ uống một thứ thần dược nào đó, ngủ một giấc dài, rồi thức dậy tháng Hai năm 2017, sẽ cảm thấy như mình chỉ mới đi ngả lưng có nửa tiếng. Chuyện đâu vẫn còn đó. Thập niên 50, thượng nghị sĩ Joe McCarthy tung ra phong trào tố cộng kinh hoàng trong chính trường Mỹ. Cả ngàn người, đặc biệt là trong giới chính trị gia và công chức, bị đi tù, bị tẩy chay, mất job, thân bại danh liệt,… vì tội gián điệp, tay sai của Liên Xô, hay thậm chí chỉ vì tội có cảm tình với Liên Xô.

Ngày nay, phong trào bài Nga, chống Nga bất ngờ cũng đang sôi sục, do chính các đệ tử của TT Obama quậy lên. Trong khi TT Trump bị tố đã đắc cử nhờ Nga giúp, thì một ông tướng được đề cử lo an ninh quốc gia phải rút lui vì quna hệ qúa chặt chẽ với Putin, trong khi một bộ trưởng Tư Pháp đang bị phe đối lập đòi lấy đầu vì đã dám nói chuyện điện thoại gì đó với đại sứ Nga hai lần mà “không thành thật khai báo”.

Kẻ này gãi đầu tới tróc da vẫn không hiểu chuyện gì đang xẩy ra. Cái ông đại sứ Nga -hay đại sứ bất cứ nước nào khác- được bổ nhiệm làm đại sứ tại Mỹ để làm gì? Có phải là để tạo quan hệ, nói chuyện trao đổi chính trị, kinh tế, thương mại, cả văn hoá không? Các vị đại sứ Nga, hay Pháp hay Trung Cộng hay Việt Cộng cũng vậy, đi gặp đủ loại người, tham gia mọi tiệc tùng, lễ lạc, điện thoại nói chuyện với càng nhiều chính khách, thương gia, nhà báo, hoạt động cộng đồng càng tốt. Đó là chuyện bình thường từ trước đến giờ.

Nhưng thưa quý vị, đó là lý luận kiểu cổ điển xưa rồi. Quan điểm thời thượng hiện nay, là quan điểm kinh thiên động địa hơn thời McCarthy nữa. Bất cứ anh chính khách Mỹ nào vô phúc gật đầu chào một ông Nga hay bắt tay ông ta, là ngay lập tức bị lọt vào danh sách đại gián điệp, hay phản quốc đang thương thảo việc bán tiểu bang Cali hay Alaska gì đó cho Putin rồi. Đây là kỹ thuật bảo vệ an ninh quốc gia đảng DC và truyền thông phe ta mới học được sau khi thụ huấn khoá học bảo vệ tổ quốc do giáo sư Cậu Ấm Ủn họ Kim mới dạy. Ở xứ cậu Ấm, bắt cứ anh dân giã nào dám bắt tay hay nói hai ba câu gì với một người nước ngoài là có quyền được đi cải tạo mãn kiếp. Bây giờ ở xứ Mỹ gọi là tự do dân chủ phóng khoáng nhất thế giới, bất cứ anh chính khách CH nào đã bắt tay hay nói chuyện với một anh Nga nào là có triển vọng bị TTDC đòi chu di tam tộc ngay.

Một ông nhà báo tỵ nạn, tự cho là thông hiểu hết chuyện kín hậu trường Mỹ, viết tướng Flynn, được đề cử Cố Vấn An Ninh thấy bị lộ chuyện mình nói chuyện với đại sứ Nga, vi phạm luật Logan, không cho phép bất cứ anh thường dân nào điều đình và ký hiệp ước gì với các chính quyền nước khác, nên đã phải xách dép chạy trốn tội bằng cách xin từ chức.

Chỉ trong cái 4-5 dòng ngắn ngủi này, cái cụ chuyên gia này đã sai lầm tới ba lần. Lần thứ nhất, chưa có bất cứ một văn kiện hay thoả ước nào giữa tướng Flynn và Nga hết, chưa ai đưa ra bất cứ bằng chứng cụ thể nào hết, chưa có điều tra và ra toà, kết án gì hết. Sai lầm thứ hai, tướng Flynn chỉ mới được TT Trump đề cử, chưa được quốc hội phê chuẩn thì làm gì đã có chức gì đâu mà từ? Ông chỉ là rút tên ra khỏi danh sách TT Trump đề nghị thôi. Sai lầm thứ ba là nếu tướng Flynn thật sự phạm luật Logan điều đình chuyện gì đó thì có “từ chức” cũng không thoát tội, vẫn có thể đi tù thật bất kể xách dép chạy đi đâu, chứ không phải từ chức là trốn được tội.

Cũng một anh nhà báo tỵ nạn khác làm loa lập lại đòi hỏi của phe DC là bộ trưởng Tư Pháp phải từ chức ngay vài ngày sau khi Thượng Viện phê chuẩn vì khi còn làm thượng nghị sĩ đã có nói điện thoại với đại sứ Nga hai lần. Làm như thể bổ nhiệm bộ trưởng ở Mỹ giống như đi thuê thợ Mễ cắt cỏ sau nhà vậy. Thích thì thuê, không thích thì đuổi, tìm anh khác. Nếu gặp hay nói chuyện gì đó với đại sứ Nga là phạm tội gián điệp phản quốc thì có lẽ 90% dân biểu, nghị sĩ, nhà báo, nhà kinh doanh,... bất kể thuộc đảng DC hay CH, đều đã là tay sai hay gián điệp của Nga hết rồi.

Năm 2012, TT Obama miả mai chọc quê ứng viên tổng thống CH, Mitt Romney “bác ơi, chiến tranh lạnh chấm dứt hơn hai chục năm rồi!”. Thế nhưng bây giờ thì chiến tranh lạnh Mỹ-Nga có lẽ còn nóng hơn cục than đỏ. Có cần phải cám ơn thành quả hâm xôi lại chiến tranh lạnh của TT Obama không nhỉ?

CỰU BỘ TRƯỞNG TƯ PHÁP

Cựu bộ trưởng Tư Pháp của TT Obama, bà Loretta Lynch, mới đây đã lên tiếng về việc nổi dậy chống TT Trump. Bà cho rằng các quyền công dân của chúng ta đang bị tấn công, chà đạp, thậm chí rút lại, và trong quá khứ, “người ta đã xuống đường, đã đổ máu, và đã chết” để hậu thuẫn những lý tưởng đó, và bà kết luận “chúng ta cũng có thể làm như vậy nữa” (We can do it again). Nếu đây không phải là lời kêu gọi xuống đường, đổ máu để chống TT Trump thì là gì? Chuyện quả là quái lạ.

Thứ nhất, bộ Tư Pháp bảo vệ luật pháp, ép buộc người dân phải tuân thủ luật pháp, nếu không thì sẽ bị cho đi bóc lịch ngay. Nhưng bây giờ thì cái bà trước đây có trách nhiệm này bây giờ lại chính là người kêu gọi dân chúng xuống đường, chống luật pháp hiện hành, chống tổng thống được bầu cử và đắc cử hoàn toàn hợp pháp và chính danh, chỉ vì cái tội không phải phe ta.

Thứ nhì, chẳng những phải chống, mà còn phải chống bằng bạo lực. “Chúng ta có thể làm như vậy nữa”: làm gì nữa? Lại xuống đường, đổ máu và giết nhau? Nếu có người nào nghĩ nước Mỹ đã văn minh, dân chủ tiến bộ, biết cùng nhau giải quyết những mâu thuẫn bằng những thể thức bầu cử dân chủ ôn hoà, thì bà cựu bộ trưởng lo bảo vệ an ninh trật tự xã hội đã nhắc nhở ngay là không phải vậy, nước Mỹ này vẫn cần phải đổ máu và giết nhau.

Thứ ba, bà cựu bộ trưởng da đen Lynch giải thích những quyền công dân mà dân Mỹ đã đổ máu để có được đang bị tấn công, chà đạp, thậm chí thu hồi lại. Quyền công dân nào? Trong hơn một tháng qua, TT Trump đã lấy quyết định gì khiến bà nghĩ quyền công dân đã bị chà đạp? Dân da đen bị mất quyền ứng cử và bầu cử? Dân da đen bị bắt làm nô lệ lại? Không được quyền vào tiệm ăn của người da trắng? Phụ nữ bị mất quyền bỏ phiếu? Không được phá thai nữa? Bị hạ xuống làm công dân hạng hai sau đàn ông? Chẳng ai biết bà Lynch mập mờ xúi thiên hạ giết nhau vì chuyện gì.

Nhân chuyện bộ Tư Pháp, TTDC làm rùm beng vụ mà báo Việt tỵ nạn gọi là “sa thải” 46 công tố viên liên bang –federal attorneys- khiến nhiều vị chới với, làm nhu thể TT Trump trả thù gì đó và các vị này sắp sửa phải xếp hàng xin phiếu thực phẩm vậy. Một vài báo đi xa hơn nữa. Mập mờ ám chỉ TT Trump “sa thải” tất cả công tố viên để chấm dứt mọi cuộc điều tra đang hay sẽ được tiến hành về ông.

TTDC không nói rõ đây là truyền thống mà tất cả các tổng thống cận đại đều làm. Khi tổng thống mới nhậm chức là yêu cầu toàn thể tất cả các công tố liên bang từ chức, để tổng thống mới toàn quyền lưu nhiệm, tái bổ nhiệm, hay bổ nhiệm người mới, cũng không khác gì trường hợp các đại sứ.

TT Clinton vừa lên nhậm chức, “sa thải” ngay 93 công tố viên của TT Bush cha và Reagan. Chẳng có gì đặc biệt. Và các vị này cũng chăng ai chới với hay bất ngờ gì hết vì họ đều biết là thủ tục truyền thống từ mấy chục năm nay đã như vậy. Sau khi “mất job”, bảo đảm chỉ một ngày sau họ đều có ngay việc làm trong khu vực tư trả lương ít ra là cả chục lần lương công tố viên.

Cái giả dối hay đúng hơn, cái chủ ý tấn công của TTDC được thể hiện rõ nét qua bài viết của anh nhà báo Josh Gerstein trên diễn đàn mạng Politico. Năm 2009, anh ta viết “Obama thay thế một số công tố viên” (Obama replaces a number of US attorneys); năm nay anh ta viết “Trump đuổi hết công tố viên của Obama” (Trump ousts all Obama-appointed US attorneys). Cùng một hành động, hai cách thông tin. Đó là kỹ thuật tuyên truyền phe đảng của TTDC. “Thay thế một số” mang ý nghiã khác xa “đuổi hết”; và “US attorneys” cũng không mang tính phe đảng như “Obama-appointed US attorneys”.

CÂU CHUYỆN NGHE LÉN ĐIỆN THOẠI

TT Trump theo đúng bài bản của ông, nhẩy lên tweet viết bóng gió có thể điện thoại của ông đã bị TT Obama nghe lén trong thời gian tranh cử tổng thống.

Dĩ nhiên con cá mập lớn như vậy thì phải khai thác triệt để. TTDC nhẩy tưng tưng, tố cáo đây là lời kết tội nặng nề nhất đối với một tổng thống, nếu TT Trump không có bằng chứng thì sẽ là trọng tội có thể bị đàn hặc. Trong khi đó, phát ngôn viên của TT Obama tuyên bố “TT Obama không hề ra lệnh nghe lén TT Trump”. Dân biểu DC tố cáo TT Trump bịa đặt hoàn toàn. Câu chuyện không giản dị như vậy.

Trong thời gian tranh cử, FBI đã được lệnh của chính quyền Obama điều tra về vai trò của Nga trong cuộc vận động tranh cử. Để thi hành nhiệm vụ, FBI xin trát toà để nghe lén điện thoại của vài nhân vật chính trong ban vận động tranh cử của ứng viên Trump, trong đó có cả ứng viên Trump luôn. Nhưng bị toà bác. FBI làm đơn xin lại, bỏ tên ông Trump ra, và được tòa chấp nhận cho nghe lén điện thoại tại cao ốc Trump Tower, trụ sở ban vận động tranh cử.

Nhìn vào diễn tiến thì rõ ràng là FBI đã có ý định muốn nghe lén ông Trump, nhưng không được toà chấp nhận, sau đó FBI có nghe lén hay không thì ai biết được? Ví dụ như FBI nghe lén điện thoại của bà giám đốc cuộc vận động tranh cử Kellyanne Conway nói chuyện với ông Trump thì đó là FBI nghe lén bà Conway (hợp lệ) hay ông Trump (bất hợp lệ)?

Việc phát ngôn viên của TT Obama khẳng định “TT Obama không ra lệnh” nghe có vẻ tiếu lâm. Dĩ nhiên là không đời nào TT Obama lại ngây thơ đến độ đích thân ký giấy ra lệnh làm chuyện đó. Vấn đề là ông có biết việc FBI muốn nghe lén ông Trump và có chấp nhận hay không. Khi đó, giám đốc FBI, ông James Comey, trực thuộc bộ Tư Pháp của bà Loretta Lynch, và cả hai vị đều do TT Obama bổ nhiệm. Chỉ có điều tra thì may ra mới biết. Đó là cái ý của TT Trump.

TT TRUMP ĐÓNG THUẾ

Đài TV phe ta MSNBC với bà to mồm Rachel Maddow rầm rộ khua chiêng trống trên TV là đã mới truy lục ra được giấy thuế của TT Trump, và sẽ thông báo chi tiết sớm. Chẳng bao lâu sau, bà Maddow lên TV công bố thật. Nhưng cái mà bà công bố không phải toàn bộ hồ sơ đóng thuế cả đời của ông Trump, mà chỉ là bản tóm gọn hai trang thuế ông Trump khai năm 2005.

Cả thế giới cấp tiến thất vọng. Cho tới nay, TT Trump đã nhất quyết tìm mọi lý do không công bố giấy khai thuế. Báo phe ta New York Times, xì tin bí mật là năm 1995, ông Trump khai lỗ kinh doanh đâu hơn 900 tỷ, và nhờ đó, ông có quyền khấu trừ vào tiền thuế phải đóng cho những năm sau, mà kết quả là ông đã không đóng thuế có thể tới 18 năm theo NYT tính toán. Bà Hillary trong thời gian tranh cử đã nhẩy bổ vào tố giác ông Trump hình như cả đời chẳng đóng xu thuế nào. Các đệ tử của bà, không cần biết ất giáp gì, cũng bám theo, tố ông Trump cả đời trốn thuế. Ông Trump bất chấp, vẫn không thèm công bố giấy thuế.

Khi MSNBC loan tin đã lục được giấy thuế của ông Trump, cả nước hồi hộp chờ xem kết quả coi tay này trốn hay gian lận bao nhiêu tiền thuế.

Kết quả, chỉ có hai trang tóm lược cho năm 2005. Đã vậy, hai trang này lại tiết lộ năm đó, TT Trump đã đóng 38 triệu đô thuế trên lợi tức 150 triệu, nghĩa là đóng theo thuế xuất 25%. Thế nghiã là gì? Xin thưa là chỉ một chục năm sau khi khai lỗ gần một tỷ, ông Trump đã đóng 38 triệu thuế rồi, chứ không phải là trốn thuế gần 20 năm theo như NYT dự đoán, hay không đóng xu thuế nào cả đời như bà Hillary tố.

Một tờ báo phe ta khác, Washington Post, giảng giải thêm là thuế xuất cao nhất thời điểm đó là 35% chứ không phải 25%, với hàm ý ông Trump trốn thuế một phần. Cái gian trá của WaPo là trên thực tế, không có một người Mỹ nào, kể cả quý độc giả và kẻ viết này, đã đóng thuế xuất ở mức tối đa, vì tất cả đều được khấu trừ đủ kiểu. Năm 2015, TT Obama đóng 81.500 đô thuế trên lợi tức 436.000 đô, theo thuế xuất chưa tới 19%. Nhìn cách khác, hơn 10 năm trước, TT Trump đã đóng thuế trong một năm bằng mức thuế của TT Obama đóng trong 465 năm (= 38 T/ 81.500) !!! Không biết các cụ lâu nay vẫn hò hét đòi biết TT Trump trốn bao nhiêu thuế đã thỏa mãn chưa?

Không ai biết MSNBC đã làm cách nào để có bản khai thuế đó, nhưng theo luật Nhà Nước, tiết lộ giấy khai thuế của bất cứ ai có thể bị phạt tới 5 năm tù.

Câu chuyện được chấm dứt một cách bất ngờ và khá khôi hài khi TT Trump nhắn tin –tweet- mấy câu... cám ơn bà Maddow đã chứng minh cho cả thế giới thấy là ông đã đóng thuế đầy đủ!

Không biết vì chuyện quảng cáo con bò rồi đẻ ra con chuột, hay tại bà Maddow khi trưng ra giấy thuế của TT Trump thực sự đã giúp ông này, gây bất mãn lớn trong khối người thiên tả chống Trump, chỉ biết số người theo dõi chương trình của bà Maddow sau đó rớt như diều đứt giây, mất ngay một nửa (-54%).

OBAMACARE

Nhiều độc giả viết thư hỏi về Obamacare. Không có gì đáng ngạc nhiên vì đây là chuyện dính dáng đến tất cả mọi người, già, trẻ, lớn, bé, giàu, nghèo,... Nhiều người lo ngại là chính đáng. Nhất là khi TTDC hô hoán 24 triệu người sẽ “mất” bảo hiểm.

Xin độc giả bình tĩnh, ngồi yên xem câu chuyện tiến triển về đâu. Chưa có gì phải hoảng hốt vì còn khá lâu mới có thay đổi. Điều chắc chắn là sẽ có thay đổi nhiều vì tất cả thăm dò đều cho thấy hơn 60% dân Mỹ chống, cũng như TT Trump và cả khối CH đều chống, nhưng thay đổi như thế nào thì chẳng ai còn đồng ý với ai nữa. Sẽ còn tranh cãi nhiều trước khi có luật mới. Rồi sau khi có luật mới thì cũng phải áp dụng từng bước lâu dài, không phải một sớm một chiều. TT Trump dự đoán sẽ không có thay đổi gì cho tới sớm lắm là năm 2018.

Con số 24 triệu người mất bảo hiểm chỉ là chuyện xuyên tạc thôi. Thứ nhất con số này chỉ là ước lượng do một cơ quan nghiên cứu dự phóng, chẳng có gì bảo đảm là đúng. Cứ nhìn vào việc thắng cử của ông Trump thì thấy bao nhiêu cơ quan nghiên cứu đã đoán đúng. Thứ nhì, đây không phải là con số người “mất” bảo hiểm, mà là con số người “không” có bảo hiểm, tức là bao gồm những người tự ý không muốn mua bảo hiểm vì luật mới có thể sẽ không ép buộc và bắt phạt những người không muốn mua bảo hiểm, đại đa số là những người trẻ không thấy nhu cầu mua bảo hiểm quá đắt và chấp nhận nộp phạt dưới Obamacre. Cuối cùng, đây chỉ mới là đề nghị của một khối dân biểu CH trong Hạ Viện, sẽ còn phải trải qua nhiều loạt trả giá thương thảo trong khối CH, với khối DC, với Thượng Viện, và với TT Trump. Còn nhiều ải lắm.

Chỉ có một điều chắn chắn là những người đang bị bệnh, sẽ không ai bị mất bảo hiểm.

TT Trump đang cố gắng làm một cuộc “cách mạng” thay đổi mọi chuyện, đụng chạm tứ phiá, cả phe đối lập DC lẫn phe đồng minh CH, không phải là chuyện dễ dàng. Tốt hay xấu, chưa ai khẳng định được, nhưng trước những biến chuyển mù mờ, thiên hạ nhiều lo lắng là chuyện đương nhiên và TTDC cũng như đảng DC đang cố tình khai thác nỗi lo âu đó, tung đủ loại tin hỏa mù để hù dọa và gây xáo trộn. Mọi đánh giá –cổ võ hay công kích- hiện giờ chỉ phản ánh hai bên đang trả giá trước công chúng trong khi những trả giá thực sự trong hậu trường thì không ai biết được hết. Ta cần bình tĩnh hơn để theo dõi.

Vũ Linh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.121 giây.