logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 28/03/2017 lúc 10:17:23(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trao Giải thưởng Những Người Phụ Nữ Quốc Tế Dũng Cảm

UserPostedImage

Theo thông tin chính thức của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Melania Trump và Thứ trưởng Ngoại Giao Thomas A. Shannon sẽ vinh danh blogger Mẹ Nấm cùng 12 phụ nữ khác trên khắp thế giới đã được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chọn là những người được Giải thưởng Những Người Phụ Nữ Quốc Tế Dũng Cảm (1)

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam - ông Ted Osius viết:

"Vào ngày 29/3, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ tôn vinh Nguyễn Ngọc Như Quỳnh với Giải thưởng dành cho Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vì sự dũng cảm của cô trong việc đưa ra các vấn đề xã hội dân sự, truyền cảm hứng cho sự thay đổi ôn hòa, kêu gọi sự minh bạch hơn trong chính phủ và việc tiếp cận các quyền cơ bản của con người, đồng thời là tiếng nói đại diện cho quyền tự do ngôn luận.

Kể từ khi giải thưởng International #Women of Courage Award (Giải thưởng dành cho Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm) được thành lập vào năm 2007, Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã tôn vinh phụ nữ trên toàn cầu, những người đã thể hiện lòng dũng cảm phi thường và khả năng lãnh đạo trong việc vận động cho nhân quyền, bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ. Giải thưởng này thường tôn vinh những phụ nữ đã bị giam giữ, tra tấn, bị đe dọa tới tính mạng hoặc chịu tổn thương nghiêm trọng vì đã đứng lên cho công lý, nhân quyền và pháp quyền." (2)

UserPostedImage


Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sinh năm 1979, là một trong những sáng lập viên của Mạng Lưới Blogger Việt Nam. Cô bị khởi tố và bắt giam vào ngày 10/10/2016 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo khoản 1, điều 88 bộ luật hình sự cộng sản. Đây là tội danh có thể bị kết án lên đến 12 năm tù giam.


Mẹ Nấm tham gia viết blog từ năm 2006. Nữ blogger này từng bị bắt giam 10 ngày vào ngày 2 tháng 9 năm 2009 vì các hoạt động phản đối dự án Bauxite Tây Nguyên gây ô nhiễm môi trường. Sau đó, Mẹ Nấm tiếp tục hoạt động trong nhiều lãnh vực như bảo vệ chủ quyền biển đảo, tranh đấu cho nhân quyền, dân sinh, tự do ngôn luận, tham gia khởi xướng nhiều chiến dịch như Lời Kêu Gọi Công Dân Tự Do, Chúng Tôi Muốn Biết, We Are One, và đặc biệt là tranh đấu bảo vệ môi trường sau thảm họa cá chết do Formosa gây ra.


Năm 2010, Mẹ Nấm được tổ chức Human Rights Watch trao giải thưởng Hellman/Hammett nhằm tôn vinh lòng can đảm trong các nỗ lực bảo vệ nhân quyền.


2015, cô là người Châu Á đầu tiên được trao tặng giải thưởng cao quý mang tên “Người Bảo vệ Dân Quyền” của tổ chức Civil Rights Defenders. (3)


2016, Mạng Lưới Blogger Việt Nam do Mẹ Nấm là người điều hợp và thành viên chủ chốt đã được vinh dự nhận giải thưởng Nhân quyền Việt Nam do Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam có trụ sở tại Hoa Kỳ trao tặng vì các thành tích tranh đấu cho nhân quyền. (4)


Cùng với blogger Mẹ Nấm, 12 phụ nữ khác được vinh danh gồm có:


- Sharmin Akter, Bangladesh 
- Malebogo Molefhe, Botswana 
- Natalia Ponce de Leon, Colombia 
- Rebecca Kabugho, Congo 
- Jannat Al Ghezi, Iraq 
- Major Aichatou Ousmane Issaka, Niger 
- Veronica Simogun, Papua New Guinea 
- Cindy Arlette Contreras Bautista, Peru 
- Sandya Eknelygoda, Sri Lanka 
- Sister Carolin Tahhan Fachakh, Syria 
- Saadet Ozkan, Turkey 
- Fadia Najib Thabet, Yemen 

Theo Danlambao
________________
(1) https://www.state.gov/r/...rs/ps/2017/03/269225.htm
(2) https://www.facebook.com...ref=story.unseen-section
(3) http://danlambaovn.blogspot.com/2015/04/tin-vui-blogger-me-nam-nguyen-ngoc-nhu.html
http://danlambaovn.blogs...nh-nguoi-bao-ve-dan.html
(4) http://danlambaovn.blogspot.com/2016/11/mang-luoi-nhan-quyen-viet-nam-cong-bo.html
phai  
#2 Đã gửi : 29/03/2017 lúc 07:49:20(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Mẹ Nấm được Bộ Ngoại giao Mỹ vinh danh 'Phụ nữ Can đảm'

UserPostedImage
Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.


Đệ nhất Phu nhân Melania Trump và Thứ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ đặc trách các vấn đề chính trị Thomas A. Shannon hôm nay, 29/3, sẽ trao “Giải Phụ nữ Can đảm Quốc tế” năm 2017 cho một số phụ nữ đến từ nhiều nước trên thế giới tại trụ sở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Trong số các phụ nữ được vinh danh, có Blogger Mẹ Nấm của Việt Nam và 12 phụ nữ khác.

Thông báo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 28/3 cho biết từ khi Giải “Phụ nữ Can đảm Quốc tế” được thành lập vào năm 2007, Ngoại trưởng Mỹ đã vinh danh nhiều phụ nữ can trường trên toàn cầu, những người đã thể hiện lòng dũng cảm và khả năng lãnh đạo trong các nỗ lực vận động cho nhân quyền, bình đẳng giới và quyền phụ nữ. Giải này đặc biệt vinh danh những phụ nữ từng bị tống giam, tra tấn, bị đe dọa tới tính mạng hoặc chịu tổn thương nghiêm trọng vì đã đứng lên đấu tranh cho công lý, nhân quyền và pháp quyền.”

Thông báo của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam có đoạn viết:

"Vào ngày 29/3, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ vinh danh bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh với Giải Phụ nữ Can đảm Quốc tế của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vì sự can trường của bà trong cuộc đấu tranh cho các vấn đề xã hội dân sự, vì đã truyền cảm hứng cho những thay đổi ôn hòa, kêu gọi một hệ thống chính quyền minh bạch hơn, cổ vũ cho hoà bình, công lý và quyền con người, và là tiếng nói đại diện cho quyền tự do ngôn luận.”

Được biết một đại diện sẽ thay thế blogger Mẹ Nấm để nhận giải Phụ nữ Can Đảm Quốc tế, vì Mẹ Nấm, tức blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đang bị giam cầm ở Khánh Hoà về tội “tuyên truyền chống phá nhà nước” theo điều 88 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Trong số các phụ nữ khác được Bộ Ngoại giao Mỹ vinh danh hôm nay, còn có các phụ nữ đến từ Botswana, Cộng hòa Dân chủ Congo, Niger, Papua New Guinea, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Iraq, Yemen, Sri Lanka, Bangladesh, Colombia và Peru.
Theo VOA
phai  
#3 Đã gửi : 29/03/2017 lúc 07:56:05(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Mẹ Nấm: từ ‘tội nhân’ tới giải thưởng quốc tế

UserPostedImage
Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Phụ nữ Can đảm Quốc tế

Những hoạt động đẩy một phụ nữ trẻ tại Việt Nam vào vòng lao lý lại mang về cho cô Giải Phụ nữ Can đảm Quốc tế từ nửa vòng trái đất bên kia. Đó là hành trình chông gai, đẫm nước mắt, đánh đổi sự nghiệp, hạnh phúc gia đình, và cả sự tự do của bà mẹ đơn thân Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người được thế giới biết đến với bút danh blogger Mẹ Nấm.

Như Quỳnh là người Việt Nam duy nhất có tên trong danh sách 13 phụ nữ trên toàn cầu được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh Giải Phụ nữ Can đảm Quốc tế năm 2017.

Khác với những người bạn trong danh sách được vinh danh Giải thưởng năm nay, người phụ nữ Việt Nam này khiến mọi người quan tâm không chỉ vì cô là người nhận Giải vắng mặt duy nhất trong buổi lễ vinh danh, mà cô là người duy nhất trong số những người nhận Giải năm nay đang bị giam cầm.

‘Tội nhân’ tại Việt Nam

Cách đây vài tháng, cái tên Mẹ Nấm từng khuấy động chú ý công luận khi cô bị công anh tỉnh Khánh Hòa khởi tố, bắt tạm giam hôm 10/10/2016 với cáo buộc “tuyên truyền chống phá nhà nước,” theo điều 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam.

Trong số những ‘chứng cứ phạm tội’ thu giữ tại nhà Mẹ Nấm được truyền thông nhà nước đăng tải có những biểu ngữ như “Cá cần nước sạch, Nước cần minh bạch”, “Khởi tố Formosa”, những khẩu hiệu chống Trung Quốc xâm lược, cùng tập hồ sơ “Chấm dứt nạn công an giết dân thường” với dữ liệu về 31 người chết trong khi bị công an giam giữ được tổng hợp từ báo chí nhà nước.

Vụ bắt giữ ngay lập tức khơi dậy làn sóng phản đối từ giới hoạt động nhân quyền trong lẫn ngoài nước và cộng đồng quốc tế.

Hoa Kỳ và các nước Châu Âu ngay lập tức đã lên tiếng bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về vụ bắt giữ Mẹ Nấm và kêu gọi phóng thích cô ngay lập tức.
Mẹ Nấm là ai?

Xuất thân từ một gia đình lao động nghèo, cô gái sinh năm 1979 của thành phố biển Nha Trang theo đuổi niềm đam mê học ngoại ngữ và mộng đi đây đi đó làm hành trang vào đời.

Cảnh nhà đơn chiếc, một mẹ một con, khiến Quỳnh phải bỏ ngang ngành học báo chí ở Sài Gòn về học khoa Anh Văn, trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang. Tốt nghiệp cử nhân Anh Văn, cô chấp cánh ước mơ chu du và khám phá thế giới xung quanh bằng nghề hướng dẫn viên du lịch trước khi mở công ty lữ hành cùng với một người bạn.

Vốn tiếng Anh từ 4 năm đại học, cơ hội được tiếp xúc nhiều người nước ngoài trong nghề tour guide đã thôi thúc cô gái miền biển làm quen với internet để trao dồi kiến thức. Và internet chính là bệ phóng đưa cô vượt khỏi không gian thông tin bó hẹp, trải tầm nhìn ra thế giới xung quanh, mở rộng hiểu biết và nhận thức về những gì bị bưng bít.

Từ sự tìm hiểu đó, cô bắt đầu thực hiện những chuyến đi tự mình khám phá thực-hư. Những chuyến đi trốn nhà, tự bỏ tiền túi, dù là thăm các nạn nhân bị tra tấn nhục hình hay đi thực tế tận Lý Sơn để chứng kiến ngư dân Việt chống chọi với tàu Trung Quốc đều đã góp một phần không nhỏ trong quyết tâm của Quỳnh phải lên tiếng vì lẽ phải.

Cô bắt đầu viết blog với bút danh Mẹ Nấm từ năm 2006, dùng truyền thông xã hội để phản đối bất công, tham nhũng, và vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, đấu tranh cho những người không có tiếng nói trong xã hội.

Những hoạt động này đã khiến Mẹ Nấm bị ‘nhập kho’ rất nhiều lần, nhưng có thể nói lần bắt giữ vào tháng 9 năm 2009 với cáo buộc ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’ sau các hoạt động chống Trung Quốc là một ‘dấu mốc.’

Cũng từ đó, sự nghiệp kinh doanh của Quỳnh suy sụp, công ty lữ hành phải dẹp tiệm, hạnh phúc gia đình đổ vỡ lúc con gái đầu lòng, bé Nấm, vừa lên 3. Mẹ con, bà cháu dắt díu nhau làm đủ mọi nghề để kiếm sống, từ bán nước mía, bò bía, cá kho, cho tới phở gõ. Cuộc sống chật vật nhưng Quỳnh không sống cho riêng mình, cô vẫn lặn lội, vẫn dấn thân vì một xã hội có nhân quyền. Bé Gấu, kết quả cuộc hôn nhân thứ nhì, cũng không được sống trong vòng tay bố mẹ như người chị Nấm, cũng bởi vì Mẹ Nấm vẫn tất bật với những hoạt động bị xem là ‘ăn cơm nhà gác ngà voi’ trong xã hội Việt Nam.

Những chuyến con đi lặng lẽ không hề báo trước, những lần đi tìm con ở các đồn công an, những đêm dài thao thức vì sự an nguy của con ‘thân gái dặm trường’ là tất cả những gì bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của Quỳnh, có thể xâu chuỗi lại khi kể về con gái mình.

Bà Lan kể từ ngày công an ập vào nhà bắt Quỳnh, bà cháu luôn sống trong nỗi sợ hãi. Bà ngoại của Quỳnh, năm nay ngoài 90, luôn giật mình hoảng hốt mỗi khi nghe tiếng động ngoài cửa. Bé Nấm trở nên lầm lũi ít nói. Còn bé Gấu liên tục khóc đòi mẹ và giục bà gọi mẹ về. “Cuộc sống của chúng tôi thật sự khó khăn và bị đe dọa khi thiếu vắng Quỳnh,” bà Lan chia sẻ.

Những hình ảnh cuối cùng của Mẹ Nấm trước khi bị bắt lần này là những bức hình chụp với hai con, bé Nấm 10 tuổi, bé Gấu 4 tuổi, mang khẩu hiệu phản đối Formosa, kêu gọi bảo vệ môi trường, và yêu cầu giải quyết minh bạch thảm họa hủy diệt môi trường biển miền Trung.

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, sinh năm 1979, điều phối viên của Mạng lưới Blogger Việt Nam, cũng là phụ nữ Châu Á đầu tiên được nhận giải thưởng của tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế Civil Rights Defenders có trụ sở tại Thụy Điển hồi năm 2015 vì những đóng góp bảo vệ dân quyền, nhân quyền trong nước.

Giải Phụ nữ Can đảm Quốc tế là giải thưởng hằng năm của Bộ Ngoại giao Mỹ vinh danh các phụ nữ trên thế giới đã chứng tỏ lòng quả cảm ngoại hạng cũng như khả năng lãnh đạo trong việc cổ súy nhân quyền và đặc biệt là nữ quyền, bất chấp gian nguy cho cá nhân. Giải này được thành lập từ năm 2007. Năm 2013, blogger Tạ Phong Tần của Việt Nam từng được vinh danh Giải này khiếm diện trong lúc bà đang thọ án tù 10 năm tại Việt Nam vì tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước.’

Từ nước mắt đến vinh quang, con đường đầy chông gai của nhà hoạt động xã hội Nguyễn Ngọc Như Quỳnh xem ra đích đến vẫn còn xa.

Bà Lan nói con bà sẽ không có tội nếu được sống trong một quốc gia tự do, tôn trọng nhân quyền. Và đối với bà, đó cũng chính là ý nghĩa cốt lõi của Giải Phụ nữ Can đảm Quốc tế mà Bộ Ngoại giao Mỹ trao tặng con gái bà năm nay.
Theo VOA
phai  
#4 Đã gửi : 29/03/2017 lúc 08:00:11(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Giải thưởng của Mỹ ‘động viên tinh thần’ người Việt

UserPostedImage
Blogger Mẹ Nấm.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 29/3 tôn vinh “sự dũng cảm” của blogger Mẹ Nấm với giải thưởng mà Việt Nam từng nói là “sai trái”, nhưng lại được giới hoạt động người Việt, nhất là nữ giới, coi là “một sự động viên tinh thần”.

Nhà hoạt động xã hội với tên thật là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, hiện bị giam giữ ở trong nước, được trao vắng mặt “Giải thưởng dành cho phụ nữ quốc tế can đảm” tại một buổi lễ với sự tham gia của Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Melania Trump.
UserPostedImage
Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump tham dự lễ trao giải.

Người phụ nữ có hai con nhỏ ở thành phố Nha Trang, Khánh Hòa, được Mỹ công nhận “sự dũng cảm vì nêu lên các vấn đề xã hội dân sự, truyền cảm hứng dẫn tới sự thay đổi ôn hòa, kêu gọi sự minh bạch hơn trong chính phủ và quyền cơ bản của con người, cũng như là một tiếng nói đại diện cho quyền tự do biểu đạt”.
Bà Quỳnh được vinh danh gần sáu tháng sau khi bà bị khởi tố và bắt giam với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”, một tội danh mà chính phủ Mỹ và nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền đã lên tiếng chỉ trích.
Bốn năm trước, blogger Tạ Phong Tần cũng được Bộ Ngoại giao Mỹ tôn vinh vì sự dấn thân cho các hoạt động xã hội, trong khi đang thụ án tù cũng vì tội “tuyên truyền chống nhà nước” năm 2013.
Trả lời VOA Việt Ngữ từ California, nơi cư trú hiện thời của bà sau khi được trả tự do năm 2015, bà Tần nói bà từng cảm thấy “hãnh diện”.
UserPostedImage
Blogger Tạ Phong Tần được chào đón khi tới Mỹ năm 2015.

Người phụ nữ này nói thêm: “Đấy là một sự động viên tinh thần vô cùng to lớn, vì mình biết rằng sự đấu tranh của mình không đơn độc. Mình không đơn độc trong thế giới văn minh. Ở trong nhà tù, dĩ nhiên mình đơn độc giữa bầy sói cộng sản, nhưng đối với thế giới bên ngoài, mình không đơn độc. Mình vẫn được mọi người quan tâm đến mình. Cả thế giới văn minh quan tâm đến mình”.
Về giải thưởng mà Mỹ còn trao cho nhiều nhà hoạt động nữ khác trên khắp thế giới, blogger từng là công an Việt Nam cho rằng bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh có lẽ “cũng nghĩ” như bà.
Tuy nhiên, bà Tần nói thêm: “Chúng tôi không ai muốn dấn thân đấu tranh. Là những người phụ nữ, chúng tôi vẫn muốn một cuộc sống bình yên như tất cả mọi người, nhưng cái tình thế nó bắt buộc như thế. Nếu Việt Nam có các quyền cơ bản thì đâu cần ai đấu tranh để mà có cái giải thưởng”.
UserPostedImage
Blogger Mẹ Nấm và con gái năm 2012.

Tới tối ngày 29/3, Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa có phản ứng về việc Mỹ trao giải cho bà Quỳnh, nhưng trước đây, khi bà Tạ Phong Tần được vinh danh, Hà Nội từng nói rằng “đây là việc làm sai trái, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, không có lợi cho sự phát triển quan hệ hai nước”.
Khi ấy, báo chí trong nước cũng đồng loạt chỉ trích Washington, và bà Tần nói với VOA tiếng Việt rằng bà biết tin mình đoạt giải cũng nhờ một bài báo lên án hành động của Mỹ trên tờ Nhân Dân.
Tin về giải thưởng dành cho bà Quỳnh được cả Đại sứ Mỹ ở Hà Nội lẫn Tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở TP HCM loan đi trên Facebook của hai nhà ngoại giao này sáng 29/3 (giờ địa phương), thu hút hàng nghìn lượt ‘like’ (thích) và hàng trăm comment (bình luận) trái chiều.
UserPostedImage
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius.

Từ Sài Gòn, nhà hoạt động xã hội Bùi Thị Minh Hằng nhận xét về “Giải thưởng dành cho phụ nữ quốc tế can đảm” dành cho một người phụ nữ Việt:
“Tôi cho rằng đây là một sự nhìn nhận và động viên rất là kịp thời. Tình trạng mà chị Như Quỳnh hay bất cứ một người nào trong xã hội Việt Nam khi mà lên tiếng nói đấu tranh thì cái sự can đảm nó đều như nhau cả. Tôi thấy là, bên cạnh đó, còn có chị Trần Thị Thúy Nga, hiện nay vẫn đang bị giam cầm [vì tội ‘tuyên truyền chống nhà nước] mà chưa hề có bản án. Tôi cho rằng mỗi người một cách, nhưng tất cả những con người dám đứng lên đấu tranh, dám đứng lên, lên tiếng nói sự thật ở trong một chế độ tà quyền như thế này, thì họ đều là những con người dũng cảm”.
Người phụ nữ trực ngôn, mới ra tù hồi tháng Hai vừa qua, nói tiếp: “Bình thường một người nam giới đi hoạt động nó đã vô cùng khó khăn nhưng mà đối với nữ giới chúng tôi, nhất là tình trạng chị em có con nhỏ, thì đấy quả là khỏ khăn vô cùng lớn, và phải có ý chí quật cường như thế nào thì những người phụ nữ đó mới có thể làm những công việc của mình trong suốt một thời gian dài được”.
UserPostedImage
Nhà hoạt động Bùi Thị Minh Hằng khi ra tù ngày 11/2/2017.

Trong khi báo chí trong nước im tiếng về giải thưởng mà bà Quỳnh được Bộ Ngoại giao Mỹ trao, một số người Việt đã lên trang Facebook của Đại sứ Ted Osius và Tổng lãnh sự Mary Tarnowka.
Một Facebooker tên Do Thanh Lam viết rằng giải thưởng là “sự ghi nhận cho Mẹ Nấm” trong khi đó một người khác tên Khai Minh Tran lại nói nó “mang mùi chính trị”.
Theo VOA
xuong  
#5 Đã gửi : 29/03/2017 lúc 06:28:46(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Mẹ Nấm - Người Phụ Nữ Quốc Tế Dũng Cảm

UserPostedImage

Trước việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chọn blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cùng 12 phụ nữ khác trên khắp thế giới cho Giải thưởng Những Người Phụ Nữ Quốc Tế Dũng Cảm (1), nhiều người đã bày tỏ tâm tình đối với Mẹ Nấm qua sự kiện này. Trong sự đồng hành tranh đấu cho một tương lai Việt Nam tươi sáng, có thể nói mỗi người đều tìm được bóng dáng của mình trong nhau. Đó là lòng ái quốc, khát vọng cho tự do, dân chủ, công bằng, bác ái.


Xin gửi đến quý độc giả những tâm tình của nhiều người hoạt động gửi đến blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - Người Phụ Nữ Quốc Tế Dũng Cảm.


Linh mục Anton Lê Ngọc Thanh - DCCT Sài Gòn: Mỗi lần nghe tên Việt Nam được xướng lên trong danh sách Những Phụ Nữ Can Đảm Của Thế Giới tôi vui buồn lẫn lộn. Trước đây là nhà báo tự do Tạ Phong Tần, năm nay là Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Vui vì những nỗ lực hết mình, bất chấp rủi ro của Mẹ Nấm dành cho quyền tự do ngôn luận, bảo vệ các nhà hoạt động và ngăn chặn tình trạng bị chết trong đồn công an, đã được không chỉ người Việt Nam trong nước và hải ngoại biết đến, mà được cả Bộ ngoại giao Hoa Kỳ công nhận đó là một giá trị xứng đáng cả thế giới khen ngợi. Nhưng buồn vì đất nước mình sao lại cứ giam cầm phụ nữ cách bất công, sao cứ đẩy phái yếu phải hành động thay cho phái mạnh. Nhất là tại sao những đấng mày râu và quan chức lại đành ra tay bất công với Mẹ Nấm và nhiều phụ nữ yêu nước khác khiến thế giới phải lên tiếng.



Luật sư Lê Công Định - Sài Gòn: Tin chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) được Bộ ngoại giao Hoa Kỳ trao Giải thưởng Phụ nữ quốc tế dũng cảm thật sự làm tôi xúc động mạnh. Đó là sự nhìn nhận ở tầm mức quốc tế công sức bao năm qua của chị trong công cuộc tranh đấu cho quyền tự do ngôn luận nói riêng và quyền con người nói chung ở Việt Nam. Giải thưởng này tôn vinh những phụ nữ bị bắt giam, đánh đập và đe dọa giết chết vì đã đứng lên cho công lý, nhân quyền và pháp trị. Mẹ Nấm hoàn toàn xứng đáng với giải thưởng này, và chị đã đi vào lịch sử không chỉ của Việt Nam, mà còn của nhân loại như một chiến sĩ tranh đấu bảo vệ các giá trị tốt đẹp nhất của nền văn minh chúng ta. 


Tôi vừa gặp bà Lan, thân mẫu chị Quỳnh, nghe bà kể lại những khó khăn mà phía cơ quan an ninh cũng như công an trại giam gây cho bà trong thời gian qua, khi bà tiếp xúc họ để đề đạt nguyện vọng được nhận tin tức về con gái mình trong tù. Câu chuyện của bà Lan chỉ là một phần trong hàng ngàn ví dụ về tình trạng vô pháp và lối hành xử tùy tiện của nhà cầm quyền Việt Nam đối với công dân mình. Giải thưởng quốc tế dành cho chị Quỳnh chắc chắn cũng là phần thưởng tinh thần vô giá dành cho thân mẫu của chị trong những ngày tháng khó khăn trước mắt. Bà hiện đang thay thế chị Quỳnh nuôi nấng hai con thơ của chị và người mẹ già ngoài 90 tuổi đang đau yếu. Trong lòng tôi đó mới thực sự là những người phụ nữ, người mẹ Việt Nam anh hùng. Họ xứng đáng với mọi lời ca ngợi, không cần và bất chấp sự tuyên truyền vô nghĩa của nhà cầm quyền.



Blogger Phạm Thanh Nghiên (Thành viên MLBVN) - Là một người bạn của Quỳnh, tôi thật sự vui và hãnh diện khi Quỳnh được trao giải thưởng này. Nó là sự ghi nhận dành cho những nỗ lực không mệt mỏi của Quỳnh suốt gần 10 năm qua. Thế giới sẽ biết nhiều hơn về những gì đang xảy ra ở VN dưới sự cai trị của đảng cộng sản.


Nó cũng cổ vũ tinh thần cho mọi nỗ lực tranh đấu của người dân Việt Nam trong sứ mạng giải thoát đất nước khỏi sự kìm kẹp.


Nhưng, những giải thưởng như thế này tự thân nó mang thông điệp rõ ràng rằng: VN không có nhân quyền.


Chừng nào những giải thưởng như thế còn trao cho người Việt thì chừng ấy VN vẫn là một đất nước không tự do.


Chừng nào những giải thưởng như thế còn trao cho người Việt thì chừng ấy những nỗ lực của chúng ta còn được cộng đồng Quốc tế ghi nhận. Và như thế, công cuộc dân chủ hoá sẽ đi gần đến ngày chiến thắng.


Xin chúc mừng Blogger Mẹ Nấm -Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.


Xin chúc mừng những người phụ nữ can đảm đã dám đánh đổi tự do của mình để chấp nhận tù đầy hầu mang lại tựdo cho đất nước trong tương lai.



Blogger Nguyễn Hoàng Vi (Thành viên MLBVN) Sài Gòn: Khi biết tin blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được Bộ ngoại giao Hoa Kỳ chọn trao giải Người Phụ Nữ Can Đảm năm nay, tôi vô cùng vui mừng và xúc động. 


Chị Quỳnh hoàn toàn xứng đáng với giải thưởng này bởi những đóng góp và hy sinh của chị cho phong trào chung.


Về mặt phong trào: Giải thưởng này như một sự công nhận tính chính nghĩa cho những nỗ lực tranh đấu của những người hoạt động dân chủ - nhân quyền tại Việt Nam. Đồng thời, cũng đánh tan luận điệu mà nhà cầm quyền CSVN luôn chụp mũ cho những người đấu tranh là “những phần tử xấu”, “phản động”, “thế lực thù địch”... 


Về mặt Quốc tế: Khi một người phụ nữ Việt Nam được giải thưởng mang tầm Quốc tế sẽ gây được sự quan tâm, chú ý của Thế giới đến tình hình chính trị Việt Nam mà có những hỗ trợ cần thiết cho phong trào tranh đấu ở Việt Nam. Giải thưởng này cũng là một thông điệp hùng hồn gửi cho những người đang tranh đấu cho môi trường, nhân quyền, tự do và dân chủ tại Việt Nam: chúng ta không bị bỏ quên nếu bị tù đày.


Blogger Hải Âu (Thành viên MLBVN): Thông tin chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - Blogger Mẹ Nấm được Bộ Ngoại giao chính phủ Hoa Kỳ trao giải “người phụ nữ cam đảm”, trước hết tôi xin chúc mừng chị. Để có được kết quả này ắt hẳn Mẹ Nấm đã phải trải qua quãng thời gian dài với vô vàn khó khăn, nguy hiểm khi hoạt động cho dân quyền, nhân quyền và môi trường tại Việt Nam. Những hoạt động của chị đã gây sự sợ hãi cho chế độ cũng như nhà cầm quyền cộng sản. Vì lẽ ấy chị đã nhiều lần bị đánh đập, bị khủng bố tinh thần và hiện tại đang bị nhà cầm quyền bắt giam một cách vô nhân đạo khi tước đoạt mọi quyền con người, ngay cả quyền được tiếp cận luật sư. Tất cả những điều tồi tệ mà cộng sản đối xử với chị chỉ làm cho tinh thần của một người mẹ can đảm dẫn thân càng thêm kiên định. 


Không phải ngẫu nhiên mà chính phủ Hoa Kỳ chọn Mẹ nấm để trao giải thưởng, bởi lẽ họ thấu hiểu nỗi sợ hãi trước sự đàn áp của cộng sản đảng dành cho những ai bất đồng chính kiến. Bởi họ biết Mẹ Nấm đã phải hy sinh hạnh phúc cá nhân, chấp nhận sự đau khổ từ sự chia cách tình mẫu tử mà cộng sản gây ra cho chị. Giải thưởng ấy như một sự công nhận công sức đóng góp của chị trong suốt nhiều năm hoạt động. Điều ấy cũng đã tạo cảm hứng cho nhiều người trong xã hội, giúp họ phần nào vượt qua sự sợ hãi để can đảm cất lên tiếng làm người của mình. 


Là một thành viên Mạng lưới Blogger Việt Nam, và cũng cộng sự của Mẹ Nấm, tôi cảm thấy tự hào về con người của chị, càng tự hào hơn khi MLB VN có cá nhân được chính phủ Hao Kỳ vinh danh. Điều ấy không nói lên ánh hào quang của Mẹ Nấm mà chỉ tô điểm thêm tinh thần kiên định của chị trong công cuộc chống lại bất công xã hội, mưu cầu sự phồn thịnh cho quê hương và xóa bỏ chế độ độc tài cộng sản tại Việt Nam.


Một lần nữa xin được chúc mừng Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và cầu chúc Blogger Mẹ Nấm luôn kiên định trước bạo quyền cộng sản để tiếp tục là tấm gương của sự can đảm dẫn thân vì quê hương, đất nước.


Blogger Trịnh Kim Tiến (Thành viên MLBVN) - Hà Nội: Tôi nghĩ rằng Blogger Mẹ Nấm hoàn toàn xứng đáng với giải "Người phụ nữ cần đảm". Đến nay đã được gần 6 tháng chị bị bắt giam nhưng cơ quan điều tra tỉnh Khánh Hoà vẫn chưa để chị được tiếp xúc với luật sư nên tôi tin rằng đến giờ chị vẫn không thỏa hiệp với bất công, dù sống trong cảnh lao tù tăm tối nhưng chị vẫn rất kiên định với những gì chị làm. 


Mọi hoạt động của blogger Mẹ Nấm đều phù hợp với Hiến pháp. Đòi hỏi một xã hội minh bạch, một chính quyền trong sạch là quyền chính đáng của mọi công dân. Những việc Mẹ Nấm từng làm đã thúc đẩy không nhỏ đến sự thay đổi trong xã hội, ít nhất là giúp nhiều người nhận thức ra họ có quyền lên tiếng trước các vấn đề chung của đất nước. Bất chấp sự đe dọa, đánh đập, đàn áp chị giúp đỡ cho những nạn nhân đang phải chịu bất công bởi những chính sách công và cơ quan công quyền. Dù trong lúc bệnh tật mệt mỏi nhất thì chị cũng không từ bỏ những việc còn dang dở. Nghị lực, sự can đảm của chị không phải ai cũng có được. Chị đã bị bắt giam khi 2 con chị còn quá bé, đứa nhỏ còn đang tuổi bú mớm. Việc BNG Hoa Kỳ trao giải "Người phụ nữ can đảm" cho chị trong lúc này sẽ là nguồn động viên tinh thần không nhỏ cho gia đình chị. Những đứa trẻ sẽ luôn tự hào về mẹ của nó.


Blogger Huỳnh Anh Tú (Thành viên MLB VN) Sài Gòn: Trước hết xin được chúc mừng, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, (blogger Mẹ Nấm) với giải thưởng “Người phụ nữ can đảm” do Bộ Ngoại giao chính phủ Hoa Kỳ trao. 


Đây được xem là một sự ghi nhận những đóng góp không mệt mỏi của Quỳnh đối với phong trào đấu tranh dân chủ, nhân quyền và bảo vệ môi trường tại Việt Nam. 


Quỳnh đã phải chịu đựng nhiều khó khăn, gian khổ và nguy hiểm trên con đường hoạt động của mình. Bằng chứng là hiện tại cô ấy vẫn đang bị giam cầm tại nhà tù cộng sản.


Những hy sinh và đóng góp của Quỳnh đã khơi dậy niềm cảm hứng cho nhiều người nhất là giới trẻ trong nước vẫn còn chưa vượt qua nỗi sợ hãi để đứng lên đấu tranh cho sự thật. 


Về giải thưởng của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ dành cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tôi thấy thật xứng đáng. 


Qua sự vinh danh ấy nhắc nhớ chúng ta cần nỗ lực nhiều hơn nữa trên bước đường đấu tranh và đồng hành cùng dân tộc, chứ không nhằm vào giải thưởng. 


Một lần nữa, với tư cách là thành viên MLB VN, Tôi xin được gửi lời chúc mừng Mẹ Nấm được vinh dự nhận giải thưởng này.


Blogger Dương Đại Triều Lâm (Thành viên MLBVN): Tôi xin được gởi lời chúc mừng đến chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - Người đang bị cầm tù sau những song sắt, trong bốn bức tường nhỏ.


Giải thưởng này như là một sự ghi nhận cho quá trình tranh đấu không biết mệt mỏi trong những năm qua của chị cho tự do, dân chủ, nhân quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.


Trong quá trình đó, mặc dù đã nhiều lần bị hành hung, bắt giữ, câu lưu, đe dọa... nhưng những điều đó chưa bao giờ làm chị chùn bước hay sợ hãi.


Sự quả cảm, gan dạ và kiên định trong từng bước chân trên con đường của lẽ phải, của chân lý như chị đã thôi thúc và là điểm tựa tinh thần cho những người trẻ như tôi tham gia vào các hoạt động xã hội, cổ vũ cho tự do, dân chủ và nhân quyền.


Chúc mừng chị, người phụ nữ can đảm.


Blogger Vũ Sỹ Hoàng (blogger Hành Nhân - thành viên MLBVN) - Sài Gòn: Giải thưởng đó hoàn toàn xứng đáng với Mẹ Nấm. Vì chị ấy rất dũng cảm khi dám đương đầu với những khó khăn của một bà mẹ có 2 con nhỏ, để dám cất lên tiếng nói và những hành động để bảo vệ môi trường, hỗ trợ pháp lý cho người dân, lập hồ sơ chi tiết những vụ công an bạo hành người dân, cổ súy cho tự do ngôn luận... 

Giải thưởng này sẽ ghi nhận những nỗ lực cao cả của Mẹ Nấm và khích lệ rất nhiều đối với gia đình, người thân, bạn bè của chị ấy; chứng tỏ những gì Mẹ Nấm làm là đúng đắn, chính nghĩa, được cả thế giới thừa nhận và vinh danh chứ không phải như những gì truyền thông trong nước lên án và bôi nhọ chị ấy.


Họa sĩ Mai Xuân Dũng - Hà Nội: Vừa qua được biết Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chọn blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cho giải thưởng Người Phụ Nữ Can Đảm. Cá nhân tôi theo dõi những hoạt động vì nhân quyền của Mạng lưới Blogger Việt nam và thấy những đóng góp của MLBVN, trong đó có cá nhân của Quỳnh là rất đáng ghi nhận và cảm phục. MLBVN là một tổ chức XHDS đóng góp chính yếu cho công cuộc khai trí, tranh đấu bảo vệ Quyền con người trên cả lĩnh vực Truyền thông và các hoạt động ngoài xã hội. Thay mặt anh chị em nhóm MAI information và cá nhân, xin cảm ơn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã có sáng kiến và tổ chức trao giải danh giá này. Xin cảm ơn.


Nhà báo Phạm Đoan Trang - Hà Nội: Giải thưởng “Những người phụ nữ quốc tế dũng cảm” là một giải thưởng thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ để tôn vinh những người phụ nữ có khả năng lãnh đạo, can đảm, tháo vát, sẵn sàng hy sinh vì người khác. Nó được cựu ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice thành lập năm 2007. Việt Nam đã có một người nhận giải thưởng này vào năm 2013, đó là tù nhân lương tâm Tạ Phong Tần, khi ấy vẫn đang ngồi tù theo Điều 88 Bộ luật Hình sự, “tuyên truyền chống nhà nước”, chỉ vì đã thực thi quyền tự do biểu đạt của mình. Năm 2017, nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm, trở thành người phụ nữ Việt Nam thứ hai nhận giải thưởng này, và cũng là khi chị đang ngồi tù theo Điều 88, chỉ vì đã thực thi quyền tự do biểu đạt của mình. Cụ thể hơn, vì chị đã lên tiếng về những bất công trong xã hội, những sai trái của chính quyền, nạn công an bạo hành dân, nạn doanh nghiệp cấu kết với quan chức để tàn phá môi trường, v.v...


Nhiều người biết đến Mẹ Nấm như một blogger, một nhà báo công dân thẳng thắn, hay một nhà hoạt động nhân quyền mạnh mẽ. Riêng tôi thì nghĩ phong trào dân chủ-nhân quyền Việt Nam cũng có nhiều người thẳng thắn, mạnh mẽ không kém; tuy nhiên, phải nói là độ can đảm ở những người như Mẹ Nấm hay Thúy Nga cần được đánh giá cao hơn, vì hoàn cảnh của các chị. Họ là những phụ nữ đơn thân, nuôi con nhỏ; họ sống ở các địa phương mà lực lượng công an hung dữ và sự kém hiểu biết về pháp luật, nhân quyền còn kinh khủng hơn cả ở Hà Nội hay Sài Gòn; họ đấu tranh nhiều lúc gần như đơn độc, không có mạng lưới bạn bè, anh em hoạt động cùng hỗ trợ… Vì lẽ đó, tôi cho rằng Mẹ Nấm, Thúy Nga và những phụ nữ như hai chị đều rất xứng đáng nhận giải thưởng “Những người phụ nữ quốc tế dũng cảm” năm 2017. Thật tiếc là giải chỉ có thể được trao cho một người; tuy nhiên, Mẹ Nấm hoàn toàn xứng đáng.


Nhà báo Tường An (Pháp): Một buổi chiều mở facebook, một stt nhỏ trên FB của Mẹ Nấm Nguyễn Ngoc Như Quỳnh làm tôi loay hoay suy nghĩ về công việc mình và một số người đang làm - mà nhiều người gọi bằng danh từ rất cao cả là "đấu tranh": Trên tường nhà của Mẹ Nấm ngày 9/10/2016, chị viết: "Bất kỳ ai cũng đều có quyền được sống cho đúng nghĩa con người – có cho đi và nhận lại".


Câu nói không lạ, nhưng nó khiến cho mình một thoáng đứng lại và quay nhìn đoạn đường đã qua, những người đã gặp. Như Quỳnh là một trong những người dấn thân rất sớm, lúc ấy, FB chưa xuất hiện tại Việt Nam, mọi người biết đến một người viết blog chăm chỉ và cứng rắn qua bút hiệu "Mẹ Nấm". Từ đó, cái tên Mẹ Nấm được nhiều người biết đến hơn cả cái tên thật đẹp đẽ được Mẹ chị tặng là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Và dĩ nhiên, bộ máy an ninh của nhà nước cũng rất quan tâm. Những bài viết đanh thép của chị đã đưa thực trạng Việt Nam đến với thế giới bên ngoài.


Là một người làm việc trong ngành du lịch, vốn ngoại ngữ khá là một vũ khí thêm nữa để chị tiếp cận với người ngoại quốc và từ đó, vạch ra những gì che dấu sau bức tranh đẹp đẽ của đất nước mang tên "Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam". Cũng như nhiều người khác, Chị bắt đầu con đường đấu tranh của mình từ việc đau lòng trước những bất công xã hội và muốn cho con mình không phải sống trong một xã hội mà chị đang phải chịu đựng như bây giờ. Từ đó, Mẹ Nấm đứng lên! 


Sau nhiều lần bị bắt, thế giới đã biết đến Mẹ Nấm như một người phụ nữ can đảm. Nha Trang, nơi chị ở không tập trung nhiều người đấu tranh. nhưng đó không là rào cản cho người phụ nữ này. Chị làm những gì chị nghĩ mình cần phải làm cho xã hội, chị không rao bán danh, không vòi vĩnh lòng thương hại của ai. Hình ảnh chị đơn độc ngồi cầm biểu ngữ ở một bệ đá nào đó ở Khánh Hòa rồi công an ập tới, rồi gương mặt chị bầm tím là cái giá mà chị phải trả để được cho quyền được làm người trong chế độ cộng sản. Với bản tính cứng rắn, không khuất phục, chị bị công an đánh khá nhiều lần. Và, cũng vì bản tính cương trực, thẳng thắn đó, chị cũng bị "đánh" theo nghĩa bóng bởi một vài người đồng hành và theo định nghĩa như trong stt của Mẹ Nấm: đó là cái chị nhận được sau khi đã cho đi, rất nhiều. Đó là cái stt cuối cùng Mẹ Nấm viết trên FB của chị. Ngày hôm sau, 10/10/2016 chị bị bắt theo điều 88. 


Nhìn những hình ảnh Mẹ Nấm hạnh phúc bên những đứa con xinh xắn. Chắc chắn chị phải nghĩ sẽ có một ngày chị bắt buộc phải xa lìa con mình để vào tù nếu tiếp tục đấu tranh, nhưng ngay cả ý nghĩ đau đớn đó cũng không làm chị ngừng nghỉ. Mà, có lẽ, nó còn là động lực thúc đẩy chị dấn thân hơn nữa vì chị muốn rằng con chị phải được trưởng thành trong một xã hội tốt đẹp hơn, nhân bản hơn. Hy sinh hạnh phúc riêng tư để đấu tranh, chấp nhận tù đày cho lý tưởng của mình. Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh xứng đáng với hai chữ "Can Đảm"


Chị Tôn Nữ Khiêm Cung - Nha Trang: Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là một người mẹ đơn thân, điều đó hơn hết đã là một lựa chọn dũng cảm trong cuộc sống này. Mà chị, lại còn chọn con đường chông gai nhất, ít bằng phẳng nhất để đi. Cho xã hội này, cho gia đình chị và cho tương lai của con chị, em nghĩ chị xứng đáng với giải thưởng đó. Em không tin những gì họ nói khi nói chị Quỳnh làm những việc đó chỉ vì tiền mà nhiều người gán ghép, em không tin một ai đó có thể đánh đổi cả bình yên, cả gia đình, cả tự do, cả xương máu và hơn hết là được bên cạnh những đứa con của mình chỉ để nhận tiền. Với vị trí một người con gái/phụ nữ, em không tin những điều đó. Em tin chị Quỳnh, và chị ấy xứng đáng."


Chị Lê Bảo Nhi - Sài Gòn - Nhóm Vì môi trường: "Chị nghĩ Quỳnh hoàn toàn xứng đáng, Quỳnh yêu nước, yêu dân và thực sự dấn thân. Chị khâm phục Quỳnh. Ảnh hưởng của Quỳnh khá lớn trong cộng đồng. Nhờ sự đấu tranh của Quỳnh mà nhiều người thức tỉnh."


Ca sĩ Lâm Ngân Mai - Sài Gòn: Trong tất cả các nhân vật đấu tranh dân chủ nhân quyền, chị Quỳnh là người mà Mai nể trọng nhất! Thiếu chị ấy Mai sẽ mất đi nhiều niềm tin vào công việc tranh đấu chung. Thiếu chị ấy chúng ta thiếu một người xông xáo, nhiệt tình trong việc bảo vệ môi trường và tống xuất Formosa ra khỏi VN. 


Chị ấy là người giữ lửa cho hậu biểu tình.


Bằng những bài viết tha thiết động viên.


Giờ thì không còn nữa rồi.


Sau khi Quỳnh bị bắt Mai mới cảm nhận được giá trị những giải thưởng không đơn giản tự nhiên họ chọn chị ấy.


Chị Nguyễn Huyền Trang (Phóng viên Tin Mừng Cho Người Nghèo) - Sài Gòn: Chị Như Quỳnh đã nhiều lần – dù một mình – vẫn kiên trì mạnh mẽ lên tiếng, phản đối Trung Cộng có hành vi xâm lấn biển đảo Việt Nam, phản đối thảm họa Formosa… bằng nhiều cách ngay tại tư gia hoặc các điểm công cộng ở khu vực Nha Trang, nơi gia đình nhỏ bé của chị đang sinh sống. Cũng một thân một mình, chị sẵn sàng lên đường, lặn lội vào Sài Gòn tham dự các cuộc biểu tình yêu cầu môi trường sạch, biển sạch… Đó là điều tôi ấn tượng nơi chị Quỳnh, mặc dù chưa có nhiều cơ hội tiếp xúc, trò chuyện với chị. Giải thưởng “Người Phụ Nữ Can Đảm” của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ dành tuyên cho chị Như Quỳnh là sự khích lệ cho cá nhân chị, cho Gia đình chị cũng như cho các bạn trẻ - đặc biệt là nữ giới có quyền thực thi quyền chính trị, “quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước”.
xuong  
#6 Đã gửi : 29/03/2017 lúc 06:40:17(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Anh Trương Minh Tam (Thành viên Con Đường Việt Nam) - Hà Nam: Thời gian gần đây do có một số công chuyện cá nhân nên tôi cũng ít có điều kiện theo dõi thông tin. Tuy nhiên tôi cảm thấy rất vui và không hề bất ngờ khi hay tin: Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chọn chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh để trao giảo Người phụ nữ can đảm.


Lý do vui thứ nhất của tôi đó là những năm gần đây, hàng loạt các tổ chức quốc tế, các cơ quan ngoại giao các nước đã ngày một quan tâm hơn đến tình hình nhân quyền và những người hoạt động xã hội ở Việt Nam. Việc họ dành các giải thưởng của mình cho các nhà hoạt động xã hội Việt Nam chứng tỏ một điều tình hình nhân quyền nói chung, đường lối chính trị và phương thức quản lý quốc gia của người cộng sản Việt Nam đã lỗi thời và có vấn đề, các hoạt động xã hội của những người tiến bộ trong xã hội Việt Nam là đúng đắn, là tiếng nói của lương tri. Sự ủng hộ của họ sẽ làm cho những người dấn thân luôn cảm thấy không cô đơn và mạnh mẽ hơn rất nhiều.


Trong vai trò là một nước có ảnh hưởng lớn trên thế giới và cũng cần nhấn mạnh sự ảnh hưởng lớn đó không phải đến từ uy lực quân sự mà nó đến từ các giá trị dân chủ, tự do, tiếng nói của nước Mỹ nói chung và của Bộ Ngoại giao Mỹ nói riêng bao giờ cũng mang giá trị có tính chất gợi mở, soi lối cho cách nhìn của thế giới về một vấn đề nào đó trên thế giới. Vì thế khi BNG Hoa Kỳ quyết định trao giải thưởng này cho chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh lại càng có ý nghĩa hơn đối với phong trào đòi tự do, dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam.


Lý do vui thứ hai tôi muốn dành cho cá nhân chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Cũng xin nói ngay là mặc dù có thể quan điểm và phương thức đấu tranh của chị Quỳnh tôi không hoàn toàn đồng ý. Nhưng tôi xin chúc mừng chị ấy về giải thưởng này cũng như những giải thưởng trước đây chị ấy được nhận. Sự ghi nhận về chị từ các giải thưởng khác nhau, dù thế nào đi chăng nữa cũng là những đánh giá khách quan về những hoạt động, cống hiến của chị ấy cho phong trào chung. Trên quan điểm bảo vệ quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận và biểu đạt thì chúng ta không thể nhân danh điều gì mà không tôn trọng và cũng tôn vinh những giá trị mà cá nhân chị ấy đạt được.


Nguyễn Ngọc Như Quỳnh thực sự là người phụ nữ can trường. Trong hoàn cảnh là một bà mẹ đơn thân nuôi 2 con nhỏ mà chị ấy đã làm được rất nhiều việc mà đến ngay đàn ông chúng tôi cũng chưa thể làm được. Xin phép không liệt kê lại những việc chị đã làm được bởi ai cũng đều biết. Chỉ xin nhận xét là những hoạt động của chị đã thực sự gây cảm xúc cho rất nhiều người trong đó đặc biệt là các bạn trẻ ý thức được việc phải mở miệng, phải chủ động những việc làm của mình trong việc tranh đấu cho xã hội thay đổi chứ không phải thụ động ngồi chờ người khác làm.


Chị Quỳnh đã bị Nhà nước Việt nam bắt giữ với cáo buộc Tuyên truyền chống phá nhà nước theo điều 88 bộ luật Hình sự 1999. Đã 6 tháng trôi qua mà vẫn chưa được xét xử. Việc Bộ Ngoại giao HK trao tặng chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh giải thưởng này sẽ rất có ý nghĩa cho chính chị và cũng là áp lực lớn cho phiên xét xử của Nhà nước với chị ấy.


Thời gian gần đây, cùng với việc Nhà nước bắt hàng loạt các nhà hoạt động trong đó có những nhà hoạt động nữ như chị Cấn Thị Thêu, chị Trần Thuý Nga khiến mọi người hết sức bất bình và lo lắng vì các giá trị nhân bản, đạo đức của xã hội dành cho phụ nữ đã bị chính thể ngang nhiên chà đạp một cách bất chấp. Mong sao các cơ quan ngoại giao các tổ chức quốc tế sẽ dành nhiều sự quan tâm có hiểu quả tới những người phụ nữ này. Và trong vai trò chủ động, tôi cũng mong mỗi người Việt Nam hãy dành cho những người phụ nữ cam đảm này sự ủng hộ tôn vinh của riêng mình cho họ theo những cách có thể.


Anh Trần Bang - Sài Gòn: Đây là lựa chọn rất chính xác của Bộ NG Mỹ. Mẹ Nấm là người một trong những người phụ nữ can đảm trong MLB. Tôi biết MLB từ năm 2014, lúc chuẩn bị cho Kế hoạch nhân quyền 2015 qua Hoàng Vi. Gặp Mẹ Nấm trong cuộc biểu tình 1-5-2014 tại SG chống giàn khoan HD981 của TQ xâm phạm vùng biển VN. Biết Mẹ Nấm chống tiêu cực ở Nha Trang qua những bài viết trên FB... Mẹ Nấm chống Formosa liên tục bằng rất nhiều hình thức...


Blogger Nguyễn Thị Bích Ngà (Nhóm Vì Môi trường) - Sài Gòn: Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là người phụ nữ can đảm trong nhiều người phụ nữ can đảm mà tôi biết. Nhiều năm qua, cô ấy đã bền bỉ đấu tranh không ngừng cho nhân quyền, cho môi trường, cho công lý tại Việt Nam.

Bất chấp những sự ngăn chặn, giảm lỏng tại nhà, câu lưu, bắt bớ trái phép kể cả đánh đập của nhà cầm quyền, cô ấy vẫn không hề nhượng bộ và đấu tranh đến cùng cho sự công chính. Cô ấy bị bắt khi đang đi bảo vệ công lý cho một tù nhân lương tâm.

Hơn tất cả, là một người mẹ có con nhỏ, cô ấy biết trước mình sẽ phải xa con cái nếu không lùi bước trước cường quyền, nhưng cô chấp nhận nó như một cái giá phải trả cho tương lai của chính con cái mình và xã hội. Phải là một người mẹ rất can đảm mới có thể hi sinh đến thế, cũng như Thúy Nga.

Tôi khâm phục Quỳnh cũng như những người phụ nữ khác. Họ đã đóng góp rất lớn cho sự tiến bộ của công cuộc tìm kiếm dân chủ cho Việt Nam. Quỳnh xứng đáng nhận danh hiệu "Người phụ nữ can đảm" của năm do Bộ ngoại giao Hoa Kỳ trao tặng.

Nhưng, danh hiệu chỉ là danh hiệu, tôi nghĩ, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ có thể làm nhiều hơn thế để Quỳnh cũng như Thúy Nga và những người phụ nữ đang bị giam cầm sớm lấy lại được tự do bởi họ không có tội.


Nhà báo độc lập Nguyễn Tường Thuỵ - Hà Nội: Quỳnh là một phụ nữ can đảm, hoạt động năng nổ, xứng đáng với giải thưởng. Hoàn cảnh của Quỳnh mà hoạt động như thế anh rất khâm phục. Tôi với Quỳnh không có điều gì về cá nhân. Tôi tin rằng Quỳnh sẽ vững vàng trong thời gian tạm giam cũng như ở tù khi bị kết án. Tôi tin công an không khuất phục được Quỳnh.


Cựu TNLT Nguyễn Viết Dũng: Giải thưởng quốc tế cho Người phụ nữ dũng cảm (International Women of Courage Award) là một giải thưởng thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ dành trao tặng cho các phụ nữ khắp nơi trên thế giới mà có tài lãnh đạo, can đảm, tháo vát và sẵn sàng hy sinh cho người khác, đặc biệt để thúc đẩy gia tăng nhân quyền nói chung và quyền phụ nữ nói riêng. Giải thưởng này được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bà Condoleezza Rice lập ra từ năm 2007 nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ, từ đó đến nay, năm nào cũng có những người phụ nữ trên khắp thế giới được vinh danh. Tại Việt Nam, vào năm 2013, đã có người phụ nữ đầu tiên được vinh dự nhận giải thưởng này là blogger "Công lý và Sự thật" chị Tạ Phong Tần là một trong những người đầu tiên tại Việt Nam viết blog để tố cáo/phê phán những sai trái của Đảng Cộng Sản Việt Nam.


Vào năm nay, giải thưởng đã được trao cho chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tôi cho rằng đây là sự ghi nhận xứng đáng của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ dành cho chị, khi chị vẫn đang bị giam giữ trong lao tù Cộng sản chỉ vì đã đứng lên dành lại quyền làm chủ của người dân - đặc biệt là tập tài liệu “Stop police killing civilians - SKC” ("Chấm dứt tình trạng công an giết hại dân thường") với đầy đủ bằng chứng cụ thể nhưng chế độ cộng sản lại coi rằng hành động muốn chấm dứt tình trạng công an giết dân thường này là "lợi dụng quyền tự do dân chủ, kích động nhân dân chống lại chính quyền, chống lại chế độ, gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội".


Những người phụ nữ can đảm, đấu tranh cho quyền lợi của người dân như chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, chị Trần Thúy Nga, cô Cấn Thị Thêu là những người mà cho dù không cần bất kỳ giải thưởng quốc tế nào được trao, thì nhân dân Việt Nam cũng sẽ mãi tôn vinh.


Nhà văn Nguyễn Viện - Sài Gòn: Thật ra, tôi không biết rõ về giải thưởng này lắm, bởi tôi là người ít quan tâm đến các giải thưởng. Tuy nhiên, qua việc Tạ Phong Tần trước đây và bây giờ là Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên dương với danh hiệu “Người phụ nữ can đảm”, tôi cho rằng đó là một giải thưởng đứng đắn và đáng được trân trọng.

Tôi cũng không phải là người quen biết cô Như Quỳnh, nhưng xuyên qua những gì tôi được biết qua những thông tin trên mạng về hoạt động của cô ấy trong thời gian qua, tôi nghĩ cô Như Quỳnh xứng đáng được tôn vinh. Cá nhân tôi đánh giá cao cô Như Quỳnh, bất kể có những nguồn tin không hay về cô ấy, bởi tôi biết cô ấy đã phải trả giá cho việc làm của mình không những bằng những ngày tháng ngục tù và một tương lai bất định, mà cô ấy còn phải đối diện với những đố kỵ, xuyên tạc và sự thiếu hiểu biết của không ít người, kể cả những người cùng chí hướng với cô ấy. Một bi kịch như thế không dễ vượt qua, nhưng cô ấy đã đang vượt qua bằng sự tự tin một cách dũng cảm.

Tôi biết ơn những người như Mẹ Nấm, họ đã vượt qua nỗi sợ hãi cường quyền và sự đố kỵ nhỏ nhen trong những người đấu tranh, chấp nhận nguy hiểm, thiệt thòi, đau khổ để dấn thân cho một hy vọng mong manh, rất mong manh về một xã hội an bình, dân chủ… thì không thể nói gì hơn, một lần nữa, tôi cám ơn họ.


Dân oan, người bảo vệ nhân quyền Trịnh Bá Phương - Hà Nội: Tôi rất vui khi được biết Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã trao giải thưởng Người phụ nữ can đảm cho Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, giải thưởng có ý nghĩa nhằm tôn vinh những phụ nữ đã bị giam giữ, đàn áp vì đã đứng lên cho công lý. Tôi nghĩ chị Quỳnh biết tin này chị sẽ can đảm và mạnh mẽ hơn khi đương đầu với sự đàn áp tàn bạo trong song sắt nhà tù. Với vai trò là một Blogger chị đã quyết liệt đấu tranh cho sự tự do tiếp cận thông tin của người dân trước một nền báo chí bị bóp nghẹt và chỉ phục vụ cho lợi ích của đảng cộng sản. Trước khi bị bắt, chị Quỳnh là người đã đấu tranh tích cực chống thảm hoạ môi trường do Formosa gây ra đối với 4 tỉnh miền trung và vì thế nhiều lần chị đã bị đánh đập, sách nhiễu. Chị bị bắt nên không thể tiếp tục chăm lo cho mẹ già và hai con nhỏ đó là mất mát lớn nhất mà gia đình chị đang phải gánh chịu. Với tôi, chị rất xứng đáng nhận giải thưởng Người phụ nữ can đảm, tôi hi vọng với sự ủng hộ của đông đảo người dân và cộng đồng quốc tế chị sẽ sớm thoát khỏi ngục tù cộng sản. cầu chúc chị luôn bình an.


Em Bụi (Danlambao): Chị Quỳnh xứng đáng được vinh danh là một trong những phụ nữ Cam đảm của Thế giới.


Ngoài những hoạt động tranh đấu bảo vệ chủ quyền, nhân quyền, bảo vệ môi trường, viết bài phản ánh các thực trạng xã hội, tình trạng dân chết oan trong đồn công an chị còn luôn âm thầm giúp đỡ, bênh vực cho những người thân cô thế cô, những người kém may mắn trong xã hội.


Tôi thực sự thán phục chị bởi khối công việc chị đã làm, kể cả khi chị bệnh, chị vẫn sẵn sàng bắt 1 chuyến tàu đêm vào SG sau đó bắt xe khách, taxi để tham sự phiên toà của các dân oan ít người biết đến, để tham dự vụ án công an đánh chết dân.


Với tôi, chị là một người phụ nữ can trường dũng cảm, là đoá hoa trên mảnh đất khô cằn Việt Nam. Chính chị là người giúp tôi vững tin hơn trên con đường tôi đã chọn, chính chị là nguồn động lực để tôi đứng dậy đi tiếp mỗi lần tôi cảm thấy chênh vênh, bế tắc muốn bỏ cuộc…


Hư Vô (Đào Trang Loan - Thành viên MLBVN) Hà Nội: Chị Quỳnh là 1 phụ nữ can đảm, chị đã luôn dùng quyền công dân được công nhận bởi Hiến Pháp và Pháp Luật Việt Nam qui định để đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn, công bằng, dân chủ và tự do thực sự mặc dù chị nhiều lần bị đánh đập, bắt bớ.


Chị biểu tình chống Trung cộng xâm lược, chị tổ chức các buổi cà phê nhân quyền, chị lên án nạn công an bạo hành người dân, người dân chết một cách bất thường trong đồn công an, chị yêu cầu minh bạch Formosa,... những hoạt động của chị khiến cho nhiều người dân nhận thức được quyền của mình và cũng can đảm hơn để thực hành quyền công dân, quyền con người của mình. Chị xứng đáng được nhận Giải thưởng Những Người Phụ Nữ Quốc Tế Dũng Cảm của BNG Hoa Kỳ.


Bùi Phương: Em cảm thấy rất ngưỡng mộ chị Quỳnh và với những cống hiến, hy sinh của mình thì chị ấy xứng đáng nhận được danh hiệu cũng như giải thưởng danh giá của một cơ quan lớn tại Hoa Kỳ. Hy vọng đây là một trong những động thái để nhà nước VN sớm thả chị Quỳnh vô điều kiện và ngay lập tức.


Cựu tù nhân chính trị Phạm Văn Thành (Pháp) đã dành tình cảm cho Mẹ Nấm qua 1 bài thơ văn xuôi đầy cảm động

“Ngày xưa em đến”.


Mặt trận hoang sơ sóng biển rì rào
Nha Trang cát trắng tiếng cười em trong trẻo
tôi người lính độc hành
trong bóng đêm nhìn em ái ngại
rồi cơn giông đến
phũ phàng xô em vào biển động
đôi tay hiền lành
giờ chèo chống giũa bão gió mưa tràn
tôi người lính bơ phờ
bất lực nhìn em tơi bời trên sóng dữ


Những mùa xuân đã đi qua
những mùa giông đã đi qua
Nha trang vẫn ngật ngầy cát trắng
biển vẫn sóng xô
con người bắt đầu một chút đăm chiêu giữa ao đời hỗn độn
và em
mấy con trăng rồi lạnh mình trong cùm xích


tôi người lính trận
ngựa đã chết bên giòng sông lịch sử
nghĩ đến em
lòng muốn vỡ ra ngàn búng máu
nước non còn sầu thảm
đến bao giờ mới hết
những kẻ anh hùng
cười trên bệ cùm trong thân liễu đào thơ
cười trên bệ cùm với nỗi nhớ con thơ


thắp một nén nhang
lạy sống tôi
người chiến binh đã chết
mong hồn bay bổng
về lau mắt cho em những đêm dài nhớ con trong buồng cùm lạnh lẽo!


Paris cuối tháng Tư
gởi Nấm yêu muôn vàn!


Chị Võ Hồng Ly (Sài Gòn): Tôi nghĩ rằng sau tất cả những gì Mẹ Nấm đã làm và cống hiến với những nỗ lực không ngừng nghỉ thì giải thưởng này không những là một phần thưởng xứng đáng đối với Mẹ Nấm mà còn là một lời động viên tinh thần vô cùng lớn lao đối với bản thân chị, gia đình chị nói riêng và đối với cộng đồng tranh đấu nói chung. Hơn nữa, giải thưởng Người Phụ Nữ Can Đảm của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trao cho mẹ Nấm lần này diễn ra trong điều kiện vô cùng đặc biệt, đó là Mẹ Nấm đang bị nhà cầm quyền Việt Nam tạm giữ từ tháng 10 năm 2016 mà không cho phép chị được gặp gia đình, không cho phép chị được gặp luật sư để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chị.


Giải thưởng được trao tặng bởi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng là một thông điệp mạnh mẽ mà chính phủ Mỹ gửi đến nhà cầm quyền Việt Nam và ghi nhận tính chính danh và chính nghĩa trong các hoạt động mà Mẹ Nấm đã làm nhằm đề cao các giá trị tiến bộ của nhân loại trong đó có tự do, dân chủ và quyền con người. Rất hy vọng, giải thưởng này sẽ khiến cho nhà cầm quyền nhìn lại thực trạng ngày càng thụt lùi về dân chủ tại Việt Nam so với các nước khác trên thế giới. Dù nhà cầm quyền có tìm đủ mọi cách để kìm hãm tiến trình dân chủ hóa tại Việt Nam thì họ cần phải biết rằng thế giới đã thay đổi, và Việt Nam cũng sẽ không nằm ngoài quá trình vận động đó. Tôi tin rằng, bằng cách này hay cách khác thì công lý và chính nghĩa sẽ luôn chiến thắng! "Tự do cho Mẹ Nấm! Free Mẹ Nấm! Libérez Mẹ Nấm!!!


Dịch giả Phạm Nguyên Trường - Vũng Tàu: Tôi nghĩ, Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là người hoạt động ôn hòa nhưng rất can trường. Chị làm được nhiều việc mà mọi người đều biết, thiết nghĩ không cần nhắc lại. Việc MN được BNG HK chọn cho giải thưởng Người phụ nữ can đảm là rất xứng đáng và đây là một nguồn động viên nữa cho các chị em phụ nữ cũng như tất cả những người đang tranh đấu cho nhân quyền, tự do và dân chủ ở đất nước chúng ta.


Ông Nguyễn Đình Bổn - Sài Gòn: Tôi chỉ gặp chị 1 lần nhưng theo dõi các hoạt động của chị qua các trang mạng, Tôi cho rằng sự lựa chọn này là xứng đáng. Tôi chỉ gặp chị ngoài đời 01 lần nhưng tôi tin rằng đây là người phụ nữ có ý chí mạnh mẽ, rạch ròi trước cái xấu và bất công xã hội.


Chị Hoài Hương - thành viên Phong trào Tuổi trẻ yêu nước Hải ngoại: Blogger Mẹ Nấm, hay Nguyễn Ngọc Như Quỳnh rất xứng đáng và thật xứng đáng để nhận giải thưởng này. Tình yêu quê hương và dân tộc bộc phát trong từng hành động và lời nói của Quỳnh.

Cũng là phụ nữ và là Mẹ, tôi thấu hiểu được tâm trạng của một người Mẹ thương con, ai cũng muốn được săn sóc cho con, gần gũi con, hôn con, ngồi nhìn con lớn lên qua từng làn da, đốt xương, nụ cười, lời nói… Nhưng vì sự tồn vong của Dân tộc Việt, mà chị, người phụ nữ đang có con nhỏ, sẵn sàng đương đầu trực diện với mọi nguy hiểm mà nhà cầm quyền độc tài Cộng Sản Việt Nam đã và đang làm với bất cứ những ai lên tiếng chỉ trích các sai trái đang diễn ra tại Việt Nam. Tình yêu dân tộc, đất nước đã được chị Như Quỳnh đặt lên trên tình yêu cá nhân, gia đình. Nước mất, nhà tan, dân tộc bị xóa sổ trên thế giới thì mái ấm và tình yêu cá nhân gia đình có giữ được chăng chỉ là nỗi đau tận cùng của một kiếp người.


Cũng là người phụ nữ Việt Nam quan tâm đến quê hương, dân tộc Việt Nam, tôi hiểu chị Như Quỳnh, thương chị, trân quý chị, cảm được nỗi đau riêng của sự chia lìa tình Mẹ-Con, và nỗi đau chung của những người Việt Nam quan tâm đến vận mệnh đất nước. Giải thưởng “ Phụ Nữ Quốc Tế Dũng Cảm” không những là món quà tinh thần cao cả mà chị Như Quỳnh xứng đáng được nhận mà còn nói lên sự quan tâm đến quyền con người, sự bảo vệ những cá nhân yêu công lý, chống độc tài, bạo quyền luôn được thế giới văn minh quan tâm bảo vệ, sự khuyến khích những người phụ nữ khác sẵn sàng bày tỏ thái độ cứng rắn về quyền con người, và sự lên án gay gắt đến nhà cầm quyền độc tài Cộng Sản đã đàn áp, bắt bớ, đánh đập và bỏ tù người dân yêu công lý, đứng lên đòi quyền yêu nước, quyền con người một cách hiền hòa, không vũ khí, không bạo lực.


Những hoạt động không bạo lực của Mẹ Nấm nói riêng trong những ngày qua và MLBVN cũng như các anh chị em đấu tranh cho dân chủ nói chung, đã trở thành phương cách hoạt động chính thức và hữu hiệu đối với phong trào đấu tranh dân chủ trong nước trước sự đàn áp bạo lực của một thể chế độc tài. Tôi tin rằng tấm gương dũng cảm, vì sự tồn vong của dân tộc hơn sự êm ấm, hạnh phúc riêng của gia đình của Mẹ Nấm hôm nay sẽ được rất nhiều người Việt Nam khác noi theo và do đó, khi đất nước càng gần đến sự diệt vong, như tình hình hiện nay, hàng triệu Mẹ Nấm khác sẽ lập tức xuất hiện, đứng lên trở thành cao trào để thay đổi một chế độ độc tài, bạo lực, độc đoán, bán nước hại dân.


Chị Jane DB (Hoa Kỳ): Là người phụ nữ, và nhất là người mẹ đang nuôi có 2 con nhỏ, chọn hoạt động cho quyền con người, kêu gọi xã hội đổi mới, kêu gọi môi trường trong sạch trong một quốc gia độc quyền độc đảng như Việt Nam, cô Nguyễn Ngọc Nhu Quỳnh đã chấp nhận, hứng chịu vô số bất trắc, nguy hiểm cho cô và các con. Cô thật sự xứng đáng được bảo vệ và vinh danh.


Tôi sống trong một đất nước dân chủ - được coi như tốt đẹp, thế nhưng chúng ta chỉ ngồi đây nói về dân chủ, tôi tự hỏi có bao nhiêu người trong nước Hoa Kỳ này rời bỏ cuộc sống an lành để đi chiến đấu cho dân chủ trong môi trường đầy nguy hiểm? Vì thế, cô Mẹ Nấm thật sự là một anh hùng chiến đấu cho giá trị tự do và dân chủ mà đất nước (Hoa Kỳ) của chúng ta luôn tôn trọng. Xin cám ơn quý vị đã chọn cô.


Chị Lý Trí Anh (California): Một phụ nữ đã can đảm đi đòi công lý công bằng không phải cho cô hay gia đình cô mà cho tất cả các gia đình khác cô đả đương đầu với đàn áp đánh đập sách nhiễu bắt bớ của nhà cầm quyền không hề sợ hãi bất chấp nguy hiểm cho bản thân mình cho nên cô quá xứng đáng là một người phụ nữ can đảm sống vì cộng đồng muốn làm sạch làm đẹp môi trường.


Ông Hoàng Ngọc Diêu (Úc Châu): Mẹ Nấm là một người phụ nữ có hai con nhỏ nhưng chị ấy đã dấn thân và đang bị tù đày. Không cần phân tích sâu rộng ra hơn, Mẹ Nấm xứng đáng là người phụ nữ can đảm trong một đất nước, một xã hội mà phần lớn là sợ hãi hoặc vô cảm.


Tôi biết Mẹ Nấm khá lâu từ những bài viết và những hoạt động của chị ấy. Rất nhiều những hình ảnh Mẹ Nấm đứng một mình, tay giơ cao những tấm băng rôn đã khiến tôi hết sức xúc động.


Giải thưởng được đặt ra để ghi nhận và trân trọng những hoạt động mạnh mẽ của những cá nhân mạnh mẽ vì một Việt Nam công bình, tự do và hạnh phúc thật sự là điều cần thiết. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh một xã hội đầy rối ren và đố kỵ, các giải thưởng một phần nào đã biến thành sự chia rẽ và chỉ trích bởi lẽ không ít người ngộ nhận về "cái giải" và biến những hoạt động của mình thành sự tranh giành để "giật giải" thay vì đấu tranh cho một nước VN tốt đẹp.



Chị Hoàng Mỹ Uyên - Sài Gòn: Tôi nói nhiều lần với bạn bè mình ở nước ngoài. Sống trong nước, làm mẹ của hai đứa con nhỏ thôi đã vất vả huống hồ gì là đấu tranh.


Khi đấu tranh người ta chấp nhận cái mất riêng mình để đổi lại cái được cho nhiều người. Mẹ Nấm cũng vậy, tôi nghĩ chị biết cái giá lớn nhứt chị phải trả là tù tội chứ không phải không biết nhưng chị vẫn chấp nhận để dấn thân. Chị nói và làm rất nhiều điều cho nhiều người nhưng trên blog lại chỉ khoe niềm hạnh phúc với con cái chứ tuyệt nhiên không bi luỵ, đau thương.


Cho tới khi chị và nhiều phụ nữ khác bị bắt. Nhìn hai đứa bé. Tôi hay bất cứ người mẹ nào khác cũng xót lòng.


Công cuộc chung đến đâu thì khó ai có thể có câu trả lời chánh xác nhưng có một điều rõ ràng là những gì chị Mẹ Nấm làm đã đánh động đến các vị đàn ông và đánh thức các bà mẹ quốc nội về hiện thực của một xã hội mà tất cả chúng ta đang sống.


Nước ngoài cũng chú ý nhiều đến chị. Tôi tin chị đã làm được rất nhiều, rất nhiều. Giải thưởng này xứng đáng cho bất cứ ai dám lên tiếng, dám viết, dám tranh đấu và dám dấn thân cho nhân quyền Việt Nam, huống hồ gì là Mẹ Nấm.


Chị không cầm được giải thưởng nhưng có lẽ chị biết được chị sẽ thấy hạnh phúc. Giải thưởng không giúp trả tự do ngay cho những người tranh đấu đang bị cầm tù nhưng giải thưởng chứng minh rằng, Thế Giới vẫn nghe chúng ta nói. Xin đừng lặng im.


29/3/20197

Mạng Lưới Blogger Việt Nam
http://mangluoiblogger.b...nu-quoc-te-dung-cam.html
________________
Chú thích:

(1) https://www.state.gov/r/...rs/ps/2017/03/269225.htm
xuong  
#7 Đã gửi : 29/03/2017 lúc 06:52:31(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Phu nhân Tổng thống Melania Trump và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.824 giây.