logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 01/04/2017 lúc 07:52:41(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Chuyện rằng: Tới giờ cơm chiều, một bà mẹ Úc ra trước cửa nhà, rống họng kêu John tới bảy lần. Thì 7 thằng cu sàn sàn nhau, cách chỉ một cái đầu, chạy ùa về nhà.

Anh yêu, em mới quen ngoài quán rượu đến chơi nhà, thắc mắc hỏi: “Sao đứa nào em cũng đặt tên John hết ráo vậy?” “À cho dễ nhớ mà!”

“Rồi em muốn gọi riêng từ đứa thì phải làm sao?” “Dễ ợt! Em sẽ gọi ‘họ’ của nó!” Té ra 7 thằng nhóc nầy cùng mẹ nhưng lại khác cha.

Chuyện đó nó hơi là lạ với xứ ta; nhưng ở xứ Úc nầy nó là chuyện hàng ngày ở huyện. Vì chữ có câu rằng: “Không chồng mà chửa mới ngoan. Có chồng mà chửa thế gian sự thường!”

Ở nước Úc phúc địa nầy đây! Đèn nhà ai nấy sáng! Chuyện có chồng, có con là chuyện riêng tư của từng chị em mình! Không có ai rỗi hơi mà chỏ mỏ vô giường của hàng xóm.

Đời em em muốn sống làm sao thì sống? Muốn lấy ai thì lấy; muốn bỏ ai thì bỏ. Đó là cái quyền của em. Chánh quyền, xã hội hay ngay cả ông Trời cũng không có quyền nói vô nói ra, kiểm điểm phê bình gì ráo trọi.

Đẻ nhiều vậy Úc nó còn mừng! Vì dân số Úc chỉ hơn 24 triệu một chút mà số sinh cứ giảm mà số tử cứ tăng thì trước sau gì nước Úc cũng bị diệt vong; nên chánh phủ lo sợ lắm chớ.

Tuy nhiên ở cái xã hội công nghiệp nầy mấy em bận đi làm kiếm tiền, đâu có ai ở không… mà đẻ?!

Vì nuôi một đứa con nít từ khi lọt lòng đến năm 16 tuổi, hơi cứng cựa để tự vỗ cánh bay vào đời… thì tốn mỗi đứa xỉu xỉu tới nửa triệu đô!

Nào tiền ăn, tiền quần áo, tiền gởi nhà trẻ, tiền đi học, tiền đồ chơi rồi tiền đi nghỉ lễ hằng năm. Đó là không kể tiền khám răng, tiền mua thuốc uống lúc ốm đau… Hầm bà lằng vô số thứ phải chi. Nên chị em mình nín đẻ là vậy!…

Chánh phủ Úc bèn đem tiền ra dụ khị, khuyến khích chị em ta nên vui hưởng chuyện tù ti tú tí và đừng quên làm cái nghĩa vụ thiêng liêng, phục vụ tổ quốc mến yêu là sản xuất cho thật nhiều cu tí…

Nhưng trong bụng chánh phủ chỉ muốn cái đám thu nhập cao, đám dân nhà giàu đẻ thôi, đẻ nhiều tự nuôi con, không xin trợ cấp gì ráo…

Còn đám dân nhà nghèo, làm ơn tốp tốp lại; chứ đẻ như gà, cục tác một tiếng ra một đứa, đông như quân Nguyên, ngân sách phải è cổ ra gánh là gãy xương đòn gánh; hết gánh luôn!

Bụng muốn vậy nhưng chánh phủ không dám nói tách bạch ra vì sợ dân nó chửi là không ‘fair’, tức bất công, chống lại nguyên tắc bình đẳng của Hiến pháp Úc, là rắc rối to…là mất thế cầm quyền trong kỳ bầu cử tới như chơi hè!

Không dám công khai kêu dân nghèo bớt đẻ… thì chánh phủ Úc chơi kiểu ma lanh là đẻ vẫn cho tiền, cùng lúc lại cắt trợ cấp nuôi con của các bà mẹ Úc nghèo bỏ chồng hay bị chồng bỏ mà chữ gọi là ‘single mum’!

(Mấy thầy thông dịch Việt Nam dịch rất bay bướm là mẹ đơn thân. Còn tui, tui dịch là mẹ cu ky!)

Dĩ nhiên đời mà! Cuộc sống đã khổ, phải giật gấu vá vai. Tiền có bữa nay mai lại hết; ai mà không cự nự chớ?

Nhiệm vụ của chánh phủ Úc là thâu thuế người đi làm rồi đem giúp lại người thất nghiệp, sống cầm hơi chờ ngày mai trời lại sáng. (Sáng đâu không thấy mà thấy tối hù tương lai nên mấy em la bài hải cũng là phải phải!)

Chẳng hạn như em Jessica Russell, sống ở khu nghèo miền Tây Sydney mới có 25 tuổi thôi, mà một nách đã hai con!

Không biết thằng đồng tác giả hai tác phẩm nầy nó trốn biệt đi đâu mà không chịu đóng tiền ‘child support’, tức tiền trợ cấp nuôi con, (hay thằng chả cũng ăn thất nghiệp luôn nên mậu lúi?) làm em phải cực kỳ khốn khổ dựa vào tiền sữa của nhà nước cho, để nuôi hai thằng nhóc tì chỉ mới vừa lên 2, 3 tuổi.

Em Jessica ca bản nhạc buồn, con cá nó sống vì nước nghe đến đứt ruột như vầy: “Em phải trả tiền chợ mỗi ngày… tiền mướn nhà, tiền điện thoại di động, tiền nước, tiền điện, tiền ga, tiền xăng, tiền thuế đường, tiền bảo hiểm xe hơi…

Phần em hai tuần chỉ được $552.60. Hai thằng cu em, mỗi đứa được $260.

Tổng cộng cả nhà em chỉ được hơn 1000 đô hai tuần. Một tuần chỉ khoảng 500 đô; ngày chỉ 70 đô thôi. Chính vì vậy rút tiền trợ cấp ra trả hết ráo, em chỉ còn đúng có 50 đô cầm hơi cho đến tiền đợt tới! Hu hu!

Rồi giờ chánh phủ Liên đảng của Malcolm Turnbull chơi ác như vầy ai mà chịu nỗi chớ?

Hai đứa con em đang ngụp lặn; chỉ có cái lỗ mũi ló lên khỏi mặt nước để thở mà giờ mấy ông bà chánh trị gia nắm giò tụi nó kéo xuống nữa hay sao?

“Hai thằng cu của em là tối quan trọng, nhất đời em. Đời em, em không ‘care’ (lo) nhưng đời chúng ít nhứt phải no, có đồ ăn, phải ấm, có quần áo mặc, phải tắm, có tiền trả tiền nước, phải có điện để mấy đứa nhỏ không phải sợ ma…

Đừng có rầy sao em suốt ngày ngồi nhà, uống bia và coi tivi không à nhe. Em đợi con em lớn lên một chút là em đi học làm cô mụ để giúp mấy chị em Úc khác sản xuất thật nhiều baby, mầm non của tổ quốc thân yêu chúng ta trong tương lai…

Tăng trưởng kinh tế Úc liên tục suốt 25 nay rồi nhưng ai ăn không hè. Tại sao giờ bắt tụi con em phải chịu…?”

Theo thống kê cho biết em Jessica nầy chỉ làm một trong khoảng 3 triệu dân Úc, chiếm tới 13, 3% dân, và có hơn 731 ngàn con nít chiếm 17% đám xây lố cố đang sống dưới mức nghèo khổ.

“Đơn thân một nách hai con. Vất vả như thế, ‘đá’ còn phải đau!”

Nên các tổ chức binh vực phúc lợi cho tầng lớp thiệt thòi ở nước Úc kêu gọi chánh phủ dẹp cái kéo đi; đừng cắt vào số tiền còm cõi của bà con mình nghèo mạt nữa.

Nhưng chánh phủ nói rằng: “Đang nợ ngập đầu nè, không cắt cũng đâu có được, tiền đâu mà trả?”

Mấy năm trước, Tàu Cộng nó cần khoáng sản, nên Úc chỉ đào đất lên mà bán. Công ty thâu tiền nhiều, đóng thuế nhiều, hỏng nói làm chi! Giờ Tàu nó bớt mua quặng mỏ rồi.

Đào đất hỏng được giờ Úc chỉ còn có nuôi bò, nuôi heo mà bán ra nước ngoài thôi. Thịt bò thì bán cho Nam Dương, vì nó theo Hồi giáo! (không có ăn thịt heo). Còn thịt heo của cựu Thủ tướng Úc Paul Keating thì bán cho Tàu Cộng.

Dân nó cả tỉ rưỡi người! Thịt heo, thịt bò nó đều quất láng!

Thị trường ăn heo, bò của Tàu A Man thấy lớn vậy nhưng so với quặng mỏ thì tiền thuế thu hỏng được bao nhiêu.

Nên xin quý ‘single mum’ hãy thắt lưng buộc bụng, mua cái sợi dây nịt nhỏ nhỏ một chút được hông?

Năn nỉ coi bộ không xong, Chánh phủ Liên đảng bèn lên mặt dạy đời rằng:

“Cách thức tốt nhất để đối phó với vấn đề nghèo khó ở trẻ em, là phải có một nền kinh tế mạnh mẽ, bởi vì có nhiều trẻ em lớn lên trong các gia đình, trong đó một hay nhiều cha mẹ và có thể cả ông bà, không có công việc nào cả”.

“Vì vậy chúng ta phải khuyến khích họ tham dự vào lực lượng lao động”.

Nghĩa là than nghèo thì đi kiếm việc làm đi; chớ đừng ngồi nhà uống bia, xem ti vi hay ra biển ‘sex, sea và sand’ (chơi, sóng biển và cát trắng) nhe!

Nhưng tui hỏi ông chính phủ một câu rất ngặt là: “Việc làm ở đâu mà biểu mấy em yêu của tui đi kiếm chớ?”

Thật ra không phải chỉ mấy em ‘single mum’ là bị cái chánh phủ nầy nó gõ đầu mà ngay cả mấy ông già, bà lão đang ăn tiền già, tiền hưu cũng bị cái kéo nầy nó thò vô túi để cắt…

Cả một đời cày sâu cuốc bẩm, đóng thuế đều đều cho ngân sách mà tới già, hết xí quách về ăn tiền già mà nó cũng hỏng để cho yên.

Bà con ơi chính vì vậy mà đúng ra tui đã tới tuổi về hưu, vui thú điền viên cùng má sắp nhỏ; vì đời càng ngày càng thun lại, hỏng biết đi ra đi mãi mãi ngày nào? Nhưng tui vẫn còn chưa dám tháo ách, cởi cày đó nha! Thôi còn sức là mình còn làm cu li; chừng nào đi thì rảnh nợ…

Người Việt mình dễ thương vậy đó đến đây là đóng góp hè chớ không thèm chơi cái kiểu: cái khó nó ló cái ma lanh, ăn gian trợ cấp của chánh phủ (tiếng Úc nó nói là: smart ass; ass là cái mông, smart là khôn lõi)

Nhưng Úc rặt thì khác! La làng không ai cứu thì mình phải tự cứu mình thôi! Như hai cặp Úc già trong câu chuyện dưới đây:

Hai vợ chồng Úc già đã trên 70, đến một phòng khám chuyên khoa về rắc rối trong đời sống tình dục.

Bác sĩ hỏi: “Tôi có thể làm được gì cho quý vị đây?”

“Bác sĩ có thể chứng kiến lúc tụi tui ‘se chỉ luồn kim’ với nhau được không?”

Hai cặp lông mày của bác sĩ dựng đứng lên, vẻ ngạc nhiên; nhưng trong bụng thầm nghĩ ông già nầy kinh nghiệm chiến đấu ở trên giường còn quá cha tui; mà bày đặt đến gặp mình nhờ tư vấn về nghệ thuật ái ân nữa chớ! Thôi được!

Xong chuyện. Bác sĩ chẩn đoán: “Không có gì trục trặc hết ráo nhe!” “Chúc may mắn; tiền công của bác sĩ là 50 đô!”

Tuần sau, đến hẹn lại lên, hai cụ lại tới. “Cũng không có trục trặc gì ráo! Và tiền công của bác sĩ là 50 đô!” Rồi nhiều tuần liên tiếp, đến hẹn lại lên, y hịt vậy.

Vị bác sĩ đâm nghi ngờ bèn hỏi: “Xin lỗi! Tới giờ tôi cũng không hiểu hai ông bà muốn tôi chữa bịnh gì?”

“À bịnh viêm túi! Vì chánh phủ Liên đảng của Malcolm Turnbull thẳng tay cắt trợ cấp của người già!” “Thưa bà nói sao tôi không hiểu?”

Thì cụ ông chen vô, ăn cơm hớt: “Có gì đâu mà không hiểu. Chẳng qua, bà ấy có chồng; nên tui đâu tới nhà em được. Tui cũng có vợ; nên em cũng không thể đến nhà tui được. Đi khách sạn hạng xoàng nó tính 175 đô; khách sạn hạng sang nó tính tới 210 đô.

Thế nên tụi tui làm chuyện đó ở đây; bác sĩ tính 50 đô! Xong, tụi tui còn được Medicare, tiền trợ cấp y tế, của chánh phủ Malcolm Turnbull bồi hoàn cho 40 đô!

Cuối cùng, hai đứa tui chỉ tốn có 10 đô, em trả 5 đô; tui trả 5 đô thì ngu sao mà hỏng làm chớ?”

Thế nên: “Cùng tắc biến, cái khó nó ló… cái ma lanh!”… là vậy đó mấy ông anh mình ơi!


Đoàn xuân thu
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.104 giây.