logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 03/04/2017 lúc 08:52:26(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Tác phẩm Hoa Tương Tư, một  tập hợp những mẩu chuyện về cuộc đời, những suy tư và kỷ niệm của Nhà văn Hồng Thủy ra đời cuối tháng Ba (2017) ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn là một khúc quanh Tùy bút chưa hết vương vấn tuổi học trò của một Tác giả đã xa thời tuổi hoa.

UserPostedImage
 
Ở tuổi tóc đã ngả mầu sương gió, nhưng Bà vẫn thơ ngây, vẫn tinh nghịch và hồn nhiên nhìn vào sự vật, con người và không gian như khi còn ngồi trên ghế trường Trưng Vương, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Sài Gòn.
Hình ảnh của những hàng phượng vĩ đỏ ngày ấy ở Hà Nội và Sài Gòn, với những chùm me làm chảy nước miếng và tiếng ve rút ruột lòng người vào mỗi trưa hè trong văn Hồng Thủy đã làm sống lại trong mỗi con chữ của những xót xa và tiếng cười của tuổi  thơ ngây tóc bím.

Từ “Những Cánh Hoa Dại Mầu Vàng”, ra đời năm 2010 đến “Hoa Tương Tư” năm 2017, một chặng đường bảy năm xa nhau mà như rất gần. Lời văn, ý tứ và tâm tư  Hồng Thủy không thay đổi mà chỉ già dặn hơn, mặn nồng thêm nhưng cũng không hiếm đắng cay.

Phảng phất đó đây trong Hoa Tương Tư  là hình ảnh của một Mộng Huyền, bút hiệu đầu tiên của Hồng Thủy, mơ màng trên  Bích báo Trưng Vương, kỷ nguyên của những truyện tình học trò ngây ngô dang dở nổ tung  trên hai nhật báo Ngôn Luận và Tiếng Chuông của Sài Gòn xa xưa. Rồi những cuộc tình có thật giữa Trưng Vương và Chu Văn An nở ra trong thời chinh chiến, cũng đã được làm sống lại dưới ngòi bút Hồng Thủy để mãi quấn quýt bên nhau trong thời hậu chiến. Những dở dang, bám víu, trái ngang, chia ly và hờn dỗi dày vò với nhau cũng lẫn lộn trong Hoa Tương Tư như trong cuộc sống của con người.

Nhưng cũng vì có  những ngổn ngang này mà các “bà”, các “cụ” Trưng Vương ngày nay vẫn còn gắn bó bên nhau để nhớ , để thương về những kỷ niệm vui buồn với ngôi trường cũ.

Trong những chuyện bẩy nổi ba chìm này cũng  có cả những mẩu tình đẹp mà cũng chả hiếm dang dở, trái ngang hoặc giận hờn giữa các cô áo xanh “đanh đá” Trưng Vương và các cậu ” kiêu hãnh”  Chu Văn An.

Hãy nghe Hồng Thủy tỉ tê trong Trải Lòng:” Văn nghiệp học trò kéo dài được hai năm, tôi bị dụ khị lên xe hoa về nhà chồng. Chú rể là Hải Quân gốc C.V.A (Chu Văn An). Sau đó thay vì sáng tác truyện ngắn thì tôi sản xuất  tí nhau. Bốn nhóc tì tiếp tục ra đời. Bận lo cho bốn đứa con, tôi bỏ luôn giấc mộng viết văn, và cái tên giấc mộng đen (Mộng Huyền) cho chìm vào dĩ vãng.”

Nhưng Mộng Huyền ra đi thì Hồng Thủy lại hiện ra với văn đàn ở nước ngoài từ năm 1986. Bà viết lại trên Đặc san Trưng Vương vào mỗi dịp họp mặt của trường cũ. Hồng Thủy cho biết:” Cầm bút trở lại…với chủ đích của Đặc San là tìm về kỷ niệm. Tôi bỗng thấy mình đang mơ mộng đi trên con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm rợp lá me bay, hay dạo bến tầu những chiều lộng gió. Sài Gòn với những sáng đón đưa, chiều hò hẹn. Những buổi dạo phố cùng bạn bè trên đường Tự Do, Nguyễn Huệ, hiện ra trong cuốn phim dĩ vãng. Ngòi bút miên man, bao nhiêu kỷ niệm của thuở học trò lần lượt trở về…”
 
UserPostedImage
 
Những lần “trở về” này, sau đó, đã chôn chân cây viết Hồng Thủy trong cõi văn chương Việt Nam ở hải ngoại.  Bà được chú ý đến không vì một phát hiện bất ngờ hay như một ngôi sao chợt đến rồi chợt đi không bao giờ thấy nữa.

Hồng Thủy đã ở lại với bạn bè, với độc giả, với gia đình và với chính  mình trong chữ nghĩa giản dị, ý  tưởng mộc mạc nhưng tò mò, thắc mắc và than van cũng lắm.

Bà viết:”Tôi may mắn được định cư ở vùng Hoa Thịnh Đốn, nơi có thời tiết bốn mùa, nên lại được tái ngộ với mùa thu của tôi. Ngôi nhà tôi ở có rừng cây ở phía sau, nên các chú nai thường rủ nhau đến rong chơi.

Tôi trót yêu “con nai vàng ngơ ngác” của (Thi sỹ) Lưu Trọng Lư, và “con nai vàng hát khúc yêu đương” của (Nhạc sỹ)  Ngô Thụy Miên, nên đành ngậm đắng nuốt cay khi mấy con nai đêm đêm cứ mò ra ăn sạch bách hết những cậy hóa qúy của tôi…Những con nai đã hư đốn như vậy. Đám lá vàng cũng làm tôi mệt phờ người luôn. Năm nào cuối thu, tôi cũng phái hốt lá mệt nghỉ….Bây giờ nhìn thảm lá vàng là nghĩ ngay tới cái lưng già sắp còng thêm một tí vì phải lom khom hốt lá. Và xương cốt sắp sửa rêm rêm. Chao ơi, ngán ngẫm làm sao cái tuổi già…”

Nhưng Nhà văn có “chán mớ đời” mấy chú nai và lá vàng không ?

Bà trả lời:”Nai thì phá như vậy, lá vàng cũng làm mình  mệt nhoài. Vậy mà tôi vẫn yêu mùa thu, vẫn thương mấy chú nai và vẫn ngẩn ngơ nhìn những rừng lá vàng, lá đỏ. Có phải vì duyên nợ với mùa thu ?” (Mùa Thu và những chiếc khăn quàng của Mẹ)

Không những  bà có duyên nợ mà bà đã “mê” mùa Thu mới đúng với tâm tư lãng mạn của ngòi bút Hồng Thủy.

Sự lãng mạn văn chương này đã thể hiện trọn vẹn trong câu chuyện của “Hoa Tương Tư”.

Bà kể:” Tôi mê mầu tím, nhưng lại yêu hoa phượng vô cùng. Hoa Phượng đã  nhắc tôi nhớ đến một truyện tình thật đẹp và buồn của cái thuở

“Cổng trường e lệ mắt nai
Khẽ nghiêng vành nón thoáng ai đứng chờ”

Câu chuyện tình buồn nhưng đẹp này được Tác giả tự coi như một truyện cổ tích để hợp thức hóa Hoa Tương Tư  không ai biết của ai, hay vì Bà đã “yêu hoa phượng vô cùng”  nên mới nhân cách hóa nó thành người yêu của riêng mình ?

Câu chuyện được tóm tắt về một cô học trò trộm yêu ông thầy dạy học nên mỗi dịp hè đến thấy hoa phương nở là cô học trò biết ngày “xa người yêu trong mơ” đã đến gần. Cô giận hoa phượng nên đặt tên là “hoa chia ly”.

Tác giả Hồng Thủy viết bóng gió:”Cô bạn thân của cô học trò không chịu cái tên”hoa chia ly”, viện cớ chia ly là thôi, là hết, không còn gì nữa cả. Chia ly là mất nhau vĩnh viễn. Xa nhau chỉ ba tháng hè rồi lại được gặp nhau. Xa nhau mà vẫn nghĩ đến nhau, vẫn nhớ nhau thì làm sao gọi là “chia ly” được. Đặt cho hoa phượng cái tên “hoa chia ly” thì tội hoa phượng qúa. Phải gọi là “hoa tương tư” mới chính xác….”
 
 
UserPostedImage


Nhưng câu chuyện oái oăm thầy-trò “tình trong như đã, mặt ngoài  còn e” của Tác giả Hồng Thủy đã đi đến hồi kết thúc thật buồn. Bà cho biết, sau một kỳ hè nhớ nhung và hy vọng, cô học trò kia phát giác ra ông thầy đã đeo nhẫn cưới trong ngày tựu trường  nên quyết định đổi trường.

Hồng Thủy viết:”Trước khi chia tay cô học trò nói với thầy:”Dù em mất thầy vào mùa hoa phượng, nhưng em vẫn cứ muốn gọi hoa phượng là “hoa tương tư” chứ không gọi là “hoa chia ly”.

“Bốn mươi năm sau”, Hồng Thủy kể , “cô học trò được tin ông thầy cũ bị bệnh ung thư sắp chết. Cô, bây giờ đã là bà nội, bà ngoại và tóc đã điểm sương, cố lặn lội đi thăm ông thầy vì cô biết ông cô đơn có một mình, và cô cũng không còn gì ràng buộc.”

Cuối cùng Tác giả kết luận:”Gặp lại người xưa, ông thầy nhìn cô học trò cũ ứa nước mắt:

-Dù chúng ta sắp vĩnh biệt, nhưng mà em nhớ nhé đừng bao giờ đổi  tên “hoa tương tư” của chúng ta. Bao nhiêu năm qua trong hồn tôi, hoa phượng vĩ của mùa Hè năm đó vẫn là “hoa tương tư” em có biết không ?

“Cô nắm bàn tay gầy guộc của ông thầy cũ nhẹ gật đầu, nước mắt ràn rụa.” (trích Hoa Tương Tư)

Với câu chuyện tình “gẫy cánh giữa đường” của Hồng Thủy, ta hãy đọc thêm ít câu trong bài Thơ “Ngắm Thu D.C. Nhớ Thu Hà Nội” của bà để thấy những nét chấm phá rất đáng yêu trong văn Hồng Thủy:

Mùa thu D.C.
Nắng vàng như ươm mật
Cả rừng phong rực rỡ đến sững sờ
Lá đỏ thắm tươi  như áo em ngày cưới
Là vàng mơ sầu đẹp tựa  cô dâu
Em bước ra đi
Ánh mắt buồn vương lại
Anh xót xa nhìn
Chẳng biết nói năng chi…”
Mùa Xuân D.C/2017
 
Phạm Trần
co  
#2 Đã gửi : 06/04/2017 lúc 06:21:15(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Buổi ra mắt sách  “Hoa Tuơng Tư” của Nhà văn, Nhà thơ  Hồng Thủy
  
Nhà văn, nhà thơ Hồng Thủy đã tổ chức buổi ra mắt sách “Hoa Tương Tư” với sự bảo trợ của Nhà Việt Nam, GĐ Trưng Vương HTĐ, Văn Bút VNHN/ĐBHK  và Hội Thơ Ảnh HTĐ,  vào lúc 1 :30 chiều ngày 26 Tháng 3, 2017 tại Jewish Community Center ở Fairfax, VA.
  
Có rất đông đồng hương và hầu hết nhà văn, nhà thơ trong vùng HTĐ đến tham dự. Hội trường không còn một chỗ trống, nhiều người ra về vì không chỗ đậu xe.
  
Được biết Nhà văn, Nhà Thơ Hồng Thủy là người rất tích cực hoạt động trong lãnh vực thơ văn, trong Nhà Việt Nam và Câu Lạc Bộ Văn Học Nghệ Thuật vùng HTĐ.  Đây là buổi ra mắt Tập Chuyện thứ hai. Trước đây năm Nhà văn Hồng Thủy đã tổ chức ra mắt Tập Chuyện “Những Cánh Hoa Dại Màu  Vàng” ở HTĐ ngày 17/10/2010.
  
 UserPostedImage

Trong buổi ra mắt sách "Hoa Tương Tư”, có nhiều thân hữu đến tặng hoa tặng thơ chúc mừng, trong đó  có Nhà Thơ Đăng Nguyên, Chủ Tịch Hội Văn Bút Hải Ngoại/Đông Bắc HK, đại diện Hội Cựu Nữ Sinh Gia Long. Các  Cựu Nữ Sinh Trưng Vương hợp ca “Đón Xuân” và nhiều ca sĩ địa phương hát nhạc phổ từ thơ của Nhà văn, nhà thơ Hồng Thủy, như Hiếu Thuận trong   “Nổi Nhớ Khôn Nguôi”; Như Hương, Sĩ Tuấn song ca  “Hoa Vàng Năm Ấy”;  Hiếu Trang , Hiếu Thuận song ca "Mộng Trưng Vương”,  Bùi Quang Hiển “Mộng Ảo”, Hiếu Trang “Bông Cỏ May”, Hoàng Cung Fa “Tình Tuyệt Vọng”, Cô Hoàng Dung phỏng vấn Nhà văn , nhà thơ Hồng Thủy.
 
Đặc biệt Ca sĩ Kim Tước đến từ Cali hát hai bản “Tiếc cho một cuộc tình” (Thơ của Hồng Thủy, do Bác sĩ Văn Sơn Trường phổ nhạc) và bài “Cám Ơn Anh” (thơ của Hồng Thủy Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 phổ nhạc) được khán giả vỗ tay tán thưởng nồng nhiệt.
 
LS Ngô Tằng Giao giới thiệu  tác phẩm,  ông đọc một đoạn của học giả Hà Nhân Văn, tức Tiến sĩ Cao Thế Dung  viết về đoản văn của Nhà văn, nhà thơ Hồng Thủy.  Ông Hà Nhân Văn viết trong Tập Truyện “Hoa Thương Tư” : Giới phụ nữ VN hải ngoại càng ngày càng tinh tiến mọi mặt. Các nhà văn, nhà thơ nữ đã dẫn đầu, bát ngát tình quê, tình người…Đọc tùy bút ngắn Hồng Thủy như đi vào  khu vườn trăm hoa giữa lòng dân gian và đời thường. Tùy bút ngắn Hồng thủy như gương mặt một giai nhân sáng láng, không điểm trang, long lanh như hạt suơng tụ trên cành lá xanh. Và là những đóa hoa lạ, hương sắc thoang thoảng trong tự nhiên, từ trái tim người, không bướm lượn. Lối văn tùy bút rất hiếm trong văn đàn VN xưa và nay.
 
Hồng Thủy là một, một loại  Đoản văn ngắn, rất ngắn mà lại phong phú cô đọng một cách tự nhiên, như kể chuyện, như lời ru đi vào giấc ngủ: "Những đoản văn mùa giáng Sinh” là một đoản văn ngắn, chỉ dài một trang rưỡi tạp chí, chỉ là mẫu  chuyện vụn vặt đời thường mộc mac, nhưng Hồng Thủy đã làm sống động cái vụn vặt đời thường trong một đốt ngắn của cây cành khẳng khiu hiện lên cả một khung trời đầy men trong mùa lễ hội. Hồng Thủy đã đạt đuợc nghệ thuật cao của đoản văn ngắn.

UserPostedImage

Tùy bút “Bất Chợt Buồn” của Hồng Thủy dài hơn một trang tạp chí, có thể nói đã đạt đến cao độ của tùy bút ngắn. Hiếm  thấy! Đây là cái bất chợt như ngàn vạn  những bất chợt trong đời thường. Nhưng là cái bất chợt nổi lên rồi quyện  lại, dội ngược vào đáy tâm hồn rung lên một cung điệu. Đời! Đời là như thế. Hơi  thở! Tia mắt nhìn! Thị Tịch! Trăm năm! Đặc biệt đoản văn ngắn và tùy  bút của Hồng Tghủy không làm dáng, rất tự nhiên như người đẹp không cần son phấn.Văn Hồng Thủy nhẹ nhàng nhưng lại hàm duỡng tư duy sâu sắc đặc biệt Hồng Thủy. Bà có một văn phong và văn thể riêng, một bản sắc Hồng Thủy. Đoản văn Hồng Thủy chất ngất thuơng yêu trong bình thường, đơn giản và đậm đà như màu xanh của biển…
 
Theo sau là chưong trình ca nhạc của rất nhiều ca sĩ địa phuơng, tiệc trà thân mật và chụp hình lưu niệm
Hình ảnh buổi ra mắt Tập Chuyện “Hoa Tương Tư” trong video: 


Tuyết Mai
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.100 giây.