Thật tình tôi không muốn dùng chữ Tàu một chút nào. Khốn nỗi xứ mình bị Tụi Chệt đô hộ 1000 năm, nhiều tiếng Chệt dùng hoài đến độ khi nói đến người mình lại hiểu ngay. Chẳng hạn nói tình thế lưỡng nan,người ta biết là nguy hiểm.Nhưng nếu nói tình hình nguy ngập thì lại nghĩ chưa đến nỗi nào!
Khi thấy cá chết trắng xoá vùng biển miền Trung, tất cả người dân trong và ngoài nước đều ngỡ ngàng. Không ai tin đó là sự thật: chẳng lẽ tự mình diệt chủng mình?
Lúng túng như ngậm hột thị. Loay hoay,lúng túng tìm cách dấu quanh. Cả một bè lũ hại dân bán nước. Còn nỗi uất hận nào hơn. Tát bùn sang ao.Để chứng minh biển không độc hại, một lũ cán bộ nhào xuống ngâm nước để chụp hình.Chẳng ai thèm để ý đến kiểu làm hề rẻ tiền ấy. Thì lại múc nước biển lên,thả cá vào cho quẫy vài cái để quay phim. Bao lâu sau thì cá chết, nào ai biết?
Ngày xưa cha ông ta đã khuyên con cháu khôn ngoan chẳng lọ thật thà.Nghĩa là đừng “cả vú lấp miệng em”. Làm người phải coi nhân nghĩa như thước đo soi đường cho mọi hành động.
Sống cho có nghĩa có nghì.
Nhưng đối với VC thì không.Từ xưa trong miền Nam chúng ta,ai cũng biết câu “ nói như Vẹm”. Vẹm là VC, nghĩa là nói ngược nói xuôi.Nói những điều trái với luân thường đạo lý. Sau ngày đất nước bị chia đôi năm 1954, để bưng bít sự thật,VC đã tạo ra một bức màn sắt vô hình, cấm dân miền Bắc liên lạc với thế giới bên ngoài,để dễ bề cái trị.Mọi tin tức về thế giới chung quanh và ngay cả của miền NamVN, chỉ cách một con sông Bến Hải, và nhịp cầu Hiền Lương ngắn ngủi. Ngắn đến độ, lính hai bên đầu cầu còn nhìn thấy nhau.
Dù hàng ngày nhìn thấy nhau, nhưng người lính bên kia không hề biết được sự thật: dân miền Nam sống yên vui hạnh phúc dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa ( VNCH).
Bắt đầu từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa, TT Diệm đã gây dựng những khu trù mật giúp dân chúng khai khẩn ruộng hoang thành đất đai màu mỡ cho dân canh tác. Chính phủ lập ra các ấp chiến lược cho dân sống an lành, tránh bị VC quấy nhiễu.
Trẻ em được đi học hoàn toàn miễn phí bậc tiểu học. Lên tới trung học thì có các trường công lập, nhưng phải qua kỳ thi tuyển vào lớp Đệ Thất ( sau gọi là lớp 6).
Trong trường và trong từng lớp học,đâu đâu cũng có những bảng nhắc nhở: Tiên học lễ học văn.
Chỉ có 20 năm ngắn ngủi, mà trong miền Nam biết bao nhiêu nhân tài được đào tạo. Biết bao trường học, nhà thương, xưởng máy được thành lập. Tình thần yêu nước của người dân đã được TT khuyến khích:
Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam.
Ngay cả các nhãn hiệu cũng không cần mập mờ đánh lận con đen bằng tiếng nước ngoài. Sakymen là nhà máy làm ra chăn đắp bán ra nước ngoài. Sakymen là tiếng Việt thuần túy,chỉ là chữ viết tắt cho công ty Sàigon kỹ nghệ mền len.
Tự hào là dân Việt,và công ăn việc làm cũng chỉ dành cho dân Việt. Chính sách rõ ràng của TT Diệm đã khiến đa số người Hoa qua VN sinh sống, bắt buộc phải từ bỏ quốc tịch của họ, để trở thành người Việt gốc Hoa.
Một miền Nam phồn thịnh đến nỗi khi được vào tới miền Nam, sau 75 nhiều người miền Bắc đã bật khóc nức nở khi biết mình bị lừa.
Các bà mẹ chiến sĩ nay sống hẩm hiu với tấm bằng liệt sĩ của chồng con treo trên bàn thờ, khói nhang lạnh lẽo. Ngay cả bản thân những bà mẹ này cũng chẳng có gì để ăn cho ấm lòng, nói chi tới chuyện phụng thờ nhang khói.
Tất cả mọi người đều bị lừa dối, các cô thanh niên xung phong hy sinh cả tuổi xuân vác đạn,vót chông đào hầm. Nay tuổi già bóng xế, họ mang về những con số không to tướng: không chồng không con,không nhà không cửa,không tiền cấp dưỡng. Họ đang ngồi gặm nhấm nỗi buồn trong túp lều rách nát, để nhìn ra bên ngoài ai đó đang cướp giật công lao của những kẻ lầm đường như họ.
41 năm hả hê còn say men chiến thắng. Một xã hội chỉ thấy tiêu dùng, không có nhà máy nào được dựng lên để tạo công ăn việc làm cho dân chúng.
Muốn có công việc ư?
Xuất khẩu lao động, ra nước ngoài làm thuê: đàn ông thì khuân vác, đàn bà thì làm kẻ ăn người ở trong nhà,thiếu nữ thì về làm vợ của những kẻ bệnh hoạn tâm thần.
Trường học và nhà thương không nghe nói đến, nhưng người ta bàn đến những dự án xây dựng tượng đài ngàn tỉ. Một cây cầu nhỏ cho học sinh khỏi lội qua sông cũng không làm được. Nhưng xây thêm nhiều khu du lịch nghỉ mát cho cán bộ hưởng thụ.
Thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa có biết bao nhà thương công chữa bệnh miễn phí cho người dân. Bệnh nhân nào cũng nằm riêng một giường. Chỉ có duy nhất ở VN, trẻ em bị bệnh phải nằm dưới gầm giường, thậm chí ngay cả ở cầu tiêu cũng không còn chỗ để lót thêm tấm chiếu!
Bất kỳ kẻ nào có chút ít chức quyền cũng cố vơ vét cho đầy túi tham.Họ chiếm lãnh những khu vực riêng để xây dinh thự nguy nga cho bản thân và gia đình họ hưởng thụ.
Từ cha cho đến con, mọi thứ huỷ hoại phát sinh từ gốc rễ gia đình. Con ông cháu cha như một thứ kiêu binh bất trị, cuộc sống sa đọa đã kéo VN xuống thành nước có tệ nạn ma túy đến mức báo động.Tình trạng ô nhiễm môi trường đã nâng tỷ lệ ung thư của người dân VN đến độ làm cho cả thế giới kinh hãi.
Túi tham vơ vét đã làm mất lương trí của những kẻ thừa hành. Tôm cá đã chết hàng loạt. Khởi đầu là những bãi biển miền Trung, này bắt đầu lan tới miền Nam, rồi từ từ sẽ lan đi tất cả.
Làm sao ngăn được nước chảy?
Ngày xưa để chế giễu những biện pháp vô ích,ông cha ta đã mỉa mai:
Con kiến mày ở trong hang
Tao đóng cửa lại, mày ra đường nào?
Bây giờ kế hoạch diệt chủng của Trung Quốc đã vô cùng tinh vi. Chẳng phải mới đây đâu.
Trước hết tạo cho người VN thói quen tiêu dùng,vải vóc và quần áo may sẵn cực kỳ rẻ. Thế là bóp chết mọi sản xuất. Nhà máy đóng cửa,trong khi ngày xưa thời Đệ Nhất Cộng Hòa, TT Ngô đình Diệm đã kêu gọi dân chúng: người Việt Nam dùng hàng Việt Nam.
Câu nói đơn sơ nhưng biểu hiện lòng yêu quê hương của dân tộc mình.
Sản xuất là điều kiện tiên quyết trong nền kinh tế quốc gia. Không tạo ra của cải vật chất,mà chỉ dùng hàng có sẵn,là mặc nhiên giúp kinh tế nước khác phát triển.
Có một câu chuyện về một cô bán mỹ phẩm bên Nhật. Sau khi đưa cho khách hàng xem các mẫu hàng.Cuối cùng khách chọn món hàng không phải làm trong nước của cô. Cô đã bật khóc, cô xúc động vì trái tim chân thật, dù đất nước cô bây giờ rất phồn thịnh. Nhưng cô vẫn buồn vì những sản phẩm của đất nước cô vẫn chưa chinh phục được người ngoại quốc.
Sự trung thật giúp con người ta tiến lên. Nhưng nước VN bây giờ chỉ sống bằng khẩu hiệu, bằng thành tích thi đua qua con số báo cáo.
Sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi.
Không cần sản xuất,đã có hàng xóm làm giùm. Hàng hóa được vận chuyển qua biên giới bằng những phương tiện thô sơ,gồng gánh bằng những người dân gọi là cửu vạn.Cũng lại dùng tiếng Tàu, thay vì nói nôm na là phu khuân vác.
Tất cả mọi hàng hóa sản xuất từ Trung Quốc đều rẻ mạt về giá cả. Nhưng có hiệu quả hay không là chuyện khác.Một cái áo giá 5 đồng chỉ mặc có 1 tuần thì đã sờn lông đứt chỉ, và một cái áo may ở Mỹ giá chỉ gấp 3, nhưng chẳng bao giờ sờn lông,tuột chỉ,mặc mấy năm cũng “ vẫn còn tốt chán”.
Bởi vậy hễ nói đến hàng made in China,người ta coi như toàn thứ tốt mã rẻ cùi. Toàn hiệu Qui Đăng ( quăng đi).
Ngày xưa lịch sử đã lên án những kẻ cõng rắn cắn gà nhà, như những kẻ vong quốc. Ngày nay những kẻ cầm quyền ở VN bây giờ còn đốn mạt hơn nhiều. Chỉ vì lợi ích cá nhân,họ có thể bán cả giang san cha ông để lại. Họ sẵn sàng làm ngơ cho các công ty của ngoại bang muốn làm gì thì làm. Chẳng cần biết tác động lâu dài tới đời sống của dân chúng, và sự tồn vong của dân tộc .
Há miệng mắc quai,tiến thoái lưỡng nan.
Ngày xưa khi nhìn thấy cảnh hoang tàn của đồi núi,mà Bà Huyện Thanh Quan đã phải thốt lên:
Nhớ nước đau lòng con Quốc Quốc
Thương nhà mỏi miệng cái Gia Gia.
Thương nhà, nhớ nước là bổn phận của tất cả mọi người. Không cứ gì Quốc gia hưng vong,sĩ phu hữu trách.
Khi nước nhà gặp cơn binh lửa, hội nghị Diên Hồng kêu gọi:
Toàn dân nghe chăng sơn hà nguy biến
Hận thù đằng đằng nên hòa hay chiến?
Chiến tranh bây giờ không nhất thiết phải xua quân qua biên giới. Kẻ thù phương Bắc đâu cần dùng đến súng đạn. Những kẻ cầm quyền đã tiếp tay cho họ, nối giáo cho giặc bằng cách làm ô nhiễm môi trường sống của người dân.
Quả là bây giờ họ đã há miệng mắc quai.Tiến thoái lưỡng nan.Đành ngậm quả bồ hòn. Các tiến sĩ ơi, học cao để làm gì?
Ông đứng làm chi đấy hỡi ông?
Trơ trơ như đá vững như đồng.
Hủy hoại môi trường sống của 90 triệu dân,rồi đền tiền. Từ ông to nhất cũng câm như miệng hến. Không nghĩ được một phương cách nào để giải quyết thực trạng. Một vài cường quốc có đề nghị giúp đỡ, cũng không trả lời.
Con có khóc thì mẹ mới cho bú.
Không dám nhìn nhận sự thật, mà cứ tìm cách dối quanh.
Một sự im lặng đến rợn người.
Non sông đứng ngắm lệ nhường rơi
Việc nhà chung cả ai ai đó
Ai có cùng ta sẽ liệu bồi.
Chỉ nhìn thấy tấm bản đồ của đất nước bị rách, mà thì sĩ Tản Đà đã phải kêu gọi: việc nhà chung cả ai ai đó.
Cứu nước là việc chung, chẳng phải riêng ai
Ai có cùng ta?
Toàn dân nghe chăng sơn hà nguy biến.
Lại Thị Mơ