logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 10/04/2017 lúc 06:33:39(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

UserPostedImage
Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson tại Thái Bình Dương, ngày 30/01/2017. U.S. Navy/Reuters

Thông tín viên nhật báo Le Figaro tại Bắc Kinh nhận định, hai đại cường hàng đầu thế giới phải thỏa thuận với nhau để đối phó với việc Bắc Triều Tiên leo thang nguyên tử. Tuy nhiên các điểm căng thẳng lại rất nhiều trong khu vực châu Á.
Cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa hai ông Tập Cận Bình và Donald Trump, tại dinh cơ sang trọng ở Florida của nhà tỉ phú, chưa đủ để tháo gỡ các nguy cơ đối đầu ở châu Á. Hai lãnh đạo Mỹ-Trung không thỏa thuận được về phương thức chặn đứng cuộc chạy đua vũ trang nguyên tử của Bình Nhưỡng. Bằng chứng là hôm thứ Bảy 08/04/2017, ông Trump quyết định điều một hàng không mẫu hạm cùng với hạm đội đến bán đảo Triều Tiên.
Đài Loan và các đảo tranh chấp ở Biển Đông, Biển Hoa Đông cũng là nguyên nhân gây căng thẳng cao độ giữa hai đại cường. Nếu Bắc Kinh và Washington phải cố gắng tránh mọi xung đột, khả năng xảy ra các sự cố nghiêm trọng trong khu vực là hiện thực.
Mỹ sẽ tấn công Bắc Triều Tiên ?
Ông Donald Trump đã hàm ý có thể đơn phương tấn công Bình Nhưỡng, nếu Bắc Kinh không gây thêm áp lực lên người láng giềng hay quậy phá đã liên tục cho thử nguyên tử và bắn hỏa tiễn. Mối đe dọa trở nên cụ thể trong những ngày gần đây : sau khi phá hủy các mục tiêu ở Syria hôm thứ Sáu 7/4, Hoa Kỳ đã điều một hàng không mẫu hạm cùng với hạm đội tiến về phía bán đảo Triều Tiên. Tuy vậy can thiệp chỉ là giải pháp cuối cùng, vì sẽ rất tai hại cho khu vực.
Chuyên gia về Trung Quốc Jean-Pierre Cabestan của trường đại học Báp-tít Hồng Kông nhấn mạnh : « Hậu quả sẽ rất khó kiểm soát. Một cuộc tấn công của Mỹ dù với mục tiêu rất cụ thể, có thể dẫn đến phản công hàng loạt của pháo binh Bắc Triều Tiên ở gần biên giới vào Seoul ». Nhà chính trị học Lâm Hòa Lập (Willy Lam) cũng ở Hồng Kông nói thêm : « Cho dù ông Trump sẵn sàng chấp nhận rủi ro hơn ông Obama, nhưng đó sẽ là một quyết định rất khó khăn, cần có kế hoạch tỉ mỉ, do khả năng xảy ra thảm họa cao ».
Trung Quốc vốn lo ngại chiến tranh nguyên tử ở gần biên giới, muốn tránh kịch bản này bằng mọi giá. Nhưng Bắc Kinh cũng không muốn bóp nghẹt kinh tế của đồng minh Bình Nhưỡng, sợ Bắc Triều Tiên sụp đổ. Người khổng lồ châu Á lo ngại luồng người tị nạn sẽ tràn vào miền đông bắc, và một nước Triều Tiên thống nhất khiến Hàn Quốc và đồng minh Mỹ bỗng ở sát nách.
Mỹ-Trung sẽ đối đầu ở Biển Đông ?
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson trước khi ông Donald Trump nhậm chức đã đe dọa phong tỏa, không cho Bắc Kinh đi vào các hòn đảo tranh chấp mà nước này đang kiểm soát tại Biển Đông. Nay ông đã nhẹ giọng hơn, nhưng căng thẳng vẫn còn đó. Trung Quốc yêu sách gần như toàn bộ vùng biển này, nhưng nhiều nước láng giềng cũng tuyên bố chủ quyền. Chính quyền Bắc Kinh đã cho đào đắp mở rộng một số đảo, và xây dựng cảng biển, phi đạo, cơ sở hạ tầng quân sự.
Báo chí nhà nước đã hăm dọa là nếu ngăn cản Bắc Kinh kiểm soát các đảo, coi như đã gây chiến giữa hai cường quốc nguyên tử. Cho dù quân đội Mỹ hùng mạnh hơn, « không chắc rằng ông Donald Trump sẵn sàng nhảy vào cuộc chiến tranh chấp chủ quyền, vả lại các nước Đông Nam Á liên quan cũng không đồng thuận về hành động khiến họ trở nên bất ổn trước người láng giềng khổng lồ Trung Quốc » – theo nhà nghiên cứu Sophie Boisseau du Rocher, trung tâm châu Á của viện IFRI. Hoa Kỳ có thể tự bằng lòng với việc « bảo vệ tự do hàng hải, theo các tiêu chuẩn và quy định của Luật Biển ».

Ngược lại, khả năng xảy ra sự cố, nhất là giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, nghĩa là « các phi cơ tiêm kích hay chiến hạm bất ngờ đụng độ nhau tại Biển Đông, là một quan ngại lớn » - ông Lâm Hòa Lập nhấn mạnh. Tất cả tùy thuộc vào khả năng của các lãnh đạo không để xảy ra leo thang, mà theo các chuyên gia, thì khó thành hiện thực.
Bắc Kinh sẽ gây hấn với Tokyo để giành quần đảo Senkaku ?
Trung Quốc và Nhật Bản tranh chấp tám đảo nhỏ và đá không người ở tại Biển Hoa Đông. Hiện do Nhật kiểm soát với tên Senkaku, Bắc Kinh gọi theo tiếng Hoa là Điếu Ngư. Chủ đề này vô cùng nhạy cảm từ nhiều thập niên, nhưng Donald Trump đã khuấy động lên hồi tháng Hai, khi khẳng định – như Barack Obama trước đó – vấn đề biển đảo nằm trong cam kết liên minh quân sự giữa Tokyo và Washington.
Khi thủ tướng Nhật sang thăm tổng thống Mỹ, cả hai nhà lãnh đạo cùng phản đối « tất cả các hành động chống lại » việc Nhật Bản quản lý Senkaku. Trung Quốc phản ứng bằng cách cáo buộc Washington « muốn gây bất ổn trong khu vực », vào đầu tháng Ba đã điều ba tàu tuần duyên diễu quanh quần đảo đang thèm muốn. Trước đó vào mùa hè 2016, Bắc Kinh cũng đã biểu dương sức mạnh tương tự. Rất có khả năng xảy ra các sự cố trên biển hoặc trên không tại vùng này.
Trung Quốc rốt cuộc sẽ tấn công Đài Loan ?
Người khổng lồ châu Á, vốn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình, cho dù hòn đảo này độc lập trên thực tế, chưa bao giờ từ bỏ khả năng vận dụng đến vũ lực để thôn tính. Quan hệ giữa đôi bờ eo biển Formosa càng căng thẳng hơn từ đầu năm 2016, khi bà Thái Anh Văn đắc cử tổng thống Đài Loan. Bà là người vẫn đòi có thái độ cứng rắn hơn trước Bắc Kinh, và Trung Quốc nghi ngờ bà có ý định tuyên bố độc lập.
Mối quan hệ này lại càng sa sút từ sau cú điện thoại giữa bà Thái Anh Văn và tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tháng 12 năm ngoái. Chế độ cộng sản Trung Quốc vốn luôn cấm đoán các nước có quan hệ ngoại giao với mình cũng đặt quan hệ song song với Đài Loan.
Bắc Kinh bèn liên tục gây áp lực, đặc biệt về quân sự : cho hàng không mẫu hạm duy nhất của mình với năm chiến hạm hộ tống, chạy xuyên qua eo biển Đài Loan. Đài Bắc, mà Hoa Kỳ là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu, chuẩn bị cho khả năng tệ hại nhất và tìm cách tăng cường quốc phòng. Nhưng quân đội Đài Loan không thể kháng cự mà không có sự giúp sức của đồng minh Mỹ.
Trước mắt khó thể xảy ra việc Trung Quốc tấn công, và bà Thái Anh Văn gần đây cũng tránh những hành động khiêu khích Bắc Kinh. Tuy nhiên trước sự trỗi dậy của bản sắc Đài Loan, trong tương lai Trung Quốc có thể mưu toan kiểm soát hòn đảo này bằng vũ lực. Chuyên gia Jean-Pierre Cabestan nhận định : « Tất cả các giải pháp tỏ ra ngày càng khó khăn. Thoạt đầu, Bắc Kinh có thể tiếp tục siết chặt gọng kềm qua việc o ép chính phủ đương nhiệm về kinh tế và ngoại giao, nhưng về lâu về dài, khoảng sau năm 2020, khả năng một cuộc tấn công vũ trang là không thể loại trừ ». Vấn đề còn lại là Hoa Kỳ có can thiệp hay không…
Một cuộc xung đột giữa hai cường quốc hàng đầu là khó tránh khỏi ?
Sự cất cánh của Trung Quốc, vốn ngày càng ganh đua với Hoa Kỳ để giành quyền lãnh đạo thế giới, có thể tự động dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự - theo dự báo của các chuyên gia bi quan nhất. Graham Allison, giáo sư trường đại học Havard viết rằng hai đại cường sẽ « hướng đến một cuộc chiến tranh, trừ phi họ có được quyết định khó khăn và đau đớn để ngăn trở ». Giáo sư Allison chuyên phân tích các cuộc xung đột trong lịch sử giữa Athens và Sparta, giữa Anh và Đức trước Đệ nhất Thế chiến. Cứ mỗi lần cường quốc thống trị bị tranh giành vai trò đều xảy ra chiến tranh.
Không ai biết được liệu Trung Quốc có đi theo con đường này hay không, nhưng việc dồn sức để lấp đầy khoảng cách về quân sự với Hoa Kỳ đã gây ra nhiều lo ngại. Bắc Kinh muốn tăng ngân sách quốc phòng « khoảng 7% » cho năm 2017 để có thể « đẩy lùi ngoại xâm », trong khi tổng thống Donald Trump hứa hẹn « tăng cường sức mạnh » chưa từng thấy cho lực lượng Mỹ, qua việc tăng gần 10% ngân sách quốc phòng, tuy còn phải được Quốc Hội thông qua.
Mục tiêu của Trung Quốc là « đưa Đông Nam Á trở lại thành vùng ảnh hưởng truyền thống của Bắc Kinh, và như vậy về lâu về dài sẽ đẩy lùi Hoa Kỳ ra khỏi khu vực » - nhà nghiên cứu Benoît de Tréglodé của Viện IRSEM nhận xét. Tương quan lực lượng đang trong quá trình đảo ngược.
Ông nói thêm : « Trong mười năm tới, hải quân của Trung Quốc sẽ có đông đảo chiến hạm trong vùng, mà Hoa Kỳ chưa bao giờ triển khai số lượng như thế ». Trong trường hợp Mỹ rút dần lực lượng – một kịch bản chưa được khẳng định – chiến lược tăng cường quân sự này có thể giúp Bắc Kinh thực hiện được tham vọng của mình mà khỏi cần chiến đấu.

Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.115 giây.