logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 10/04/2017 lúc 06:48:16(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Mỗi năm, cứ tháng Tư về là tui lại buồn trong tấc dạ! Nói nào ngay, xa xứ tháng nào tui cũng buồn hết ráo. Nhưng tháng Tư tui lại buồn nhứt hạng cho một mối tình vừa mới chớm nở đã vội dở dang hơn 40 năm rồi mà trái tim tui vẫn còn đang rỉ máu.
Chẳng qua chuyện vầy nè: quận Kế Sách, thuộc tỉnh Ba Xuyên tức Sóc Trăng.
Hồi xưa từ Cần Thơ muốn về Kế Sách thì có hai cách: đường bộ hoặc đường sông.
Đường bộ theo Quốc Lộ 4, rời Cái Răng qua Cái Tắc, tới Ngã Bảy, xã Đại Hải, (nơi bà con miền Bắc di cư vào năm 1954), rồi Ngã Ba An Trạch, quẹo tay trái vào quận Kế Sách, cách Cần Thơ khoảng 54 cây số và cách Sóc Trăng chỉ 6 cây số thôi.
Nhà khảo cổ Vương Hồng Sển, người Sóc Trăng, cho biết: ‘Khsach’ (Giồng Cát) đọc trại thành Kế Sách.
Từ Ngã Ba An Trạch đến xã Phú Tâm (còn gọi là Phú Nổ hay Vũng Thơm, nổi tiếng với lạp xưởng, mè láo của người Tiều, mắm bò hóc của người Khmer). Qua khỏi Phú Tâm, hương lộ trải đá xanh, dọc bờ kinh, tới Na Tưng (chỗ nầy, xưa, VC phục kích bắn cả vào xe Hồng thập tự làm thằng bạn nhậu của tui, lúc đó, là tài xế bị đui hết một con mắt, và liệt một cánh tay).
Na Tưng có vườn dừa, sau ông Quận cho đóng một cái đồn nghĩa quân, ngoài ra là đồng lúa nên VC khó mà phục kích, giựt mìn bất tử như lúc trước.
Cuối cùng là tới quận lỵ Kế Sách. Chạy qua Cầu Sắt lên đến ấp Tập Rèn, xã Thới An Hội, đều là đất giồng.
Mà trên đất giồng mình trồng khoai lang nên bà con nông dân mình cuốc khoai nhiều lắm.
Còn đi đường sông thì từ Bến Ninh Kiều Cần Thơ, đò xuôi ra biển tới Cù Lao Quốc Gia, rẽ phải vào Vàm Nhơn Mỹ cũng tới được Kế Sách.
Kế Sách có đò Ngọc Diệp, chủ ở ngay chợ, nửa đêm, tài công ‘đề pa’, chuông giựt leng keng để bà con miệt vườn đi bán trái cây ở chợ Cần Thơ hay đi bổ hàng tạp hóa về bán lại, ra bến nước bờ sông, gọi đò, ra hiệu bằng đuốc lá dừa quơ quơ trong gió.
Tới Cần Thơ, khoảng 5 giờ sáng. Đò đợi bà con mình đi công chuyện xong khoảng 10 giờ sáng cùng ngày là đò Ngọc Diệp quay đầu về bến cũ.
Đò chạy cà rịch cà tang, tùy theo lớn ròng, con nước ngược xuôi, từ bờ bên nầy băng qua bờ bên kia, chạy hình chữ chi, ghé bến nầy bến nọ cho hành khách lên bờ; đôi khi chỉ có một người; nên mất tới khoảng 4, 5 tiếng đồng hồ.
(Má theo đò đi chợ Cần Thơ về, mua cho con mình ổ bánh mì và vài cục đường tán. Mấy đứa nhỏ mừng húm! Ôi những ngày thơ dại! Mừng má đi chợ về còn đâu nữa?!)
Đò qua cơ man nào là những dãy bần xanh. Ôi đất nước mình đẹp biết bao mà trong vận nước đảo điên, tổ cha nó, làm tan hoang hết ráo!
Đất Kế Sách ngoài giồng, còn mấy chỗ đất thấp hơn, phù sa sông Hậu bao đời bồi lấp, đất phì nhiêu, màu mỡ nên bà con lên líp lập vườn cây ăn trái đủ loại: cam, bưởi, mít, chôm chôm, măng cụt, sa bô chê, sầu riêng sai oằn nặng trĩu.
Ghe trái cây, dân Kế Sách, lên tận Chợ Cầu Ông Lãnh bán cho dân Sài Gòn.
Tất cả các loại trái cây nhiệt đới đó Cù Lao Quốc Gia đều có hết.
Dòng sông Hậu đổ ra gần tới biển, bình độ của lòng sông cao hơn mực nước biển hỏng bao nhiêu; nên nước chảy chậm, phù sa lắng xuống, bồi tụ lâu ngày, rồi bần mọc lên giữ lại cát, làm nhô lên Cù Lao Quốc Gia (sau nầy VC đặt tên là Cồn Mỹ Phước và Cồn Bùn (cách nhau cái Rạch Mọp) cách đây khoảng 150 năm.
Ban đầu mặt cồn còn thấp, là những bãi bùn năng lác, cỏ dại và cây bần, cây tạp cùng một số loài thú hoang và chim muông. Rồi bà con lưu dân mình từ Miệt Trên xuống khai phá, bao bờ trồng rẫy. Lấy ngắn nuôi dài; vì rẫy mau ăn. Trường vốn một chút thì lập vườn! Phẻ hơn làm rẫy!
Từ trên cao nhìn xuống, Cù Lao Quốc Gia, cách cửa biển khoảng 45 cây số, giống như một chiếc xuồng ba lá, nhọn hai đầu phình chính giữa, chồm ra biển. Chắc vì vậy mà bà con mình ở Cù lao Quốc Gia nầy, VC vô; hè nhau vượt biển vượt biên hết ráo?!
(Người viết có em học trò cũ, Lan Chi, từ độ ấy cũng ra đi; giờ em ở Sydney! Giáo Phèn viết về quê cũ của em có thiếu sót gì thì dạy lại cho Thầy nhe!)
Khi CS miền Bắc phát động cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam cộng với sự tiếp tay phá hoại của VC nằm vùng thì cả đồng bằng sông Cửu Long cũng chìm trong lửa khói. Nhưng vùng đất cồn nầy vẫn là những ốc đảo bình yên, xa rời cuộc chiến.
Nhà nào trên đất cù lao kha khá, có của ăn của để, sắm chiếc vỏ lãi gắn máy Yanmar 60 hay Kubota, làm máy đuôi tôm, lái bằng chưn nếu đứng hoặc bẻ lái bằng tay nếu ngồi.
Nhớ có lần được mời về Cù Lao Quốc gia ăn đám cưới một đứa học trò cũ giữa đường thôi học, em sang sông ‘chống lầy’ tức lấy chồng.
Vài đứa học trò gái, cùng lớp với cô dâu, vẫn còn đi học, trong chợ Kế Sách cũng được mời đi đám cưới, điệu đà xuống chung chiếc vỏ lãi. Giữa đường hết xăng, nước ròng, mũi chiếc vỏ lãi cắm vào một đám bần xanh, chạm phải tổ ong bần. Nó túa ra. Thầy trò mạnh ai nấy nhẩy xuống bờ kinh, núp dưới lườn chiếc vỏ lãi, né… trong khi đám ong bần vẫn u u quần ở trên đầu.
Nước đưa chiếc vỏ lãi xuôi dòng xa dần cái tổ ong cái tổ ong mắc dịch nầy, Thầy trò mới lóp ngóp leo lên. Bộ đồ vía ướt hết trơn hết trọi hè.
Đám học trò gái mặc áo dài, bị thấm nước, vải mỏng tanh như dính vô da thịt trắng nõn nà, dầy dầy đúc sẵn một tòa thiên nhiên, mắc cỡ lấy nón lá che ngang. Ai có thấy gì đâu hè?!
Từ xã Nhơn Mỹ băng sông Hậu chừng cây số rưỡi, tấp vô bến đò giữa, lội chừng trăm thước là gặp cái bảng Vu Quy kết bằng bông đủng đỉnh với cọng lá dừa. “Trăng treo thềm cổng vu quy. Ai vui trong đó sầu bi ngoài nầy!”
Ai sầu thì sầu đi… còn tui, làm giáo, được trưởng tộc bên đàng gái mời lên bàn thượng hạng đặt ở nhà trên. Đèn ‘măng xông’ sáng choang hè. Mà buồn 5 phút. Vì ngồi chung với mấy ông già; Sao bằng ngồi với đám học trò 17, 18 tuổi vui hơn, nói chuyện hợp hơn, ăn rơ hơn; hơn là ngồi với mấy bô lão cổ lỗ sĩ: “Nhân bất học bất tri lý. Mời thầy giáo làm một ly!” Chán chết!
 
Từ đám cưới của Huệ Chi, cành huệ trắng mà bị ong bần đánh… đêm nhóm họ, vu quy đó, thời gian sau, thằng học trò, nhà có giỗ quảy gì thì kính mời thầy ra nhậu với Tía em. Ổng nhắc Thầy hoài hè… Cái gì cái! Mời đi ăn giỗ là không có cái vụ từ chối bao giờ.
Ăn giỗ năm lần bảy lượt mới biết ông phụ huynh nầy có đứa con gái sắc nước hương Trời đã gả đi Chợ Bãi Xàu, ông còn một đứa nữa so phần tài sắc lại là phần hơn.
Tên con gái ổng đặt đều đẹp vì ổng khoái đọc truyện Tàu mà Tàu Đài Loan, ổng đọc Quỳnh Dao… Cô chị đã lấy chồng tên Huệ Chi, một cành hoa Huệ. Cô em chưa chồng tên Quỳnh Chi, tên một nhánh hoa Quỳnh.
Tui yêu hoa Quỳnh lắm vì nó đẹp và thơm mà lại nấu cơm… ngon!
Đó là bữa ăn cuối cùng của đêm tôi giã từ Kế Sách cách đây 40 năm. Bữa cơm đó em đãi chàng thi sĩ lăn lóc gió sương ba ngày đêm nổi lên sình chương món canh chua cá ngát và cá ngát kho tộ ăn với cơm trắng, gạo mới lúa mùa.
Cá đồng như cá lóc, cá trê, cá rô, cá sặc ở trong đồng. Cá ngát, cá bông lau, cá mè vinh, cá phèn, cá bống mú, cá lòng tong, cá chốt, là một loại cá sông ở trong sông… Cắt nghĩa như vậy là khỏi cãi.
Sông thì nước ngọt vào mùa khô và mưa, từ tháng Tư cho tới tháng Chạp.
Từ đầu tháng Giêng cho tới cuối tháng Ba nước lợ, hai phần nước ngọt và một phần nước từ biển chảy ngược vào sông mùa nước kiệt!
Cá Ngát thích nước lợ, hay rúc vào trong những đống chà; hay trú ẩn trong hang ở bãi sông.
Cá ngát hơi giống cá trê trắng! Đầu có 3 ngạnh, sắc bén và cứng, đâm rất nhức. Thịt không dai như cá trê trắng, dẻo và dẻ hơn cá bông lau. Chắc nhờ lội tới lội lui như tập thể thao?!
Khoảng tháng 5 đến tháng 9 âm lịch là mùa cá ngát sinh sản, thịt ngon.
Cá ngát làm sạch và cắt khúc để ráo, ướp tỏi chiên sơ. Bắc nồi nước lên, cho ít muối vào, khi nước sôi cho bần chín vào khoảng 5, 6 trái, năm phút sau, vớt bần ra tô, cà nhuyễn ra lấy nước chua.
Nước dùng đun sôi liu riu bỏ đầu, đuôi cá vào, khúc giữa dành kho tộ để ăn cơm. Cá vừa chín tới, nêm nếm vừa miệng, thêm ngò om, cần dầy lá, khóm, giá, bông so đũa, bông súng, bạc hà, rau nhút, rau muống,… bông điên điển, thêm ít ớt hiểm còn xanh xắt lát.
Ăn nóng! Giẽ cá, chấm với muối ớt hoặc nước mắm y, kẹp thêm lát ớt. Bưng ly hột mít rượu đế sủi tăm, quất nghe cái ót là toát mồ hôi mồ kê, nó ròng ròng đầy mặt như là mới tắm hơi xong. Chết cũng đành lòng!
 
Mất nước được hai năm, tui vẫn còn nấn ná ở Kế Sách; vì thú thiệt tui không biết phải đi đâu, về đâu; rồi làm sao mà sống? Nhà không có được một cục đất chọi chim.
VC giải tán Luật, Văn Khoa Cần Thơ chuyển mấy em sinh viên qua Sư Phạm, học chỉ 6 tháng, rồi đưa về trường! Để chúng nắm đầu mấy thằng Giáo Ngụy, gốc quân nhân biệt phái ra đuổi cổ. Tui nằm trong số đó. Nó đuổi thì tui đi… Và tui đi luôn ra biển…
Tui còn bỏ lại bên Trời một cành hoa Quỳnh năm ấy. Quỳnh Chi, người năm cũ đã nấu cho tôi ăn canh chua cá ngát ngày xưa ấy! Tui mang kỷ niệm xưa đi cuối đất cùng trời!
Đôi lứa chúng ta như hai chiếc lá, lạc lìa nhau giữa một dòng sông trong một thời bão loạn. Tui lỗi thề cùng em cũng bởi vì đời chớ nào phải tại tui đâu!
 
Đoàn xuân thu

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.073 giây.