logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 12/04/2017 lúc 07:22:30(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

UserPostedImage
Dân biểu Đức Bernd Fabritius (bên phải) cùng các nhà tranh đấu Trương Minh Đức (từ phải sang), Đoàn Huy Chương, Đỗ Thị Minh Hạnh, và Phạm Bá Hải, ngày 10/4/2017. (Facebook Do Thi Minh Hanh)

Các nhà tranh đấu nói rằng dân biểu Đức, Bernd Fabritius, quan ngại vấn đề vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.
Nhà tranh đấu Đỗ Thị Minh Hạnh cho VOA Việt Ngữ biết, tiến sĩ Bernd Fabritius, dân biểu Đức và thành viên của Đảng Liên Minh Xã Hội Cơ Đốc Giáo (CSU) vừa trao đổi các vấn đề nhân quyền Việt Nam với các nhà hoạt động nhân quyền, bao gồm Đỗ Thị Minh Hạnh, Trương Minh Đức, Đoàn Huy Chương và Phạm Bá Hải hôm 10/4 tại Tổng Lãnh Sự Quán Đức ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo trang web của dân biểu Bernd Fabritius, thành viên Ủy Ban Nhân Quyền Quốc Hội Liên Bang Đức, ông có chuyến công tác đến Việt Nam từ ngày 10 đến ngày 12 tháng 4, 2017.
Theo bà Minh Hạnh, dân biểu Fabritius muốn nghe ý kiến của các nhà hoạt động về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Bà nói các nhà hoạt đã nêu những khó khăn trong việc bị tước đi quyền tự do lập hội, quyền tự do ngôn luận, và quyền tự do đi lại, thậm chí phải chịu cả cảnh bị đánh đập bạo lực từ phía an ninh mật vụ.
“Cuộc gặp trao đổi rất nhiều vấn đề về nhân quyền của những người đấu tranh như bị hạn chế về quyền tự do lập hội, quyền tự do đi lại và quyền tự do ngôn luận. Ông cũng lắng nghe tình hình khó khăn của người đấu tranh trong nước khi bị canh giữ, đánh đập, bắt bớ, trù dập về kinh tế.”
Bà Minh Hạnh, đại diện Phong Trào Lao Động Việt, nói rằng các thành viên phong trào mong sự quan tâm của Quốc Hội và chính phủ Đức cho vấn đề những nạn nhân cũng như những người tranh đấu cho ngư dân chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thảm họa Formosa.
“Chúng tôi cũng trao đổi về những vấn đề mà người dân miền Trung đang phải chịu đựng, và những người đấu tranh cho người dân đang có nguy cơ bị bắt bỏ tù, như Hoàng Đức Bình, thành viên Phong Trào Lao Động Việt, và Bạch Hồng Quyền, thành viên Con Đường Việt Nam. Các cha giáo xứ miền Trung cũng bị các đài truyền hình VTV và báo đài tỉnh xúc phạm, lăng nhục, du khống.”
Bà Minh Hạnh cho biết, trong cuộc gặp với dân biểu Đức, ông Phạm Bá Hải, đại diện cho Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm, và các thành viên Phong Trào Lao Động Việt, cũng nêu lên các trường hợp tù nhân lương tâm bị chính quyền Việt Nam giam cầm như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Lê Thu Hà, Trần Thị Nga, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Trần Huỳnh Duy Thức, Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Văn Đức Độ, và đặc biệt trường hợp tù nhân Nguyễn Hoàng Quốc Hùng bị tra tấn trong tù.
Đại diện Phong Trào Lao Động Việt cho VOA Việt Ngữ biết họ cũng trao đổi với dân biểu Đức về quyền lợi của người lao động, những khó khăn khi hỗ trợ người công nhân, như không thể tiếp cận công nhân, đặc biệt trong những ngày có đình công vì họ bị chính quyền canh giữ không cho ra khỏi nhà.
Minh Hạnh nói rằng Phong Trào Lao Động Việt “mong chính phủ Đức phải mạnh tay trừng phạt nếu nhà cầm quyền Việt Nam vi phạm đến những điều khoản mà Việt Nam đã ký kết với quốc tế cũng như Châu Âu, đặc biệt là những điều khoản liên quan đến nhân quyền.”
Sau buổi gặp này, Phong Trào Lao Động Việt ra thông cáo: “Ông Bernd Fabritius rất quan tâm đến tình hình về quyền lao động của công nhân Việt Nam vì Việt Nam có ký kết những hiệp định thương mại với Châu Âu. Bên cạnh đó, ông cũng muốn biết làm thế nào để Việt Nam có được công đoàn độc lập và những vấn đề khó khăn kèm theo.”
Ngoài ra, theo bà Minh Hạnh, ông Fabritius đáp lại rằng ông rất quan tâm đến tình hình nhân quyền Việt Nam và hứa sẽ can thiệp với chính quyền Việt Nam bằng mọi khả năng của một dân biểu Đức:
“Ông Fabritius cũng nhắc tới một nghị quyết về ‘Bảo vệ Người Bảo vệ Nhân quyền’ trên thế giới mà trước đây ông đã đưa ra trước Quốc hội Đức. Nghị quyết này cho thấy họ rất quan tâm giúp đỡ hỗ trợ cho người bảo vệ nhân quyền. Do đó người đấu tranh trong nước gặp rắc rối nào thì có thể liên hệ trực tiếp với ông hoặc thông qua Đại Sứ quán Đức tại Hà Nội, ông sẽ can thiệp.”
Theo thông cáo của Phong trào Lao động Việt, các nhà tranh đấu Việt Nam “mong mỏi chính phủ Đức sẽ quan tâm đến các tù nhân lương tâm, đề nghị đại diện chính phủ Đức kêu gọi Việt Nam trao trả tự do cho họ vô điều kiện. Ông Bernd Fabritius đã yêu cầu anh Phạm Bá Hải gởi cho ông danh sách những tù nhân đang còn bị giam giữ.”
Ông Bernd Fabritius là Nghị Sĩ Quốc Hội Liên bang Đức từ năm 2013, thuộc đảng Xã Hội Cơ Đốc Giáo (CSU). Tháng 3/2015, ông cùng với các nghị sĩ Châu Âu khác đã gặp các thành viên các tổ chức xã hội dân sự ở Hà Nội.
UserPostedImage
LS Nguyễn Văn Đài trong một cuộc gặp với các dân biểu Đức

Tháng 12 năm ngoái, nhận kỷ niệm ngày Quốc Tế Nhân Quyền lần thứ 68, Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức đã vận động các dân biểu Đức, trong đó có tiến sĩ Bernd Fabritius, thuộc Ủy Ban Nhân Quyền Quốc Hội Liên Bang Đức, lên tiếng ủng hộ tù nhân lương tâm Việt Nam.
Dân biểu Bernd Fabritius cũng là người ký tên vào thỉnh nguyện thư gửi Thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Xuân Phúc, vào tháng 10 năm ngoái, yêu cầu trả tự do cho tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Đài, người vừa được Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier trao giải nhân quyền 2017 ngày 5/4.
Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.079 giây.