logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 13/04/2017 lúc 08:23:09(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,168

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Hải quân Việt Nam canh gác tại đảo Thuyền Chài, quần đảo Trường Sa, Biển Đông (ảnh chụp ngày 17/01/2013) REUTERS

« Chúng ta đã bị mất Biển Đông hay chưa ? ». Đó là tựa đề bài viết của giám đốc tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á, ông Gregory B.Poling, trên trang web của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ngày 11/04/2017.
Theo chuyên gia Poling, Trung Quốc đang ngày càng có nhiều quyền lực trên Biển Đông, nhờ vào các căn cứ có thể sử dụng cho mục đích quân sự lẫn dân sự tại quần đảo Trường Sa, và việc nâng cấp các thiết trí quân sự ở Hoàng Sa. Bắc Kinh nhất quyết bảo vệ « quyền lịch sử » rộng rãi nhưng lại được định nghĩa một cách mơ hồ của mình, về « đường lưỡi bò » chín đoạn, vốn vi phạm luật pháp quốc tế.
Trong khi đó tân chính quyền Mỹ vẫn chưa có chiến lược rõ ràng về Biển Đông, để lại những dấu hỏi lớn về sự cam kết của Washington trong khu vực. Và ngoại trừ Hà Nội, các nước Đông Nam Á khác có yêu sách chủ quyền tại Biển Đông, trước những diễn biến gần đây đã có những phản ứng khác nhau – từ thái độ chấp nhận thua cuộc ở Manila, đến ý định nhắm mắt cho qua của Jakarta và Kuala Lumpur.
Mặc dù trong chín tháng vừa qua Trung Quốc không leo thang mạnh mẽ lắm, nhưng chưa bao giờ cán cân ở Biển Đông nghiêng hẳn về Bắc Kinh như lúc này, với chiến lược bậc thầy của Trung Nam Hải. Tình hình này khiến các nhà phân tích phải tự hỏi, liệu Hoa Kỳ và các quốc gia có cùng quan điểm đã thua trận trong cuộc chiến đấu hay không. Phải chăng bây giờ là lúc Mỹ ra đi, bỏ lại các nước Đông Nam Á phải tự chống chọi, trong cuộc chiến không cân sức với Trung Quốc ?
Biển Đông chưa được quan tâm đúng mức
Một lý do chính cho sự yếu kém thấy rõ của Mỹ và các nước khác trong khu vực, là đa số người Mỹ vẫn chưa hiểu được tại sao Washington phải quan tâm đến Biển Đông. Ngay cả trong chính phủ, câu trả lời cũng bất nhất giữa các cơ quan với nhau, và trong nội bộ từng cơ quan. Làm thế nào Hoa Kỳ và các đối tác có thể theo đuổi một chiến lược dẫn đến thành công, hoặc thừa nhận thất bại, nếu họ không thể đồng ý với nhau về những gì được coi là chiến thắng ?
Chính quyền Obama đã duy trì một danh sách khá logic về các lợi ích của Mỹ tại Biển Đông : bảo vệ trật tự dựa trên cơ sở luật pháp, duy trì an ninh khu vực (trong đó có sự an toàn của các đồng minh Mỹ), và tự do hàng hải. Tiếc rằng cũng như nhiều chính sách châu Á khác, đội ngũ của ông Obama chứng tỏ có tầm nhìn chiến lược mạnh mẽ, nhưng trong việc giải thích và áp dụng thì lại yếu ớt. Cũng giống như khái niệm xoay trục được định nghĩa qua các sáng kiến an ninh, mặc dù đã tốn rất nhiều thời gian cho các nỗ lực kinh tế, ngoại giao và văn hóa xã hội, cuộc tranh luận về Biển Đông vẫn bị đè nặng bởi lý giải sai lầm rằng đây là sự ganh đua giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về quân sự.
Tranh chấp Biển Đông không phải là vấn đề song phương Mỹ-Trung, và không thể giải quyết bằng cách mặc cả giữa Washington và Bắc Kinh. Biển Đông cũng không phải chủ yếu là sự đối đầu quân sự, và như vậy không thể có giải pháp quân sự.
Điều này không có nghĩa là quân đội Trung Quốc không nhìn thấy một mệnh lệnh chiến lược mạnh mẽ trong tranh chấp Biển Đông, hay năng lực bành trướng của Trung Quốc đang mở rộng từ các đảo nhân tạo, sẽ không gây khó khăn cho cuộc chiến đấu của Hoa Kỳ trong một cuộc xung đột tiềm năng. Đó là những nhân tố góp phần trong tranh chấp, cũng như việc tranh giành tài nguyên, tuyến đường hàng hải chiến lược và nhiều vấn đề khác. Nhưng đây không phải là gốc rễ của tranh chấp Biển Đông, cũng không là lợi ích cơ bản của Hoa Kỳ và các nước bạn.
Như chuyên gia Bill Hayton đã lập luận một cách đầy thuyết phục, tranh chấp Biển Đông thực chất là sự ganh đua của các chủ nghĩa dân tộc. Đặc biệt là luận điệu về các quyền của Trung Quốc, đang thách thức mọi sự kiện lịch sử, luật pháp quốc tế và lợi ích của các nước láng giềng. Bắc Kinh cho là mình có quyền và quyết tâm độc chiếm Biển Đông bằng mọi phương tiện cần thiết. Việc này đã trực tiếp đe dọa lợi ích của Hoa Kỳ, mà lợi ích này vượt xa lên trên khả năng tự do hoạt động của Hải quân Mỹ tại Biển Đông.
Đó chính là một hệ thống quốc tế rộng rãi – gọi là « trật tự dựa trên luật pháp » vẫn thường được chính quyền Obama nêu ra. Trong đó các Nhà nước đều bình đẳng với nhau theo các quy định và tiêu chuẩn đã cùng thỏa thuận ; đàm phán cũng như thủ tục trọng tài thay thế cho cưỡng bức và vũ lực - được coi là phương cách giải quyết tranh chấp.
Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) và các luật lệ theo tập quán quốc tế làm chỗ dựa cho công ước, là những thành phần chủ yếu của hệ thống này. Tất cả đã bị thiệt hại nghiêm trọng bởi những hành vi nhằm xác quyết chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Các quốc gia khác sẽ nhanh chóng nhận ra rằng họ bị bất lợi khi nghiêm túc tôn trọng UNCLOS, trong khi Trung Quốc bất chấp.
Hậu quả : Biển Đông sắp mất
Tiếc thay, trật tự dựa trên cơ sở luật pháp thì trừu tượng, không giúp bán được báo. Sự yểm trợ quân sự của Hoa Kỳ và các cường quốc bậc trung khác như Úc, Nhật Bản, Ấn Độ hết sức quan trọng để giúp các nước Đông Nam Á không bị Trung Quốc đè bẹp.
Hoa Kỳ phải đóng vai trò chủ đạo để răn đe thái độ hiếu chiến và các hành động leo thang quan trọng khác của Trung Quốc - như đã từng lên tiếng cảnh cáo ý định xây dựng trên bãi cạn Scarborough mùa xuân vừa rồi. Các quốc gia đối tác cần tìm cách tăng cường năng lực cho Hải quân và tuần duyên các nước Đông Nam Á, để họ có thể bảo vệ vùng biển tranh chấp, vốn đang phải đối mặt với áp lực chưa bao giờ tăng cao đến thế của Trung Quốc. Nhưng những nỗ lực an ninh này nhằm cải thiện tình hình tại chỗ, chứ chưa phải là hồi kết.
« Chiến thắng » tối hậu trên Biển Đông cho Hoa Kỳ và các đối tác là thuyết phục được Trung Quốc điều chỉnh những yêu sách của mình cho phù hợp với luật pháp quốc tế, và bình đẳng với các nước láng giềng. Đó là một thử thách khổng lồ, đòi hỏi phải có một chiến dịch ngoại giao và luật pháp tập trung vào việc vạch trần tính bất hợp pháp của các yêu sách Trung Quốc, khiến Bắc Kinh phải mang tai tiếng.
Quan trọng nhất là phải có những cam kết dài hạn. Việc vạch mặt chỉ tên và tố cáo để Trung Quốc tỏ ra khiêm tốn hơn, có thể phải mất cả một thập niên. Trung Quốc không phải là miễn nhiễm trước áp lực quốc tế hay trước cái giá phải trả cho việc trở thành một kẻ ở ngoài vòng pháp luật, nhưng sức kháng cự của họ rất lớn.
Hoa Kỳ và Philippines muốn tập hợp một liên minh quốc tế cho nỗ lực này. Trước hôm Manila chiến thắng ở Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye tháng 7/2016, một số đáng kể các quốc gia trên thế giới đã kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết của tòa. Nhưng liên minh này đã tan rã sau khi tổng thống Rodrigo Duterte quyết định từ bỏ việc sử dụng áp lực quốc tế, với hy vọng Bắc Kinh sẽ đáp ứng một cách hòa hoãn hơn.
Quyết định của ông Duterte chủ yếu do quan điểm tư tưởng của ông, nhưng được biện minh là do Hoa Kỳ sẽ không bảo vệ Philippines chống lại Trung Quốc. Đây là một vết thương tự gây ra, có thể tránh được nếu chính quyền Obama nói rõ là hiệp ước quân sự hỗ tương giữa hai nước có thể áp dụng, để hỗ trợ cho quân đội và tàu chiến của Philippines trong vùng biển tranh chấp.
Trong khi được Duterte chìa ra cành ô liu và chính quyền Trump lo tập trung vào những hồ sơ khác, Trung Quốc tiếp tục củng cố các lợi ích của mình. Nhờ có các hải cảng và cơ sở hạ tầng đi kèm, số lượng tàu Trung Quốc tăng lên đáng kể tại khu vực nửa phía nam của đường 9 đoạn. Trong khi đội quân tiên phong này liên tục lấn chiếm vùng biển của các nước láng giềng, Trung Quốc tăng cường hơn bao giờ hết khả năng can thiệp, để ngăn trở các nước Đông Nam Á sử dụng vùng biển và đáy đại dương mà luật pháp quốc tế bảo đảm cho họ.
Nếu không có gì thay đổi, Trung Quốc trên thực tế sẽ kiểm soát toàn bộ vùng biển, vùng trời và tài nguyên của Biển Đông. Hải quân Hoa Kỳ có thể tiếp tục tiến hành các hoạt động ở vùng biển tranh chấp, làm ngơ trước những hành vi quấy nhiễu của đối tác Trung Quốc, nhưng sẽ không dễ chịu chút nào cho các nước Đông Nam Á cũng đòi hỏi chủ quyền Biển Đông. Việt Nam có thể tiếp tục phản đối thực tế mới này, nhưng những nước khác có cơ phải thích ứng với thực trạng tại chỗ. Hậu quả là hệ thống quốc tế và trật tự khu vực châu Á sẽ thường xuyên bị thay đổi theo hướng gây thiệt hại nặng nề cho lợi ích của Mỹ.
Thế nên, phải chăng Hoa Kỳ và các nước bạn đã bị mất Biển Đông ? Câu trả lời là chưa. Nhưng họ đang đánh mất, và mất một cách nhanh chóng.
Để thay đổi tình hình, trước tiên Washington cần phải nhìn nhận tầm quan trọng của hồ sơ này. Chính quyền Trump cần có chính sách rõ ràng và mạnh mẽ để bảo vệ lợi ích của Mỹ, đặc biệt là trật tự dựa trên luật pháp tại Biển Đông. Thứ đến, chính phủ Hoa Kỳ cần nắm lấy cơ hội, khi chính quyền Duterte nhận ra rằng Bắc Kinh không nhượng bộ như họ vẫn hy vọng - có lẽ qua lệnh cấm đánh cá trong khu vực, kể cả ở bãi cạn Scarborough kể từ ngày 1/5 của Trung Quốc.
Để đặt nền móng cho việc này, chính quyền ông Trump phải làm một việc từ lâu được chờ đợi : nói rõ rằng theo hiệp ước hỗ tương giữa hai nước, Mỹ sẽ yểm trợ lực lượng Philippines tại Biển Đông, vì vùng biển này thuộc Thái Bình Dương, theo điều V của hiệp ước. Như vậy công việc khó khăn là tái lập lực lượng quốc tế đối phó với yêu sách của Trung Quốc mới có thể khởi đầu.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.123 giây.