logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 17/04/2017 lúc 08:52:35(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,168

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Tổng thống Hàn Quốc bị truất phế Park Geun Hye. REUTERS/Kim Hong-Ji/File Photo
Chế độ lãnh đạo theo kiểu « cha truyền, con nối » đang « làm mưa, làm gió » ở nhiều nước châu Á. Các « gia tộc chính trị » ở châu Á phổ thông hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới, trừ Trung Đông. Hơn nữa, sự thống trị của những nhà lãnh đạo kiểu này thường kéo dài nhiều thập kỷ.
Trên đây là những nhận định của nhà sử học Jean-Louis Margolin trong bài viết « Châu Á của những người được kế thừa », đăng trên trang mạng Asialyst vào ngày 13/04/2017. RFI xin trích dịch bài viết để giới thiệu với quý thính giả.
« Tính kế thừa lãnh đạo » thể hiện rõ ràng nhất ở các nước quân chủ : trong số 23 nước Nam Á, Đông Nam Á và Tây Á, có 6 nước theo chế độ quân chủ : Bhoutan, Brunei, Cam Bốt, Nhật Bản, Malaysia và Thái Lan. Trường hợp của Malaysia khá đặc biệt. 9 tiểu vương của các bang bầu 1 trong số họ lên làm quốc vương với nhiệm kỳ 5 năm. Như vậy, quốc vương Malaysia lên ngôi không phải do thừa kế và có quyền lực khá hạn chế. Chỉ có một quốc vương có quyền hành tuyệt đối là vị vua Hassanal Bolkia của vương quốc dầu lửa nhỏ bé Brunei, người lên nối ngôi vua cha vào năm 1984. Tại Bhoutan và Thái Lan, quốc vương giữ vai trò quan trọng. Trong khi đó, từ vài thập kỷ nay, vai trò của nhà vua mờ nhạt nhất ở Nhật Bản và Cam Bốt.
Nhiều « gia đình lãnh đạo » duy trì chế độ ổn định trong một thời gian đáng nể. Chẳng hạn cố thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đảm nhiệm chức vụ thủ tướng từ năm 1959 tới năm 1990. Và Lý Hiển Long - con trai Lý Quang Diệu - làm thủ tướng từ năm 2004 tới nay. Còn gia đình Kim ở Bình Nhưỡng lãnh đạo đất nước liên tục từ năm 1945 tới nay, với ba đời lãnh đạo: Kim Nhật Thành, cha đẻ của chế độ Bắc Triều Tiên, Kim Jong Il và Kim Jong Un. Đây là một trong những kỷ lục không chỉ ở châu Á mà còn trên toàn thế giới. Nhìn sang Cam Bốt, Hun Sen lãnh đạo chính phủ hay đảm nhận các vị trí khác nhau trong chính phủ từ năm 1985 tới giờ.
Tuy nhiên, cần nói rõ rằng cả Lý Quang Diệu và Hun Sen đều không phải là những lãnh đạo được « thừa kế » quyền lực từ gia đình. Còn những nhân vật « kế thừa » quyền lãnh đạo từ gia đình, họ chưa chắc đã duy trì đỉnh cao danh vọng lâu bền hơn thế hệ cha ông. Điển hình là cựu tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye. Bà là nữ tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc, con gái nhà độc tài nổi tiếng Park Chung-Hye, tổng thống Hàn Quốc giai đoạn 1961-1979. Bà Park Geun-Hye đã bị phế truất chỉ sau 4 năm đắc cử tổng thống (chưa hết 1 nhiệm kỳ), vì dính vào vụ tai tiếng chính trị liên quan tới bà bạn thân Shoi Soon Sil làm rúng động cả đất nước Hàn Quốc.
Hiện tại, còn 5 nhà lãnh đạo châu Á khác đang nắm quyền và đều xuất thân từ các gia đình có ông cha nắm « quyền cao, chức trọng » trong quá khứ, trong đó có ba nhân vật đã củng cố được vị thế trong thời gian qua. Đó là thủ tướng nhật Bản Shinzo Abe, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi của Miến Điện.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là cháu ngoại của Kishi Nobusuke, thủ tướng Nhật Bản giai đoạn 1957-1960 và cháu họ của Sato Eisaku, thủ tướng giai đoạn 1964-1972. Cha của thủ tướng Shinzo Abe, ông Abe Kintaro, cũng đã từng là Ngoại trưởng Nhật Bản và tổng thư ký của đảng Tự Do-Dân Chủ vào những năm 1980.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người lên nắm quyền năm 2013, lại nằm trong danh sách « các hoàng tử đỏ » của Trung Quốc. Ông Tập Trọng Huân, cha của Tập Cận Bình, là một bí thư tỉnh ủy ở miền tây bắc Trung Quốc sau năm 1949, rồi trở thành phó thủ tướng nước này trước khi bị thất sủng và bị « hạ bệ » vào năm 1962. Sau khi được khôi phục danh dự, trong những năm 1980, cha của Tập Cận Bình là một trong các nhân vật đi đầu các cuộc cải cách kinh tế lớn ở Trung Quốc.
Nhìn sang Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi là cố vấn đặc biệt của chính quyền, nhưng trên thực tế, bà là người lãnh đạo chính phủ. Bà Aung San Suu Kyi là con gái của tướng Aung San, vị anh hùng đã mang lại độc lập cho đất nước Miến Điện.
Thủ tướng hai nước Bangladesh và Malaisia thì « lận đận » hơn nhiều. Thủ tướng Sheikh Hasina của Bangladesh là con gái của Sheikh Mujibur Rahman, người đã lãnh đạo một cuộc chiến tranh đẫm máu giải phóng Bangladesh vào năm 1971 và bị ám sát vào năm 1975 cùng với cả gia đình. Bà Sheikh Hasina và một người em gái may mắn thoát chết. Sheikh Hasina lãnh đạo đảng Liên Đoàn Awami và chiến thắng trong các cuộc cầu cử lập pháp 2008 và 2014 tại Bangladesh. Tuy nhiên, bà lãnh đạo trong bối cảnh bị phe đối lập tẩy chay và phải đối đầu với trào lưu Hồi Giáo cực đoan ngày càng gia tăng. Nhiều cuộc biểu tình và bạo loạn do Hồi Giáo cực đoan xảy ra liên tục khiến tương lai đất nước trở nên bất định.
Còn thủ tướng Malaysia Najib Razak có cha là ông Tun Abdul Razak, lãnh đạo chính phủ từ năm 1970 đến năm 1976. Từ năm 2015, thủ tướng Najib Razak dính tới một vụ tai tiếng lớn về tài chính và rất nhiều nghi án tham nhũng, nhiều cuộc biểu tình của những người phản đối ông diễn ra với quy mô lớn chưa từng có.
Như vậy, vào thời điểm cuối năm 2016, trong số 23 nước Nam Á, Đông Nam Á và Tây Á, có tới 9 quốc gia đang được lãnh đạo bởi những nhân vật xuất thân từ các « gia tộc chính trị ». Còn những năm qua, tại nhiều quốc gia châu Á, người ta cũng đã chứng kiến một số gia tộc thâu tóm quyền lực chính trị của đất nước, chẳng hạn nhà Bhutto ở Pakistan, gia đình họ Tưởng ở Đài Loan, dòng họ Aquino ở Philippines, cha con Sukarno ở Indonesia. Nhưng đặc biệt nhất phải kể tới dòng họ Nehru-Gandhi tại Ấn Độ, với 5 thế hệ giữ các vị trí cao trên chính trường Ấn Độ từ những năm đầu thế kỷ XX và 3 thủ tướng.
Rất ít nhân vật kế thừa quyền lực chính trị từ gia tộc thưc sự có tài năng lãnh đạo nổi trội hơn các nhà lãnh đạo khác. Một số nhà lãnh đạo « kế thừa » còn tỏ ra rất tầm thường, thậm chí là còn gây hại cho đất nước, chẳng hạn như cựu tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye, cự tổng thống Indenosia Magawatti Sukarnoputri, thủ tướng Malaisia Najib Razak.
Tại sao các gia tộc chính trị lại lên ngôi ở châu Á nhiều như vậy ?
Nhà sử học Jean-Louis Margolin giải thích là một số suy nghĩ đã ăn sâu bám rễ trong tiềm thức của người dân. Nhiều người nghĩ rằng, một số nhân vật có tố chất lãnh đạo hơn người, tố chất đó có trong gêne của họ và được truyền từ đời này sang đời sau, chẳng hạn họ Kim ở Bắc Triều Tiên. Các nhà lãnh đạo Nehru-Gandi của Ấn Độ và Bhutto của Pakistan lại được bầu lên nhờ vào « vầng hào quang sáng chói » của thế hệ cha ông. Điều này giải thích tại sao đây là hai nước bị ảnh hưởng nhiều nhất từ chế độ phụ hệ nhưng lại có nhiều nhà lãnh đạo là nữ. Ngoài ra, cần nói tới lợi thế về nền giáo dục mà những người này được hưởng. Đó là trường hợp của gia tộc thủ tướng Lý ở Singapore, họ Tưởng ở Đài Loan và gia đình tổng thống Kim ở Hàn Quốc.
Một ưu điểm khác của việc bầu một thành viên của các gia tộc chính trị lên nắm quyền là nhằm bảo vệ và duy trì nhưng thành quả mà các nhà lãnh đạo thế hệ trước trong gia tộc đã tạo dựng được, giảm thiểu nguy cơ công sức của họ « rơi xuống sông, xuống biển » hay « tan thành mây khói » khi rơi vào tay các nhà lãnh đạo ngoài gia tộc. Và cuối cùng, đây cũng là cách để đất nước thể hiện lòng biết ơn vì những gì họ đang được hưởn
Tính kế thừa quyền lực theo gia tộc hiện đang suy yếu ?
Theo tác giả Jean-Louis Margolin, về mặt logic, khi trình độ giáo dục và chủ nghĩa cá nhân được nâng cao thì sẽ dẫn tới sự phân chia lại quyền lực chính trị. Và quyền lực kiểu « cha truyền con nối » sẽ suy yếu. Có vẻ đây là điều đang xảy ra ở Indonesia, Ấn Độ, Pakistan hoặc Đài Loan.
Trong khi đó, tại một số nước phát triển hiện đại và có trình độ giáo dục cao như Singapore hay Nhật Bản xu hướng kế thừa quyền lực theo gia tộc không hề suy giảm. Nhiều thủ tướng trước thủ tướng Shinzo Abe cũng xuất thân từ các « gia tộc quyền cao, chức trọng ». Còn tại Trung Quốc, hiện vẫn đang diễn ra cuộc đấu giữa các « hoàng tử đỏ ».
Dường như đây không/chưa phải lúc châu Á thoát ra khỏi quyền lực kiểu « con ông cháu cha ».
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.105 giây.