logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 25/04/2017 lúc 06:26:19(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Phó tổng thống Mỹ Mike Pence tại vùng phi quân sự chia cắt bán đảo Triều Tiên ở Bàn Môn Điếm, ngày 17/04/2017.
REUTERS/Kim Hong-Ji

Giáo sư Dominique Moisi trên nhật báo Les Echos hôm nay có bài phân tích về « Khả năng nổ ra chiến tranh giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên ». Theo ông, việc xảy ra xung đột thường là hậu quả của một cuộc đối thoại giữa những người điếc.

Đối với Donald Trump, một nước Bắc Triều Tiên có vũ khí hạt nhân là điều không thể chấp nhận được, còn với Kim Jong Un, quả bom nguyên tử là bảo đảm cho sự sống còn của chế độ.

Giáo sư Moisi cho rằng vào lúc tình hình bán đảo Triều Tiên đang căng thẳng, cần tìm hiểu xem các cuộc chiến tranh đã xảy ra như thế nào. Một số cuộc chiến do sự chủ động của một nhân tố, đó là trường hợp Đệ nhị Thế chiến : Hitler ý thức rằng không có nhiều thời gian để thực hiện giấc mơ tạo nên một « trật tự mới ở châu Âu ». Chiến tranh cũng có thể là hệ quả của một hệ thống liên minh thường là bí mật, tác động như một trò chơi domino, đây là nguyên nhân xảy ra Đệ nhất Thế chiến.

Nhưng đa số cuộc chiến thường hậu quả diễn dịch sai lầm về ý định và hành động của phía bên kia. Cả Ai Cập lẫn Israel đều không muốn lao vào cuộc xung đột tháng 6/1967, nhưng không ai chịu lùi bước trước nguy cơ xảy ra chiến tranh. Ví dụ về cuộc chiến tranh Triều Tiên từ 1950 đến 1953 làm cho nhiều triệu thường dân và quân lính bị thiệt mạng cần được đặc biệt chú ý - vừa do thời sự nóng bỏng, vừa phải so sánh giữa hiện tại và quá khứ.

Cuộc chiến Triều Tiên : Bình Nhưỡng và Matxcơva ngỡ Mỹ không phản ứng

Khi quân miền Bắc được Liên Xô trang bị vượt qua vĩ tuyến 38 chia cắt hai nước Triều Tiên từ năm 1945, các lãnh đạo ở Bình Nhưỡng và Matxcơva không chờ đợi gì khác hơn là sự phản đối mạnh mẽ của Washington về ngoại giao.

Trong bài diễn văn đã đi vào lịch sử ngày 12/01/1950, ngoại trưởng Mỹ thời đó là Dean Acheson đã bỏ sót, không nêu Hàn Quốc trong danh sách các quốc gia được Mỹ bảo hộ. Hoa Kỳ đã không phản ứng khi cộng sản lên nắm quyền tại Trung Quốc, thì việc gì phải lo lắng cho số phận của Hàn Quốc ? Đó không phải là lợi ích sống còn đối với an ninh nước Mỹ.

Ý định tấn công có thể chỉ từ cá nhân Kim Nhật Thành (Kim Il Sung), nhà độc tài Bắc Triều Tiên, được Stalin ủng hộ. Liên Xô tin rằng cuộc chiến tranh này sẽ dẫn đến một chiến thắng chắc chắn. Tuy nhiên thực tế lại khác hẳn. Tổng thống Mỹ Harry Truman quyết định phải chấm dứt tình trạng sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, và sự lan tràn của chủ nghĩa cộng sản. Bình Nhưỡng đã đi quá trớn.

Khi Donald Trump tuyên bố « Nếu Trung Quốc không giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên thì nước Mỹ sẽ tự lo », liệu Bắc Kinh có chịu lắng nghe ? Đành rằng quan điểm của Trung Quốc về bán đảo Triều Tiên đã có những chuyển động. Một nhà sử học Trung Quốc chuyên về chiến tranh Triều Tiên là giáo sư Thẩm Chí Hoa (Shen Zhihua) mới đây đã cho rằng « Hàn Quốc có thể trở thành bạn của Trung Quốc, trong khi Bắc Triều Tiên đang trở nên kẻ thù tiềm năng ».

Sự chọn lựa khó khăn của Bắc Kinh

Bắc Kinh có thể bực tức trước chế độ Bình Nhưỡng, cũng như Matxcơva khó chịu trước một Damas khó kiểm soát, nhưng cả Trung Quốc lẫn Nga đều không sẵn sàng thay đổi đồng minh. Trung Quốc có thể gây áp lực kinh tế nặng nề lên Bắc Triều Tiên, đang lệ thuộc để sống còn, nhưng Bắc Kinh có muốn vậy chăng ? Bắc Triều Tiên vẫn là « vùng đệm » trước sự hiện diện của quân Mỹ ở châu Á, đối phó với mối đe dọa một nước Triều Tiên thống nhất dưới sự lãnh đạo của miền Nam.

Sự chọn lựa không dễ chịu chút nào đối với Bắc Kinh : hoặc ủng hộ một đồng minh khó chịu đựng nổi, hoặc giúp cho phần thắng nghiêng về Hoa Kỳ trong cuộc cạnh tranh giữa hai cường quốc. Nhưng điểm đặc biệt lần này nằm trong tính cách cá nhân các nhà lãnh đạo. Washington nay công khai đưa ra kịch bản trừ khử các lãnh đạo Bình Nhưỡng, trong khi Bắc Triều Tiên nói sẽ sử dụng ngay vũ khí nguyên tử nếu Mỹ tấn công.

Đối với các lãnh đạo Bình Nhưỡng, quả bom nguyên tử là bảo đảm cho sự tồn tại của họ, khác với Irak của Saddam Hussein. Còn đối với Mỹ, sự hiện diện của một Bắc Triều Tiên vô trách nhiệm, bốc đồng mà lại có vũ khí hạt nhân là không thể chấp nhận được – vừa cho tương quan khu vực châu Á, vừa về hình ảnh của Hoa Kỳ trên thế giới.

Khi thúc đẩy Trung Quốc gánh lấy trách nhiệm, Washington đã gởi đến Bắc Kinh một thông điệp phức tạp : « Các vị cho rằng cũng mạnh như tôi, vậy thì hãy chứng minh đi ! ». Nhưng theo giáo sư Moisi, đó cũng là lời cảnh cáo « Đừng quên rằng chúng ta chưa ngang hàng ».

Vấn đề là ở chỗ Washington và Bắc Kinh có thể làm cho lãnh tụ của một « giáo phái » nắm quyền từ 60 năm qua ở Bình Nhưỡng trở thành trọng tài cho sự ganh đua Mỹ-Trung. Và, từ khi ông Donald Trump bước vào Nhà Trắng, vì nước Mỹ còn là cường quốc châu Á.

Vì tất cả những lý do trên, cần suy ngẫm thêm về cuộc chiến tranh Triều Tiên trước đây. Có những cuộc chiến đã bắt đầu mà không ai lường trước được, là hệ quả của sự khinh suất từ bên này, và sai lầm trong tính toán của bên kia.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.074 giây.