logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 26/04/2017 lúc 07:59:30(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,168

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Bản đồ xếp hạng tự do báo chí năm 2016, theo RSF
Ảnh : RSF

Đả kích nhắm vào truyền thông, tin giả, đàn áp… « chưa bao giờ tự do báo chí lại bị đe dọa đến thế ! ». Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF), trong bản báo cáo thường niên được công bố hôm nay 26/04/2017, đã báo động như trên. Riêng Việt Nam vẫn giữ nguyên thứ hạng 175 như năm ngoái.

Theo RSF, tự do báo chí lâm vào tình trạng « khó khăn » hay « nguy ngập » tại 72/180 quốc gia, trong đó có Trung Quốc, Nga, Ân Độ, hầu như toàn bộ Trung Đông, Trung Á và Trung Mỹ và hai phần ba châu Phi. Bản đồ tự do báo chí năm nay tràn ngập màu đỏ (biểu thị tình trạng « khó khăn ») và màu đen (« nguy ngập »). Báo chí chỉ được tự do tại khoảng năm chục nước ở Bắc Mỹ, châu Âu, Úc, Nam Phi.

Cũng như trong năm 2016, các nước Bắc Âu (Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch) dẫn đầu về tự do báo chí, và đứng chót vẫn là Bắc Triều Tiên (thứ 180) – nơi mà « nghe đài nước ngoài có thể bị đưa đi tập trung cải tạo ».

Trong số 25 quốc gia mà báo chí bị đe dọa nhiều nhất, theo RSF, có Ai Cập và Bahrein, « những nhà tù của các nhà báo » ; Turkmenistan (đứng thứ 178), bị coi là « một trong các chế độ độc tài khép kín nhất thế giới », và Syria (177), nơi nguy hiểm chết người nhất đối với phóng viên.

Riêng tại châu Á, các nước Trung Quốc (176) và Việt Nam (175) là nơi cầm tù nhiều nhà báo nhất. Pakistan (139), Philippines (127), Bangladesh (146) được đánh giá là nhiều nguy hiểm cho nghề báo. Khu vực châu Á bị cho là có nhiều nhà độc tài thù địch với báo chí như Trung Quốc, Bắc Triều Tiên hay Lào (170), là những « hố đen » thông tin.

RSF quan ngại trước « nguy cơ chao đảo nghiêm trọng » về tự do báo chí, « nhất là tại các nước dân chủ quan trọng ». RSF nhận định « việc ông Donald Trump lên nắm quyền tại Hoa Kỳ và chiến dịch Brexit ở Anh đã tạo cơ hội cho việc đả kích báo chí và tin giả ». Đồng thời lấy làm tiếc khi « nơi nào mà lãnh đạo độc tài lên ngôi, thì tự do báo chí lại thụt lùi », trong đó có Ba Lan, Hungary, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga.

Riêng nước Pháp từ hạng 45 lên 39, do tác động của vụ thảm sát ở tuần báo Charlie Hebdo năm 2015. Tuy nhiên RSF nhận thấy « một bầu không khí bạo lực và nguy hại » trong chiến dịch tranh cử tổng thống, « khi việc lăng mạ, la hét phản đối phóng viên trong các cuộc mít-tinh đã trở thành chuyện bình thường ».
Theo RFI
song  
#2 Đã gửi : 26/04/2017 lúc 08:01:06(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,168

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
RSF: 'VN là nhà tù lớn cho các blogger'

UserPostedImage
Việt Nam đứng hạng 175/180, không thay đổi so với xếp hạng năm 2016.

Việt Nam là một trong những nước vi phạm quyền tự do báo chí và bỏ tù nhiều nhà báo, blogger nhất thế giới, báo cáo thường niên của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) xếp hạng Việt Nam, Trung Quốc và Bắc Hàn thuộc các nước đội sổ.
Ông Benjamin Ismail, Trưởng Ban Châu Á Thái Bình Dương của RSF, nói trong thông cáo báo chí rằng ngày càng có nhiều chính phủ tại châu Á cố tình lẫn lộn giữa nhà nước pháp quyền và dùng luật để cai trị.
"Bằng việc tăng cường dùng các luật hà khắc, các chính phủ có khuynh hướng toàn trị hy vọng biện minh được cho nỗ lực siết ruyền thông và tiếng nói chỉ trích.
"Khi không đối phó được với quốc tế lên án, chính phủ các nước này nhanh chóng tung ra các nguyên tắc không can thiệp, chủ quyền hoặc thậm chí an ninh quốc gia nhằm né tránh các trách nhiệm nhân quyền quốc tế và bổn phận hiến định về bảo vệ tự do truyền thông và thông tin," ông Ismail nói.
Được RSF công bố hàng năm từ 2002, Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới đo mức độ tự do truyền thông tại 180 nước.
Châu Á Thái Bình Dương là khu vực vi phạm tồi tệ thứ ba trên thế giới nhưng lại có những nước nằm đội sổ nhiều nhất.
Lào đứng thứ 170 trong khi Việt Nam (175), Trung Quốc (176) và Bắc Hàn (180).
RSF vào tháng 11 năm ngoái lập danh sách mà họ mô tả là "kẻ thù của tự do truyền thông" trên thế giới. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, có tên trong danh sách 35 người bao gồm lãnh đạo một số nước, chính khách, lãnh tụ tôn giáo.
'Lo tuyệt thực'
Trong một diễn biến đáng chú ý, mẹ của blogger Mẹ Nấm, tên thật là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tỏ ra quan ngại về việc con mình không nhận đồ ăn và tiền gửi của gia đình khi gửi vào trong tù.
Blogger Mẹ Nấm 'bị bắt giam, khởi tố'
Bà Nguyễn Tuyết Lan nói với BBC rằng vào ngày 17/04 bà có đi gửi một số đồ ăn và thuốc vitamin cho con mình nhưng cán bộ trại giam tại Khánh Hòa nói không được gửi thuốc.
"Tôi thắc mắc là sao người khác gửi được mà tôi lại không gửi được thì hôm sau cán bộ trại giam nói là "chị Quỳnh nói là nếu những thứ gì mẹ tôi gửi vào thì phải cho tôi nhận đủ không thì sẽ không nhận cái gì nữa".
"Tức là cán bộ trại giam gọi tôi lên nhận lại toàn bộ những thứ tôi gửi trong đó có đồ ăn và tiền tôi gửi vào. Điều này làm tôi rất lo bởi nếu không có tiền và không có đồ ăn thì con tôi sẽ ăn bằng cái gì và tới 08/05 thì tôi mới có tới thăm con tôi," bà Lan nói.
Bà Lan cho biết kể từ khi con bà bị bắt bà chưa được gặp con mình lần nào và bà dự định ngày 08/05 tới trại là vì 07/05 hết hạn bắt tạm giam.
Trong khi đó, nhà hoạt động Trịnh Kim Tiến nói với BBC về quan ngại mà bà gọi là "có khả năng Mẹ Nấm tuyệt thực" để phản đối. "Với sự thân hiểu của tôi về chị, tôi cho rằng Quỳnh đang tuyệt thực lần hai để phản đối hành vi cửa quyền của công an tỉnh Khánh Hoà."
Trước đó, nhà hoạt động này viết trên trang Facebook cá nhân: "Việc kiên quyết cự tuyệt nhận đồ của người nhà gửi vào như một lời nhắn của chị đến mọi người."
Blogger Mẹ Nấm, tên thật là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người cũng là nhà đấu tranh về môi trường, đã bị bắt giam từ tháng 10/2016 vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.
Công an tỉnh Khánh Hòa khi đó nói bà Quỳnh đã "soạn thảo, đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết, video có nội dung chống đối đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; bôi nhọ các cá nhân..."
Vào tháng 03/2017, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là một trong số 13 phụ nữ được trao giải thưởng Phụ nữ Quả cảm Quốc tế.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình ngay sau đó nói: "Việt Nam cho rằng Bộ Ngoại giao Mỹ trao giải thưởng cho một cá nhân đang bị tạm giam để điều tra vì hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam là một hành động thiếu khách quan, không phù hợp và không có lợi cho việc phát triển quan hệ hai nước".
Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.090 giây.