logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
khi  
#1 Đã gửi : 26/04/2017 lúc 09:11:21(UTC)
khi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 338

Khanh lách qua dẫy bàn bên ngoài, bước vô quán, tới một bàn khuất bên trong ngồi chờ.

Hôm qua chàng có điện thoại cho Hải và nhờ người bạn này gọi thêm một số thân quen nữa ra đây uống cà phê.
Ðây là quán G. và là nơi tụ tập quen thuộc của giới văn nghệ sĩ và H.O. vùng Nam Cali, nằm trên đường Bolsa và cũng gần nhà Khanh đang tạm trọ ở Santa Ana.
Ðã hai năm rồi mới trở lại Cali, và cũng như mỗi lần, chàng mong được gặp lại số bạn tù cũ, mà số rất đông đang cư ngụ ở đây, nhưng nôn nóng nhất vẫn là được gặp lại Long, một người ơn, mà từ lâu bỗng bặt tin. Bạn tù, nếu là đã cùng ở chung một Ðội, thì thường tìm kiếm nhau để chia sẻ kỷ niệm vui buồn vì có lẽ quãng thời gian đó là những ngày tháng đáng kể nhất trong cuộc đời của họ.
Sáng nay, lúc ra khỏi nhà, bầu trời vừa sang Thu bỗng se lạnh, một cái lạnh nhẹ nhàng và mát mẻ như một buổi sáng ở Ðà Lạt,… nhưng bây giờ thì nắng đã lên cao, đang chiếu nghiêng vào trong quán, như sưởi ấm cảnh vật, khiến Khanh cảm thấy hân hoan trong lòng như mở hội, nhất là khi biết sắp được gặp lại các bạn cũ, hứa hẹn một cuộc vui vầy nho nhỏ…
Ngồi chờ, Khanh lơ đãng nhìn ra bên ngoài: ở chỗ đậu xe, chỉ mới có thưa thớt vài chiếc, nhưng toàn là loại xe mới, bóng loáng, khác hẳn bên miền Ðông nơi chàng cư ngụ, có nhiều chiếc như cái thùng sắt tây móp méo… Vào lúc nãy, trên đường lái xe đến đây, Khanh thấy nhiều khu thương mại, chợ búa mới mọc lên, khác hẳn hai năm trước đây, điều này chứng tỏ sự phồn vinh của người dân Việt ở địa phương này, quả là một điều đáng phục về khả năng phấn đấu thành công của người mình. Nhưng sao lạ vậy – chàng tự hỏi – khi nghĩ đến hoàn cảnh bên nhà, cũng người Việt mình mà sao lại chậm tiến đến độ phải hổ thẹn với thế giới? Có lẽ ở tại xứ này, chúng ta được thừa hưởng nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hơn chăng?…
***
Rồi miên man thả hồn lạc vào trong ký ức Khanh nghĩ đến Long, một anh bạn già sống cùng đội trong suốt hai năm tù ở rừng núi Việt Bắc: Kỷ niệm những ngày tháng kinh hoàng đó, dù chàng có muốn quên đi nhưng lúc nào nó vẫn cứ hiện ra như không hề báo trước: chỉ có một nét ghi đậm mà rõ ràng nhất, khó phai mờ, như của vết xâm trên làn da: đó là cái đói, nó dai dẳng, và khủng khiếp; hay là cơn nhớ nhà, nhớ Sài-Gòn, da diết, những đêm khuya lạnh lùng… và nỗi tiếc nuối đau quặn của một thời hạnh phúc đã qua cùng vợ con mà không biết còn có thể trở lại được nữa.
Chỉ sau khi đã trải qua năm tháng đói rét lâu dài nơi rừng thiêng nước độc của miền Bắc, Khanh mới thấu hiểu những từ ngữ gắn liền đói với khổ hay đói với rét lại luôn nằm cạnh nhau. Ðó là hình ảnh mà chàng đã chứng kiến, đã từng trải qua ở các trại tù Yên Bái hay Lào Cai. Chỉ toàn là đói rét hay đói khổ… Bỗng, một cảm giác lâng lâng từ đâu đến xâm chiếm lấy Khanh… và như người đang trong cơn say, thường hoài nghi cảnh vật chung quanh, kể cả hiện tại, rồi băn khoăn suy nghĩ mông lung, tự hỏi “Tại sao mình lại có thể đang ở đây, hiện diện trên mảnh đất Cali nắng ấm này, yên lành ngồi uống cà phê mà không còn lo sợ đói rét gì nữa? Cả một trời vực khác xa với cảnh rừng tre nứa ở Nghĩa Lộ, như vừa chứng kiến, nhưng nay đã xa lắm rồi… và cả hiện tại hôm nay an lành, cũng như quá khứ khủng khiếp, tất cả đang có thật hay chỉ là trong một cơn mộng?”
Ra tù sớm, Khanh vượt biển rồi định cư ở Maryland, trong khi các bạn cùng đội phải chờ đến chương trình H.O. mới lục đục kéo nhau qua Mỹ. Ðặt chân đến đất tự do, chàng lạc quan vào tương lai và tự tin là sẽ vượt qua mọi khó khăn. Khanh cho là sau khi trải qua nhiều cảnh đoạn trường, như những năm tù đày, mình sẽ có đủ bản lãnh đương đầu mọi khó khăn nơi xứ lạ… Nhưng bây giờ, sau khi đã trải qua nhiều trở ngại và hội nhập khó khăn vào xã hội mới, chàng mới nhận ra là mình đã lầm: Tù đày chỉ là do bắt buộc, như một con cá nằm trên thớt, không còn làm được gì, còn có nghĩa là người tù chỉ đối diện với một vấn đề: đó là sinh tồn, sống sót và chịu đựng thời gian để có ngày về, không cần tài giỏi gì… Nhiều người bạn Mỹ của Khanh, mỗi khi nghe kể về chuyện trong tù, vẫn khen chàng về sức chịu đựng trong hoàn cảnh đặc biệt này. Nhưng riêng Khanh vẫn thường suy nghĩ người tù như chàng chỉ có thể hãnh diện ở một chỗ, là cần có sức chịu đựng cái đói lâu dài dai dẳng, cộng thêm sự chịu nhục của kẻ thua trận bị hành hạ, bị chửi bới mà đành ngậm miệng kiên nhẫn chờ đợi thời gian trôi cho hết ngày tháng lưu đày. Vấn đề chính là giữ vững được tinh thần, không khuất phục hay đầu hàng kẻ thù và cuối cùng là không bỏ cuộc… nhưng dù sao điều đó vẫn tùy thuộc vào nhận thức và ý chí riêng của mỗi cá nhân người tù?
Trong khi đó, thử thách mới khi sống ở Mỹ là phải đương đầu với quá nhiều sự lựa chọn, và khó khăn ở chỗ nó thể hiện cá tính và khả năng của mỗi người. Cuộc tranh đấu với xã hội hỗn tạp trở nên khó khăn vô cùng so với hoàn cảnh trong rừng. Dường như khi đã sinh tồn rồi thì con người phải tranh đấu với xã hội và tha nhân… và cả với chính mình nữa?
Lần trước cuộc gặp gỡ bạn tù được tổ chức ở nhà Hùng, có cả chục người đến tham dự, trong đó có Long, tục danh là Long già, vì anh lớn tuổi và cấp bực cũng hơn các bạn. Vào năm 1976, khi lứa các đại úy như anh đang ở Long Giao bị đưa ra Bắc, riêng anh kẹt lại vì phải nằm bệnh xá do thương tích lao động nên lọt sổ ở lại, sau đó được đưa vào ở chung một Ðội với Khanh là tù nhân có cấp bậc trung úy và thiếu úy, nhiều người cũng vừa biên chế từ Long Khánh đến nhập với đám ở thành Ông Năm tới.
Thời gian đó, Khanh đến tá túc ở nhà Hùng, một người bạn cùng tổ, tuy không thân lúc trong tù, nhưng một khi định cư ở Mỹ Hùng lại rất có lòng với bằng hữu. Ngoài việc sắp xếp đưa đón bạn ở xa đến, Hùng còn ân cần mời đến nhà ăn nhậu và… có thể ngủ lại nếu thích. Năm ngoái, Hùng đột ngột qua đời sau nhiều năm tranh đấu với bệnh ung thư phổi, do vậy, lần này Khanh đành đến ở nhờ nhà một bà chị họ.
Khác hẳn mấy kỳ trước, lần này, vắng bóng Hùng, khi Khanh tới Cali thì không còn ai tình nguyện đứng ra tổ chức hội họp nữa, ai cũng nêu lý do bận hoặc nhà chật, hoặc ở xa Bolsa… bất tiện cho bạn bè… Dạo trước, nhờ vào lòng hiếu khách của vợ chồng Hùng và Mai mà anh em có nơi tụ họp: Sau khi đã thức khuya để bù khú, ăn nhậu hay ca hát, cả chục người còn ngủ lại chen chúc la liệt dưới đất, từ phòng ngủ sang đến phòng khách căn nhà nhỏ của Hùng. Kỳ hội ngộ đó quá vui, và đã để lại trong Khanh nhiều lưu luyến khi trở về miền Ðông giá buốt…
Nhà Hùng là một mobilehome nhỏ nhắn chỉ có hai vợ chồng già ở, nằm trong một khu vực cạnh Phước Lộc Thọ, bên hông nhà có mái hiên chìa ra và cây cối bao bọc, trồng giàn hoa mướp bao bọc che khuất một phía giáp với hàng xóm, luôn thoáng mát nên thuận tiện cho ai muốn hút thuốc lá, trong đó có cả gia chủ, trên tay luôn có điếu Craven’A, dù lúc đó đã mắc bệnh phổi. Bên trong phòng khách kê tấm bàn dài và được chủ nhà trang trí như của một quán cà phê; một bên bầy hai chậu hoa lan đất đang nở hoa tím trông như những con bướm đậu trên sợi dây. Trong góc bàn bầy hai cái điếu thuốc lào một làm bằng tre và một bằng nhôm do Hùng mang theo khi định cư; cái bằng nhôm Hùng làm từ cán của một băng ca nhà binh VNCH được cưa ra khi còn bị giam ở Trảng Lớn, còn điếu tre làm ở rừng Yên Bái, nơi chỉ có tre nứa bao la trùng trùng điệp điệp. Buổi sáng hàng hiên là quán cà phê ấm cúng, chiều tối lại biến thành quán nhậu trang nhã. Nơi đó luôn có khói từ mấy cái điếu cầy tỏa ra như đám sương mù miền núi…
Sau khi ra phi trường đón Khanh, Hùng gọi điện thoại rủ anh em đến nhà chơi. Mai, vợ Hùng, tuy bận rộn với tiệm nail mới mở, nhưng như phần đông các bà vợ Việt Nam, ăn nói ngọt ngào như mía lùi, chiều chồng hay ít ra trước mặt khách, tuy sau lưng có thể khác, mới giở giọng cằn nhằn lớn tiếng. Có thể vì lúc đó đã biết Hùng mắc phải bạo bệnh nên cố làm mọi thứ cho chồng vui với bạn, nhất là bạn tù, những người đã được lòng tin của nàng – không rõ tại sao – có thể vì Hùng luôn nhắc nhở và đề cao họ…
Bữa tiệc chiều hôm đó, khách ngồi chật cả cái bàn dài: Ngoài em trai của Hùng lúc trước là học sinh, còn tất cả đều là cựu sĩ quan cũ, bạn tù chung một trại hoặc một đội trải dài hơn 10 năm trời sống chung, quen nhau ở trong Nam, ở Trảng Lớn hay Long Giao, hoặc gặp nhau khi ra ngoài Bắc lúc còn bị bộ đội quản thúc như Yên Bái, rồi khi bị chuyển giao cho công an như trại Phong Quang ở Lào Cai, cuối cùng là trại Vĩnh Quang ở Vĩnh Yên.
Dù hoàn cảnh tài chánh có giới hạn, vợ chồng Hùng luôn vui vẻ, hết lòng đón tiếp tất cả bạn tù cũ. Và cứ như mọi lần, câu chuyện trong tù vẫn là đề tài chính mở màn bữa tiệc. Vừa bắt đầu ăn nhậu là đã có vài người nhắc lại mấy mẩu chuyện vui của tù. Dường như họ cũng tránh nhắc đến chuyện buồn khổ trước đám đông mà dành để cho khi tâm sự riêng cho một vài người thân… sau khi đã uống vài chai bia, như tiếng của dân nhậu là “đã sừng sừng,” Hải bạo dạn lớn tiếng kể về kỷ niệm ngày xưa ở Yên Bái, cái Tết lần thứ ba trong tù nhưng lại là Tết đầu tiên bị lưu đày ra miền Bắc xa lạ.
Vào chiều ba mươi, bọn tù được ở nhà nghỉ lao động, trong những lán nhà tre lạnh lẽo ở nơi sâu trong khu rừng miền núi thuộc tỉnh Yên Bái gần thị xã Nghĩa Lộ, bọn tù nhân vừa hồi hộp vừa lo lắng ngóng đợi bữa ăn Tết trong yên lặng… Không còn ai có sinh khí nói chuyện gì với nhau. Người nào cũng nặng trĩu trong lòng nỗi nhớ nhà và buồn bã nghĩ đến thân phận hẩm hiu như cảnh đưa đám ngồi ngóng năm cũ sắp đi qua…
Chợt có tiếng chân đùng đùng khua dậy từ đâu đến của mấy anh Ðội nhà bếp vang lên đến các lán, họ chạy hối hả đến các đội để phát khẩu phần thức ăn ngày Tết, khiến anh em ai cũng bắt đầu háo hức hỏi nhau: “Khẩu phần Tết các bạn ơi…Họ cho bọn mình ăn Tết…Nghe nói có cả thịt trâu nữa…”
Thế là anh em nhà bếp mang đến mỗi tù nhân hai cái bánh chưng nhỏ bằng nắm tay và một phần thịt heo luộc đầy cả cái bát nhỏ! Cả đội nhốn nháo vui hẳn lên, ai cũng tưng bừng như những đứa trẻ được quà… và chỉ trong một thoáng qua đó, họ có cảm tưởng được trở về với quá khứ, được hưởng chút hương vị ngày Tết trong Nam với gia đình.
Rồi bọn tù quây quần nhau, tụ năm tụ ba, ngồi ngắm thức ăn… Làm như chỉ nhìn thấy cũng đủ yên lòng, cần gì ăn nữa. Xem ra cái “yên lòng” trong tâm tư còn mãnh liệt hơn cả cái đói đã triền miên réo gọi trong bao tử của nhiều người: Có anh chỉ lấy khẩu phần ra nếm thử, rồi rung đùi vui thích. Có anh bày tất cả trên chiếu rồi chỉ ngắm… cho đã, cho đỡ thèm… Riêng Hải, một mình anh ăn ngấu nghiến hết ngay cả hai cái bánh chưng và khi phần thịt được chia ra, anh đớp luôn hết một lèo… tuy bụng đã căng, anh ách, nhưng sao Hải vẫn chưa thấy no cho lắm… đến giờ ngủ, khi nằm xuống chiếu, anh bỗng thấy khó chịu, hóa ra anh đang bị bội thực… cho đến khuya khi mọi người đã đi ngủ, Hải vẫn thấy bụng căng cứng. Ðó lần đầu tiên trong đời Hải bị như thế, bụng căng cứng và miệng lợm giọng, buồn nôn… và khi ấy chàng mới tiếc rẻ là đã không để dành lại ít nào thứ thức ăn quý giá ấy. Ðêm đó anh cũng không thể nằm xuống vì cứ sắp sửa ngả lưng là thức ăn muốn ọc ra… Cứ thế anh phải đi qua đi lại trong lán cho đến sáng mới chớp mắt được!
Những mẩu chuyện như vậy chỉ những người cùng cảnh ngộ mới thấu hiểu nhau… Cũng như Khanh đã không thể quên những ngày trong rừng sâu Yên Bái, chỉ gặp toàn là tre và nứa, trùng trùng điệp điệp từ ngọn đồi này qua đến tận chân trời, những cây bương (một loại tre rừng khổng lồ) to bằng bắp chân mà bọn quản giáo bắt mỗi tù nhân mỗi ngày phải đốn về 10 cây, Khanh không bao giờ đạt được tiêu chuẩn. Có vài lần trên đường về Trại, trông thấy Khanh uể oải vác chỉ có 7, 8 cây trên vai, Long đã gọi lại và cho chàng thêm một cây, rồi đến khi về. cả hai cùng bị kiểm điểm. Nhưng, ngày sau đó, Long vẫn thản nhiên không sợ quản giáo mà vẫn giúp Khanh.
Do bận tiệm nail, Mai chỉ nấu vài món ăn chính, còn lại Hùng kêu gọi mỗi người mang theo một món, cùng với rượu bia. Tới giờ, bạn bè lục đục kéo đến và căn nhà nhỏ trở nên ồn ào, náo nhiệt sôi động. Và dần dần, thức ăn-đồ uống đã bầy la liệt trên bàn… Tiếng hỏi thăm nhau, cười nói rồi tất cả ngồi vào bàn, khi khai mạc buổi tiệc, họ chạm ly chén tưng bừng và thưởng thức các món ăn cao lương mỹ vị, trái ngược với cảnh trong tù khi họ quen nhau như từ nơi địa ngục qua tơi thiên đàng…
Gần tiếng đồng hồ sau, vẫn chưa thấy Long đâu, Khanh quay sang bên cạnh hỏi Tuấn: “Anh Long đến chưa nhỉ? Ông có liên lạc được không vậy? ” Tuấn trước cùng đội với Long và khá thân khi cả hai qua Mỹ, đáp lời: “Long không có xe nên đi bằng xe buýt hay nhờ con chở, luôn luôn đến trễ.”
Lạ lùng là ngay lúc ấy, từ phía sau nhà, Long xuất hiện: Anh mặc bộ đồ trận nhà binh cũ, trên vai đeo cái ba-lô căng to như chứa nhiều thứ cần dùng, sẵn sàng để đi xa nhà vài ngày. Dáng người vẫn gầy và nước da đen sậm, khuôn mặt xương nhô gò má cao. Trời đã sập tối mà anh vẫn đeo cặp kính mát to và dầy, che đôi mắt vẫn còn lanh lợi nhưng đã nhuốm mệt mỏi. Khuôn mặt anh trông khắc khổ của một kẻ bụi đời, lang thang nay đây mai đó. Bước vào nhà, anh giơ tay chào mọi người rồi tự nhiên kéo ghế ngồi. Khanh đứng dậy chào hỏi: “Anh Long khỏe không? Ngồi đây cho gần em.” Long hỏi Khanh: “Gia đình cậu sao, mấy cháu rồi? Kỳ này bà xã không qua được hả?”
Long không mập ra được như các bạn, vẫn cao và gầy như trong tù. Hùng gọi vợ lấy thêm chén đũa rồi mời tất cả cụng ly với Long. Sau đó là chuyện trò lại rân ran ở mỗi góc vài ba người với nhau. Ở đầu bàn kia, nơi Hùng ngồi trụ trì, đang xôn xao về cơn sốt nhà cửa ở Cali, dường như có hai ý kiến tranh cãi nhau về việc nên mua nhà single house hay mobile home, một vấn đề mà cả Khanh lẫn Long đều không chú ý đến.
Long ăn ngấu nghiến như thể đã đói lâu ngày… Một chập sau anh mới lại quay hỏi Khanh: “Này, ngày Quân Lực sắp tới cậu đi dự lễ ở Tượng Ðài Chiến Sĩ, nghe…” Vừa nói anh vừa chán nản lắc đầu nhìn một vòng quanh bàn ăn: “Cái đám này chả ma nào đoái hoài đến nữa cả. Ðứa nào cũng kiếm cớ là bận. Bận kiếm tiền thì có… Hay bận ôm vợ!”
Bỗng từ đầu bàn đối diện, có người hướng về Long nói lớn: “Này ông Long già, trong khi tất cả chúng tôi đã giã từ vũ khí từ lâu, mà ông cứ vẫn như còn tại ngũ, lúc nào cũng mặc đồ nhà binh… Ông bây giờ phải là đại tá mới đúng, đâu còn đại úy mãi được, nếu không thì tôi xin đặt tên mới cho ông là người lính già nhe… Mọi người đồng ý không?” Tiếng cười to và có ai đó nâng ly thúc giục: “Ðồng ý một trăm phần trăm… Dô dô…một trăm phần trăm nhe!” Mọi người như chỉ mong có dịp rượu vô, lời ra, càng thêm tiếng cười đùa ồn ào, náo nhiệt. Họ uống rượu như chỉ để cho say chứ không cần biết đến ngon. Thực khách khi đến, mang theo nhiều thứ đắt tiền: nào là Martell, XO!
Khanh như hòa vào đám đông và lẫn trong không khí vui nhộn, vì ít khi có được cuộc họp mặt đông như vậy, một cảnh tượng khác hẳn khung cảnh nơi chàng đang ở rất ít người Việt và không có bạn nhiều. Hơn nữa, lâu bạn tù gặp lại nhau: họ có biết bao câu chuyện cũ để nhắc lại, tâm sự và chia sẻ… Rượu ngon, uống nhiều, Khanh cũng bắt đầu choáng váng, lâng lâng như sắp sửa say… Anh chưa kịp chuyện trò gì nhiều thì bỗng dưng Long đứng dậy xin kiếu, nói là con gái đến đón nên không thể ở lại lâu hơn. Khanh lấy làm lạ khi không có bạn nào cố giữ anh ở lại, hay ngỏ ý tình nguyện đưa anh về sau.
Hùng và Khanh đứng dậy tiễn đưa người lính già ra cổng. Tới ngoài đường, Long bắt tay Hùng xong quay sang Khanh, hai người siết chặt tay nhau một lúc mới buông ra. Long giục: “Hai cậu vô tiếp anh em đi, mình gặp nhau sau.” Bóng dáng Long cao lêu nghêu, bước đi vất vưởng, một vai nghiêng một bên như phải gánh sức nặng của cái ba lô. Người lính già lặng lẽ biến dần trong đêm tối… Bước vào nhà, ngồi lại bàn nhậu, Khanh mới nhớ ra là đã quên không kịp hỏi số điện thoại và địa chỉ của Long.
***
Từ phía cửa bên hông của quán, Hải bỗng xuất hiện, gọi to: “Khanh!Tới hồi nào vậy?”
Giật mình trở về với hiện tại, Khanh ngước nhìn lên thấy khuôn mặt xám đen có nhiều vết nhăn của Hải đã sát gần. Chàng đứng dậy, hai người nắm tay rồi kéo lại gần như muốn ôm nhưng lại buông nhau ra. Tiếng nói và cười lớn của hai người khiến khách bàn bên cạnh quay đầu nhìn họ. Cô gái hầu bàn từ đâu đã đến bên bàn chờ lấy order. Khanh khoác tay: “Ông có gọi thêm được tay nào ra không. Mình gọi cà phê hay chờ?” Hải lắc đầu: “Hôm nay Thứ Hai ai cũng bận chuyện gia đình cả…”
Thất vọng không có ai đến, trái với sự mong đợi của mình vì Khanh cứ ngỡ bạn tù cũ sẽ gắn bó nhau hơn, nhưng thật sự bây giờ, tình cảm giữa anh em có phần phai nhạt đi, thời gian khiến họ từ từ xa cách nhau như thác nước đổ mòn dần mặt đá, khiến ai cũng trở nên “thay lòng đổi dạ…” Phải chăng định cư lâu ở nước ngoài , mỗi cuộc đời dần dà trôi giạt theo chiều mỗi hướng khác, như nhánh sông, một khi đã tách riêng ra mỗi ngày đi mỗi xa nhau, hoàn cảnh thay đổi thì tâm tính con người cũng phải thích nghi theo? Hay chính vì ở một số người, họ cũng muốn quên đi những ngày buồn thảm cũ mà mỗi khi gặp lại nhau chỉ khiến họ thêm buồn tủi và hổ thẹn? Cuộc đời phức tạp và mong manh, từ khi sinh ra con người đã vốn là nạn nhân của hoàn cảnh, cha mẹ, gia đình và xã hội. Nào có ai được độc lập trong cuộc sống và không ai thoát ra khỏi cái hệ lụy…
Cô hầu bàn đứng chờ đã lâu lên tiếng: “Hai chú ăn sáng không, có món bánh mì bò kho ngon lắm?” Thấy Hải chần chừ, Khanh có linh tính là bạn ngại tốn tiền, bèn lên tiếng trấn an: “Ông cứ tự nhiên, bà chị tôi vừa cho ăn sáng nhiều quá rồi… Ở đây có bánh mì thịt nguội ăn được lắm.”
Khanh lật tờ thực đơn rồi chỉ cho Hải. Bấy giờ Hải mới chịu gọi món ăn, thêm một ly cà phê to go như mọi lần. Khanh không hiểu tại sao, lần nào đi uống với nhau, Hải cũng đều gọi ly cà phê to go? Có thể anh dự trù mang về nếu uống không hết, hoặc anh đã uống ở nhà rồi mới ra quán nên một lúc không sao uống hết… Bất chợt Khanh nghĩ đến câu “trông mặt bắt hình dong” khi thấy khuôn mặt khổ sở của Hải: trên trán nhiều vết nhăn như những đường song song rõ nét, do tuổi già một phần, mà cũng do một đời lính phong sương, nghèo khổ chật vật. Thoáng qua chàng thấy thương người bạn, như thương chính mình nữa: Cả thời trai trẻ bị đánh mất trong chiến tranh, sau đó là tù đầy. Ðến nay, tuy đã tạm yên nhưng kiếp tha hương vẫn còn nhiều gay go tranh đấu với cuộc sống mới đầy khó khăn và luôn bị đe dọa bị đẩy ra rìa cái xã hội thị trường tiên tiến này!
Gặp nhau, câu chuyện bạn tù tuần tự diễn ra như một thủ tục khoa học thực-nghiệm, rành mạch: Trước tiên là thăm hỏi về gia đình, công ăn việc làm, chỉ ngắn gọn thôi; rồi sau đó là đến tin ai còn ai đã mất; cuối cùng bao giờ cũng trở về với kỷ niệm trong tù mà tất cả đều muốn nhắc đến, dù đã nhắc lại nhiều lần cùng nhau, như thể đối với họ không thể chia sẻ với ai hơn ngoài những kẻ đồng cảnh ngộ mới hoàn toàn cộng hưởng được. “Ðoạn trường ai có qua cầu mới hay. ”
Nhìn Hải bẻ mẩu bánh mì quét pa-tê xong còn kẹp thêm miếng thịt dăm bông rồi ăn ngấu nghiến ngon lành, Khanh ngờ rằng bạn chưa dùng bữa sáng nên đang đói. Chờ cho Hải ăn gần xong, Khanh hỏi: “Ông có tin gì về anh Long già không… Tôi đã hỏi quanh mà chẳng ai biết…Có lẽ trong tù chỉ ông gần Long nhất nên vẫn liên lạc thường hơn?”
Với lấy cái khăn giấy lau miệng, xong Hải trả lời: “Anh ta dọn đi Fresno theo con gái mới sang được tiệm nail trên đó nên chưa có điện thoại liên lạc.” Cầm ly cà phê lên uống một hơi dài xong ra vẻ thỏa mãn như lâu không được thưởng thức đồ ăn Tây, Hải tiếp: “Từ ngày qua Mỹ, Long không có đi làm gì, chỉ trông cậy vào tiền già và ở chung với đứa con gái duy nhất. Nghe nói anh ấy không hợp với thằng con rể nên ít ở nhà. Khi mấy đứa cháu còn nhỏ, anh còn săn sóc giùm để tụi nó đi làm nail, nhưng bây giờ cháu ngoại đã lớn cả, anh thường sinh hoạt hội đoàn này nọ cả ngày…”
Tự nhiên Khanh cảm thấy cần chia sẻ thêm kỷ niệm của mình cho Hải nghe: “Ông có ở Phong Quang không nhỉ?” “Không!” Hải trả lời, xong nói thêm: “Tôi từ Yên Bái chuyển qua Vĩnh Quang B.” “Ồ nếu vậy xin kể ông nghe về chuyện anh Long cứu tôi ở đó…” Khanh hớp một ngụm cà phê, đôi mắt trầm ngâm, hắng giọng như câu chuyện chàng sắp kể là tâm tình quan trọng:
Là đàn anh ở quân trường Thủ Ðức và hơn Khanh cả chục tuổi. Trước ngày mất nước, Long to khỏe, cân nặng trên 70 ký, vào trong tù anh chỉ còn 42 ký nhưng nhờ có sức chịu đựng cao; hơn nữa, do từng trải kinh nghiệm sống, anh có khả năng sinh tồn rất mạnh, nhất là luôn giữ vững được tinh thần bất khuất trước mặt kẻ thù.
Ðó là thời gian Khanh bị giam ở Phong Quang, một trại tù nổi danh khắc nghiệt, nằm sát biên giới với Tàu, cũng là nơi tù sĩ Nguyễn Chí Thiện từng bị giam giữ và có để lại nhiều bài thơ mà sau này khi đọc qua khiến chàng rợn tóc gáy vì gợi cho nhớ lại những hình ảnh tàn nhẫn nhất về tù đầy.
Khanh còn nhớ ngày đầu khi biên chế, tụi công an đổ bọn tù binh từ các xe Molotova xuống và bắt tập họp trước cổng điểm danh và chia về đội. Nhìn bức tường cao năm sáu thước đứng sừng sững bao quanh trại bên cạnh ven đồi mà phía sau là núi rừng trùng trùng điệp điệp, như mọi tù nhân lạc đến trước một thành lũy xưa thời Trung Cổ, một cảm giác mơ hồ như hiện tại lúc đó là không có thật: Chẳng lẽ địa ngục hiện diện thật sự lại là đây này! Khanh được biên chế vào đội trồng rau ở khu nhà lá nằm ngay sát cổng, hàng ngày đi ra khỏi trại tới một khu trồng rau muống, cải thìa hay bắp cải dành cho cả trại ăn. Vào mùa Ðông lạnh giá, có khi cả hai tuần không tắm nổi… Nhưng một buổi sáng Chủ Nhật, thời tiết bỗng bất thường ấm hẳn ra, anh em ùa nhau ra bể nước (xây sâu ba bốn thước dưới lòng đất, dùng cho cả trại, có thể gọi nó là cái giếng cũng được) để múc nước lên tắm cho đã… Nhìn xuống phía dưới mặt nước óng ánh, ham quá, Khanh bèn cởi quần áo nhẩy ào xuống: Ôi chao, vừa dầm mình dưới nước, cái lạnh ập vào người khiến chàng choáng váng bất tỉnh… Trong giây lát mất tự chủ và thăng bằng, ngụp xuống đáy, chàng sợ quá, tay quơ quơ mà không nổi lên được… Thoáng chốc Khanh đang nghĩ là mình phải chết đuối… Bỗng tay chàng nắm được cái gáo ai vừa quăng xuống…Thì ra Long cùng vài người nữa chung sức lôi chàng ra khỏi miệng giếng…
Sau này nghe kể lại, Khanh được biết rằng nhờ mấy người đứng gần đó la lên, Long vội nhanh trí quăng ngay cái gầu xuống đúng chỗ chàng đang chới với… mà Khanh thoát chết: Long đã cứu sống chàng!
Ngừng kể, Khanh hạ giọng nói: “Mỗi khi qua đây chơi tôi đều mong gặp lại Long.”
Hải nghe xong, tỏ vẻ ngạc nhiên: Một người đã sống hiên ngang và tử tế với bạn hữu trong tù mà nay ở cái xứ ổn định nhất thế giới này, các bạn khác đều có nhiều cơ hội thành công nhưng riêng Long thì cuộc sống lêu bêu bất ổn…Khanh tò mò hỏi tiếp: “Ủa vậy chị Long đâu ?”
Nét mặt buồn bã, Hải kể: “Sau hơn 10 năm tù, về đến Sài Gòn anh và chị sống chật vật lắm, họ làm đủ thứ nghề lao động để sinh tồn. Vốn ốm yếu, suốt bao năm lăn lưng ra nuôi cả chồng lẫn con nên chị Long sức lực hao mòn, lâm bệnh và qua đời vừa khi anh có tên đi HO. Ðưa con gái qua đây, hai bố con sống tạm ổn với tiền trợ cấp. Lao vô thương trường, kẻ hiền lành như con anh Long không đủ kinh nghiệm đương đầu. Ế khách, họ phải bán tháo tiệm cho tụi đầu nậu…”
Hải chợt yên lặng, hai người bạn cùng trầm ngâm nhìn ra đường…
Ðến giờ hẹn bác sĩ, đứng dậy từ giã bạn, Hải hứa sẽ kêu gọi anh em gặp nhau vào chiều ngày hôm sau tại nhà chàng để cùng nhậu một bữa trước khi Khanh trở về miền Ðông. Ra quầy trả tiền, Khanh nhìn theo Hải đi khuất sau bức tường của quán… Bất chợt hình ảnh Long cách đây hai năm bước đi thất thểu tan dần vào bóng tối ở nhà Hùng lại hiện ra trong ký ức khiến Khanh nhớ đến lời trong một hành khúc xưa của trường võ bị West-Point: Những người lính già không bao giờ chết… họ chỉ phai mờ dần…(1)
Ra đến chỗ xe đậu, Khanh ngẩn ngơ chưa biết mình sẽ đi đâu giờ này…

Ngọc-Cường
Ngọc Cường tên thật là Nguyễn Tường Cường, tình nguyện nhập ngũ khóa 8/68 Võ Bị Thủ Ðức, từng phục vụ ở các đơn vị Chiến Tranh Chính Trị/ QLVNCH. Sau 1975 tác giả đi tù CS, vượt biên năm 1981 và đã cho xuất bản Bèo Giạt (2014), Hệ Lụy (2016).
_______________
(1) Diễn văn đọc trước lưỡng viện sau khi bị bãi chức của Ðại Tướng Hoa Kỳ Douglas McArthur, trong đó ông trích dẫn lời của bản quân hành xưa khi ông còn là SVSQ trường Võ Bị West Point.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.174 giây.