logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 26/04/2017 lúc 07:11:53(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Về tới nhà, thấy điện thoại có tin nhắn, thằng Hai mở máy nghe.

Anh Kỳ dặn nó: gọi lại anh vào lúc 7 giờ 10.

Gọi bằng “Anh” là theo ý của anh. Đúng ra anh Kỳ là bậc thầy, bậc Niên Trưởng, theo tuổi đời và binh nghiệp. Lúc nó còn tập đếm 1, 2 trong quân trường, anh đã mang mai bạc nhận huy chương từ Tổng Thống.

Ngoại trừ những lúc bất thường cần gặp, khoảng hai hay ba tuần, anh Kỳ và thằng Hai thường hẹn cùng đi ăn sáng, ăn trưa hoặc chỉ thăm chào trong năm mười phút, để hoàn trả sách cho anh hoặc mượn sách mới. Ở đây, có được những tập san như Đa Hiệu quý lắm. Mỗi năm, phát hành 4 lần; nhưng sau Đa Hiệu 73- Xuân Ất Dậu đến tháng Sáu số 74 mới gởi sách tới. Chiều hôm qua, anh Kỳ có hẹn ngày mai sẽ đưa Đa Hiệu cho nó mượn.

Có thể anh không gặp nó như đã hẹn!

Thằng Hai ngẫm nghĩ, nhưng không đoán chắc được tại sao anh tìm nó.

Thỉnh thoảng nó nhìn đồng hồ canh giờ, để gọi anh đúng giờ anh dặn. Anh không thích sớm hay chậm trễ, chỉ cần đúng giờ. Bị hư mất thích giác trong lao tù cộng sản, anh thường hay hẹn giờ để mang máy vào tai khi cần nghe điện thoại. Sáu gìờ đến bảy giờ là thời gian anh xem tin tức. Sau đó, anh cần lấy máy nghe ra để nghỉ cho khỏe tai trong lúc chờ đèn báo hiệu có điện thoại.


– Hello anh, tôi nghe.

Thằng Hai nghe anh Kỳ bắt máy ngay sau tiếng reng đầu. Nó hỏi thăm anh:

– Thưa anh khoẻ?

– Cám ơn anh, tôi khoẻ. Tôi gọi để hỏi thăm anh, anh có biết tin ngày mai sẽ có lễ chào cờ Việt Nam mình ở Vancouver chưa?

Nơi nó ở ít người Việt, thiếu sách báo để hay biết tin tức trong cộng đồng. Nó ngạc nhiên:- Thưa chưa. Mình làm lễ ở đâu vậy anh?

– Ở McAuley Park.Chắc anh biết McAuley Park, cái công viên ngay góc Kingsway và Fraser đó anh?

– Thưa anh, tôi biết công viên ấy!

– Đấy! Ngày mai, mình sẽ làm lễ Chào Cờ ở đấy! Tôi chưa đi xem, nhưng nghe nói cờ mình đã treo ở công viên đó từ hôm thứ Năm.

– Quá đả, anh! Vậy, anh có định đi dự lễ Chào Cờ không?

– Đi chớ! Anh cứ đến lúc 10 giờ để lấy Đa Hiệu về đọc, còn nếu anh có thời gian thì cùng đi với tôi!

Tiếng anh nghe thật vui.Thằng Hai như thấy được anh đang cười với nó. Nó cũng vui lắm, nhận lời ngay:

– Thưa anh, tôi sẽ đến đúng giờ và đi dự lễ chào cờ với anh.

– Cám ơn anh. Vậy là tốt quá.Mai gặp anh. Anh nhớ gọi cho tôi biết khi anh rời nhà nhé!

– Dạ nhớ, tôi sẽ gọi cho anh biết trước khi tôi rời nhà.

Lần nào cũng thế, anh Kỳ đều không quên căn dặn nó nhớ báo cho anh hay trước khi rời nhà. Tưởng như anh là người nghiêm khắc khó chịu, thực ra anh rất ân cần và tình cảm. Anh muốn biết chắc thằng Hai có nhớ hẹn, sắp đi, rồi anh ước lượng thời gian di chuyển, để anh có mặt đúng giờ hẹn.Anh chưa bao giờ để thằng Hai phải chờ anh.



Chạy trên Broadway, rẽ bên trái vào Fraser, hướng về phía nam, chỉ vài góc đường ngắn sẽ gặp đường Kingsway cắt xéo ngang.McAuley Park nằm ngay góc Fraser, Kingsway và đường 15; nơi đang treo cờ Việt Nam mình từ hôm thứ Năm, như anh Kỳ cho biết. Từ chiều hôm qua, nó bồi hồi trông mong và mường tượng hình ảnh lá Quốc Kỳ màu vàng tung bay trên nền trời; lúc dừng xe chờ đèn xanh ở góc đường 12th nó cũng thấy là sao lâu quá.

Qua đường 14th một đoạn ngắn, chưa tới Kingsway, con đường lượn cong sang phải, hướng nhìn chuyển sang một góc độ khác và bất ngờ mở ra một khung cảnh thật huy hoàng ngay trước mắt nó: cờ vàng của Việt Nam mình đang tung bay, bay cao trên thành phố Vancouver!



– Kìa!… cờ mình!

Tiếng anh Kỳ thật vui.

Anh vẫn nhìn cờ mình phía trước.Anh nói với nó.Anh nói với chính mình.Rồi anh lẵng lặng trong niềm xúc động. Vịn lấy tay cầm ở cửa xe, anh Kỳ ngồi thẳng người đến phía trước, như muốn thấy rõ hơn, được gần hơn với cờ mình; như muốn dấu nó, nước mắt ướt dài bên khóe mắt anh.



– Dạ! Cờ mình!…

Thằng Hai chỉ đáp lời anh được mấy tiếng ngắn ngủi. Nó nghẹn lời, lặng người nhìn anh, nhìn cờ vàng: cờ mình!



Mấy chữ cờ mình nghe thật gần gũi, đầy thương yêu.

Cờ mình, âm vang reo vui khi đoàn người kinh hoàng chạy trốn giặc cộng bạo tàn, chợt thấy được ánh cờ vàng phía trước. Trong tăm tối của đe dọa chết chóc, ánh cờ vàng là bình minh của an bình. Nhìn thấy cờ mình người ta an tâm như được gần kề người thân, sẽ che chở bảo bọc mình; niềm hân hoan, nỗi xúc động đã tìm được sự sống, thấy ánh tự do.



Sáng nay có nắng, trời ấm áp.

Chưa đến giờ Chào Cờ, các bài hùng ca nối nhau, làm ấm thêm lòng người ly hương đang tề tựu bên dưới Quốc kỳ. Người vượt biên, vượt biển mang theo lá cờ vàng là biểu tượng của tự do cùng những bài hùng ca bất tử như Cờ Ta Bay trên Quảng Trị Thân Yêu.



“Cờ bay. Cờ bay oai hùng trên thành phố thân yêu

Vừa chiếm lại đêm qua bằng máu

Cờ bay. Cờ bay tung trời ta về với quê hương

Từng ngóng đợi quân ta tiến về

Ta ôm nhau mắt lệ nghẹn ngào quì hôn đất thân yêu

Quảng Trị ơi, chào quê hương giải phóng

Hồi sinh rồi này mẹ này em

Vui hôm nay qua đêm đen tìm thấy ánh mặt trời

Đi lên. Đi lên trên hoang tàn ta xây dựng ngày mai

Nhà vươn lên người vươn lên

Quân bên dân xây tin yêu đời mới

Đón nhau về, anh đưa em về Gio Linh, Cam Lộ, Đông Hà

Sạch bóng thù, đồng hân hoan quân dân vui

Vang câu hát tự do…”



Lá Quốc kỳ màu vàng ba sọc đỏ đã đi vào lịch sử bảo vệ Tổ Quốc như lời ca hùng hồn mà thắm thiết tình cảm của dân tộc!

Hơn ba mươi năm, sau ngày Quốc Hận 30 tháng 4 năm 1975, những người tỵ nạn cộng sản như anh Kỳ và nó lần đầu tiên được thấy cờ mình bay cao trên cột cờ của thành phố Vancouver.

Cờ mình làm lòng người lưu vong bồi hồi xúc động nhớ về quê hương!

Màu cờ vàng sáng hôm nay đã đưa thằng Hai trở về thời còn học tiểu học, trước tháng tư năm 1975, trước khi quê hương của nó bị bọn cộng phỉ cưỡng chiếm. Nó còn nhớ những buổi sáng thứ Hai, ngày chào cờ trong trường. Bộ đồng phục mới hơn hết và giặt sạch hôm cuối tuần dành riêng cho Lễ Chào Cờ, cho nó thêm cảm giác long trọng hơn. Từng khối học sinh vào hàng nghiêm trang trong sân trường, ngước nhìn lá cờ vàng uy dủng tung bay, nó đã cùng bạn học và thầy cô hát Quốc ca, với niềm tự hào, hãnh diện.



Cờ mình màu vàng với ba sọc đỏ dài thẳng tấp, nối liền lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Cờ mình thanh nhã nhưng thật uy nghi, mãi mãi là Quốc Kỳ, là biểu tượng của tự do trong tâm thức người Việt Nam. Màu cờ mình đẹp và sáng; ánh vàng rực rỡ trong nắng ấm và vẫn tươi sáng trong bầu trời u ám, như niềm tin và hy vọng nơi chính nghĩa.

Trái lại, cờ đỏ sẩm màu máu với sao vàng, mang ý nghĩa lệ thuộc đảng cộng sản, đảng phái quốc tế. Hình ảnh cờ đỏ của bạo quyền cộng sản gợi nhắc đến xích xiềng của chế độ bạo tàn, đến tang thương chết chóc từ những đêm đấu tố man rợ đến các cuộc thảm sát dân lành như trong Tết Mậu Thân năm 1968. Cờ máu là hiện diện của thứ “nhà nước” bạo ngược, của loại đảng cướp mang mặt nạ chính quyền; để thống trị dân tộc, để cướp giết dân lành, để phục vụ cho quyền lợi của đảng cùng những kẻ xưng danh là cộng sản.



Bộ mặt thật bán nước của cái gọi là “nhà nước” ở Việt Nam ngày càng phơi bày rõ ra!

Ngày nay, đại nạn Bắc thuộc đã là sự thật!

Trong hoàn cảnh đất nước đã và đang bị đảng cộng sản cầm quyền cắt dâng cho quan thầy để củng cố quyền lực, đồng bào yêu nước chống giặc ngoại xâm Tàu cộng lại bị bạo quyền cộng sản dã man đàn áp, bị tù đày thì chính nghĩa của tự do, dân chủ càng sáng tỏ với lịch sử bảo vệ Tổ quốc và Dân tộc qua hình ành lá cờ vàng ba sọc đỏ oai hùng.



Đa Hiệu số 79 đến, anh Kỳ đưa cho nó khi anh phải vào nằm điều trị trong bệnh viện Mount Saint Joseph. Tập san Đa Hiệu hãy còn trong bao thơ, anh mĩm cười bảo nó:

– Anh cứ lấy đọc trước đi. Mai mốt tôi về nhà sẽ đọc sau.

Nó cám ơn anh, nhận sách đem về nhưng giữ nguyên trong bao thư và chờ tin anh xuất viện.

Mai mốt của anh nhiều ngày hơn mai mốt!

Anh cũng được bác sĩ cho về nhà, nhưng anh không còn sức khỏe để đọc Đa Hiệu và rồi anh về yên nghỉ nơi miền miên viễn.

Từ đó, nó không còn dịp để cùng đi với anh khi có cờ mình bay trên thành phố.



Hình ảnh cờ mình bay cao trên thành phố đã cưu mang người tỵ nạn, làm ấm lòng người lưu vong, bừng cháy thêm ngọn đuốc đấu tranh cho Tự Do và Công Lý của Việt Nam.

Lễ Chào Cờ mang ý nghĩa thiêng liêng cao cả!

Năm nay, Chủ Nhật 30 tháng 4, cờ mình lại bay cao trên McAuley Park, trong nghi lễ Tưởng Niệm Quốc Hận.

Sang ngày thứ Hai, Lễ Thượng Kỳ Canada và Việt Nam Cộng Hòa tại tiền đình Quốc Hội Canada, có sự tham dự của các vị Dân Biểu và Đại Diện Chính Phủ Canada.

Đây là lần đầu tiên, Cờ mình, lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, biểu tượng của những đồng bào Việt Nam yêu chuộng tự do được trang trọng Thượng Kỳ trước Quốc Hội Liên Bang Canada tại Thủ Đô Ottawa.

Đây là vinh dự cho Cộng đồng người Việt Nam tỵ nạn cộng sản ở Canada và trên khắp thế giới, đánh dấu thắng lợi vinh quang của 42 năm tranh đấu cho Tự Do của Việt Nam.



Cờ mình không chỉ bay oai hùng trên thành phố thân yêu trên khắp thế giới, mà đã trở về quê hương Việt Nam, cùng đồng bào biểu tình ở Kỳ Hà, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tỉnh vào ngày 09 tháng 4 vừa qua. Cuộc xuống đường với lá cờ vàng tự do trên tay người dân, chính là biểu thị sự khinh miệt, mất niềm tin vào lá cờ máu sao vàng của chế độ cộng sản.

Sẽ có một ngày, một ngày thật gần, Công Lý và Tự Do sẽ trở về trên quê hương Việt Nam và cờ mình sẽ bay trên khắp phố phường, sẽ bay oai hùng trên Thủ đô Sài Gòn!


“Sạch bóng thù, đồng hân hoan quân dân vui

Vang câu hát tự do…”

Bùi Đức Tính
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.126 giây.