logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 27/04/2017 lúc 06:41:46(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Bài thơ Không Đề Tháng Tư của Nguyễn Lương Vỵ là một bài thơ thâm sâu, thấm đậm một nhận thức dung hòa cả đời và đạo về một biến cố lịch sử có ảnh hưởng lớn đối với toàn dân tộc Việt đương đại.
Cấu trúc bài thơ gồm 3 đoạn phơi bày sự cô đọng và sự thăng hoa về nhận thức của thi sĩ về biến cố quan trọng của lịch sử Việt Nam cận đại.
 
Đoạn I:
Tháng Tư, 42 năm về trước: cả một thể hệ bỗng một chốc như chim lạc bầy, vết thương còn mới toanh, đau nhói:  “đau tim”, “buốt óc”, “oan khốc”, “khôn khuây” là các thi từ được thi sĩ sữ dụng để mô tả tâm trạng phổ quát của thế hệ đó:



Biệt xứ ly hương thương ngọn gió
Đau tim buốt óc nhớ lưng mây
Trời quen ma khóc lời oan khốc
Đất lạ quỷ hờn thơ khôn khuây



Nhưng vết thương nào rồi cũng có ngày lành, nước mắt nào đổ ra rồi cũng có ngày cạn khô.  Và đêm nay Thi Sĩ  “ngồi như tượng”  trầm ngâm chiêm nghiệm lại những thăng trầm thịnh suy của thế cuộc trong thinh lặng.  Vừa lúc đó, "một đống chiêm bao" chợt ùa về nắm tay rủ Thi Sĩ đi sâu hơn nữa về miền hồi tưởng:



Lệ khô đêm tận ngồi như tượng
Một đống chiêm bao đến nắm tay...



Hai câu thơ trên thật hay tuyệt,  và các ý, tứ rất mới lạ: "một đống chiêm bao"?  Hình ảnh "lệ khô đêm tận ngồi như tượng" cho ta thấy thi sĩ như đang nhập thiền định bất động để "tu chữ".  Tâm thức Thi Sĩ rất quân bình, độc lập không hệ luỵ vì  lệ đã khô,  vết thương không còn đau nữa, và Thân lúc đó cũng bất động như Tượng.  Đó là trạng thái định tĩnh của cả Thân và Tâm,  là điều kiện cần thiết để mở màn cho sự phơi bày của Trí Tuệ trong Đoạn II và III.
 

Đoạn II:
Khuya tháng Tư nghiêng hết mái đầu
Cuối đời ta như nắng ngàn thâu
Long lanh tinh huyết sôi âm nhạc
Lóng lánh thời kinh dịu nỗi đau
Tình sau chưa dứt lơi đôi nhịp
Ý trước còn vang đọng mấy câu
Lệ khô đêm tận ngồi như miếu
Một đống chiêm bao đến thỉnh cầu...
 

Bốn mươi hai năm!  Thế hệ chim lạc bầy ngày nào nay đã đi đến đoạn cuối của cuộc đời: "Cuối đời ta như nắng ngàn thâu".  Thời gian không còn lại bao lâu, ai nỡ hoang phí nó trong việc ấp ủ, nuôi dưỡng vết thương ngày nào?  Bao tinh huyết hãy cho hết cho thi ca, cho âm nhạc, hãy sống cống hiến hết cho đời khi ta còn có thể, khi ta còn diễm phúc còn được thở ra thở vô.  Hãy làm tất cả các việc thiện, hãy buông bỏ các điều ác.  Đây là lời kinh, lời Phật dạy, là thần dược xoa dịu nỗi đau chung.



Lệ khô đêm tận ngồi như miếu
Một đống chiêm bao đến thỉnh cầu...



Từ "Ngồi như tượng" đến "ngồi như miếu" là một sự thăng hoa, một sự chìm sâu hơn nữa vào trong sự định tĩnh. Đền miếu là nơi có những thời kinh xoa dịu nỗi đau.
"Một đống chiêm bao" của đời sống, hôm nay không còn đến rủ rê "người ngồi như tượng' đi chơi trò chơi cút bắt nơi "Miền Hồi Tưởng" nữa, mà chúng đến để "thỉnh cầu" Thi Sĩ hãy nhập thế cống hiến cái thấy cái nghe của một "bậc ẩn sĩ tu chữ" cho đời!
 

Đoạn III:

Khuya tháng Tư thinh lặng uy nghi
Cuối đời ta chẳng được quái gì
Phím gõ lăng nhăng như giẻ rách
Thân già lãng đãng tợ âm ti
Người đi hắt bóng trong tâm cảnh
Kẻ ở in hình giữa loạn ly
Lệ khô đêm tận ngồi như núi
Một đống chiêm bao đến rủ đi...
 

Đoạn III là cao trào của tâm định tĩnh: của sự "thinh lặng uy nghi".  Trong cái thinh lặng uy nghi đó, ba sự giải thoát được Thi Sĩ chứng ngộ trực tiếp từ cái thấy của người đứng trên miền “Thinh lặng uy nghi” :
1. Vô Sở Đắc: "Cuối đời ta chẳng được quái gì"
2. Vô Chấp: "Phím gõ lăng nhăng như giẻ rách" các thi phẩm được gõ ra lăng nhăng như ghẻ rách.
3. Giải Thoát: "Người đi hắt bóng trong tâm cảnh
                          Kẻ ở in hình giữa loạn ly"
 
Người đi, kẻ ở đều không có mặt ở đây!  Có chăng chỉ là những hình, những bóng, đang hắt trong tâm cảnh hay đang “in hình giữa loạn ly”.

Tâm bậc "ẩn sĩ tu chữ" nay đã kiên định như núi, cũng một đống chiêm bao đó đến rước ông đi dấn thân vào đời để cống hiến hết cho nhân gian cái thấy suốt rốt ráo cùng tột của một người đã suốt 42 năm với không biết bao nhiêu đêm "Lệ khô đêm tận ngồi như núi".
Xin tri ân thi nhân ngồi lau cổ độ.
 
04.2017
Tô Đăng Khoa.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.059 giây.