logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 11/06/2013 lúc 08:14:29(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng phát biểu khai mạc Đối thoại Shangri-La tại Singapore hôm 31/5/2013. AFP photo
Bài phát biểu khai mạc Hội nghị Shangri-La ở Singapore vừa rồi của Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, tiếp tục gây nhiều tranh cãi, nhất là trong giới bloggers.

Bài diễn văn nhún nhường
Theo blogger Bùi Tín thì đây là một bài diễn văn “cực kỳ nhún nhường với kẻ xâm lược”; theo blogger Nguyễn Hưng Quốc: nó thiếu sáng kiến, sáo rỗng, không khác gì mấy với những bài luân lý giáo khoa thư; theo blogger Đinh Tấn Lực: nó chuyển tải một thông điệp làm nức lòng đám bạn 4 tốt, 16 chữ vàng ở Trung Nam Hải…

Qua bài “ ‘Đâu đó’là nơi nào”, blogger Bùi Tín sau khi “đọc kỹ bài phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng” thì có thể thấy Bộ Chính Trị đảng CSVN không những “bỏ ngoài tai” những khuyến cáo thức thời của nhiều trí thức yêu nước, mà Hà Nội còn bỏ qua cơ hội hiếm có cho VN, đồng thời “phơi bày” trước thế giới lập trường “cực kỳ bạc nhược”.

Nhà báo Bùi Tín nhận thấy, khi đề cập đến tình hình đang diễn ra phức tạp ở vùng biển Đông, diễn giả Nguyễn Tấn Dũng chỉ dám “nói bóng gió”, “nói xa xôi, ám chỉ kín đáo, ai muốn hiểu ra sao thì hiểu”, rằng:

“Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền.”

Nhà báo Bùi Tín nêu lên câu hỏi rằng “Đâu đó” là nơi nào ? Và ông lưu ý:

“Không có một chữ nào về Trường Sa, Hoàng Sa, không một lời nào về bản đồ lưỡi bò, không một câu nào về những hành động cụ thể của phía Trung Quốc ngăn cản, bắt bớ, đánh đập, giết hại ngư dân ta trong vùng bỉển của ta. Cũng không có một lời nào nêu đích danh nhà cầm quyền Trung Quốc, tàu hải giám Trung Quốc…. Thủ tướng Việt Nam cũng không mảy may đề cập đến khả năng đưa vấn đề Trung Quốc cậy thế nước lớn xâm lấn chủ quyền lãnh hải của Việt Nam ra trước Liên Hiệp Quốc, trước Tòa án Quốc tế về Luật Biển, như Philippines đã làm.”

Blogger Bùi Tín cũng nhận thấy “một sơ hở chiến lược” một cách thiếu khôn ngoan của ông Nguyễn Tấn Dũng khi cam kết rằng: “VN sẽ không là đồng minh quân sự của nước nào, không để nước nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ VN và sẽ không liên minh với nước này để chống nước khác”. Lời phát biểu như vậy, theo nhà báo Bùi Tín, chẳng khác nào “ tự mình trói mình trước nguy cơ ngoại xâm nghiêm trọng có thật”.
UserPostedImage
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ ông Chuck Hagel phát biểu tại Đối thoại an ninh Shangri-La lần thứ 12 tổ chức tại Singapore hôm 31-05-2013.
Nhà báo Bùi Tín cũng không quên đề cập tới việc ông Nguyễn Tấn Dũng nhắc đi nhắc lại “niềm tin chiến lược” mà “không đả động gì tới mưu đồ và hành động xâm lược của TQ trong khu vực”, và rồi nêu lên câu hỏi rằng “ Làm sao có thể gửi niềm tin chiến lược ở những kẻ nuôi ‘giấc mộng Trung Quốc’ do chính Tập Cận Bình, tổng bí thư kiêm chủ tịch nước đề xướng, trong đó có giấc mơ bành trướng xuống phương Nam, ngang ngược coi cả vùng biển Đông rộng lớn là vùng quyền lợi then chốt của họ?”

Qua bài “Xây dựng lòng tin chiến lược”, blogger Nguyễn Hưng Quốc cũng nhắc tới việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh tầm quan trọng của lòng tin, rằng:

“Nếu không có lòng tin thì không thể thành công, việc càng khó càng cần có niềm tin. Việt Nam chúng tôi có câu thành ngữ ‘mất lòng tin là mất tất cả’. Lòng tin là khởi nguồn của mọi quan hệ hữu nghị, hợp tác; là liều thuốc hiệu nghiệm để ngăn ngừa những toan tính có thể gây ra nguy cơ xung đột. Lòng tin cần được nâng niu, vun đắp không ngừng bằng những hành động cụ thể, nhất quán, phù hợp với chuẩn mực chung và với thái độ chân thành.”
Và ông Dũng, do đó, khẳng định “cùng nhau xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược vì hoà bình, hợp tác, thịnh vượng là lợi ích chung của tất cả chúng ta”.

Nhưng, GS Nguyễn Hưng Quốc nêu lên câu hỏi rằng “ Làm thế nào để xây dựng lòng tin chiến lược ?” GS Nguyễn Hưng Quốc nhân tiện lưu ý rằng trong những năm gần đây, trên thế giới này, “người nói nhiều nhất đến chuyện xây dựng lòng tin chiến lược giữa các nước, oái oăm thay, lại là giới lãnh đạo TQ: Khi Chủ tịch Tập Cận Bình gặp Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh hồi tháng 3 này đã nhấn mạnh đến “lòng tin chiến lược”; khi chủ tịch họ Tập tiếp phái đoàn quân sự cao cấp của Hoa Kỳ tại Bắc Kinh hồi tháng Tư vừa rồi cũng nói về “lòng tin chiến lược”, khi ông Tập Cận Bình lúc còn là Phó Chủ tịch nước, tới thăm Hoa Kỳ hồi tháng 2 năm ngoái, cũng nói đến “lòng tin chiến lược; đó là chưa kể Bộ Ngoại Giáo TQ cũng từng nhấn mạnh “phải xây dựng lòng tin chiến lược” với New Đề Li…

GS Nguyễn Hưng Quốc lưu ý:

“Khi lặp lại những vấn đề giới lãnh đạo Trung Quốc đã nói đi nói lại trên khắp các diễn đàn quốc tế, Nguyễn Tấn Dũng không những bộc lộ việc thiếu sáng kiến mà còn, nguy hiểm hơn, ông vấp phải một khuyết điểm…: nói những điều sáo rỗng khi không mang lại cho khái niệm lòng tin chiến lược một nội dung cụ thể nào trong bối cảnh tranh chấp ở Biển Đông cả…Làm như vậy, ông đánh mất một cơ hội để đóng vai trò chủ đạo trong việc giải quyết các tranh chấp trong khu vực, lại là khu vực gần gũi với Việt Nam nhất.”
Và GS Nguyễn Hưng Quốc cũng không quên khẳng định rằng “không phải ngẫu nhiên khi bàn đến bài nói chuyện về lòng tin chiến lược của ông Nguyễn Tấn Dũng, nhiều nhà báo và blogger Việt Nam liên hệ ngay đến các vụ đàn áp hoặc tuyên truyền giả dối của chính quyền Việt Nam ở trong nước: Trên diễn đàn quốc tế, Thủ tướng kêu gọi tôn trọng các giá trị và chuẩn mực chung mà mọi người trong ‘thời đại văn minh’ đều tôn trọng thì ở trong nước, chính phủ của ông lại bắt bớ, đánh đập, bắt bỏ tù vô số người dân vô tội chỉ vì họ lên tiếng chống lại Trung Quốc hoặc đòi hỏi những quyền làm người căn bản nhất”.
UserPostedImage
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel (trái) và Phó Tổng tham mưu Quân đội TQ tướng Qi Jianguo tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, ngày 31 tháng 5 năm 2013.
Cử tọa “hoang mang”

Qua bài “ Chiến lược cống Hán tạo lòng tin”, blogger Đinh Tấn Lực nhận xét rằng “ sẽ không sai trật là bao khi bảo rằng trọng tâm bài đọc này nhắm vào ảnh hưởng của ‘nước lớn’ và kêu gọi xây dựng ‘lòng tin chiến lược’ bằng những động thái ‘chiến lược’ ”.

Blogger Đinh Tấn Lực nhắc đến đoạn văn đầu tiên của “bài đọc” của ông Nguyễn Tấn Dũng rằng “Mất lòng tin là mất tất cả”, và “Muốn có hòa bình, phát triển, thịnh vượng thì phải tăng cường xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược”, khiến cử tọa Shangri-La ở Singapore “hoang mang” không rõ Thủ tướng Dũng “thuổng nhẹ” ý tưởng của ông Tập Cận Bình hay Thủ tướng Dũng “nhấn mạnh giúp ý tưởng” của lãnh đạo Trung Nam Hải ? Rồi blogger Đinh Tấn Lực nhận thấy rằng, “ Hoá ra, trọng tâm của bài đọc (của ông Nguyễn Tấn Dũng), triết lý “Lòng Tin Chiến Lược” này chẳng phải để nói với các nước trên cương vị một thủ tướng của VN, mà chính thực là nói giùm cho TQ với tất cả các nước còn lại một lý thuyết mới mà Tập Cận Bình đã đề nghị với chính quyền Mỹ ngay trước khi lên ngai hoàng đế thiên triều”.

“Bài đọc” ấy của ông Nguyễn Tấn Dũng, vẫn theo blogger Đinh Tấn Lực, “không hề nêu tên, nêu tội của đối tượng”, chỉ nói “đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền” - nghĩa là chỉ nói “chung chung, xa xa, mơ mơ, hồ hồ”…chứ còn cụ thể, chi tiết ra, là “ nó hà hiếp bắt giam ngư dân ta, cướp tàu, cướp cá, đòi tiền chuộc tàu/chuộc người/chuộc lưới… hay đâm chìm tàu cá của ta, cấm biển ta… thì kể từ Hội nghị Thành Đô, có người nào dám kể tí gì về sự hà hiếp/không chế/áp đảo của Bắc kinh ngay trên dàn lãnh đạo ở Ba Đình này không, nói gì là với ngư dân ta trên biển của VN?”

Và tác giả thắc mắc không rõ công luận khắp nơi sẽ phải kết luận thế nào về sự né tránh một cách sợ hãi không cần che giấu đó của một người “đang đứng trên đỉnh chóp quyền lực chính trị của VN?”.

Bài diễn văn tại hội nghị Shangri-La của TT Nguyễn Tấn Dũng, theo nhận xét của nhiều bloggers, được “phơi bày ra trước cả khu vực Đông Nam Á” - mà nếu nói theo lời blogger Đinh Tấn Lực, “Hoá ra chữ ‘Nhẫn’ thư pháp rồng bay phượng múa kia đã được mang từ Ba Đình đại sảnh ra trưng ngoài nhà lồng chợ Đông Nam Á - trong bối cảnh phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giáo TQ khẳng định tàu chiến phương Bắc vẫn tuần tra biển Đông – nghĩa là bao trùm cả lãnh hải của VN; giữa lúc ngư dân Việt bị “tàu lạ” tiếp tục bắn giết; giữa lúc hoạ sĩ, nhà văn Rose Tang người gốc TQ tự hỏi “ vì sao chính quyền Việt Nam huy động công an đánh đập, bắt giam hàng chục người biểu tình…phản đối việc Trung Quốc tranh chấp chủ quyền đảo với Việt Nam trên Biển Đông. Không lẽ các nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản ở Hà Nội không học được gì từ ông anh lớn của họ ở Bắc Kinh?”; giữa lúc tiếp diễn hành động phối hợp giữa công an và xã hội đen – mà Thiền Sư Nhất Hạnh từng lưu ý “họ tuy hai mà là một” – đối với người dân Việt biểu tình yêu nước, khiến blogger Thanh Sơn “cảm biếm” rằng:

“Năm ngoái ông đạp mặt mày

Năm nay ông đánh thẳng tay/Sợ gì?

Chống Trung Quốc?/Giỏi chống đi!

Chống Bạn ‘4 tốt’ khác gì chống ông!…”

Tạp chí Điểm Blog xin tạm dừng ở đây. Thanh Quang mong gặp lại tất cả quý vị vào tuần sau.
Source: RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.108 giây.