logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 11/06/2013 lúc 05:27:21(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Khu tưởng niệm HT Thích Quảng Đức ở TPHCM. WIKI PHOTO
Ngày 11/6/1963 Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn. Nửa thế kỷ sau, những cuộc đấu tranh bất bạo động được lắng nghe như thế nào.

Gây hiệu ứng không nhỏ
Đã tròn nửa thế kỷ kể từ ngày Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu phản đối chính sách phân biệt tôn giáo của chính quyền Sài Gòn, 11/6/1963-11/6/2013. Sự kiện này đã không ít thì nhiều làm bùng phát phong trào Phật tử xuống đường, góp phần vào sự sụp đổ của chính quyền miền Nam của Tổng thống Ngô Đình Diệm vài tháng sau đó.

Hành động tự thiêu được hai tôn giáo đồng nguyên của châu Á là Ấn độ giáo và Phật giáo, trong một chừng mực nào đó, chấp nhận và đã từ rất lâu trở thành biểu tượng cho một phản kháng chính trị. Lịch sử hàng ngàn năm của hai tôn giáo này ở Ấn độ và Trung Quốc đã chứng kiến nhiều vụ phản kháng chính trị bằng hành động tự thiêu, trong đó biên niên sử có ghi lại vụ phản kháng bằng cách tự thiêu của năm tu sĩ Phật giáo chống việc đàn áp tôn giáo này dưới thời triều đại Bắc Châu vào thế kỷ thứ sáu tại Trung Quốc.

Ký giả David Halberstam, người từng được giải Pulitzer cho những phóng sự về chiến tranh Việt Nam, đã chứng kiến giây phút Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu giữa đô thành Sài Gòn, mô tả như sau:
“Ngọn lửa bốc lên từ thân người, mùi thịt cháy bốc lên, đầu của nhà sư đen lại. Tôi nghe những người Việt nam khóc xung quanh tôi. Hình ảnh làm tôi sửng sốt để có thể khóc, có thể ghi chép, và thậm chí hoảng loạn đến mức không suy nghĩ được gì.”

Hình ảnh sửng sốt và hoảng loạn ấy đã loan truyền khắp thế giới và dĩ nhiên là khắp nước Mỹ, gây nên một hiệu ứng không nhỏ trong phong trào chống chiến tranh sau đó.

Thể hiện sự mòn mỏi
Gần nửa thế kỷ sau, người thanh niên Tunisia, Mohamed Bouazizi, trong nỗi tuyệt vọng của cuộc đời đã biến thân mình thành ngọn lửa, và ngọn lửa ấy đã bùng lan khắp Bắc Phi khởi đầu cho cuộc cách mạng mùa xuân Ả Rập lật đổ những chính quyền độc tài hà khắc của vùng này.

Trước đó, từ năm 2009 những Phật tử Tây Tạng đã khởi phát một làn sóng tự thiêu phản đối sự cai trị hà khắc của người Trung Quốc. Hơn 100 người đã thiệt mạng từ đó cho đến nay.

Nhưng những vụ tự thiêu lần này đã dừng lại và hầu như không gây được sự thay đổi nào tình hình Tây Tạng. Nhà báo Andrew Lâm, một người Mỹ gốc Việt đã trình bày những nhận định của mình trong bài viết mới đây của anh như sau:

“Sâu xa nhất đó là những hành động trắc ẩn cao cả nhất, nhưng lại là cái thể hiện sự mòn mỏi của những người thấp cổ bé họng nhất, và là lạc điệu nhất. Trong một thế giới quá bão hòa những hình ảnh bạo lực, người ta đã ngậm miệng, quay lưng.”

Tuy vậy khi tờ báo được cho là thân Bắc Kinh ở Hongkong là Bưu điện Hoa Nam buổi sáng đăng lại bài viết này của nhà báo Mỹ gốc Việt, họ kèm theo một lời dẫn là thế giới đã trở nên hoài nghi với kiểu tự sát bằng lửa (sic).


Quan điểm của Bắc Kinh về những người Tây tạng tự thiêu được lặp đi lặp lại trước sau như một rằng đó là những âm mưu xúi giục của “phe nhóm Datlai”, chỉ tổ chức Tây Tạng lưu vong với người lãnh đạo tinh than Datlai Latma.

“Những người phía Trung Quốc đổ cho đức Datlai Latma xúi giục, nhưng tôi cho là không phải như vậy, với đức từ bi hỉ xả như Ngài. Và Phật giáo không khuyến khích chuyện đó.”

Ông Gyatso Thupten, người đứng đầu cộng đồng Tây Tạng tại Pháp cũng có ý kiến giống như nhà sư Việt nam nói trên. Ông cho chúng tôi biết:

“Đó là những hành động tự cá nhân, xuất phát từ sự tuyệt vọng của người Tây Tạng tiếp theo những đàn áp nặng nề của Bắc Kinh sau những sự biến hồi năm 2008. Chúng tôi theo tư tưởng của đức Phật, không khuyến khích bạo lực đối với bản thân và với tha nhân. Chúng tôi chỉ muốn những người Tây Tạng sinh tồn để duy trì cuộc đấu tranh của chúng tôi. Việc tự thiêu là sự tuyệt vọng và không đưa đến một sự đoái hoài gì của cộng đồng thế giới.”

Có lẽ Andrew Lam có lý trong trường hợp Tây Tạng, nhưng giải thích như thế nào về ngọn lửa Bouazizi đã làm bùng phát cuộc cách mạng mùa xuân A Rập?

Thế giới A Rập đã từng được cai trị bởi các nhà độc tài nhưng đó không phải là những nền độc tài toàn trị. Ông Gyatso Thupten nói tiếp khi so sánh hai trường hợp tự thiêu, trường hợp thứ nhất của Hòa thượng Quảng Đức cách đây tròn 50 năm , trường hợp thứ hai của những người Tây Tạng vừa qua:

“Hồi năm 1963 vụ tự thiêu của nhà sư Quảng Đức là đối đầu với một kẻ thù có ý thức nhân bản. Chúng ta không thể so với trường hợp Tây Tạng với những hoàng tử đỏ đang cai trị Trung Quốc, họ chỉ lo củng cố quyền lực để làm giàu, chẳng quan tâm đến cả ý thức hệ cộng sản đâu. Họ không có luân lý. Hãy nhìn xem sự kiện Thiên An Môn khi những sinh viên đòi dân chủ bị quân đội đàn áp một cách đẫm máu. Mọi người hiện đang làm ăn với Trung Quốc, Tây tạng chỉ là vấn đề thứ yếu. Những người Tây tạng tự thiêu, như tôi nói lúc nãy không phải là một sự chọn lựa có tổ chức, nhưng khó có thể tính đến sự hiệu quả của nó như thế nào, nhưng chắc là họ đã để lại đằng sau một ý thức chính trị đánh thức dân tộc Tây Tạng.”

Đấu tranh bất bạo động đã thành công ở nơi này và chưa thành công ở nơi khác. Nhưng có lẽ cái tác động quan trọng nhất của nó, nói như ông Gyatso là sự thức tỉnh. Khi chúng tôi khép lại bài viết này, ba cuộc phản đối bất bạo động bằng cách tuyệt thực chống ại sự hà khắc của chính quyền Việt Nam đang diễn ra tại Thanh Hóa, Hà Nội và Washington, để phản đối cách nhà cầm quyền ngược đãi người tù chính trị Cù Huy Hà Vũ. Liệu nó có đánh thức một ý thức chính trị như ông Gyatso đã nêu hay không?
Source: RFA

Sửa bởi người viết 11/06/2013 lúc 05:30:39(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.050 giây.