logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 06/05/2017 lúc 11:08:01(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,751

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đêm đã khuya mà ông giáo sư vẫn chưa ngủ. Ông ngồi trầm ngâm đầy vẽ suy tư. Ông nhìn chăm chú vaò tấm hình cầm trên tay. Tấm hình chụp đã lâu, giấy đã vàng, cạnh rách và nhiều chỗ bị tróc lỗ chổ nhưng vẫn còn thấy được mặt của một người đàn bà và một đứa bé trai. Cái khuôn mặt quê muà đó với cái cười nhân hậu của bà làm ông thấy rưng rưng nước mắt. Quá khứ bổng hiện về trong trí của ông liên tục như một cuốn phim.



Chồng bà Năm bị bịnh chết hồi thằng cu Sơn mới sinh ra được mấy tháng. Bà ở vậy nuôi con không bước thêm bước nữa. Mỗi ngày bà ra chợ để bán kim chỉ và mấy thứ lặt vặt để nuôi con. Sau buổi chợ trưa bà về nhà nấu nướng và lúc nào cũng mua quá bánh cho thằng Sơn. Khi nó ngủ trưa bà ra sau vườn xới đất trồng rau, rải thóc lúa cho mấy con gà và mấy con vịt lu bu cho đến trời tối. Sáng sớm bà nấu cơm xong lại bưng cái rổ đựng kim chỉ đi ra chợ.

Mấy năm sau thằng Sơn học hết lớp nhứt truờng làng. Một hôm nó về nói với bà là mấy đứ cùng lớp ra tỉnh để học. Nó vừa nói vừa nhìn bà dò xét. Bà ngừng tay lựa mấy ống chỉ nói:

- Lên tỉnh học hả? Không được đâu con! Làm sao má có đủ tiền nuôi cho con lên trển ăn học? Không được đâu!

Bà tiếp tục lựa mớ kim chỉ. Một lúc lâi bà ngước lên nhìn thì thấy thằng bé vẫn ngồi y tại chân cầu thang. Bà buồn bả cuối xuống tiếp tục viêc làm.

Bổng có tiếng ai ngoài cữa.

- Sơn! Con chạy ra mỡ cữa coi ai đó?

Thằng bé chạy ra mở cữa:

- Thầy Sinh tới má ơi!

Bà lật đạt đứng lên chạy ra cửa:

- Mời thầt vô. Thầy tới má con tôi mừng lắm! Mời thầy vô nhà. Sơn con lấy ly ra để thầy uống trà.

Vừa cầm ly trà nóng tên tay vừa thổi, uống xong một ngụm thầy nhìn bà:

- Tôi đến để chào từ gỉa bà. Tôi nghỉ day ở đây để lên tỉnh tìm nơi dạy khác. Dưới này lương phạn ít quá và không có nhiều cơ hội để tiến thân…

- Dạ thầy đi mấy tụi tui dưới này buồn lắm nhưng thầy lên đó chắc khá hơn.

Thầy ngoaí lại phía cầu thang nhìng thằng Sơn:

- Dưới này thằng Sơn học hết lớp rồi sao bà không cho nó lên tỉnh học tiếp? Nó thông minh lắm. Luôn đứng đầu lớp đó.

Bà Năm cuối mặt rầu rầu nói:

- Thầy cũng thấy đó. Tôi có một thân một mình buôn bán cả ngày chật vật may lắm là cho nó đi học được tói đây là hết mức tôi lo rối thầy à.

Thầy Sơn nhìn về phía thằng Sơn thấy thằng bé đang ngồi cuối đầu vai rung rung.

- Thôi tôi đến chào bà. Ngày mai tôi đi. Bà ở lại mạnh nhe. Có dịp tôi sẽ về lại đây thăm bà. Thấy đứng dậy ngó về phía thằng Sơn nói:

- Thầy đi nghe con.

Thầy Sơn đi rồi bà tiếp tục việc làm. Một hồi sau nhìn lên bà vẫn thấy thằng Sơn ngồi yên chỗ cũ:

- Sơn! Lại đây má biểu!

 Thằng Sơn miễn cưởng đứng dậy đi lại phía bà. Nhìn vào khuôn mặt thiểu não của nó bà nói:

- Con thấy đó, má nghèo quá làm sao có tiền cho con ra tỉnh học như đám bạn nhà khá giả của con. Thôi con à, học bao nhiêu đủ rồi ở lại đây phụ giúp má.

Thằng Sơn không trả lời quay lại cầu thang ngồi tiếp.

Tối đó bà Năm ngủ không được. Lời thầy thầy Sinh nói về thằng Sơn cứ vang hoài trong đầu. Bà vừa nghỉ đến tương lai của thằng Sơn vừa nghỉ đến cảnh khó khan eo hẹp của mình. Bà trằn trọc cả đêm, nước mắt chảy nhiều lần.

Sáng hôm sau.

Trước khi ra chợ bà kêu thằng Sơn lại:

- Sơn má tính kỷ tối hôm qua. Thầy Sinh nói đúng. Con học giỏi nên tiếp tục lên tỉnh học để sau này khá giả với người ta. Con phải hứa với má là con phải lo học cho đến nơi đến chốn nghe!

Thằng bé mừng quá, khoanh tay cuối đầu, mếu máo:

- Dạ con nghe lời má.

Mười lăm năm sau

… Sơn ra đón bà Năm ở bến xe đò lục tỉnh. Bà lên thăm bất ngờ không báo trước. Hai má con đi xe xích lô máy về một khu nằm trong hẽm. Xe đậu ngoài ngõ Sơn xách túi dẫn bà Năm đi vào con nhỏ hẹp:

- Má đi bộ theo con, nhà con mướn ở trong hẽm.

Bà vừa đi vừa tò mò đưa mắt tò mò ngó hai bên. Đường hẽm nhỏ hep, người lớn lẫn con nít không ngớt đi ra đi vào. Có tiếng cười nói ồn ào lẫn tiếng máy chạy, tiếng máy chạy cành cạch không lúc nào ngừng. Tới một căn nhà nhỏ, hẹp Sơn đi vào:

- Con mướn nhà này ở cho rẽ tiền má à.

Quay vào trong Sơn nói:

- Em ơi má lên thăm mình đây!

Sơn quay lại nói với bà:

- Con có vợ rồi má à. Trong lúc bà còn đang chưng hửng thì có tiếng “dạ” từ trong rồi một người con gái có nết mặt nhân hậu chạy ra niềm nở:

- Thưa má mới lên. Chắc má mệt lắm để con lấy nước cho má uống.

_ Vợ con đó má. Tên Trang.

Sơn tươi cười nắm tay bà chỉ vào trong cái nôi bên trong:

- Cháu nội của má đó. Vộ con sanh nó hồi tháng Mười Hai. Con trai.

Bà Năm hỏi lại, giọng mừng rỡ:

- Con trai hả!?

Sơn cười rồi nói với vợ:

- Em lo cho má nhe. Anh chạy ra mua gì đó để về má ăn. Má ngồi nghỉ nhe. Con về liền. Tối con mới đi dạy.

Sơn chạy ngay đến trường gặp Toàn. Toàn là đồng ngiệp của Sơn và sống cuộc đời khá giả. Gặp Toàn Sơn nói nay:

- Mầy cho tao mượn đở ít tiền đi, bà gìa ở quê lên bất tử tao kẹt quá. Cuối tháng lảnh lương tao trả lại mầy!

- Mày mượn bao nhiêu ?

- Mầy cho tao mượn năm trăm đi!

- Năm trăm hả? Không được, tao không có đủ!

- Vậy mầy cho tao mượn ba trăm đi!

Toàn móc bóp ra đưa cho Sơn. Sơn bỏ tiền vô túi rồi chạy ngay qua phòng giám thị gặp ông Tư gìa:

- Chú Tư cho cháu mượn hai trăm đi! Cuối tháng cháu trả.

Ông gìa đang ngồi phì phà ống vố lắc đầu.

- Cháu trả chú thêm hai chục tiền lời nhe!

Ông già lừ đừ móc bóp ra đưa cho Sơn.

Sơn chạy mau ra chợ mua miếng thịt quay và mấy ổ bánh mì mới ra lò rồi đạp xe nhanh về nhà.



Bà Năm ngủ không được vì lạ chỗ thức dậy sớm ra chỗ bếp nấu nước pha trà. Bà lục đục làm Sơn giựt mình ngồi dậy:

- Má ngủ không được hả má?

- Ừ! Lạ chỗ má khó ngủ quá.

 Sơn bước xuống giường đi lại chỗ bàn ngồi xuống gần bà:

- Hình như con thấy má buồn không được vui?

- Má có buồn gì đâu. Bây giờ con đã yên phận rồi.

Sơn ngập ngừng một chút rồi nói:

- Chắc má thấy con nghèo gia đình túng quẩn không được như ý má mong đợi ?

_- Má buồn vì công lao má hy sinh cho con ra tỉnh học mà bây giờ thấy con có vợ con mà sống bẩn chật như vầy má rầu quá.

- Má à con cũng không vui đâu nhưng ở tỉnh này khó kiếm sống được như ý của mình lắm má à. Má còn nhớ thầy Sinh không. Thẩy lên đây rồi có vợ con chỉ mở được tiệm rữa hình trong xóm vợ con cũng nheo nhóc lắm…

- Con đừng nói nữa! Má thấy cũng có những người họ làm ăn khá ra …

- Chỉ có số ít thôi má à…

- Số ít? Nhưng cũng có chớ không phải không! Tới giờ này má vẫn còn phải đi làm vì cái nhà má đã bán để nuôi con ăn học trên này bây giờ con sống như vày mà con chịu được à!? Nó đến đây bà nghẹn lời chảy nước mắt.

Lời qua tiếng lại làm Trang giựt mình nghe bà Năm nói chuyện với ý không hài lòng về Sơn Trang ôm mặt khóc thúc thích.

Sơn ngồi buồn sửng sờ.

… Sơn đang ngồi soạn bài thì Trang đi chợ về với cái giỏ hợi đầy. Sơn hỏi:

- Hôm nay tiền đâu mà em mua gì nhiều vậy? Trang cười nói:

- Em bán chiếc dây chuyền để anh đưa má đi chơi. Sơn vui hẵn lên:

- À, hay là cả nhà đi chơi hết một ngày cho vui. Em thấy sao?

Trang vui vẻ gật đầu.

Sơn quay lại nói với bà Năm đang ẵm ru cháu:

- Má à, mình đi chơi xa một ngày nhe má. Con sẽ gỡi nhà cho chị Được kế bên coi chừng dùm.

Chị Được, chồng chết, có hai đứa con nhỏ, một trai một gái, ở kế bên nhà Sơn lảnh may vá trong xóm nên không bao giờ đi đâu. Thằng cu Tý con trai của chị tính tình nghịch ngợm làm chị phải la mắng nó tối ngày. Trứa hôm đó nó trốn chị cùng đám con nít trong xóm ra chơi ở bến tắm ngựa. Nó muốn làm chuyện “ta đây” cho tụi kia phục nên bày trò luồn qua luồn lại dưới bụng mấy con ngực đang cột để cho ăn cỏ chỗ bến. Nó khoái chí khi nghe lũ bạn đứng nhìn khen phục khi nó chơi trò “Hàn Tín luồn trôn ngựa” một cách gan dạ đó. Có một con ngựa đen đứng một mình có vẽ hung lắm. Nó cào chân, thở phì phì, đầu lắc qua lắc lại. Đám bạn nói khích thằng cu Tý:

- Tý! Mầy dàm chun qua bụng con đó tụi tao đải mày chầu cà rem đậu xanh!

Thằng Tý nhìn con ngựa thấy ơn ớn nhưng vì nghe tới mấy cây cà rem nên phát liều. Nó mon men lại gần con ngựa. Thấy con ngựa đứng yên nó từ từ dọm chun qua. Bổng nghe một cái “huỵt”, thằng Tý nằm lăn quay ra đất ôm ba sườn khóc ré lên té lăn xuống đất. Đám trẻ xanh mặt chạy tán loạn vô xóm. Thằng cu Lộc chạy dông ngay tới nhà chị Được báo tin.

- Trời ơi! Khổ quá! Thằng quỷ nhỏ, nói không nghe bây giờ bị ngựa đá. Cho mầy đáng đời…không biết có sao không? Lộc! mầy dẫn tao ra chỗ nó coi! Lẹ lên! Thiệt là khổ! Chị vừa chạy theo thằng Lộc vừa khóc bù lu bù loa.

Bác sĩ noí với mọi người có cả vợ chồng Sơn và bà Năm:

- Cũng may con ngựa đá trợt xém nếu không thì nó bị gãy bẹ sườn! Tôi băng bó nhưng nó phải nằm đây một ngày khi về thì phải chống nạng và không được chạy nhảy.

Chị Được lí nhí cảm ơn có vẽ vừa mừng rồi lại vừa lo. Chị nghỉ không biết tiền đâu để trả cho bác sĩ đây.

Sơn nhìn dò xét chị Được, nhìn bà Năm và vợ, đắn đo một lúc rồi lấy tiền trong túi ra đưa chị Được:

- Chị cầm lấy tiền này để trả cho bác sĩ đi. Của má tôi tặng đó.

Sơn nhìn bà Năm dò xét. Bà Năm gật đầu. Chị Được cầm tiền rưng rưng nước mắt cúi đầu cảm ơn bà Năm.

Tối đó

… Sơn aí ngại nhìn bà Năm:

- Má đừng buồn tụi con. Đáng lẽ gia đình mình được đi choi xa …lâu lắm má mới lên đây thăm tụi con…biết chừng nào…

Bà Năm lắc đầu nói:

- Má không buồn đâu con. Má còn thấy vui nữa. Con gíup đở người trong cảnh khó khăn như vậy là rất hợp với ý của má…Thôi con à, dù con có sống thiếu hụt như vầy nhưng con làm cho má rất vui. Má thấy mát lòng mát dạ lắm rồi. Ngày mai má về dưới… má nhớ nhà rồi!

…Đưa bà Năm ra bến xe rồi Sơn quay trở về nhà.

- Má lên xe rồi hả anh. Trang hỏi chồng.

- Má lên xe rồi em à. Anh thấy má buồn lo vì cảnh túng thiếu của mình anh thấy buồn quá!

- Má có để lại lá thơ cho anh đây.

Sơn mở lá thơ ra trong đó có một cuộn tiền giấy quấn dây thung:

“Con. Má cho con tiền để mua sửa cho cháu nội của má. Lên thăm con má rất vui. Con có phước có được đứa vợ như con Trang. Má”

Sơn đưa lá thơ và tiền cho Trang. Đọc xong Trang khóc thổn thức:

- Anh có phước được người mẹ như má.

Sơn ngồi thẩn thờ. Một lúc sau Sơn nhìn vợ nói với giộng cương quyết:

- Anh sẽ tiếp tục đi học lại em à.

Mặt Trang sáng hẵn lên, đưa tay lau nước mắt nhìn chồng, trên môi nở nụ cười tươi hơn bao giờ hết.

Trương Tấn Thành
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.179 giây.