logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 08/05/2017 lúc 07:47:35(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Tổng thống sắp mãn nhiệm François Hollande (T) và tổng thống tân cử Emmanuel Macron tại buổi lễ kỷ niệm chấm dứt Thế Chiến II, Khải Hoàn Môn, Paris, ngày 08/05/2017. REUTERS/Stephane De Sakutin

Cú tuyệt vời của Macron, nước Pháp dám chơi liều, chiến thắng trong « tiến bước », nước Pháp của nụ cười. Chiến lũy vững vàng bất chấp đòn ngầm của tin tặc. Thắng lớn nhưng mong manh. Trên đây là phản ứng của báo chí Pháp chào mừng người nắm vận mệnh nước Pháp trong 5 năm tới đây. Emmanuel Macron, 39 tuổi, không kinh nghiệm chính trường nhưng được 66% cử tri bầu chọn hôm Chủ Nhật 07/05/2017.
Nhìn chung, sự kiện ứng cử viên cánh trung đánh bại đại diện của phe cực hữu bài châu Âu với tỷ lệ 66,06%-33,94 % đã làm cho công luận nhẹ nhõm. Tuyệt cú mèo, tựa ngắn trên trang nhất của Libération. Vừa đi vừa thắng, nhận định của Le Figaro. Nhật báo La Croix, cũng như L’Humanité, chào mừng nhưng không hào hứng : Chiến thắng lớn nhưng mong manh, tựa lớn trên trang nhất bên cạnh những cảnh báo về nhu cầu khẩn cấp của xã hội.
Bản năng tự tồn
Không khí lạc quan nhất thể hiện trên các trang báo của Les Echos : Nước Pháp to gan. Phản ánh quan điểm tự do, nhật báo kinh tế xem quyết định của 66% cử tri Pháp bầu cho nhân vật chưa có bề dầy chính trường này là một sự « lựa chọn của hy vọng, của cách mạng ».
Bài xã luận mở đầu với một danh ngôn của văn hào Victor Hugo hồi hương sau nhiều năm lưu vong « bản năng của nhân dân luôn luôn phù hợp với lý tưởng của nền văn minh », Les Echos cho rằng chính nhờ bản năng này mà dân Pháp đã quét sạch những chướng ngại cản bước tiến của đất nước, lật nhào một thế hệ chính khách đã hết thời, để đưa một nhân vật trẻ lên cầm quyền.
Con đường « cách mạng » tuy chật hẹp, nhưng dám vượt ra biên giới của phe xã hội lụi tàn, cộng với một ít may mắn, nhân vật tự xưng là « con lai » chính trị tìm ra con đường mới, tập hợp 20 triệu phiếu. Thế giới kinh ngạc, phát hiện qua tổng thống tân cử trẻ tuổi, khuôn mặt một nước Pháp trẻ trung, táo bạo, chinh phục, nước Pháp của lý lẽ, của hy vọng và tự do, nhật báo kinh tế kết luận.
Thời cơ thuận lợi
Để chứng minh những nhận định lạc quan trên đây là có cơ sở, Les Echos cho biết là tình hình chung rất thuận lợi cho tổng thống tân cử, trung dung, thân châu Âu : tất cả các thủ đô trong Liên Hiệp Châu Âu đều lên tinh thần. Nước Mỹ của Donald Trump cũng như nước Nga của Putin đánh cược sai vào Marine Le Pen và Trung Quốc của Tập Cận Bình, giờ đây đều yên tâm và muốn « thắt chặt quan hệ » với Paris.
Le Figaro thận trọng : nước Pháp của Macron, của tinh thần tích cực, năng động, cải cách, cởi mở với châu Âu và thế giới đúng là có thật, nhưng chỉ đại diện có 25% cử tri. Phần còn lại, cực hữu, cực tả, xã hội, không chắc chia sẻ những giá trị này.
Trong bài xã luận « Khẩn cấp xã hội », nhật báo công giáo La Croix vừa mừng vừa lo : Khác với Anh và Mỹ, cử tri Pháp đã loại xu hướng bài ngoại và bế quan tỏa cảng sang một bên. Dân Pháp chống lại chủ trương phân biệt đối xử tùy theo nguồn gốc. Liên Hiệp Châu Âu sẽ chết nếu Marine Le Pen đắc cử.
Lần đầu tiên trong lịch sử của Đệ Ngũ Cộng Hoà, hai chính đảng tả, hữu truyền thống không có đại diện ở vòng hai. Nhưng, Emmanuel Macron không nên quên là tuy ông thắng lớn nhưng một phần cử tri bầu cho ông chỉ vì để loại đại diện cực hữu. Một bộ phận dân Pháp phẫn nộ tình trạng xã hội bất cập quay sang ủng hộ cực tả và cực hữu. Tổng thống tân cử phải nhanh chóng đáp ứng những khổ đau này.
Cùng nhận định, nhật báo L’Humanité, thân đảng Cộng sản kêu gọi : Một trận chiến mới bắt đầu. Bầu Quốc Hội, vào tháng Sáu, là giai đoạn đầu để « phản kháng chính sách tự do kinh tế » của tổng thống tân cử. Trong khi đó, Libération khen ngợi thông điệp chừng mực, khiêm tốn của tổng thống tân cử nhưng cũng cảnh báo : Công việc sẽ vô cùng nặng nhọc.
Ai là tin tặc phá Macron ?
Điểm tương đồng giữa hai nhật báo thiên tả này là lên án đòn ngầm qua vụ tin tặc tấn công Emmanuel Macron vào giờ cuối cùng của chiến dịch tranh cử để làm thay đổi tương quan lực lượng ở vòng chung kết. Theo Libération, một số chuyên gia xem đây là phát súng cảnh cáo trước khi bầu Quốc Hội. Một thành viên cực hữu ở Mỹ, từ lãnh thổ Hoa Kỳ, tổ chức tung tin ngụy tạo, rồi đòi hỏi Quốc Hội Pháp mời sang điều trần về… thông tin ngụy tạo. Nhật báo cánh tả độc lập kết luận : Hãy xem những kẻ lợi dụng tự do để đánh phá nền dân chủ , chúng ta có thể đoán biết họ sẽ làm gì nếu nắm được chính quyền.
L’Humanité tỏ ra dứt khoát hơn chỉ đích danh đảng cực hữu Pháp, Mặt Trận Quốc Gia. Trong bài : Ai là kẻ ném bom thối trên mạng ?, nhật báo Cộng sản nhận định nếu cán bộ của Mặt Trận Quốc Gia không là kẻ chủ mưu thì ít ra cũng tiếp tay loan truyền thông tin đánh cắp từ ban vận động tranh cử của đối thủ. Theo L’Humanité, phe cực hữu đã đoán biết thua đậm trong cuộc bầu cử tổng thống nên cố tình đầu độc nhiệm kỳ 5 năm tới đây của tổng thống tân cử.
L’Humanité cũng dành một bài để phân tích tại sao Marine Le Pen thất bại. Ứng cử viên cực hữu cư xử như một học sinh mẫu giáo trong cuộc tranh luận quyết định trên đài truyền hình. Đó là nhận định của một số cử tri trước một địa điểm bầu cử. Chính vì thế, có đến 44% cử tri phe hữu Cộng Hoà đã bầu cho ứng cử viên cánh trung ở vòng hai trong khi chỉ có 20% bỏ phiếu cho bà Le Pen.
Thử thách kế tiếp : Lập pháp
Từ nhận định này, l’Humanité kêu gọi cảnh giác : Đệ Ngũ Cộng Hoà bị khủng hoảng và còn kéo dài. Để đối phó với đảng cực hữu mà ảnh hưởng càng ngày càng mạnh trong giới công nhân và nông dân trong khi đảng Xã hội và Cộng sản yếu dần, chuyên gia Gael Brustier cho rằng « không cần phải theo quan điểm của Mặt Trận Quốc Gia, cũng không cần dùng ý thức hệ chống ý thức hệ. Chiến thuật công hiệu nhất là không cần đáp trả đảng cực hữu mà phải lắng nghe đáp ứng nhu cầu, những lo âu của cử tri cực hữu ».
Đây chính là thông điệp của tổng thống tân cử Emmanuel Macron trong diễn văn đầu tiên vào tối Chủ Nhật.
Bầu cử tổng thống vừa xong, kẻ thắng người thua vội vàng lo bầu Quốc Hội. Hướng về lập pháp, là tựa của bài xã luận của Le Figaro. Libération nhắc chừng tổng thống tân cử đừng quên lá phiếu ủng hộ, « món nợ đối với dân ».
Theo RFI
song  
#2 Đã gửi : 08/05/2017 lúc 07:50:34(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Pháp : Macron kêu gọi bầu ‘‘một đa số’’ tại Quốc Hội để thực hiện cải cách

UserPostedImage
Tòa nhà Quốc Hội Pháp, quận 7, Paris. Ảnh minh họa. CC/Mbzt

Ngay sau chiến thắng ngày 07/05/2017, trở thành tổng thống trẻ tuổi nhất trong lịch sử nước Pháp, tổng thống tân cử Emmanuel Macron thừa nhận rất nhiều cử tri bầu cho ông chỉ vì muốn ngăn chặn lãnh đạo cực hữu. Thách thức lớn nhất trước mắt đối với tổng thống tân cử là có được một đa số tại Quốc Hội, để thực thi cương lĩnh « thay đổi » mà phong trào chủ trương, trong bối cảnh tỉ lệ người không đi bầu cao kỷ lục, kể từ năm 1969 (với gần 25%) và con số phiếu trắng, phiếu không hợp lệ cũng ở mức kỷ lục (9%).
Trước hàng chục nghìn người ủng hộ tại quảng trường bảo tàng Louvre, Emmanuel Macron kêu gọi nỗ lực để phong trào Tiến Bước! (En Marche!) giành được đa số tại Quốc Hội trong cuộc bầu cử tháng 06/2017. Giành được đa số trong Quốc Hội mới không phải là điều dễ dàng đối với phong trào của tổng thống tân cử. Theo một thăm dò dư luận của Kantar Sofres-One Point, Tiến Bước! dự kiến sẽ nhận được từ 24% đến 26% phiếu bầu. Đảng cánh hữu Những Người Cộng Hòa (LR) và đảng Mặt Trận Quốc Gia cực hữu (FN) có thể giành được tới 22%, phong trào Nước Pháp Bất Khuất 13%-15%, đảng Xã Hội 8% đến 9%.
Lãnh đạo các đảng cánh hữu LR, Mặt Trận Quốc Gia cực hữu và kể cả phong trào Nước Pháp Bất Khuất cực tả đều khẳng định muốn trở thành các đảng đối lập số một, chiếm đa số tại Quốc Hội, có quyền đề cử thủ tướng, buộc tổng thống tương lai phải chấp nhận một nhiệm kỳ « cộng sinh » (cohabitation).
Mặt Trận Quốc Gia ít hy vọng trở thành đảng đối lập số một
Về phần đảng Mặt Trận Quốc Gia, khoảng 35% phiếu bầu trong vòng hai cuộc bầu cử tổng thống, với hơn 10 triệu phiếu bầu, dành cho Marine Le Pen, được ứng cử viên này khẳng định là một « kết quả lịch sử » đối với đảng cực hữu. Tuy nhiên, theo các nhà quan sát, bà Marine Le Pen không thực sự hy vọng sẽ giành được một đa số tại Quốc Hội khóa tới. Từ nhiều tháng nay, lãnh đạo Mặt Trận Quốc Gia dự đoán, người đắc cử tổng thống sẽ có đa số tại Quốc Hội.
Theo AFP, trong nội bộ đảng Mặt Trận Quốc Gia, nhiều người từng cho rằng dịp bầu cử 2017 là cơ hội hy hữu, « chưa từng có » để giành chiến thắng. Thế nhưng, tỉ lệ ủng hộ 35% trong vòng hai đã gây thất vọng lớn, trong lúc phe cựu hữu từng tin tưởng bà Le Pen sẽ giành được ít nhất 40% phiếu bầu.
Một lãnh đạo đảng này khẳng định : tỉ lệ 35% sẽ « bẻ gẫy đà tiến tới » của phong trào. Cuộc tranh luận truyền hình hôm 03/05, giữa hai ứng viên, trước 16,5 triệu khán giả Pháp, cũng gây nhiều thất vọng trong hàng ngũ Mặt Trận Quốc Gia. Nhiều đảng viên cực hữu thậm chí đã phải ngạc nhiên vì thái độ « hung hăng » của ứng cử viên Le Pen. Sau thất bại, bà Le Pen hứa hẹn đảng Mặt Trận Quốc Gia sẽ phải « chuyển hóa sâu sắc » để trở thành một lực lượng chính trị mới. Một lãnh đạo chủ chốt của đảng này, phó chủ tịch đảng Florian Philippot, nói đến việc đổi tên đảng.
Theo RFI

Sửa bởi người viết 08/05/2017 lúc 07:52:04(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#3 Đã gửi : 08/05/2017 lúc 07:57:45(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Bầu cử Pháp : Báo Anh : "Chiến thắng không trọn vẹn của Emmanuel Macron"

UserPostedImage
Tổng thống đắc cử Pháp Emmanuel Macron và vợ Brigitte, tại Louvre, tối công bố kết quả bầu cử tổng thống Pháp 07/05/2017. REUTERS/Benoit Tessier

Báo chí chính thức thở phào nhẹ nhõm : với chiến thắng của ứng cử viên tổng thống Emmanuel Macron, Liên Hiệp Châu Âu không bị đe dọa. Nhưng Luân Đôn lo ngại thái độ cứng rắn của Paris trên hồ sơ Brexit. Công luận và báo bình dân Anh chú ý đến chuyện tình lãng mạn của một vị tổng thống trẻ tuổi với người vợ hơn ông đến 24 tuổi.
Thông tín viên Lê Hải tường thuật từ Luân Đôn :
Sáng nay trên đường đi làm, tất cả người dân Anh ở thành phố lớn đều biết tên tổng thống mới của nước Pháp là Emmanuel Macron, cùng gương mặt đẹp trai của ông trên trang nhất của tờ Metro - báo miễn phí đặt ở các bến tầu điện ngầm. Tít báo gọi chiến thắng của ông trước đối thủ từ phe cực hữu là áp đảo, như đất trôi, gọi chiến thắng này là Le Big Mac, cái tít được coi là hay nhất trên báo Anh ngày hôm nay.
Tờ báo dành cho tầng lớp trung lưu, tờ Guardian, thì trích lời phát biểu khi nhậnchiến thắng của ông Macron rằng cả thế giới đang nhìn vào nước Pháp, và cam kết sẽ tạo ra sự đoàn kết trong vai trò tổng thống. Tờ báo này ghi nhận chiến thắng của một ứng viên độc lập không theo phe tả hay phe hữu, nhưng lo ngại trước số lượng một phần ba phiếu bầu được dân chúng dành cho ứng viên cực hữu là bà Marine Le Pen.
Theo ghi nhận của Guardian, thì chiến thắng của ứng viên ủng hộ Liên Minh Châu Âu đã giúp thế giới ngăn chặn làn sóng chính trị tạm gọi là dân túy (populism) gần đây đã khiến người dân Mỹ bầu tổng thống Donald Trump còn người dân Anh thì bỏ phiếu chọn Brexit.
Mới cách đây một năm chưa có ai dám dự đoán gì về tương lai của ông Macron, và nay thì ông giải thích đó là vì họ chưa hiểu nước Pháp. Tờ Guardian trình bày một nước Pháp qua cuộc bỏ phiếu vừa qua là có tỷ lệ người đi bầu thấp nhất trong lịch sử 40 năm qua, với một phần ba dân chúng không muốn chọn bất kỳ ai trong số 2 ứng viên, tức là 12 triệu người không có ý kiến, và 4,2 triệu người bỏ phiếu không hợp lệ. Trước mặt vị tổng thống trẻ nhất nước Pháp là nguy cơ khủng bố đang đặt nước này vào tình trạng khẩn cấp, kinh tế đình trệ và hàng chục năm thất nghiệp.
RFI :Như vậy thì có vẻ như là báo chí nước Anh trông chờ vào chiến thắng của ông Macron hơn là bà Le Pen ?
Mô tả chính xác nhất có lẽ là hàng tít trên tờ Financial Times, rằng châu Âu thở phào nhẹ nhõm khi người chiến thắng là Emmanuel Macron. Thế nhưng cũng hàng tít đó nói chiến thắng này là không hoàn hảo. Tờ báo bình luận rằng tổng thống mới của nước Pháp đã tạo được một chuyển động rõ ràng cho nền chính trị sau chiến thắng không tì vết, nhưng cần được giúp sức để hàn gắn xã hội nước Pháp đang chia rẽ sâu sắc.
Bên cạnh việc mô tả chiến thắng được coi là khó khăn của ứng viên Macron, tờ Financial Times nhận định 5 năm làm tổng thống sắp tới đây của ông cũng khó khăn giống như là thời kỳ của Charles de Gaulle sau năm 1958 để tái thiết nước Pháp.
Tờ Daily Mail thì không vui trước viễn cảnh ông Macron lên làm tổng thống Pháp, vì cho rằng nhân vật này sẽ cứng rắn với nước Anh trong cuộc đàm phán Brexit. Ông Macron từng gọi nước Anh là tội phạm khi bỏ phiếu rút khỏi Liên Minh Châu Âu. Thậm chí, Daily Mail cũng không thèm đưa tin bầu cử Pháp lên trang nhất. Tờ báo chạy nguyên một hàng tít dài để mô tả một cách đầy đủ nhất rằng vị tổng thống trẻ nhất từ thời Napoleon tới nay, 39 tuổi, sau khi đè bẹp Le Pen, đe dọa sẽ cứng rắn với Brexit, ăn mừng chiến thắng 66% với cô vợ 64 tuổi và cháu ngoại của bà ta. Một hàng tít mà có lẽ chưa bao giờ một tờ báo nào chạy dài như vậy.
RFI :Vậy chắc nhiều tờ báo Anh chế diễu tổng thống Pháp về chuyện có bà vợ hơn tuổi ?
Không phải báo nào cũng nói thẳng như tờ Daily Mail, nhưng ví dụ như Metro khi đăng ảnh ông Macron đang vẫy tay chào mừng lên trang nhất thì bàn tay che mất khuôn mặt, còn bà vợ nhiều tuổi hơn thì ngồi rất rõ mặt ngay bên cạnh. Tương tự vậy, Daily Telegraph cũng đưa bà vợ ông Macron ra phía trước khi bỏ phiếu. Tờ The Sun thì im bặt không nói gì.
Thực sự ra thì báo chí Anh đã bàn tán quá nhiều về chuyện này từ trước. Một phần bởi vì là ứng viên Macron mới chỉ bắt đầu sự nghiệp chính trị cách đây không lâu, và người ta không có nhiều điều để nói về ông ngoài chi tiết rất đặc biệt được nhiều người dễ dàng chú ý là sự chênh lệch tuổi tác và mối tình của đôi vợ chồng này.
Theo RFI
song  
#4 Đã gửi : 08/05/2017 lúc 08:07:05(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Thế giới chúc mừng Tổng thống - đắc cử Pháp

UserPostedImage
Tổng thống-đắc cử Pháp Emmanuel Macron (bên trái) và Tổng thống Pháp sắp mãn nhiệm Francois Hollande, ngày 8/5/2017.

Lãnh đạo thế giới và các chính khách nặng ký khác đã gửi thông điệp chúc mừng Tổng thống-đắc cử Pháp Emmanuel Macron, về thành tích đánh bại bà Marine Le Pen.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump viết trên Twitter:
"Xin chúc mừng ông Emmanuel Macron về thắng lợi lớn của ông để trở thành Tổng thống kế tiếp của Pháp. Tôi mong đợi được làm việc với ông!"
Trước cuộc bầu cử Pháp, ông Trump không tuyên bố công khai là ủng hộ ứng cử viên nào, nhưng ông để lộ cho mọi người biết rằng nói chung, ông ủng hộ các quan điểm của bà Marine Le Pen.
Ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ Hillary Clinton, nhà lãnh đạo dân quyền Mỹ Jesse Jackson và Thị trưởng thành phố New York Bill de Blasio đã chúc mừng ông Macron và nhân dân Pháp về kết quả bầu cử.
Phát ngôn viên của Thủ tướng Đức Angela Merkel nói trong một thông cáo:
"Chiến thắng của ông là một chiến thắng cho một châu Âu mạnh mẽ và thống nhất, và cho tình hữu nghị Pháp-Đức.”
Nói chuyện với bà Merkel sau khi kết quả được công bố, ông Macron nói ông sẽ “sớm” sang thăm Berlin.
Một phát ngôn viên của Thủ tướng Anh Theresa May nói trong một tuyên bố:
"Xin chúc mừng Tổng thống đắc cử Macron về sự thành công của ông trong cuộc bầu cử. Pháp là một trong những đồng minh thân cận nhất của Anh và chúng tôi mong muốn làm việc với tân Tổng thống về một loạt các ưu tiên chung."
Phát ngôn viên của bà May cho biết thêm rằng bà cũng thảo luận với ông Macron về vấn đề Brexit, nói rằng "Anh muốn một mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với Liên hiệp Âu châu (EU), và một EU an toàn và thịnh vượng, một khi chúng tôi đã rút ra khỏi EU."
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu cũng chúc mừng ông Macron. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker viết trên Twitter:
"Vui mừng vì người Pháp đã chọn một tương lai có châu Âu."
Chủ tịch Hội đồng EU Donald Tusk nói người Pháp đã chọn "tự do, bình đẳng, bác ái" và "nói không với sự khống chế của tin giả."
Trong một thông điệp tải lên trang mạng của điện Kremlin hôm thứ Hai, Tổng thống Nga Vladimir Putin chúc mừng ông Macron và kêu gọi ông hãy "vượt qua sự thiếu tin tưởng lẫn nhau và đoàn kết để đảm bảo ổn định và an ninh thế giới."
Ông Putin nói: "Các công dân Pháp đã tín nhiệm ông ra lãnh đạo đất nước trong một giai đoạn khó khăn cho châu Âu và cho xã hội toàn cầu. Mối đe dọa ngày càng tăng của chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan hiếu chiến đi kèm với sự leo thang trong các cuộc xung đột địa phương cũng như sự bất ổn của toàn thể nhiều khu vực."
Điện Kremlin cho hay ông Putin có trao đổi với ông Macron, nói rằng nhà lãnh đạo Nga sẵn sàng hợp tác về các vấn đề song phương, khu vực và toàn cầu.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói:
"Chiến thắng của Tổng thống-đắc cử Macron là một chiến thắng mang tính biểu tượng chống lại lập trường hướng nội và chủ nghĩa bảo hộ, thể hiện sự tin tưởng vào EU".
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói trong thông điệp chúc mừng ông Macron rằng Trung Quốc sẵn sàng đẩy quan hệ đối tác với Pháp lên tầm cao mới. Ông Tập nói hai nước đều chia sẻ "trách nhiệm đối với hòa bình và phát triển trên thế giới."
Ông Tập nhắc lại rằng Pháp là cường quốc phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc do Đảng Cộng sản lãnh đạo vào năm 1964.
Các nhà lãnh đạo thế giới khác, từ Canada sang châu Mỹ Latinh, tới Úc cũng đã chúc mừng chiến thắng lịch sử của ông Macron.
Ông Macron, nhà lãnh đạo trẻ tuổi nhất của nước Pháp kể từ Hoàng đế Napoleon, sẽ nhậm chức vào ngày 14/5/2017.
Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.115 giây.