logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 13/06/2013 lúc 08:50:25(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,156

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
© Flickr.com/Lin Pernille Photograph/cc-by
Trong những cuộc mạn đàm trước của chuyên mục “Nhìn lại ngày hôm qua” tái hiện lịch sử mối liên hệ Nga-Việt, chúng ta đã nói về sự tham gia của thủy thủ trẻ tuổi người Việt sau này là Chủ tịch nướcViệt Nam DCCH, ông Tôn Đức Thắng, trong các sự kiện cách mạng ở miền Nam Nga năm 1919. Thời kỳ tiếp theo, liên lạc giữa các đại diện cách mạng của hai quốc gia chúng ta đã diễn ra tại Trung Quốc, theo sáng kiến của Phan Bội Châu. Là nhân vật ủng hộ nhiệt thành và quảng bá cho đấu tranh vũ trang chống chủ nghĩa đế quốc nô dịch các dân tộc bị áp bức, nhà chí sĩ Việt Nam đã thể hiện mối quan tâm lớn đối với những sự kiện diễn ra ở nước Nga đương thời.

Khi đang ở Bắc Kinh và cố gắng tranh thủ sự giúp đỡ cho cuộc đấu tranh chống Pháp của dân tộc mình, nhà yêu nước Phan Bội Châu đã biết tin sắp có phái đoàn đại diện nước Nga xô-viết đến thủ đôTrung Quốc. Ông nhờ một bằng hữu của mình là Hiệu trưởng trường Đại học Bắc Kinh thu xếp cuộc gặp mặt vị khách từ nước Nga. Phan Bội Châu muốn có được những thông tin mới nhất và trực tiếpvề các sự kiện ở nước Nga, nhằm xác định triển vọng hợp tác giữa các lực lượng cách mạng hai nước. Và cuộc gặp này - hay nói đúng hơn, một số lần gặp - đã được tổ chức. Sử liệu duy nhất minhchứng cho điều đó chứa trong cuốn lý lịch tự thuật của nhà chí sĩ Việt Nam nhan đề “Phan Bội Châu niên biểu”, - chuyên gia Việt Nam học Matxcơva, PGS-TS Sử học Maksim Syunnerberg cho biết.

“Như Phan Bội Châu thuật lại, cuộc tiếp xúc đầu tiên được tổ chức "vào tháng 11 năm Thân”, có nghĩa là vào tháng 11 hoặc tháng 12 năm 1920. Theo quan điểm của các chuyên viên Nga, tham gia trongcuộc gặp này cùng với Phan Bội Châu còn có thể có cả Hoàng Đình Tuấn, người thạo các thứ tiếng châu Âu và có quan hệ thân thiện với viên thư ký của sứ đoàn ngoại giao xô-viết ở Bắc Kinh. Tuy nhiênvới câu hỏi - ai trong số những người Nga đó đã tiếp xúc với Phan Bội Châu – thì quả là vấn đề rất phức tạp không dễ giải đáp”, - PGS-TS Syunnerberg nhân xét.

Trong cuốn tự truyện nói trên của ông chỉ ra rằng một người Nga là lãnh đạo của phái đoàn Nga đến Trung Quốc, nhưng danh tính ra sao thì cụ Phan không nhớ. Còn người thứ hai là nhân viên cơ quan ngoại giao Nga ở Bắc Kinh, và tên của ông này được Phan Bội Châu ghi như phiên âm bằng tiếng Việt, cực kỳ khó chứng thực. Ai biết tiếng Nga sẽ hiểu sự khó khăn để xác định tên thật của người Ngamà Phan Bội Châu ghi là “Lap” trong hồi ký của ông.

Cho đến nay, vẫn chưa có phương án dứt khoát trả lời cho câu hỏi, ai trong số các đại diện của nước Nga đã gặp Phan Bội Châu ở Bắc Kinh. Tuy nhiên, có một số giả thiết.

Vào cuối năm 1920 tại Bắc Kinh hiện diện một số phái viên đến từ Matxcơva. Nhiều khả năng hơn cả là thành viên Nga trong cuộc gặp nhà cách mạng Phan Bội Châu là Voitinskii - đại diện chính thức của Cục đối ngoại bộ phận Viễn Đông thuộc BCH Trung ương đảng Cộng sản Nga. Một trong những mục tiêu công tác của ông này ở Trung Quốc là nghiên cứu triển vọng thành lập tại Thượng Hải mộtBan cố vấn phương Đông-châu Á của Quốc tế Cộng sản III.

Sẽ phức tạp hơn nữa khi đoán định ai là người Nga thứ hai dự cuộc gặp mặt. Ở đây có nhiều giả thiết hơn. Nhân vật này có thể là Polevoi, GS Đại học Bắc Kinh, vào thời gian đó đã tham gia thành lậpcác tổ chức cộng sản ở Trung Quốc. Cũng có thể là Khodorov, khi ấy là người phụ trách văn phòng Bắc Kinh của cơ quan Thông tấn Nga.

Ngày nay, chỉ có một điều chính xác mà hậu thế được biết là đã có một số tiếp xúc của nhà chí sĩ yêu nước Việt Nam Phan Bội Châu với các đại diện Nga, và những cuộc gặp đó rải rác từ cuối năm 1920cho đến năm 1924.
Source: Tiếng nói nước Nga
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.046 giây.